Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Mùa đông Paris

Chào bác PHT và các bác 68,
Con mắt của bác PHT thì bình thường thôi , nhưng sự nhận xét của bác thì " quá tinh tường" , ngồi tận bên Úc cách Paris trên 20 nghìn cây số mà cũng biết rằng ex tui đang bị lạnh cóng cả 2 tay .....Cám ơn bác đã chia sẻ ! Các bác cứ tưởng tượng như tui đang sống trong cái ngăn làm nước đá ... hay lạnh hơn nữa so với tủ lạnh của các bác quốc nội , nhiệt độ hôm nay cao nhất chỉ -3° , khi gió có bấc nổi lên thì xuống còn -8° , tuyết trắng xoá bên ngoài , cây cối cũng vậy ...
Paris còn đang phải đợi ngày mai và mốt , mới là các ngày tuyết rơi chính của đợt rét này , người ta dư báo sẽ có vào khoảng 20 cm tuyết / ngày .
Ex tui mấy bữa rày mắc đi khiếu nại về quyền lợi hưu trí , nhưng chắc chẳng ăn thua gì với mấy ông Tây , bà đầm rồi các bác ! chỉ là học được tí kinh nghiệm thôi.
Nơi ex tui làm việc , người ta có quyền đi hưu trí bắt đầu từ sau ngày sinh nhật 55 tuổi , gần ngày này cơ quan sẽ gởi cho mình 1 giấy báo về các quyền lợi (tiền bạc là chính) mình sẽ được hưởng sau khi về hưu , các bạn đồng nghiệp của tui đi làm việc từ năm 18 , 20 tuổi , chúng đều hân hoan đi "hưởng phước" với trên 2500 e / tháng đăn chơi , ngủ nghỉ ......
Nhưng tui thì than ôi !!!!!! bắt đầu định cư và làm việc tại Pháp năm 30 tuổi , tính ra chưa được bằng chúng , nên rán cày thêm 5, 7 năm nữa cho có kha khá chút !
Thời gian sống ở Tây , tui có bày đặt làm doanh nhân khoảng 6 năm , như các bác biết khi mình làm buisiness 1 , 2 năm đầu tiên , mình làm việc bất kể giờ giấc , chấp nhận lỗ lã , để mà xây dựng 1 cái buisiness mới cho mình , nên việc uống nước lã làm việc .... chỉ là 1 chuyện bình thường !
Nhưng tháng rồi khi nhận cái giấy dự tính tiền hưu , tui bị "tá hoả" , chúng khg tính cho ex tui hưởng hưu vào 2 năm cực khổ ấy ... vì làm ra ít tiền , nhà nước thâu khg đủ đcho mình hưởng hưu , làm cực kh2 năm , họ chtính hưu 2 quý thôi ! hic , hic , hic ... "Đã nghèo còn gặp cái eo" , Ôi , khi sắp xuống lỗ rồi mới thấy quí 2 năm trong đời ấy , bây gi dù có tiền mình muốn đóng cũng chẳng ai cho nữa , thế mới là tiếc chcác bác !
Cách đây 1 tháng tổng thống Sarko đã khẳng định trên đài truyền hình :....."sản xuất 1 món hàng bên Tây , nếu bán ra 100 E , sẽ phải nộp thuế cho nhà nưoc ít nhất 48 E" (thuế tiêu dùng VAT của
Tây đã là 19,6% rồi còn gì .. ) , có bán được như vậy mới nên tính chuyện làm ăn , nếu mình còn phải cộng thêm cái lãi xuất ngân hàng như bên VN 20% nữa , thì coi như mình "ăn cơm nhà , đi vác ngà voi" cho thiên hạ , vì chỉ còn có 32 E mà phải chi phí hết nào tiền quản lý , ngyên vật liệu , tiền công thợ , điện nước , thuê mt bằng v, v ... và v, v ...
Ai mà ăn gian khai lỗ , về già hổng được tính tiền hưu trí nha ...; vì ông nhà nước dư biết , hễ cứ doanh nhân là tự nhiên phải "khai lỗ " vài năm để trốn thuế chơi mà !
Toàn Thắng

Re: [Ex68] Tường trình từ San Jose.

Kim Ân sư huynh,
Mong chờ mãi các bác mới cho được vài lời. Nhìn bài đăng, tớ rất mừng vì biết nhãn quan của bác còn rất tốt. Thường thì tớ biết kích thước chữ của mình không to lắm (khoảng 12), nhưng nay mới biết bác lại còn bé hơn (10). Bác mới quay về diễn đàn không lâu nên chừng quên rằng đa số các bác bây giờ mắt kém, trường hợp bác sui Trùm Tuấn hoặc bác Cầu lớp trưởng thì chỉ thích dùng loại to (14), bác 772 thì vô chừng mực, to nhỏ bất thường ( 8 hoặc 14 ), có nhẽ do ảnh hưởng thời tiết. Nói chung là vui khi đọc bài bác đăng. Dạo nầy tớ thấy bên Âu Châu đã có tuyết rơi, bác Toàn Thắng có nhẽ do lạnh khí trời nên bút pháp cũng cóng theo??? Tớ không có nhiều giờ đọc báo trên mạng nên Việt Nam mưa ngập nắng cháy da gì cũng chả biết. Vài hàng đáp lễ cho bài đăng của bác, giờ tớ nhường chỗ đứng lại cho các bác khác.
PHT

Tường trình từ San Jose.



 Kính các sư huynh đê Ex 68 ,

Hôm thứ bảy vừa qua, Nov 27, 2010, tui đây được mời đến nhà Thắng BG ở San Jose ăn nhậu cùng với cha Hùng Vũ , có Nhạc Phụ và các anh em bên Nội Ngoai cua gia dinh TBG.

Mot cuộc gặp gỡ thật cảm động và đông vui.

 Thăng BG nhà ta ngày xưa chắc được " đẻ bọc điều", cho nên ngày nay hai vợ chồng sống ở San Jose với gia đinh nội ngọai ở gần bên, hai con gái ngoan hiền đang học các trường đai học lớn ở gần nhà , một ở Los Angeles, một ở San Francisco.

Thuc ăn ngon, có món thit bò lúc lắc rất mềm, bà xã TBG nấu soup cua ngon hết biết, ai cũng muốn ăn chén thứ hai. Các món khác nhiều quá kể không hết còn do các bạn, các chị em và đặc biệt do
Nhac Mẩu làm cho nửa.

Cả nhà làm hết một chai XO , cha con, anh em, bạn hữu bên nhau quá đã.
( Một chai hơi ít phải không Cha HV, hi vọng lần sau gặp lại sẽ làm tới bến !!!)

 TBG mở hình ngày xưa ở CV cho cả nhà coi, té ra mình đứng gần Ex Khoan . Duyên tiền định nên cùng ở một tiểu bang?  Và cũng sắp thành Thánh !!!
 Nhớ nhiều đến các Dũng Mập, DR va Khoan ở nhà Khoan Loan mấy tháng trước.
Ex DR mà có ở đây thì các Ex68 se được đọc phóng sự đầy đủ chi tiết hơn.

Cha HV vẫn như ngày nào, dí dỏm, hài hước,chân tình và khỏe khoắn, Trời ở San Jose lanh lẽo mà ngài cứ một áo phong phanh trong khi dân USA ra đường thi phải áo đơn áo kép. 
Ngài đã đi thăm được rất nhiều nơi. Anh em rất vui khi được nghe về những cảm nghĩ của Ngài về đời sống ở Việt Nam và ở Mỹ.
Tửu lượng cao cường, thể dục thể thao thì cũng lắc vòng như ai !!! , ngài lắc thử cho cả nhà coi, cũng may mà vòng không bị kẹt hoặc không bị rớt !
Vì cái bụng bia của cha cố hơi to !!!
Hôm nay ngài đang chuẩn bị về lại quê nhà.
Thân chúc thượng lộ binh an và có dip qua thăm nữa.

Đâm ra, đời có lắm lúc loạng quạng, đao pháp rối loạn, chao đảo, nhưng Chúa luôn bên cạnh, để không ngừng tuôn đổ nguồn hồng ân dồi dào, nguồn nâng đỡ tinh thần lớn lao qua những phút giây gặp gỡ,thắm tình anh em để chúng ta tìm lại đuợc nguồn bình an, và an ủi lớn lao.
  Cám ơn gia đình Thang BG rất nhiều .
Chúc tất cả các Ex68 được luôn bình an trong Chúa


Nay kính,

An758

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Re: GS

DÂY ĐÈN GIÁNG SINH CHO LENA 

Tối hôm đó đúng là một buổi tối mùa đông tuyệt vời để lang thang chiêm ngưỡng các dây đèn Giáng Sinh. Tôi hét lên bầu trời với hai đứa con tôi: 
- Nhanh lên các con! Ba ra ngoài rồi! Ba đang làm nóng chiếc xe đấy! 
Lập tức, những âm thanh láo nháo đáp lời tôi. Abigail, đứa con gái sáu tuổi của tôi trượt mông xuống tay vịn cầu thang và hỏi: 
- Mẹ ơi! Mẹ ơi! Sôcôla nóng có chưa? 
Tôi vừa mỉm cười với Simeon - thằng con trai hai tuổi - vừa trả lời: 
- Có rồi. Ở trong xe đấy. 
Tất cả chúng tôi đều mặc đồ ngủ để ra ngoài. Rốt lại thì đây là truyền thống Giáng Sinh mà! Mỗi năm, trước ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi mặc đồ ngủ vào người, mang theo một bao đầy bánh snack và chất nhau lên chiếc xe tải nhỏ để đi ngắm nghía cách trang trí dây đèn của các nhà hàng xóm. 
Chúng tôi vừa bước ra khỏi cửa thì Abigail làm tôi bất ngờ bằng câu hỏi:
- Mẹ ơi, khi con làm việc nhà, mẹ có thể cho con thêm tiền được không? Con muốn mua tặng ba, mẹ, em Simeon những món quà Giáng Sinh đẹp nhất! 
Tôi mỉm cười nói với nó: 
- Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim. 
Tôi nhớ lại bức tranh cầu vồng mà con bé vẽ tặng tôi vào hôm trước, sau khi nó biết rằng tôi không được khỏe lắm. 
- Có phả mẹ muốn nói rằng, thay vì đi mua đồ ở tiệm, vẫn còn những cách khác tặng quà cho người ta? 
Tôi cài dây lưng an toàn cho nó, gật đầu: 
- Phải, mọi người chỉ cần soi vào trái tim của họ là họ có thể thấy nhiều món quà tốt đẹp nhất để trao tặng. 
Ổn định chỗ ngồi xong, chúng tôi mở gói snack ra và chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Hai đứa trẻ reo hò lên khi nhìn thấy chúng tôi đi từ nhà này sang nhà kia, nhìn thấy nào người tuyết, nào ông già Nô-en và chiếc xe hươu... Khung cảnh trước mặt chúng tôi mờ mờ ảo ảo và lung linh ánh sáng với những dây đèn Giáng Sinh.
Đột nhiên, tuyết bắt đầu rơi nhẹ khi chúng tôi lái xe vòng quanh góc đường dẫn tới khu xóm cũ mà vợ chồng tôi từng sống cách đây nhiều năm. Ánh đèn pha chiếu vào ngôi nhà gạch nằm ở đầu đường. Ngôi nhà có vẻ tăm tối so với nhiều chùm dây đèn rực rỡ của hàng xóm chung quanh. 
Từ phía sau, Abigail nói vọng lên: 
- Mẹ ơi, những người sống trong ngôi nhà đó chắc họ không thích Giáng Sinh lắm. 
Chồng tôi dừng xe lại bên lề đường và trả lời: 
- Không phải đâu, con. Thật ra, ngôi nhà của họ từng được khen ngợi là có cách trang trí đẹp nhất vùng. 
Jeff vỗ vỗ lên tay tôi, và tôi thở dài khi nhớ tới ông bà Lena. Họ đã vui sướng như thế nào khi cố trang trí ngôi nhà thật đẹp trước ngày Giáng Sinh. Họ nói với tôi: "Chúng tôi cố gắng vì bọn trẻ đấy. Chúng tôi thường tưởng tượng ra cảnh chúng ngồi nơi băng ghế sau trong xe hơi, nét mặt của chúng ngời sáng lên khi chiêm ngưỡng ngôi nhà của chúng tôi".
Abigail thức tỉnh tôi trở về hiện tại bằng câu hỏi: 
- Tại sao họ không trang trí ngôi nhà của họ nữa? 
Tôi lựa lời, trong đầu tôi nghĩ tới những ngày đen tối khi chồng bà Lena nằm trong bệnh viện: 
- À... chồng bà Lena chết cách đây vài năm rồi. Lúc này bà Lena già lắm. Bà chỉ có một người con trai và anh ấy là quân nhân đang sống ở một nơi rất xa. 
Abigail yêu cầu: 
- Nói cho con biết về bà Lena đi. 
Thế là tôi và Jeff thay nhau kể cho con bé nghe về người hàng xóm cũ, về những công việc mà bà ấy hay làm. Jeff kết luận: 
- Mỗi Chủ Nhật, sau khi tang lễ nhà thờ ra, bà ấy thường nướng bánh quy và mời ba mẹ ghé nhà chơi. Bà ấy là con người rất tuyệt vời.
Abigail ngước đôi mắt xanh biếc lên nói:
- Chúng ta đến thăm bà ấy lúc này được không? 
Simeon ủng hộ yêu cầu của Abigail bằng một tiếng reo hô hăng hái. Nghe vậy, Jeff và tôi cùng nhìn xuống bộ đồ ngủ. Chồng tôi xoa xoa cái trán và nói: 
- Anh biết một ngày nào đó, chuyện này thể nào cũng xảy ra. Đầu tiên, anh để em thuyết phục anh mặc đồ ngủ ra đường, còn bây giờ em muốn anh vào thăm nhà bà Lena, phải không? 
Tôi sung sướng hôn lên má Jeff. 
Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi rời khỏi nhà bà Lena và hai đứa con của tôi ôm khư khư và món đồ trang trí mà bà ấy tặng chúng một cách thân tình. 
Abigail vẫy tay về phía bà lão đang đứng nơi khung cửa. Nó nói: 
- Ước gì con có thể tặng bà ấy một món quà... 
Sáng hôm sau, hai đứa con tôi ra lệnh cấm không cho tôi lên lầu. Chúng nói điều gì đó về một nhiệm vụ bí mật của Giáng Sinh. Sau khi lục lọi hết các ngăn tủ và các thùng đồ chơi, chúng đi xuống lầu, đội mũ công nhân bằng đồ chơi, mang ủng lội tuyết và đeo thắt lưng của Simeon. 
Tôi cười ngặt nghẽo: 
- Cái gì thế này? Tụi con định đi sửa cái gì quanh đây à? 
Abigail nhe răng cười: 
- Không ạ. Tụi con sẽ tặng một món quà cho bà Lena. Vì bà ấy già quá, lại chẳng có ai giúp đỡ, tụi con định đi trang trí ngôi nhà bà ấy để bà ấy mừng đón Giáng Sinh. 
Câu nói của Abigail làm lệ trào ra khỏi mắt tôi. Tôi nói: 
- Một ý kiến hay đấy. Nhưng mẹ nghĩ các con sẽ cần ba mẹ giúp đỡ. Các con cho phép ba mẹ tham gia vào nhiệm vụ bí mật của các con được không? 
- Được ạ. 
Hai đứa cùng trả lời. 
Rất nhiều giờ sau đó, chúng tôi đứng trên lề đường, bên cạnh Lena, phía trước ngôi nhà chói chang ánh đèn rực rỡ của bà ấy. Nhiều chùm dây đèn - mà chúng tôi tìm thấy trong tầng hầm của bà ấy - đang chiếu sáng lên hàng hiên mái vòm phủ đầy tuyết với niềm tự hào vô biên. Những cây kẹo hình gậy phô ra đủ màu sắc, để chào mừng khách bộ hành đi ngang qua khung cảnh huyền ảo bên trên bãi cỏ xanh phủ đầy tuyết trắng. 
Một chiếc xe hơi giảm bớt tốc độ khi bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ đó. Hai đứa trẻ thò đầu ra khỏi khung cửa kính phía sau, mét mặt chúng tỏ vẻ kích động thật sự. Lena nhìn chúng, đôi mắt bà ấy ngân ngấn nước. 
Với chúng tôi, hôm đó là một ngày lao động vất vả, nhưng nó xứng đáng đến từng giây từng phút khi chúng tôi bắt gặp niềm vui sướng trên gương mặt bà Lena. Đột nhiên, bà biến mất vào trong nhà, rồi sau đó trở ra với một khay bánh quy giòn rụm mới nướng. 
Aibigail nắm những ngón tay lạnh cóng của tôi. Nó nói sau một tiếng thở dài: 
- Mẹ ơi, mẹ nói đúng đấy. 
- Đúng về chuyện gì hả con? 
Con bé dựa đầu vào cánh tay tôi, nói tiếp:
- Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim. 
Tôi cúi xuống, hôm lên đỉnh đầu nó, lòng cảm thấy tự hào vì con gái tôi đã suy nghĩ ra điều này bằng cả tấm lòng của nó. Tôi quay sang nhìn Jeff. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau và anh ấy mỉm cười. 
Sau đó, Jeff thông báo: 
- Hình như việc trang trí cho ngôi nhà của bà Lena có thể được thêm vào danh sách truyền thống Giáng Sinh của chúng ta đấy! 
Nghe vậy, hai đứa trẻ reo hò lên đồng ý. 
Karen L. Garrison 

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Dù thưở còn là chú bé Mi-lô, dù lúc bước vào ngưỡng cửa năm nhăm chèn thêm gọng kính màu bạc, lão không mang nhiều đổi thay. Lão như dòng sông chảy qua khúc đồng bằng, êm ả không sóng gợn. Hàng xóm đôi khi quên hẳn sự hiện diện của lão, không nhờ tiếng nổ ì ầm hoành tráng từ chiếc mô-tô lão cưỡi, không mấy ai biết lão nằm trong sổ danh bộ. Mấy đứa bảo dây cảm nhận của lão bị kích với cường độ mạnh qua bao năm nên hóa ù lì, tên bút khờ diễn giải rằng lão đang hít thở hơi Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc nên không màng việc bon chen, tôi tin vào lý số nên lý rằng tại mệnh lão mang số độc…mõ làng gán cho lão tục danh Lão Ba Số.

Số đẹp mang đến pheng-sui tốt nên ai nấy đều thích. Văn phòng luật sư, chủ doanh nghiệp trà lá đến ông tổ hàn xì, ai nấy vung tiền bạc triệu cố tìm số đẹp vừa ý. Cực đoan hơn, có lão còn quyết rằng số đẹp là số "tiến lên", liền nhau và phải theo hướng đi lên mới phát tài lộc. Không là Tô-ma nhưng tôi quả quyết rằng lý giải thế thì chỉ tổ làm giàu cho bọn thầy bói. Điều hiển nhiên, Lão Ba Số mang những con số thật cân bằng, có nhẽ thế nên cuộc đời lão thật bình lặng.

Lão không có lòng nhiệt thành sốt sắng của lão Trùm, mang tâm trạng nửa chết đi nửa kia bại liệt nhưng vẫn nhiệt tình, bài xướng kinh hàng tuần vẫn vang lên rộn rả. Nếu không đã mang trọng trách chức vụ Trùm, có nhẽ ban thông tin đã nhanh nhẹn đề nghị buổi phong tước. Ngai bên phải hay bên trái nơi thiên triều, lão Trùm sẽ chiếm ngự bên nào, tôi ghen tị!

Mực đạo đức của lão Ba Số chỉ lưng chừng cỡ lão Hủ Tíu, mức bon chen giữa đời chẳng hơn gì. Ai kia dấy động phương châm "vui là chín", kẻ nầy học theo khẩu hiệu ông dáo-xư hô hào "chia sẻ là mười", vui cực! Con thuyền bình lặng của lão Ba Số luồn lách lau sậy, êm ả xuôi dòng, như vừng sáng bình yên chợt bừng lên nơi vùng tăm tối.

Lão Ba Số…đại biểu thứ nhì sau lão Kê trong hành trình mang lễ vật, mong chờ sự giải thoát cho ngày sắp đến.

 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG A (Mt 24, 37-44)


TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA
 
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu báo cho ta biết trước : Ngày Chúa quang lâm sẽ rất bất ngờ. Sự bất ngờ không chỉ về thời gian, không gian. Mà còn bất ngờ về cách thức. Không ai có thể biết trước được khi nào Chúa đến và Chúa đến theo cách thức nào, bằng con đường nào, như lời Chúa phán: “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44; Lc 12, 40). Chúa Giêsu lấy câu chuyện thời Ông Nô-ê để dạy cho chúng ta bài học phải tỉnh thức và sẵn sàng khi Chúa đến. Ông Nô-ê và gia đình ông tỉnh thức, sẵn sàng thì được cứu sống. Còn những kẻ ham mê thú vui xác thịt, ăn chơi truỵ lạc thì bất ngờ bị nước cuốn đi. Hai người đàn ông làm ruộng, một người tỉnh thức, biết làm theo ý Chúa thì được đem đi, còn người mê muội thì bị bỏ lại. Hai người đàn bà say bột cũng vậy, một người tỉnh thức thì được đem đi, một người mê muội thì bị bỏ lại.

Mặc dù việc Ðức Giêsu đến trần gian đã được báo trước cả mấy trăm năm, được toàn dân Israel mong đợi, thế nhưng khi Chúa đến, chẳng mấy người nhận ra Ngài. Tệ hơn nữa, họ còn khinh bỉ, chế diễu, kết án và giết Ngài một cách tàn ác. Cách Ngài đến khác hẳn với cách con người nghĩ tới. Ngài đến thật bất ngờ mà loài người không ai có thể tưởng tượng ra được. Lời Kinh Thánh báo trước cả mấy trăm năm đều được ứng nghiệm, nhưng ứng nghiệm khác hẳn với cách giải thích hay cách hiểu của loài người.


Ngày Chúa đến lần thứ hai để xét xử nhân loại cũng có nhiều điều bất ngờ mà con người không thể đoán trước được, không chỉ về thời gian, mà còn về cách thức nữa. Thánh Phêrô căn dặn ta hãy sống tỉnh thức để chờ đón ngày Chúa đến : “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” 
(1Pr 5, 8-9). Ngày đó chỉ những ai đã chuẩn bị sẵn sàng, biết sống tiết độ và tỉnh thức sống trong ân nghĩa Chúa, vâng theo và tuân giữ mệnh lệnh Chúa truyền, thực thi điều Chúa dạy mới được cứu độ.

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta còn quá lo lắng về sự đời, mải mê kiếm tiền để chạy quyền, mua chức, lo làm giàu để có được nhà lầu xe hơi, để ăn chơi nhảy múa, lo cạnh tranh với ông này bà nọ, nói xấu người này, dèm pha người kia để làm cho mình được nổi tiếng, nổi danh. Nhiều khi đi làm tông đồ cũng chọn xứ béo, nhiều màu, xin thứ này, muốn cái kia… Chúng ta lo chạy đua với thời đại, mải mê dệt cuộc đời mình bằng danh vọng địa vị, bằng tiền bạc, bằng những cuộc ăn chơi vô độ, bằng những lạc thú, bằng công việc, mà không nghĩ tới đích điểm của đời mình, ngày mình chết, ngày Chúa trở lại trần gian để đem chúng ta về với Chúa. Ngày mà mỗi người chúng ta phải trình diện với Chúa về những việc chúng ta đã làm khi ở trần gian. Chúng ta cũng giống như nhà khoa học Huxley chạy ngược chạy xuôi, lo lắng sợ trễ phiên họp, vì trong cuộc họp đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông vội vàng nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo người đánh xe: “hãy chạy hết tốc lực”. Khi xe chạy được một đoạn đường dài, ông mới giật mình hỏi người đánh xe: “Nhưng chúng ta đang chạy đi đâu vậy”? Người đánh xe đáp: “tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực”. Mỗi khi chúng ta lo lắng về danh vọng địa vị, tiền bạc, tiện nghi vật chất, lo làm sao để được hưởng thụ. Chúng ta hãy nhớ lời cầu nguyện của Vua Khit-ki-gia khi ông lâm bệnh “Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ”
(Is 38, 12). Chúng ta hãy nghĩ tới cùng đích của đời mình “sống trên đời phải có hướng để đi, có đích để về”. Đừng chạy vu vơ như Huxley, chạy hết tốc lực mà không biết mình chạy đi đâu.

Lời khuyên tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón ngày Chúa Giêsu đến không chỉ nhắm vào thời sau cùng, nhưng còn nhắm tới ngày Ngài đến trong đời mỗi người chúng ta, giờ mà chúng ta chết. Không ai biết được giờ nào, ngày nào mình phải bỏ thế gian này. Giờ chết đến bất ngờ, có thể ta đang làm việc, có khi đang đi đường, có thể là lúc ngủ nghỉ hay giải trí. Ngày ấy, số phận mỗi người được định đoạt một cách khác nhau: người được đem đi, kẻ bị bỏ lại, 
(x.Lc 24, 41). Tất cả đều tùy thuộc vào cách sống, cách cư xử và hành động của mỗi người ở trần gian. Chúa “cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1Pr 1,17; Kh 20,12-13). Ngài “sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt 16, 27; x.Rm 2, 6). Ðó là ngày của công lý, những kẻ gây ra bất công, tham ô hối lộ, áp bức bóc lột, trộm cắp, gian tham tục tĩu, thề gian, nịnh hót,… sẽ phải đền tội. Thiên Chúa sẽ trả báo, bắt những kẻ mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, những kẻ mặt dày tâm đen, lòng lang dạ sói phải trả giá. Bắt những kẻ gây đau khổ cho anh em thì phải chịu đau khổ, những kẻ ăn ở bất công sẽ được trả theo điều bất công mình làm. Thánh Phaolô nói ngày đó “Ai ăn ở bất công sẽ được trả theo điều bất công mình làm; không có chuyện thiên vị” (Cl 3, 25). Còn những người công chính, sống và làm theo ý muốn của Thiên Chúa, thờ phượng và tôn vinh Chúa, hy sinh, hãm mình làm chứng cho Chúa. Yêu thương và giúp đỡ anh em đồng loại, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích và hạnh phúc của tha nhân, làm cho mọi người nhận biết, yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa. Đó là những người luôn tỉnh thức, sẵn sàng đón chờ ngày Chúa quang lâm. Ngày đó Chúa phán với những người công chính rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).

Để chờ đợi ngày Chúa quang lâm, mỗi người chúng ta hãy loại bỏ những hành vi gian ác, lối sống lươn lẹo; những lời nói cay độc mỉa mai, nịnh hót; những thói đua đòi, ăn chơi vô độ. Thánh Phaolô dạy “chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu” 
(Rm 13, 12). Để tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón Chúa, mỗi người hãy làm tròn bổn phận của mình: bổn phận của một người cha, người mẹ, của một người thầy, người trò, của một cán bộ, của một công dân…, dù làm ruộng, say bột, dạy học, hay buôn bán…. và làm bất cứ việc gì cũng đều làm theo thánh ý Chúa, làm để tôn vinh Chúa, thánh hoá bản thân và gia đình mình, làm mưu cầu lợi ích cho mình và tha nhân. Có như vậy, ngày Chúa đến thấy chúng ta đang tỉnh thức và sẵn sàng, Chúa sẽ đem chúng ta về nhà cha trên trời hưởng vinh quang với Người.

Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến. Xin cho chúng con luôn biết sống theo thánh ý Chúa, làm tròn bổn phận mà Chúa đã trao. Để ngày Chúa đến chúng con không bị ngạc nhiên, không phải bối rối và được Ngài đem đi về nhà Cha trên trời. Amen.


Jos. Hồng Ân

 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


Hôm nay Giáo Hội mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Xin kính chuyển bài viết và chia sẻ về một nhân chứng tử đạo thời nay.

Hiệp lòng tạ ơn Chúa và xin cầu nguyện cho nhau.

Trân trọng,

********

Một người tù


Một người tù



Từ nhỏ mình đã bị ấn tượng về những người bị bắt tù , mình luôn say sưa đọc về những chiến sĩ cách mạng bị giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, những vị anh hùng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú...đến Hồ Chí Minh. Thật ra hồi mình bé thời bao cấp chỉ có sách về các nhân vật này thôi. Lớn chút mới đọc được Pa Pi Lon, thiên hạ say mê anh chàng Bướm lắm, nhưng mình cũng chả thấy có gì hâm mộ anh chàng này, bá tước Monte của Đuy Ma cũng không ấn tượng lắm vì có lẽ thời kỳ của các nhân vật này khá xa lạ với Việt Nam, sau này có điều kiện mới lùng được sách của Solzenitsyn như cuốn Tầng Đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời của I Van , hay cuốn Lửa Yêu Thương, Lửa Ngục Tù của Re Mac, cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Mỗi nhân vật đều để lại cho mình những ám ảnh, những ấn tượng. Nhưng có lẽ đoạn văn của Phùng Quán viết lại theo lời kể của Tuân Nguyễn khi Nguyễn ở trong tù là ám ảnh hơn cả.

Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…


***
"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thắng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.


Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng  (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ. Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:


- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?


Anh ta chấp tay khúm núm thưa:


- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.


Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…

 

Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho đầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:


- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?


- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.


- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.


- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng.

 

Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội Ác và Trừng Phạt. Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:


- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?


Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.


Mình trả lời anh ta:


- Tôi thích nhất là Candide.


- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?


Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:


- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.


Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…


Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!"


- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.


Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?


Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:


- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.


Rồi anh ta tiếp:


- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…


Giáp mặt người hnh canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.


Thằng chuyên gia khâm liệm e đi tong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.


Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.


Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…


Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:


- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…


Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rầm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.


Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.


Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.


Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.


Mình nói:
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.


Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…


Trong số bao nhiêu nhân vật tù đã được nổi tiếng nhờ tiểu thuyết hóa, người bạn tù của Tuân Nguyễn chỉ là hạt bụi bay qua so với những tác phẩm đồ sộ để đời ấy, mấy ai biết đến nhà thơ Tuân Nguyễn và mấy ai biết hơn về người bạn tù bí ẩn của ông. Người ta ấn tượng cách ông già của Solzennitsyn đầu rụng hết tóc, nhai bánh mì bằng lợi hay già Đô của Bùi Ngọc Tấn chết vất vưởng đâu đó trên phố phường Hà Nội khi mãn hạn tù..mình cũng ấn tượng những nhân vật ấy.

Nhưng hình ảnh người tù xấu xí, nghèo khổ đọc nguyên bản Candide bằng tiếng Pháp khiến mình luôn bị ám ảnh trong đầu, Tuân Nguyễn cả Phùng Quán đều về thiên thu, giá như các cụ ấy còn sống mình cũng cất công đi tìm hỏi người mà các cụ nói ấy là ai.

Tình cờ hôm nọ được cho tập hồi ký của Đức Cha Phao Lô Lê Đắc Trọng mới láng máng biết rằng đó là cha Chính Vinh của nhà thờ lớn Hà Nội, vì can tội không cho chính quyền trang trí trước cửa nhà thờ, cha Chính Vinh bị kết án 3 năm tù, nhưng đi tù mãi chả thấy về , tăm hơi biệt tích, hơn 40 năm sau nhờ bạn tù chỉ dẫn, người thân mới biết nơi cha Chinh Vinh chết để chuyển thi hài ngài về.

Sau này cất công đi hỏi một vài vị cao tuổi nữa, mới càng khẳng định chính xác là Cha Chính Vinh. Đúng như lời Tuân Nguyễn nói, đây là chất liệu vàng ròng cho các nhà văn. Tuân Nguyễn thì mất rồi, liệu ai tiếp nối ước nguyện của ông để khai thác những chất liệu quý báu như thế này không.


http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/188



Người Buôn Gió – Bút danh của Bùi Thanh Hiếu, một người bạn ngoài công giáo – viết sau khi tìm hiểu một số tư liệu và cuốn "Hồi ký" của Đức Giám mục Phaolo Lê Đắc Trọng.


Câu chuyện về một nhân vật đã đi vào lịch sử Tổng Giáo phận Hà Nội trong thời cộng sản: Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh của Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

 

 

Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh

 

Cha_chinh_Vinh

 

Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.


Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.


Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges.


Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập. Ngài học Văn Khoa-Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: Bonjour Madame! Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.


Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.


Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng một Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize – Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.


Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.


Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.


Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.


Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.


Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: "Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?". Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.


Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, ngài kể chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm tôn giáo tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu 'Ở Dưới Vực Sâu' nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.


Cộng tác với Hùng Lân sáng tác 'Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít'. Ngài còn sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: 'Mở Đường Phúc Thật', 'Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi', 'Ôi GiaVi', 'Lạy Mừng Thánh Tử Đạo'. Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài 'Bước Tới Đèo Ngang' của Bà Huyện Thanh Quan.


Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn.

Ngài tổ chức và chỉ huy đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thở Lớn Hà Nội.


Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam Đạo Công giáo tự do hành đạo, và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dip Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: "Tự do thế này!" Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.


Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: "Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân" (!)


Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại "Cổng Trời", nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.


Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: "Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?" Ngài đáp: "Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!"


Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một… Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là 'bố'.


Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.


Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: "Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi". Ngài khẳng khái đáp: "Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi".


Vì không khuất phục được ngài, nên bản án của ngài từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: "Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!"


Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm trọn trách vụ của mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.


Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.


Tổng Giáo Phận Hà Nội




re: ch ch

Một bác sĩ hỏi bệnh nhân lần đầu tiên đến khám:
-         Trước khi đến đây anh đã khám qua ai chưa?
-         Vâng tôi đã đến gặp 1 dược sĩ. Bệnh nhân đáp
-         Vậy anh ta đã cho anh lời khuyên vô bổ gì? Vị bác sĩ hỏi mà không che giấu vẻ trịch thượng
-         À , ông ấy khuyên tôi đến gặp ông. Bệnh nhân đáp
-          

Bác sỹ an ủi bệnh nhân:
-         Tôi đã cố hết cách, anh chỉ còn sống được ít ngày thôi. Vậy hãy về nhà càng nhanh càng tốt. Người nào quan trọng nhất gặp trước rồi cứ theo thứ tự, kẻo không còn kịp đâu!
Thấy bệnh nhân có vẻ đăm chiêu, bác sỹ nhỏ nhẹ an ủi:
-         Anh đã nghĩ ra người phải gặp trước nhất rồi phải không?
-         Vâng đúng thế!
-         Ai vậy?
-         Thì một bác sỹ khác chứ còn ai nữa.
-          

Trong buổi ăn tối mừng lễ Tạ ơn với các thành viên trong gia đình, ông bố thường ngày rất kiên nhẫn nhưng cuối cùng không thể giữ được bình tĩnh khi mọi người liên tục tranh cãi nhau.
-         Ai cũng cho mình là đúng, vậy còn ta thì sao? Khi nào mới đến lượt ta đưa ra ý kiến đây?
Cô con gái nhỏ đang ngồi bên cạnh khẽ níu tay áo ông và thì thầm:
-         Dễ thôi mà bố! Chỉ cần bố khóc ré lên là được!

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Re: EX68

Hi TBG,

Bức ảnh đầu tiên design giống bức ảnh Các Thánh Tử Đạo VN ngày xưa ở quê tớ quá, nhất là cái background giống như mây.

Còn Nguyễn Doãn Thắng 805 biệt tích chưa tìm thấy, tớ và Thắng Mun cũng đang tìm nhưng chưa ra.

Thân,

757









 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

RE: EX68






Hi Thanh Mo,
Goi tang ban vai hinh anh cua thoi con di hoc o Tieu Chung Vien, dac biet tam anh Doi Guise Thanh. Anh Son doi truong nghe dau da chet trong mot lan vuot bien.Cac ban be trong hinh da tim lai duoc va dang sinh hoat trong Exluro 68 gom co minh Thang ba gia, Thang Den, Toan thang va bay gio la Thang Mo. Chuc ban va gia dinh mot Thanksgiving binh an va day on chua.

Thang BG 804