Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy...ta có thêm ngày nữa để yêu thương....

Bài học cho tôi biết cám ơn
Tuesday, August 11, 2009



medium_NVHN_090811_Camon.jpg

"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương" (Kalil Gibran). (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)


Tạp ghi của Triệu Ân Phúc/Người Việt

Chần chừ mãi, hôm nay tôi mới khởi sự viết đôi dòng về chuyến thăm Việt Nam của tôi sáu tháng trước. Chần chừ vì chẳng biết nên viết gì. Nói mãi những chuyện tiêu cực nghe cũng chán. Ca cẩm, than phiền hoài nghe cũng nhàm. Thôi thì tìm xem có chuyện gì "hay ho" trong muôn vàn cái "tệ hại" mà bao nhiêu người đã viết và nói.

***

"Em được giới thiệu vào đây làm đã gần ba tháng rồi, cũng may, cám ơn bề trên... Quê em ở Hà Tĩnh, mẹ em mất sớm, em ở với bố và mẹ kế..."

Bằng giọng nói trọ trẹ nặng "mùi" Hà Tĩnh, Thanh kể cho tôi nghe về gia đình em cùng lý do em phải lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống.

Ngày đầu tiên khi tôi đến đây, một thằng bé khệ nệ khiêng đỡ hai cái va ly từ trên xe xuống để mang vào khách sạn. Thằng bé như mất hút giữa hai cái va ly to. Nó tuy gầy gò, nhỏ thó, nhưng nhanh nhẹn. Nó có gương mặt "hiền hiền, ngô ngố" của một đứa trẻ miền quê mới lên thành phố. Da trắng bệt, tóc hớt cao. Chiếc áo sơ-mi dài tay sắn lên quá cùi chỏ. Thằng bé nhìn như bị nuốt chửng vào trong chiếc áo rộng quá khổ so với dáng người nhỏ thó của nó. "Chú mua cho em đấy, chú chưa thấy mặt em trước đây bao giờ, chỉ biết em 16 tuổi, mặc đỡ để đi làm ấy mà..." khi đã bắt đầu hơi thân thiện, tôi thường túm phần vải dư phía sau chiếc áo của hắn, hắn nói chống chế khi thấy tôi làm như vậy.

Ba tuần ở cái khách sạn này, tôi không thấy Thanh mặc chiếc áo nào khác ngoài cái áo để "mặc đỡ" đó.

"Ở quê em chỉ biết chăn trâu, cám ơn bề trên có khi đến mùa thì họ kêu đi hái quả vải. Nhà đông người mà chỉ có mỗi miếng đất cỏn con, năm nào cũng thiếu ăn... em phải bỏ quê đi kiếm sống..."

Nhiệm vụ của Thanh ở đây là bảo vệ khách sạn và mang hành lý cho khách. Ông chủ khách sạn này không biết tuyển nhân viên thế nào mà lại để cho thằng bé nặng chưa tới 40 ký lô làm cái công việc đòi hỏi xốc vác và phải hơi "ngầu" một tí. Không biết hắn có được việc cho ông không, nhưng tôi chắc ông ta phải là người rất tốt, nên đã mướn hắn.

Cái khách sạn này không chỉ là chỗ làm việc mà còn là nơi ăn, chốn ở của Thanh. Sáng nào, khi có việc phải đi sớm, tôi gọi hắn mở cửa. Hắn lồm cồm bò dậy từ trong đống chăn mền cũ kỹ trên chiếc giường rất tiện dụng có thể vừa là ghế ngồi ban ngày làm việc, vừa là chỗ ngả lưng ban đêm. Trông hắn như con mèo con. Một tay dụi mắt, tay kia mò vào túi quần tìm chìa khóa để mở cái cửa sắt to tướng. Sau này tôi mới hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ "bảo vệ" mà hắn nói với tôi, thật ra chỉ là công việc mở và khóa cánh cửa sắt to lớn kia, chứ không đến nỗi phải dùng đến "võ lực" để "bảo vệ" ai cả. Thế mới thấy chữ nghĩa dùng ở Việt Nam đôi lúc cũng còn rất "lẩm cẩm". Ban đầu khi nghe hắn nói "em là bảo vệ ở đây" tôi đã cảm thấy có gì đó không được ổn.

Ðây là một khách sạn bình dân chưa tới 15 phòng. Nhân viên làm việc không quá số ngón trên bàn tay. Ngoài người bảo vệ và mang hành lý là Thanh, còn có hai người thu dọn, hai người tiếp tân. Tất cả nhân viên ở đây đều còn rất trẻ, từ 25 tuổi trở xuống. Hầu hết họ là những người từ miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn kiếm sống.

Thanh nhỏ nhẹ và lễ phép. Trông hắn còn cái vẻ ngờ nghệch của một đứa trẻ miền quê chưa nhiễm "mùi đô thị" của một thành phố phức tạp và đầy hỗn loạn như Sài Gòn. Hắn không nói những câu chuyện "đưa đẩy" như những đứa trẻ ma mãnh không thiếu gì ở thành phố này. Hắn không giới thiệu những địa chỉ ăn chơi nổi tiếng mà Việt kiều thường rất thích tìm hiểu. Hắn không "o bế" khách quá mức để câu tiền "tê". Sau ba tuần ở đây, tôi cảm thấy thằng bé có cái gì đó không giống những đứa trẻ trạc tuổi hắn. Trong hắn dường như vừa có cái ngô ngố của đứa trẻ quê lên tỉnh, vừa có cái tư lự và tự trọng của một người trưởng thành.

"Mẹ em mất lúc em mới 5 tuổi, em không được đi học, ngày ngày phải đi chăn trâu cho người ta, chẳng bao giờ được ăn no. Cũng may, cám ơn bề trên còn có cái để ăn, làng em có người phải ra Hà Nội ăn xin."

Thanh kể rất thản nhiên, không chú ý gì tới vẻ ái ngại của tôi. Cái thản nhiên của hắn như ngầm cho tôi biết "chuyện đó chẳng có gì". Cái mảnh đời rất bình thường của những đứa trẻ phải lăn lộn kiếm sống trên đất nước này. Vẻ thản nhiên của hắn làm tôi nghĩ đến cái lì lợm, dày dạn bên ngoài dáng vẻ non nớt của hắn.

"Ba đứa em cùng cha khác mẹ cũng đã lớn, càng ngày càng khó kiếm ra cái ăn... Với lại em là con riêng của bố, em biết thân biết phận nên phải tự đi kiếm sống. Cám ơn bề trên còn có chú của em quan tâm."

Giọng nói của Thanh không mang vẻ buồn bã, bi quan, mà cứ đều đều như đang kể một câu chuyện xảy ra hằng ngày. Không than van trách móc, không kêu gọi lòng thương xót của người nghe. Trong cách nói của em, tôi hình dung như đang nghe một người đã chai lì trước những thử thách.

"Dù thế nào, em cũng sẽ không về quê nữa đâu. Cám ơn bề trên em thấy ở đây rất tốt."

Thanh đã nói như vậy trong đêm cuối cùng trước khi tôi chia tay với em để về Mỹ. Tôi chẳng biết dùng lời chi để an ủi hắn. Vả lại, em kể cho tôi nghe cũng không nhằm mục đích tìm sự thông cảm. Thanh có vẻ luôn luôn cho mọi sự là tốt đẹp bất kể người đối diện đang cảm thấy thế nào. Tiếp xúc với Thanh, tôi thấy một điều gì rất lạ trong tâm hồn hắn.

Trở về Mỹ được hơn sáu tháng. Tôi quên bẵng câu chuyện về thằng bé Thanh "là lạ" ở khách sạn đó.

***

Dạo gần đây, hầu như ngày nào cũng nghe những tin tức xấu từ trên các phương tiện truyền thông. Ði đến đâu cũng nghe những lo lắng than phiền về kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, mất nhà, mất xe, cúm heo phát triển và những tin tai nạn, chết chóc, lường gạt khác. Con người dường như đang bị "đầu độc" bởi những tin tức bi quan. Từ kinh tế, luân lý, xã hội, chính trị tất cả đều "đi xuống". Một bức tranh ảm đạm cho nước Mỹ và cho thế giới. Có nhiều người không muốn mở máy phát thanh để nghe điểm tin mỗi sáng nữa. Gọi điện thoại cho người thân hoặc bạn bè các nơi, người ta than phiền nhau về đủ mọi chuyện từ cái nóng của Mùa Hè, đến giá xăng lại bắt đầu lên, bảo hiểm bị cắt giảm, tiền già bị bớt...

Hàng trăm, hàng ngàn thứ đang diễn ra xung quanh làm cho con người cảm thấy không hài lòng, không hạnh phúc.

Tất cả những điều đó khiến tôi chợt nhớ tới thằng bé "bảo vệ". Tôi nhớ tới những lời em nói với tôi. Dường như lúc nào cũng có những chữ "cám ơn bề trên" dù em đang kể về tình trạng thiếu ăn, không có việc làm tại quê, hoặc đang cố gắng hòa nhập vào lối sống phức tạp của đô thị, đang buồn bã vì nhớ nhà hoặc lo lắng sợ bị chủ đuổi việc...

Tôi nghĩ đến cuộc sống của tôi, bắt đầu từ lúc mở mắt thức dậy vào buổi sáng cho đến khi chìm vào giấc ngủ ban đêm. Có nhiều điều đáng vui hơn buồn, đáng lạc quan hơn bi quan. Tách cà phê thơm nóng, bữa điểm tâm nhẹ làm người tỉnh táo cho một ngày mới. Chiếc xe đưa tôi tới sở làm. Công việc tôi đang làm. Tan sở, tôi có gia đình và một nơi để về. Một bữa cơm chiều và một buổi tối êm ấm...

Biết bao điều tốt đẹp đang có trong cuộc sống hàng ngày của tôi.

Giờ tôi đã nhận ra cái "là lạ" của em bé nhà quê "hiền hiền, ngô ngố" đó là biết đếm những hạnh phúc em có trong đời. Biết "cám ơn bề trên" dù em đang ở trong bất kỳ thời điểm nào của đời sống.

Giống như em, nếu hàng ngày tôi biết sống trong tâm tình biết ơn vì những điều mình đang có, tôi sẽ cảm thấy cuộc đời là hạnh phúc và đáng quý biết dường nào.

Cám ơn em, thằng bé nhà quê, đã cho tôi bài học biết cám ơn trong chuyến về thăm Việt Nam .


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=99497&z=122



2009/8/10 Du Sinh <dusinh@gmail.com>

Anh em ơi.

Mõ thấy Ex Khanh 788 càng ngày càng đạo đức,

cũng như Ex Hòa 780 hôm rồi thấy danh tướng 770 ngày càng gần Chúa hơn.. .

Ex Khanh hôm 070809 còn mạnh miệng hơn trong việc khuyến khích anh em dùng tiền của thế gian mà hối lộ … để vào nước trời. Tiếc là giáo hội Việt nam chưa có phó tế vĩnh viễn như bên Huê Kỳ hay châu Âu. Nếu không biết đâu lại có 1 thầy phó tế như thánh bổn mạng! Nhưng khen nhiều rồi thì cũng nên góp 1 ý nhỏ. Ex Khanh lâu lâu chêm tiếng tây tiếng u… trong phát biểu làm ruồi tui [hay vài ex dốt chữ]hơi ú ớ khi đọc.

Đã cầu kinh cho Ex Khanh nhân ngày lễ quan thầy …rùi!

Ex 772




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.