Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A (Mt 23, 1-12)

NÓI  SUÔNG

Trong bài Tin Mừng Chúa nhật 31 thường niên, năm A, Chúa Giêsu đã lên án hai lối sống của các luật sĩ, biệt phái và cả chúng ta nữa; đó là lời nói suông, nói mà không làm và lối sống giả hình.

Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để cho con người thông tin, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với nhau. Những sinh vật khác cũng có những cách biểu lộ cảm xúc riêng của chúng. Qua lời nói trong giao tiếp, con người có nhiều thái độ biểu lộ tư tưởng, tình cảm của mình như:

Nói sai sự thật là người nói láo.
Nói chuyện tầm phào cũng phường nói xạo
Khoác lác, bịa đặt là người nói dóc
Nói xỏ nói xiên, nói lóng nói móc.
Bép xa bép xép như mồm cá chép
Nói dai nói dài, nói vã bọt mép
Nói toạc móng heo, nói cho huệch toẹt
Tâm điạ chẳng ngay mới hay lươn lẹo
Nói thẳng nói thật, làm phật lòng nhau
Nói ngon nói ngọt, mật rót vào tai
Khoác lác, khoe khoang, nói trăng nói cuội
Làm khổ cho người, nói gian nói dối
Nói bóng nói gió, nói xa nói gần
Nói mà không làm, chỉ là nói suông…

Lưỡi không xương lắm đường lắt léo!

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta ít được nghe những lời nói yêu thương, bác ái, hòa bình hơn là những lời nói ghen ghét, hận thù, chiến tranh; chúng ta sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ những buồn vui với nhau, để an ủi nhau, để xây dựng cho nhau thì ít, nhưng để khích bác, bôi xấu, hạ nhục nhau thì nhiều.

Một cách nói mà hôm nay Chúa Giêsu lên án, đó là nói mà không làm, nói suông: "Các luật sĩ và các người Biệt phái ngồi trên toà Môisen. Vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hay làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ; vì họ nói mà không làm".

Là những luật sĩ và biệt phái, họ nhân danh luật pháp và tôn giáo để bắt người khác thực thi luật pháp mà chính họ lại không thực hiện điều họ rao giảng, không áp dụng luật pháp cho chính mình. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta; còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Họ là nhưng hạng người giả vờ thượng tôn luật pháp, giả hình những người thánh thiện đạo đức. Họ thích phô trương bề ngoài mà bỏ mất đời sống nội tâm. Họ thích được người ta tôn hót, nể phục, thích ăn trên ngồi trước
 
Những người nói mà không làm cũng là những người gỉa hình: Nội tâm và bề ngoài trái nghịch nhau. Họ chỉ lo phô trương bên ngoài, lo ăn lo mặc... nhưng nội tâm thì trống rỗng!
 
Lưu Cơ một lần ghé qua chợ ở Hàng Châu, thấy một anh bán hoa quả khéo để dành cam được lâu mà không bị ủng. Vỏ cam lúc nào cũng vàng óng. Giá đắt, nhưng thiên hạ vẫn cứ tranh nhau mà mua. Lưu Cơ cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông nồng nặc, múi cam như bông nát. Bực mình, ông liền đem ra chợ, hỏi người bán cam:

- Anh bán cam cho người ta để làm lễ cúng tế, để đãi khách hay anh chỉ làm cho bóng bảy bên ngoài để đánh lừa người ta? Anh tệ thật! Anh giả dối lắm!
 
Anh bán cam cười, nói:
-Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều, chẳng phải gì một mình tôi. Ông thật không chịu nghĩ đến nơi! Này ông thử xem: người đeo mảnh ấn khắc con hổ, ngồi trên nệm da hổ, hùng dũng trông ra dáng Quan Võ coi việc binh lính lắm, nhưng không biết có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi không? Người đội mũ cao, đóng đai dài, đường đường trông ra dáng Quan Văn coi việc cai trị lắm, kỳ thực có giỏi được như Y Doãn, Cao Dao không? Giặc nổi lên không biết dẹp, dân khổ cực không biết cứu, quan lại gian tham không biết trừng trị, luật pháp hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương, không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, lại đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của quí, oai vệ, hách dịch vô cùng! Ông thấy đó: bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc mà bên trong chẳng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi!

Lưu Cơ nghe nói thế, im lặng ra về.

Giả dối, giả hình là cách che lấp thực chất của mình. Đời sống nội tâm trống rỗng, người ta mới tìm cách khỏa lấp những yêu kém nội tâm của mình bằng những lối sống giả hình, bằng những lời nói khoác lác phô trương. Tại sao chúng ta phải giả hình, phải làm cho người khác chú ý đến mình.. Bởi vì thực chất chúng ta chưa đạt được giá trị đích thực nơi chính con người của mình; do đó chúng ta mới phải bận tâm về vẻ bề ngoài: "làm cốt để cho người ta thấy, nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, thích ngồi chỗ nhất ưa bái chào..."

Sống giả hình không đúng với bản chất của mình là sống vong thân. Bao lâu chúng ta cứ cố gắng trở nên cái không phải là con người của mình, bấy lâu chúng ta còn sống thiếu tự tin, sống một nhân cách giả tạo. Đời sống nội tâm và phong cách sống bề ngoài của chúng ta dường như đối nghịch nhau! Chúa Giêsu đã nhìn thấy bên trong vỏ bọc phô trương, giả đạo đức của các luật sĩ và biệt phái là một nội tam rỗng tuếch.
 
Trong giáo dục ngoài xã hội hay trong gia đình, cách giáo dục hữu hiệu nhất là làm gương cho người được giáo huấn. Gương ấy là ngôn hành hợp nhất, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói mà không làm là nói xạo, nói láo, là giả hình. Khuyên bảo con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, nhưng chính bố mẹ lại không đi, có khi còn chống báng thì làm sao thuyết phục, giáo dục được con cái!

Là người Kitô hữu, chúng ta có nhiêm vụ rao giảng, làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô; nhưng nếu chúng ta nói mà không làm thì khác nào "thùng rỗng kêu to"! Nếu chúng ta thực hành điều chúng ta rao giảng, và sống bằng lòng tin của mình, thì không những chúng ta được lợi, mà lời giảng của chúng ta mới có sức thuyết phục người nghe.

Nói mà không làm là giả hình. Giả hình là tô bóng con người yếu kém của mình. Tô bóng con người yếu kém của mình là đưa mình lên, là kiêu ngạo, là khoe khoang. Chúng ta hãy quan tâm đến lời cảnh báo của Chúa: "Ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

Lm Trịnh Ngọc Danh
(thanhlinh.net)

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Re: chung vui

Kính thưa anh em
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập gia đình Ex Dụng 770 xin kính mời anh em và các exas dâng lễ tạ ơn tại:
nhà thờ Chí Hòa lúc 16h ngày thứ sáu 18/11/2011; sau đó dự tiệc chung vui tại khuôn viên NƯỚC HẰNG SỐNG ngay bên cạnh.
Xin anh em dâng lời cầu nguyện và bớt chút thời giờ chung vui với gia đình danh tướng

Ex 772

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Re: PIP cha Xuan tai nha huu duong Chi hoa

Thưa anh em,

Vì chưa kiểm chứng đã vội forward mail của anh Khổng Nhuận lớp 62, nay ex tôi xin đính chính :
Linh Mục Henry Nguyễn Sơn Xuyên, cha giáo TCV các lớp trên (58,59......) đã được Chúa gọi về.
Chiều nay có Ánh , Dũng Ruồi và một số anh em các lớp đã viếng ngài tại nhà hưu Chí Hòa.
Hình ảnh và bài viết anh em chịu khó vào trang web của trường, tại đây .
Thành thật xin lỗi anh em, đặc biệt là cha Xuân.

Ánh 757

Fwd: PIP cha Xuan tai nha huu duong Chi hoa


Anh Trí Dũng mới báo tin
Xin mời anh em cố gắng thu xếp thời gian tới nha hưu dưỡng Chí hòa
vaào lú 14g30 chiều nay Chủ nhật ngày 23.10.2011
để cầu nguyện cho cha Xuân vừa mới qua đời
Thân mến
Khổng Nhuận

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO MĂM A (Mt 28, 16-20)


CHA TRUYỀN GIÁO CHO CON
 
Thượng tuần tháng 10 năm nay, tại Ðại thính đường Phaolô 6 nội thành Vatican, Hội Ðồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã tổ chức Hội nghị với sự tham dự của hơn 8 ngàn người và với  chủ đề "Những người mới rao giảng Tin Mừng cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng - Lời Chúa tăng trưởng và tỏa lan" (Cv 12,24). Cuối Hội nghị ngày 15 tháng 10 năm 2011, Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 mời gọi các tín hữu Kitô hãy để cho Lời Chúa nhào nặn cuộc sống để trở thành những người tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay. (Bản tin Radio Vatican, Lm G Trần Đức Anh OP)
 
Cũng theo bản tin, trong phần huấn dụ của Đức Thánh Cha, danh hiệu “nhà truyền giáo mới” như một quà tặng với nhiều ý nghĩa dành cho mỗi tín hữu hôm nay. “Nhà truyền giáo mới” là người biết nói “với” Thiên Chúa, để có thể nói “về” Thiên Chúa.

Có thể có nhiều người cho rằng ý tưởng mang tính thần học nầy không có gì mới mẻ, nhưng với tôi,  thiết nghĩ, lại rất thời sự với chúng ta hôm nay.

Không dám nói những chuyện cao xa, to lớn, tôi chỉ mượn ý tưởng nầy để đưa vào một mảng nhỏ trong công cuộc truyền giáo của Giáo hội là việc tái truyền giáo trong các gia đình hôm nay.

Cha mẹ phải là người truyền giáo cho con cái. Cha mẹ là những giáo lý viên đầu tiên, những thầy giáo đầu tiên trong chủng viện gia đình. Nội lực của việc truyền giáo ấy không chỉ là những vốn liếng kiến thức Giáo Lý mà cha mẹ đã học được mà còn là chính đời sống kết hiệp với Chúa Giêsu.

Ai ở lại trong Thầy và Thầy lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5).

Đời sống kết hiệp với Chúa Giêsu được thể hiện ngay trong đời sống ba nhân đức Tin, Cậy, Mến: yêu mến Chúa, tin tưởng và ký thác đường đời cho Chúa. Cả ba nhân đức phải được bắt đầu và tiến đến chỗ hoàn hảo ngay trong các gia đình. Cha Mẹ không thể dạy cho con chỉ bằng lời, mà còn phải bằng cả đời sống gương sáng đạo đức.
 
Đừng trách con cái thời nay ít vốn liếng giáo lý, ít đọc kinh cầu nguyện, không siêng năng xưng tội rước lễ, thờ ơ với việc giữ đạo, vô cảm trước những buồn vui nhân thế, sống buông tuồng như không có đời sau… nhưng các cha mẹ hãy nhìn lại chính đời sống đức Tin, Cậy, Mến của mình để thấy rằng: quả thực, chúng ta chỉ sinh con ra, lo cho có cái ăn cái mặc, cái chữ, mà chúng ta chưa chu toàn trách nhiệm truyền giáo cho con cái.

Nếu Thánh Don Bosco cùng anh em Sa-lê-diêng tha thiết nguyện xin “Xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác, xin Ngài lấy đi”, thì cũng đến một lúc mà người làm Cha Mẹ không còn tha thiết gì với những di sản tạm bợ mà mình để lại cho con cháu, nhưng ngược lại, rất tha thiết với tấm linh hồn con cái mà Chúa đã trao phó và luôn khát khao cho linh hồn con cái được cứu rỗi. Điều làm đau lòng cha mẹ nhất là đời sống vô đạo của con cái mình, là tín hiệu hư thân đời này mất linh hồn đời sau của con cái mình.

Ngày truyền giáo năm nay, cùng với lời huấn dụ của Đức Thánh Cha, mỗi người làm cha mẹ được tặng danh hiệu “nhà truyền giáo mới” trong một thời đại rất mới, một hoàn cảnh rất mới  và có thể nói là “rất mới”, “rất khẩn cấp” đối với các gia đình tín hữu Kitô Giáo Việt Nam.

-Rất mới bởi vì những luồng tư tưởng mới không Thiên Chúa, đến nỗi bất cần Thiên Chúa, và chống lại Thiên Chúa nếu có đã và đang thấm nhập tâm hồn các bạn trẻ, con cái của các gia đình.

-Rất khẩn cấp bởi chúng ta không thể trì hoãn nữa trước những âm mưu càng lúc càng rõ của satan chủ trương một lối sống vô luân thường đạo lý, vô nhân đạo, vô cảm đến mức chai đá lạnh lùng… lối sống dẫn các bạn trẻ con cái chúng ta từ chỗ mất Đức Tin, Cậy, Mến, đến chỗ mất linh hồn, mất sự sống đời sau, mất sự đoàn viên gia đình hạnh phúc vĩnh hằng trong Nước Thiên Chúa.

Thiết tưởng chúng ta, những người làm cha mẹ hôm nay, theo huấn dụ của Đức Thánh Cha, phải khẩn cấp tái truyền giáo trong gia đình bằng việc tái lập ngay một cuộc sống “với” Thiên Chúa không chỉ bằng những giờ kinh nguyện chung, những chuỗi Mân Côi chung, những việc siêng năng sốt sắng đời sống các bí tích… mà còn phải cụ thể hóa như lời ĐTC: “để cho Lời Chúa thấm nhiễm trọn vẹn cuộc sống của họ, trong một quan hệ nồng nhiệt với Chúa, trong đời sống cầu nguyện khẩn cấp”

Mỗi tín hữu đang là cha mẹ,  chắc chắn gặp không ít khó khăn vì thái độ ương bướng của con cái mình, nhất là những đứa con được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong mấy chục năm gần đây: một phần vì ảnh hưởng xã hội mới, phần khác vì Cha Mẹ ưu tiên dành cho việc kiếm cái ăn qua ngày hơn là việc giáo dục đức tin cho con cái.
 
Đã đến lúc, “những nhà truyền giáo mới” không ai khác hơn là chính những người làm cha mẹ: Cha truyền giáo cho con, mẹ truyền giáo cho con… để thực sự có một Hội thánh thu nhỏ: một Hội thánh sống với Chúa để có thể nói về Chúa cho những gia đình khác, cho làng xóm, cho xã hội.

Các Cha Mẹ không thể thoái thác vì những khó khăn xã hội, nhưng hãy tin tưởng vào sức mạnh của Thiên Chúa, và nội lực của việc kết hiệp với Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Cha khẳng định:

“Lời Chúa tiếp tục tăng trưởng và phổ biến, vì 3 lý do:

-trước tiên sức mạnh của Lời Chúa không lệ thuộc hoạt động và các phương tiện của chúng ta, Thiên Chúa thường giấu quyền năng của Ngài dưới những dấu hiệu yếu đuối;

-tiếp đến như dụ ngôn người gieo giống cho thấy, có những hạt giống rơi vào thửa đất tốt, các nhà truyền giáo mới xuất phát từ những cánh đồng tốt tiếp tục gia tăng làm cho Tin Mừng tương trưởng dồi dào, biến đổi cuộc sống của họ và tha nhân;

-thứ ba là Tin Mừng thực sự đã được truyền đến tận bờ cõi trái đất, kể cả giữa những sự dửng dưng, bách hại và thiếu cảm thông, nhiều người ngày nay tiếp tục can đảm cởi mở tâm trí đón nhận lời mời của Chúa Kitô, gặp gỡ Chúa và trở thành môn đệ của Người". (Bản tin Radio Vatican, Lm G Trần Đức Anh OP)

Lạy Chúa, nhân Ngày Truyền Giáo, xin cho mỗi người làm cha mẹ biết Tin Cậy Mến nhiều hơn bằng đời sống cầu nguyện và bí tích. Xin cho Lời Chúa thấm nhuần biến đổi đời sống chúng con nên đời sống truyền giáo mới cho con cái trong thời đại mới nầy.
 
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vì Lời Chúa hứa:  Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được”(Ga 15,7). A men

PM. Cao Huy Hoàng 20-10-2011
(thanhlinh.net)

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 34-40)


TÌNH YÊU LÀ LẼ SỐNG....?

Đã có lần Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn văn Thuận từng nói với Bill Gate rằng: “Sự văn minh đích thực là không để ai ở lại phía sau”. Và Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II cũng nói: “Sự văn minh đích thực là phục vụ sự sống”.  Thế nhưng, “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Một thế giới quá chênh lệch giầu nghèo. Một thế giới quá đề cao đồng tiền mà quên cả lương tri con người. Một thế giới lấy kinh tế làm đầu nên đã làm đảo lộn biết bao thuần phong mỹ tục, và những giá trị đạo đức truyền thống của các tiền nhân. Khoa học  tiến bộ, nhưng đạo đức và phong hoá xuống cấp trầm trọng. Sự tiến bộ của khoa học dường như đang giúp sức cho sự dữ gia tăng. Khoa học tiến bộ đang phục vụ cho văn hoá sự chết hơn là phục vụ cho văn hoá sự sống. Người ta tìm muôn nghìn cách thức để lừa đảo, gian manh và truỵ lạc. Đứng trước viễn cảnh đen tối của xã hội hôm nay, Sĩ Phu Bắc Hà đã đúc kết thành bốn câu thơ:

Nhân phẩm từ đây giảm giá rồi
Chỉ còn lương thực tăng giá thôi
Lương tâm bán rẻ hơn lương thực
Chân lý chân giò một giá thôi!

Một thế giới thượng vàng hạ cám đã làm lệch đi rất nhiều những giá trị của cuộc sống. Một thế giới xem ra những nghĩa cử yêu thương thật hiếm hoi. Đó chính là một thách đố cho người Kitô hữu chúng ta. Liệu rằng chúng ta có dám sống triệt để giới răn mến Chúa yêu người giữa một xã hội loại trừ Thiên Chúa và thiếu thốn tình người hay không? Liệu rằng chúng ta có dám chịu thiệt thòi để người khác hưởng thụ trên lòng quảng đại của chúng ta hay không? Liệu rằng chúng ta có dám yêu người khi mà người ta đang chơi xấu, đang lợi dụng, đang làm hại chúng ta? Đây là một thách đố và cũng là đòi hỏi triệt để, vì căn tính của người môn đệ Chúa là “yêu mến tha nhân như chính mình”. Vì tình yêu là lẽ sống, là hơi thở của người Kitô hữu. Không có tình yêu thì sức sống của người tín hữu đã không còn. Không có lòng quảng đại thì không còn là nhân chứng cho Tin Mừng Nước Trời của Chúa. Chúng ta không thể nói yêu Chúa mà trong lòng vẫn còn thù ghét anh em của mình. Chúng ta phải vượt lên trên lòng ích kỷ, sự hẹp hòi của nhân thế để làm chứng cho một tình yêu nhân ái, bao dung và vị tha.

Đây chính là sứ điệp  mà Tin Mừng hôm nay muốn loan báo. Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Đồng thời Ngài cũng đòi buộc chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính mình. Chính Thầy Chí Thánh Giêsu đã làm gương cho chúng ta. Chính Ngài khi bị treo trên thập tự giá đã giới thiệu cho nhân thế một tình yêu tinh ròng đến nỗi “dám chết cho người mình yêu”. Ngài đã chọn thập tự giá làm biểu tượng cho tình yêu tự hiến của mình.  Với thanh dọc, Chúa chấp nhận cực hình để tôn vinh Chúa Cha. Với thanh ngang, Ngài muốn ôm trọn nhân loại trong tình thương của Chúa. Người Kitô cũng được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy Giêsu khi chúng ta sống tôn vinh Chúa Cha, và yêu mến anh em như chính mình. 

Chính tình yêu đó sẽ giúp chúng ta vượt thắng những tham lam bất chính, những thói hại người hại đời để tìm tư lợi riêng cho bản thân mà người đời vẫn đang sống. Có thể là người, chúng ta cần địa vị, cần danh vọng nhưng vì lòng yêu mến Chúa chúng ta không thể bán rẻ lương tâm, không làm hại đồng loại. Có thể chúng ta cũng cần của cải để sinh sống, nhưng vì Chúa, chúng ta biết sống quảng đại để mua lấy hạnh phúc Nước Trời. Có thể đồng loại, vẫn mưu toan làm hại chúng ta, nhưng vì Chúa chúng ta nhịn nhục và nhẫn nại với nhau trong yêu thương và tha thứ.

Như vậy, chỉ có ở trong tình yêu Chúa, chúng ta mới dám sống yêu thương đồng loại như chính mình. Chính nhờ tình yêu Chúa, sẽ giúp chúng ta trao ban sự sống sung mãn cho nhân thế qua những nghĩa cử yêu thương, bác ái và vị tha. Chính tình yêu đối với Chúa, sẽ giúp chúng ta sống nhân ái và bao dung với tha nhân là hình ảnh của Ngài. 

Ước gì giữa một thế giới đang băng hoại về tình người, chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa của yêu thương, để sưởi ấm cho những ai đang cô đơn, thất vọng vì thiếu vắng tình thương, sự cảm thông và nâng đỡ của anh em. Ước gì giữa một thế giới đang bán rẻ lương tri, người Kitô hữu hãy biết sống tôn trọng lẫn nhau, biết sống cho tình người cao quý, hơn là những của cải vật chất tầm thường. Ước gì người Kitô hữu chúng ta, đừng vì danh lợi thú mà đánh mất nhân phẩm con người là hình ảnh Thiên Chúa. Ước gì giữa một xã hội mà chân lý bị vùi giập, chúng ta dám sống cho sự thật, cho dẫu rằng, có bị nghi kỵ, hiểu lầm, kết án và tẩy chay. Giữa một thế giới mà người ta có thể nhân danh quyền lợi của mình để giết hại người khác một cách phi nhân, ác đức, đặc biệt là các thai nhi vô tội, chúng ta hãy sống theo gương Thầy Giêsu dám chết cho người mình yêu, dám sống mình vì mọi người, và dám trở nên mọi sự cho mọi người như Thầy Giêsu.  

Nguyện xin Chúa là tình yêu, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim yêu thương của Chúa. Amen

Jos Tạ duy Tuyền
(thanhlinh.net)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 15-21)


Mời xem videoclip>>

TRẢ NỢ CUỘC ĐỜI

Có một câu chuyện kể rằng : có một người con gái nông thôn lên thành thị học, sau khi học thì cưới chồng giàu sang. Khi đám cưới, mẹ cô từ dưới quê nghèo lên dự, nhưng vẫn mang dáng dấp quê mùa với bộ đồ đã bạc màu, cũ kỹ. Sợ khách chê cười và xem thường mình, cô con gái không dám nhìn mặt mẹ và không dám giới thiệu mẹ với khách. Dù rằng, cô vẫn biết bà mẹ nhà quê rất tủi thẹn, nhưng cô vẫn lạnh lùng làm ngơ. Cô con gái đã đánh mất lòng thương yêu ngay cả đến với mẹ mình. Cô là loại người vong ân bội nghĩa. Cô đã phạm tội bất hiếu khi đang tâm không nhìn nhận công đức của mẹ đã dành cho cô: “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, tất bật nuôi con cho tới khi trưởng thành”. Những loại người như vậy thường bị người đời kết án, tẩy chay, xem thường…

Lời Chúa hôm nay như là lời chất vấn lương tâm chúng ta. Của Xê-za hãy trả về cho Xê-za, của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa. Của Xê-za có thể là những thứ công bình bác ái giữa người với người, hay có thể là bổn phận phải thi hành cho đất nước, cho gia đình và xã hội. Của Thiên Chúa chính là con người phải lệ thuộc vào Thiên Chúa vì sự sống là của Thiên Chúa ban, và còn được Ngài ưu ái dựng nên giống hình ảnh Ngài. Của Thiên Chúa còn là những kỳ quan thiên nhiên mà Thiên Chúa đã quan phòng xếp đặt cho có thời, có lúc để nuôi dưỡng con người. Chính vì thế mà có ai đó nói rằng: con người sinh ra đã mang kiếp nợ trần. Con người đã mang ơn khi vào trần gian nên phải trả nợ cho hết cuộc đời. Trả nợ Thiên Chúa và trả nợ tha nhân.


Vậy, chúng ta phải trả lại cho Thiên Chúa và tha nhân những gì?


Hãy trả lại cho Thiên Chúa những thứ thuộc về Thiên Chúa. Đó chính là con người là hoạ ảnh Thiên Chúa, là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Nhưng đáng tiếc, con người đã quay lưng lại với Thiên Chúa, đã phá vỡ những nét đẹp của hình ảnh Thiên Chúa khi lao vào những đam mê lầm lạc như: ngoại tình, dâm ô, cướp của, giết người hay gian dối, điêu ngoa . . . khiến con người trở thành “chó sói của con người” như lời của Saint paul Sart đã từng thốt lên trong chua chát!


Hãy trả lại cho Thiên Chúa quyền làm chủ sự sống. Nhưng đáng tiếc, con người đã lạm dụng tự do để bức tử các thai nhi vô tội khiến hàng triệu thai nhi bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người của mình.


Hãy trả lại cho Thiên Chúa những trật tự thiên nhiên mà chính Ngài đã khôn ngoan xếp đặt. Nhưng đáng tiếc, con người đã đang tâm phá vỡ khi ngăn sông, lấp biển, chặt cây, đốt rừng khiến lũ lụt tràn lan, mưa nắng thất thường . . .


Hãy trả lại cho tha nhân lòng biết ơn mà mỗi người chúng ta từng mang ơn khi bước vào đời. Nhưng đáng tiếc, nhiều người đã sớm vong ân bội nghĩa khi dứt bỏ tình cha, tình mẹ. Họ đã sống thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội khi lười biếng và sống sa đoạ tội lỗi.


Hãy trả lại cho tha nhân sự công bình và bác ái mà mỗi người khi sinh ra đều được hưởng dùng của cải mà Thượng Đế ban tặng qua vũ trụ vạn vật. Nhưng đáng tiếc, nhiều người đã làm dụng quyền bính để vun quén cho bản thân, để bóc lột kẻ thấp cổ bé họng để làm giầu cho bản thân.


Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: hãy trả lại cho Thiên Chúa sự trong trắng tâm hồn của con người là hình ảnh ban đầu mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Hãy trả lại cho tha nhân không chỉ là quyền được sống mà còn được sống dồi dào trong sự tôn trọng tự do của nhân quyền giữa người với người, không phân biệt giai cấp hay màu da sắc tộc . . .


Chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi giá trị đang mai một và đảo ngược. Ngay thẳng thật thà thì bị coi là ngu khờ dại dột ….. “Lương tâm không bằng lương tháng”. Một xã hội mà dối trá đang ngự trị khắp nơi mà có ai đó nói trong cay đắng rằng: xã hội hôm nay đang tiến từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng sang thời kỳ “đồ đểu”! Một xã hội mà Cái TÔI lên ngôi Thượng Đế nên có quá nhiều những thị phi. Con người hôm nay đang lừa dối lòng mình và lừa dối tha nhân khi nói rằng: không có Thiên Chúa, không có thần linh. Chết là hết . . . Vì vậy mà người ta luôn đang tâm làm hại lẫn nhau, luôn tìm cách loại trừ Thiên Chúa để dễ dàng làm ngược với lương tri con người.


Ước gì mỗi người chúng ta biết nhận ra sự sống là quà tặng Thiên Chúa ban và được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của đồng loại, để rồi mỗi người chúng ta luôn biết sống trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm tạ tha nhân. Amen


Lm.Jos Tạ duy Tuyền

(thanhlinh.net)

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Re: qui luật

Ex Cảnh 762 và anh em
DR không có mặt trong cuộc xả stress chiều qua nhưng cũng thấy qui luật nào cũng có "luật trừ" hay phần "cắt nghĩa rộng".
DR không nghe theo lời khuyên của ông trùm 762 mà đi hỏi lão béo 767 về chi tiết. Lão sẽ hỏi ngược 1 câu là sao hôm qua mình không không có mặt? Hà hà.
Nhưng việc gì cũng có chỗ lách... anh em mình hãy liên hệ với bố tây 768. Chà! Tay này sau khi trình bày qui luật còn giải thích thực tế là tại sao cùng tuổi mà Ex Cầu 763 khác với Ex Dụng 770
Bố Tây nhớ chuẩn bị phần bình luận mở rộng nhé!
Ex 772


Quy luật tần suất tối ưu

Thưa Chư Huynh,
Chiều tối qua nhậu xả stress với Chương Ánh Công Lâm, dê đủ thứ món và Vodska Hà Nội pha bò cụng tại Gò Vấp, tớ mới thêm được 1 kiến thức do Lão Béo chỉ bảo : tớ tạm khái quát và đặt tên là "Quy luật tần suất tối ưu".

Nội dung như sau :
Độ tuổi Chư Huynh và tớ là trong vòng 50 - 59, lấy số 5
5 x 9 = 45
4 và 5 là hai chữ số biểu thị quy luật tần suất tối ưu
Thí dụ : mình lên hàng 6, 60 - 69 tuổi, thì lấy con số 6
6 x 9 = 54

Hay đáo để !!!
Từ trước đến nay, hình như tớ cũng cứ thực hành như thế, nhưng chưa khái quát thành quy luật và đặt tên cho nó được !!!
Huynh nào muốn biết rõ ý nghĩa của số 45 hoặc 54 hoặc v.v... thì xin cứ điện thoại hỏi Lão Béo. Lão í sẽ chỉ dẫn tường tận cho. Lão í là bậc thầy có giấy chứng nhận đấy !!!

Vài hàng tán phét, xả stress, cho vui.
Thân
Cảnh 762

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Re: Thăm ba cua Ex 757

 Thưa các bạn đồng môn 68,
Cụ thân sinh tôi đã dần bình phục, được xuất viện về điều trị tại nhà chờ ngày tái khám. Chiều nay có Chương, Cảnh, Công và Lâm đại diện anh em đến thăm, cụ rất vui.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh em lớp 68 khi hay tin cụ bệnh đã điện thư, điện thoại chia sẻ, hỏi han, cầu nguyện.
Cụ tôi đã qua mặt các bệnh nhân cùng phòng dù tuổi cao (86t) cũng nhờ lời cầu nguyện của anh em.
Một lần nữa xin cảm ơn.

Ánh 757



Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Re: Thăm ba cua Ex 757

Thưa chư huynh
Thừa lệnh Ex LP 767 mõ xin rao như sau:
Vì nhiều lí do, lí trấu chủ quan cũng như "đầy tớ quan"( loại này kỳ này phát triển sinh sôi nẩy hơi bị nhiều) nên chiều mai 13/10/2011 lúc 16h anh em sẽ tụ họp tại nhà thờ Xóm Thuốc Gò Vấp để thăm ba của Ex đầu vần.
Sau đó ông trùm Cảnh 762 thân mời anh em nán lại để xả stress...
Mọi thắc mắc về chi tiết xin gọi 0913 680 286 để Ex Chương giải thích thêm.
772

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN A (Mt 22, 1-14)




CHIẾC ÁO CƯỚI

Có nhiều dụ ngôn nói về mầu nhiệm Nước Trời, mỗi dụ ngôn mặc khải một khía cạnh khác nhau về Nước Thiên Chúa. Thế nhưng, dụ ngôn nào cũng nhằm diễn tả cho nhân loại hiểu Nước Trời là nơi con người sẽ về sau cuộc sống trần thế này. Trần gian là chỉ con đường để đi đến cuộc sống viên mãn trên Thiên Quốc, nơi không còn nước mắt khổ đau vì cuộc sống, nhưng chỉ có niềm vui và hạnh phúc, vì được trở về với chính nơi mình phát xuất ra.

Nhiều quan niệm cho rằng Nước Trời chỉ là viễn tượng mà con người không thể đạt được. Thật ra, làm con Thiên Chúa, trở về với Cha của mình đó là điều tất yếu, không lấy gì làm khó hiểu. Điều quan trọng là con người có muốn hay không mà thôi.
 
Đặt nhân loại vào trần gian, Thiên Chúa muốn họ dùng trần thế làm đường đi về Thiên Quốc. Thế nhưng, mải mê với những thế sự thăng trầm, con người lầm tưởng trần gian chính là nơi trú ngụ an toàn, là gia nghiệp, là tài sản, là cuộc sống, quên đi rằng Nước Trời mới chính là nơi vĩnh cửu của họ. Trần gian nay còn mai mất, nhắm mắt là buông tay, bỏ tất cả lại cho đời.

Thuật ngữ Nước Trời không phải quá khó hiểu hay xa lạ với con người, tuy nhiên điểm yếu của nhân loại chính là đánh mất ý thức mình thuộc về Thiên Chúa. Trần gian chỉ là nơi tạm trú, là trạm dừng chân đưa con người về với cuộc sống đích thực nhưng khổ nỗi con người lại bám riết vào nó, lệ thuộc nó để rồi đánh mất sự sống bất diệt.
 
Khao khát được sống trường sinh, sống hạnh phúc nhưng con người lại loại bỏ Thiên Chúa. Mơ về một cuộc sống hạnh phúc mai hậu nhưng con người lại bám víu vào thực tại. Thật dễ hiểu, cũng không trách được, có ai lên trời mà không phải qua con đường bằng đất. Chính lối đi này đã cho nhân loại hiện diện với đời, không lệ thuộc vào nó để bảo tồn cuộc sống làm sao được. Cơm áo gạo tiền là cái cần để con người tồn tại, cho nên nhân loại lầm tưởng khối vật chất cho mình sự sống là như vậy.

Việc nhân loại khước từ không đón nhận mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, căn bản cũng chỉ vì mầu nhiệm ấy không cho họ giá trị vật chất, nếu không muốn nói là tước đoạt đi “đam mê danh vọng” của con người. Theo ý định của Thiên Chúa, ơn cứu độ được ban cho dân riêng của Ngài, một dân tộc được tuyển chọn, nhưng trớ trêu thay kẻ được chọn lại không muốn đón nhận, họ đã từ khước, đã loại bỏ và chối từ Thiên Chúa. Phải chăng, những giá trị, những hứa hẹn của Nước Trời không đưa đến cho con người hiệu quả, lợi ích trước mắt, nên chả còn ai muốn đến với Thiên Chúa.

Nước Thiên Chúa không còn ban cho một dân, nhưng là ban cho tất cả những ai thuộc về Ngài. Lời Chúa được gieo vào lòng nhân loại qua chính Con Một. Mọi người đều được mời gọi vào dự tiệc, thế nhưng không phải ai cũng đón nhận: “Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn kẻ thì bắt các đày tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết” (Mt 22, 6). Đức Giêsu nói đến việc từ chối đón nhận Nước Trời của dân tộc được tuyển chọn. Thế nên, Nước Thiên Chúa được ban cho toàn thế giới. Mọi người, ai ai cũng đều được mời vào dự tiệc Nước Trời, ai cũng được đón nhận ơn cứu độ: “Các ngươi hãy đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời vào dự tiệc” (Mt 22, 9).

Dùng dụ ngôn để giảng dạy, một nghệ thuật độc nhất vô nhị của Đức Giêsu, vì chưng nó gần gũi, thiết thực với đời thường. Ngài không dùng những từ ngữ văn hoa hay hình ảnh khó hiểu để mà mặc khải mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Nhưng sứ mệnh của Ngài đến trần gian chính là mặc khải cho nhân loại am hiểu về Nước Trời.
 
Dụ ngôn không cho riêng ai mà hơn cả nói với mỗi người chúng ta. Thái độ đón nhận Lời Chúa của ta trong đời sống như thế nào. Mỗi ngày, Thiên Chúa đều mời gọi ta bước vào dự tiệc Nước Trời bằng việc dâng thánh lễ, cầu nguyện cũng như các việc đạo đức, bác ái, hy sinh... Thiên Chúa mời gọi ta bước vào dự tiệc Thánh Thể, dự tiệc Lời Chúa mỗi ngày nhưng chúng ta có thực hành hay không đó mới là vấn đề. Thực thi Lời Chúa chính là chiếc áo cho ta vào dự tiệc Thiên Quốc. Theo như tập tục Do Thái, khách được mời dự tiệc đều có áo cưới dành sẵn mỗi khi bước vào buổi tiệc. Người khách được mời không mặc áo cưới ở đây chính là hình ảnh biểu trưng Đức Giêsu dùng để nói đến những ai không sống Lời Chúa, tức khắc bị loại ra bên ngoài nếu đứng vào hàng ngũ những người thuộc về Thiên Chúa: “Này bạn, sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới? (Mt 22, 12). Đó chính là câu hỏi dành cho mỗi người chúng ta, khi đến trước tòa Chúa trong ngày cánh chung, cũng là ngày mọi người bước vào tiệc cưới Nước Trời. Nếu như cứ chăm chút cho cuộc sống trần thế vật chất mau qua chóng tàn mà không quan tâm đến đời sống tâm linh, dệt cho mình chiếc áo cưới bằng sự ngoan ngùy vâng phục Thiên Chúa, bằng việc thực thi Lời Chúa thì cũng như kẻ không mặc áo cưới ra trước mặt Thiên Chúa vậy. Khi đó, chắc chắn sẽ bị: “Trói chân tay nó lại, quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 22, 13).

“Người được gọi thì nhiều, kẻ được chọn thì ít” (Mt 22, 14) là vậy. Có ai không được mời gọi đón nhận mầu nhiệm Nước Trời đâu, có ai không được mời gọi trở nên con cái Thiên Chúa để được đón nhận ơn cứu độ của Ngài. Nước Trời được ban cho tất cả mọi người, không của riêng ai, ai cũng được chọn, được gọi nhưng không phải ai cũng có thể bước vào cuộc sống viên mãn.

Thế giới càng văn minh, nhu cầu cuộc sống ngày càng được đáp ứng cao, con người mải miết chăm lo cho giá trị vật chất, áo quần sang trọng mượt mà với những trang phục kiểu cách, đắt tiền mà không lưu tâm đến chiếc áo tâm hồn. Một trái tim thanh khiết, một tâm hồn có Chúa.

Lạy Chúa, mỗi ngày Ngài đều mời gọi con vào dự tiệc Lời Chúa và Thánh Thể hầu giúp con kín múc được nguồn sự sống mai hậu. Mải miết trang hoàng cho mình chiếc áo trần thế mà quên đi việc thêu dệt chiếc áo yêu thương hầu có thể diện kiến dung nhan Đấng Tối Cao và cùng vào dự tiệc với Ngài, càng ngày con càng xa rời Thiên Chúa. Cảm ơn Ngài đã mời gọi con chung hưởng sự sống vĩnh cửu, cho con niềm vui cứu độ. Xin giúp con biết yêu Chúa nhiều hơn, lắng nghe tiếng Ngài mời gọi, can đảm sống nhân chứng tình yêu giữa lòng đời, tận tụy trung thành với Lời Chúa, siêng năng đón rước Thánh Thể mỗi ngày, sẵn sàng bước vào dự tiệc Nước Trời với chiếc áo cưới được dệt bằng yêu mến, hy sinh.
 
M. Hoàng Thị Thùy Trang.
(thanhlinh.net)

NHỜ VẢ

Thân chào quý chư huynh
Nhà thờ giáo xứ mình sẽ xây mới trong nay mai. Kèm theo đó là sẽ đóng ghế ngồi mới. Mình đang tìm mẫu ghế ưng ý nhất. Xin anh em giúp mình với, đặc biệt là các Ex hải ngoại.
Anh em cảm thấy mẫu nào đẹp, chắc, bền (càng xịn càng tốt) xin chụp hình nó và gởi cho mình (tranhtuan10856@gmail.com) để rộng đường chọn lựa.
Xin cám ơn anh em trước
813

Re:du lịch Úc

Chào anh em.
Chiều qua danh tướng 770 ngồi giữa chủ tọa hay chủ xị : tay hữu là GSTSTQ 759 còn tay tả là LT 763. Tiếp nữa trưởng ban ăn nhậu 798 ngồi kế Ex Ân 759 và LP 767 ngồi sát bên Ex Cầu 763. Chỉ như vậy là nói lên "trình độ chỉ nhất thời chứ đẳng cấp là mãi mãi" ( trích lời Ex Liên 794). Ex Liên bây giờ công việc mãi Long Thành mà cũng cố gắng tới dự thật trân quý. Tuy nhiên cũng có vài điểm tiếc.
Cái thứ nhất là anh em thấy Ex 770 không cao to hay dài thêm 2cm như lời đồng chí phó giám đốc 762.
Cái thứ hai là anh em đi rời rạc và ít quá: chưa đủ 12 kể cả người mời. Tuy nhiên rượu cũng không bị mẻ nghĩa là uống hết 2 chai XO
Ex 770 có chia sẻ 2 chuyện mừng cho anh em về Lớp trưởng hải ngoại 800: Công việc "chùi tầu" năm nay làm không hết việc và ái nữ đã từ xứ Cờ Hoa về làm việc gần quê nhà. Chúc mừng và Cung Hỉ nhé ( cho phù hợp với người anh em láng giềng)!
Danh tướng thì khác, mới vào phi trường xuất phát thì thằng cháu "chống gậy"[ đích tôn] đã khóc ré lên" như mưa" không dứt lúc ông bà nội và cô xuất phát. Danh tướng thú nhận là là vừa bay vừa cầu nguyện ( Anh em nên biết là bi chừ nhiều tuổi rồi, ngày càng gần Chúa hơn cũng là điều đương nhiên). Nhưng chuyến bay rất an toàn, chỉ là đêm đầu tiên ở khách sạn bị cháy tầng dưới thôi. Ơn Chúa là Ex 770 và gia đình không bị gì cả.
Danh tướng qua Úc được hưởng lây cái lộc của bạn" chùi tầu" nên mọi việc đều êm xuôi kể cả việc "vui chơi nhẩy múa" ở các "coffe bar" gì đó cũng HÊN TUỐT: chuyện này không thể đi vào chi tiết hơn được nữa!

Vì Ex Alpha 757 có việc phải về sớm nên sau đó anh em nhất trí là sẽ đi thăm thân phụ Ex đầu vần vào chiều thứ hai 10-10-2011, việc này LP 767 đã lên chương trình và Ex trùm Hù 762 sẽ phụ trách phần sau thăm viếng... Xin anh em liên hệ và nghe tin từ Ex Chương nhé!

Sắp tới lớp 68 sẽ có nhiều "độ" xin thông báo trước để anh em chuẩn bị tham gia đông vui.
  • Lễ kỷ niệm 20 năm lãnh nhận hồng ân Linh mục của cha JBt Hùng Vũ 786, anh em sẽ liên hệ lại để biết thêm chi tiết. Tưởng cũng nên thông tin ở đây là Ex Cầu 763 đã thi công và  đưa vào sử dụng phòng tắm hơi cho cha sở Vĩnh Hòa. Xin Cha Định 776 chờ đợi kết quả trong vòng 1 tháng nữa.
  • danh tướng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập gia đình ( chính ngày là tháng 1/2011 nhưng Ex Dụng 770 không "care") vào ngày thứ sáu 18/11/2011 tại nhà nguyện Hiệp Nhất 38 Kỳ Đồng và hội trường Giêrađô. Ex Dụng 770 tuyên bố là bên nội và bên ngoại cũng không còn bao nhiêu người nên đãi anh em là chính. Vì quá nhiều ý kiến góp ý về địa điểm tổ chức, mà nổi trội nhất là ông trùm 762 nhắc lại địa điểm Majestic của Ex bố tây 768 ngồi cạnh mình. Tuy nhiên Dụng lùn 770 vẫn kiên định chỗ mình đã chọn và hứa sẽ bù lại bằng XO cao cấp tùy tửu lượng của anh em. Cũng nhân dịp này chủ hãng Long Hưng tuyên bố sẽ làm kỷ niệm 30 năm ở khách sạn Sheraton  chứ không phải hội trường giáo xứ An Lạc.
  • Có lẽ thứ bẩy 07/1/2012 Ex Cầu 763 sẽ mời anh em nhân dịp trưởng nữ lên xe hoa về nhà chồng và chủ nhật 08/01/2012 Ex Cảnh 762 sẽ chiêu đãi anh em khi trưởng nam thành thân. Vì 2 sự kiện này quá gần nhau nên sẽ có 1 "đại hội trù bị" do hai ông bố tổ chức. Anh em cũng cần biết là danh tướng 770 sẽ phát biểu đại điện họ nhà trai thay mặt cho ông thân sinh Nguyễn Ngọc Cảnh 762. Ex Lâm 790 là người có nhiều kinh nghiệm trong các vụ việc tổ chức hôn lễ từ quê lên tỉnh cũng có nhiều góp ý . Ex Dụng 770 hơi sợ Ex Lâm 790 cạnh tranh với mình nên khoe thành tích 15 lần chủ hôn, gia cảnh đề huề... và thậm chí ( nếu cần) làm luôn MC nữa. Anh em nói cái vụ MC làm hạ giá đẳng cấp danh tướng 770 đi ; nhưng theo thiển ý của DR 772 thì làm chưởng nghi ( master ceremony) là vinh hạnh chứ!

Không có Ex niên trưởng 775, nên chủ xị 770 kể 1 chuyện cười ý nhị đại để như sau: hướng dẫn viên du lịch đố các thành viên trong đoàn về các từ BẤT.. thí dụ can đảm can trường là bất khuất, rồi bất tuân, bất tử vv...Cuối cùng hướng dẫn viên hỏi mọi người "khi nhận được lời khen là vợ mình đẹp thì sao?" Không ai trả lời được ( kể cả các Ex 68 hiện diện trong tiệc hôm qua). Danh tướng 770 bấy giờ mới bỏ nhỏ: BẤT NGỜ!!!!
Chú thích ngoài lề của Ex 772 : chuyện này được kể sau khi LT 763 nói mới chỉnh con rể tương lai khen mẹ vợ đẹp. Nhưng anh em khen vợ mình đẹp thì không sao!
Chúc một weekend vui vẻ.
      Thằng mõ.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Xin lời cầu nguyện

Thưa Chư Huynh,
Hiện nay ( 14g30 ) ông cụ thân sinh của anh Ánh 757 đang lên bàn mổ.
Xin Chư Huynh lời cầu nguyện cho Cụ được điều tri thành công và sớm bình phục.

( Tớ mạn phép thông báo như trên theo lời nhờ của anh Chương. )

Thân
Cảnh 762

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

LỜI CHÚA LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI (Lc 1, 26-38)


Mời xem videoclip
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA KINH MÂN CÔI

TẠI ĐÂY

MẸ MÂN CÔI
NGƯỜI DẪN LỐI VỀ TRỜI

Nói đến cha thánh Gioan Maria Vianney, hẳn chúng ta ít nhiều nghe kể về một chuyện như  giai thoại của vị linh mục ngày đầu về nhận xứ. Vì không biết đường đến nhà thờ, cha Vianey bèn hỏi một em bé: Bé ơi, chỉ cho cha con đường đến Nhà Thờ xứ này đi, rồi cha sẽ chỉ cho bé con đường về trời. Em bé đáp ngay: Xạo quá ông cha ơi, con đường đến nhà thờ mà ông còn chưa biết thì đường về trời ông làm sao biết được.

Cậu nhóc xem ra có lý lắm chứ. Con đường về trời quá xa xôi, thậm chí có khi là xa vời vợi thì làm sao biết được. Không ai có thể lên trời nếu không phải là người đã từ trời xuống hay là đã thực sự đến đích nghĩa là đã về trời. Trong niềm tin, chúng ta khẳng định rằng một người trong nhân loại đã thực sự về trời cách trọn hảo chính là Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu độ cũng là Mẹ của chúng ta. Bước chân của Mẹ đã đến đích là Nước Trời vì Mẹ là người đã dõi theo chân Giêsu, Con của Mẹ cách chính xác nhất.

Đã về trời với Người Con dấu yêu, Giêsu, nhưng tấm lòng của Mẹ vẫn mãi canh cánh với đoàn con nhân loại đang còn lữ thứ là những người con mà Mẹ đã chính thức đón nhận khi đứng dưới chân thập giá năm xưa (x.Ga 19, 26-27). Để dẫn đưa bước chân đoàn con nhân loại thẳng hướng về trời, thì Mẹ đã thương trao tặng một cẩm nang “chỉ thiên” đó là tràng Chuỗi Mân Côi. Tràng Chuỗi Mân Côi với các mầu nhiệm vui, thương, mừng và gần đây Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thêm năm sự sáng chính là những điểm mốc trên quãng đường Mẹ đã dõi theo Giêsu để về trời hưởng hạnh phúc viên mãn.

Cuộc đời là một chuyến đi. Kiếp người là một cuộc lữ hành. Nói đến chuyện lữ hành, chuyện đi lại, người ta liên tưởng đến chuyện giao thông. Người dân nước Việt, đặc biệt tại các thành phố lớn đã phần nào chứng nghiệm sự vất vả và lộn xộn của việc giao thông hiện nay. Ngoài một vài nguyên nhân dễ thấy như hệ thống hạ tầng là đường xá, cầu cống nhỏ hẹp, hư hỏng... hay các nguyên nhân nằm trong tâm thức người tham gia giao thông đó là thiếu tôn trọng kẻ khác, đặt lợi ích của mình lên trên hết... thì người ta cũng phải nhìn nhận sự thật này, đó là luật lệ giao thông của chúng ta còn bất cập, các quy hoạch làm đường, cách thế phân luồng, những bảng biểu chỉ dẫn giao thông…còn thiếu tính khoa học, hợp lý và đồng bộ, nghĩa là việc hướng dẫn giao thông ở tầm vĩ mô còn bị hạn chế. Ngay tại các nước tiến tiến, dù đã có những bảng biển hướng dẫn cụ thể, rõ ràng với chữ, số lớn dễ đọc dễ thấy, thế mà vẫn có người lạc lối, lầm đường. Dĩ nhiên sự thường, đó là những người say sưa hoặc bất cẩn, cũng có thể là những người bị hạn chế khả năng nhìn do tuổi tác hay bệnh tật…

“Trên con đường về quê, mà vắng bóng Mẹ, con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?” Một ca từ kính Mẹ Maria đã từng bị nhận định là sai thần học, nay đã được đổi thành : “Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ…”. Cùng đi với Mẹ, đúng hơn là được Mẹ cùng đi thì ta không sợ lạc lối, lầm đường. Tràng Chuỗi Mân Côi không nguyên chỉ là cuốn cẩm nang hướng dẫn đường về trời mà Mẹ trao cho chúng ta như một vật hay một cuốn sách nhưng đó là một cách thế vừa dịu dàng mà hiệu quả để về trời, vì Mẹ Maria đang cùng chúng ta bước đi.

Những lần Mẹ hiện ra gần đây như ở Fatima, khi các trẻ bé Gianxinta, Phanxiô và Luxia lần chuỗi thì các em đã thấy Mẹ cùng đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh và khi các em đọc các Kinh Kính Mừng thì Mẹ im lặng, lắng nghe. Khi chúng ta chào: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc…”, thì Mẹ hiện diện với chúng ta. Có người mẹ nào khi con cái chào kính mà lại tránh mặt làm ngơ! Và khi chúng ta thực tâm và chuyên chăm xin Mẹ “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử” thì chắc chắn Mẹ phải nhậm lời.

Chuyện lạc lối hay lầm đường của hành trình làm người là chuyện không hiếm, thậm chí là nhan nhãn vì “nhân bất thập toàn” và “đa thọ thì đa nhục”, tuổi đời càng cao thì lầm lỗi càng nhiều. Tháng Mân Côi lại về, đặc biệt trong ngày kính Lễ Mẹ Mân Côi, chúng ta thành tâm dâng lên Mẹ tâm tình cảm mến tri ân, vì món quà vô giá Mẹ đã trao tặng là tràng Chuỗi Mân Côi, một phương thế tuyệt hảo dẫn lối chúng ta về trời. Các nhà tu đức không chỉ ví von tràng Chuỗi Mân Côi là cuốn Tin Mừng tóm gọn mà còn xác nhận rằng tràng Chuỗi Mân Côi là cuốn Tin Mừng cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Trẻ bé cũng có thể thân thưa: Kính mừng Maria..Người già cũng có thể cầu: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời… Người dân dã, ít học cần lần Chuỗi Mân Côi hay vị bác học như Louis Pasteur cũng cần lần chuỗi hạt để biết cách thế về trời.

Là Kitô hữu Công giáo, có thể nói rằng không một ai là không yêu mến, tôn kính Mẹ Maria. Lòng tôn kính, mến yêu Mẹ đích thực như lời dạy của Hội Thánh “ phải thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (GH 67). Một trong những cách thế yêu mến Mẹ và noi gương các nhân đức của Mẹ đẹp lòng Mẹ nhất đó là lần Chuỗi Mân Côi. Khi lần Chuỗi Mân Côi chúng ta hãy sốt sắng suy ngắm các mầu nhiệm mà Mẹ đã dõi bước theo chân Chúa Giêsu năm xưa và hãy nhớ rằng Mẹ cũng đang song hành với chúng ta. Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ, con vững tin, bền tâm, khó nguy ngại chi…

L. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(memaria.org)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN A (Mt 21, 33-43)