Tình dục mang lại bao nhiêu hạnh phúc?
Phần ở trên là nguyên văn tóm tắt (abstract) của bài nghiên cứu Blanchflower, D and A. Oswald (2004) Money, Sex and Happiness: An Empirical Study. Scandanivian Journal of Economics 106(3), 393–415.
Chú ý nhé, các nhà kinh tế học này bằng các nghiên cứu sâu sắc của mình đã có lời khuyên chí tình "Số lượng bạn tình đem lại tối đa hóa hạnh phúc là 1 người". Nói cách khác, riêng về chuyện tình dục, muốn hạnh phúc tối đa thì nên chỉ có 1 bạn tình.
Bài viết cũng có nhiều điểm thú vị, chẳng hạn:
- Bài viết có trích dẫn Kahneman, D., Krueger, A., Schkade, D., Schwarz, N. and Stone, A. (2004), Toward National Wellbeing Accounts, American Economic Review, Papers and Proceedings 94, 429–434, chỉ ra kết qua nghiên cứu trên 1000 phụ nữ, những người có công ăn việc làm, cho thấy trong 19 hoạt động đem lại hạnh phúc cho họ thì hoạt động tình dục đứng đầu bảng! Điều này có hàm ý gì cho những người làm chính sách, những người muốn tối đa hóa phúc lợi xã hội, không nhỉ?
- Bộ số liệu cho thấy người Mỹ (hy vọng các S.ex USA không nằm trong diện này!.!.!.!....) không có cuộc sống tình dục "lãng mạn" như trên phim ảnh: hầu hết người Mỹ trưởng thành hoạt động tình dục 2 đến 3 lần một tháng. Với những người dưới 40 tuổi thì 1 tuần 1 lần. Chỉ có 10% những người dưới 40 tuổi nói tần suất "hoạt động" của họ là ít nhất 4 lần một tuần. Còn trên 40 tuổi ư? Với phụ nữ là 1 lần 1 tháng, và đàn ông là 2 đến 3 lần trong 1 tháng. Cứ theo cái kết luận của các tác giả ở trên thì tôi có thể suy ra khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời là khi bạn dưới 40 tuổi. Cũng từ nghiên cứu này bây giờ tôi mới thấy là tại sao người già hay thích tham gia các hoạt động tôn giáo . Bạn biết tại sao không? Tôi sẽ giải thích ở đoạn cuối cùng của bài viết này.
- Một câu hỏi thú vị về mặt học thuật là xây dựng phương trình hạnh phúc như thế nào? Đo lường hạnh phúc ra sao? Bạn chú ý nhé, cái cách đo hạnh phúc sau đây là công trình tổng hợp của các nhà tâm lý học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học. Câu hỏi khảo sát để đo hạnh phúc tóm gọn trong bao nhiêu đây từ:
"Nhìn chung về mọi mặt, bạn có thể nói như thế nào về hiện tại - bạn có thể nói mình rất hạnh phúc, tương đối hạnh phúc hay không hạnh phúc?"
Sau đó nhà kinh tế học sẽ đánh số, chẳng hạn không hạnh phúc = 1, tương đối hạnh phúc = 2, rất hạnh phúc = 3 vả đưa những con số này vào "phương trình hạnh phúc", là hàm hữu dụng thông thường trong kinh tế học.
- Vậy các tác giả đo lường hành vi tình dục như thế nào để đưa vào "phương trình hạnh phúc"? Họ dùng 2 biến số: số lần hoạt động tình dục và số bạn tình. Như vậy là các tác giả chỉ quan tâm đến số lượng của hành vi tình dục, mà lơ đi khía cạnh chất lượng.
- Các tác giả cũng thừa nhận họ chưa giải quyết được vấn đề tương quan nội sinh của tình dục và hạnh phúc: tình dục đem lại hạnh phúc (như họ làm trong nghiên cứu) hay hạnh phúc tạo ra nhiều tình dục hơn hay cả hai?
Bây giờ là phần giải thích của tôi cho câu hỏi tại sao người già có xu hướng tham gia hoạt động tôn giáo nhiều hơn những người trẻ. Người ta cho rằng khi hoạt động tình dục, khi lên đển "tột đỉnh tình yêu", con người ta đạt trạng thái không - zero, trạng thái thấy được Chúa Trời, do đó sẽ thấy hạnh phúc. Các nhà tu hành cũng có thể đạt được trạng thái zero thông qua thiền định, do đó họ cũng có được hạnh phúc (mà không nhất thiết phải thông qua hoạt động tình dục - Bạn đọc thêm về chuyện này ở cuốn Mật mã Da Vinci đi). Người già, với giới hạn về mặt sinh học, đã chọn con đường khác (Đúng bao nhiêu % hở các S.ex. !.!.!.!...) để tối đa hóa hạnh phúc.
Cuối cùng, Coca-cola có câu quảng cáo cho nuớc uống của mình "There is zero inside". Để có hạnh phúc, bạn có thể không cần tình dục hoặc thiền, chỉ cần đơn giản là uống Coca-cola (và không sợ béo phì).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.