Hiện nay, không ngừng lại ở vấn đề học chữ, các trường dạy tay nghề rất hân hoan thu nhận học viên. Muốn có bằng cấp đóng mộc kangaroo, nhắm mắt ký vào hợp đồng 2 năm, đóng gần AUD 30,000 là muốn học từ kinh điển nào cũng có tất, học uốn tóc có lọn quăn như đầm, học cách an ủi các cụ già lẩn thẩn, đi săn nai lại mang súng của thằng cu tí v.v…nhất định là nếu có giấy bạc màu xanh thì Nước Úc sẽ hát bài vui lòng khách đi vừa lòng khách đến.
Tuy không được chính thức liệt kê vào đẳng cấp thương vụ quốc gia, nhưng nguồn lợi tức từ du học sinh mang đến cho ngành giáo dục ở Úc quả là không nhỏ, rất nhiều vụ lợi khác nảy sinh từ việc nầy, nhìn theo chiều hướng người dân Úc thì chính phủ Úc đã hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách tốt đẹp.
Thành phần du học sinh con nhà quan sẽ không có vấn đề. Đặt trường hợp vì thấy quá hấp dẫn cho một lần thử thời vận, cầm cố nhà cửa, vay mượn nợ để thỏa mãn ước vọng, chừng va chạm thực tế rồi sẽ không biết phải khóc bằng thứ ngôn ngữ gì.
Hiện nay, điển hình là du học sinh từ Ấn Độ, vì đã lỡ phóng lao thì phải theo, họ có thể làm bất cứ công việc gì, thật là rất ngạc nhiên và xót thương khi nhìn thấy họ phải lâm vào hoàn cảnh như vậy ở xứ lạ. Lâu dần, chuyện anh thanh niên con giám đốc ở Việt Nam đi xắng măng ngoài trời lạnh, chuyện cô gái học cách bưng tô phở thay vì học cầm sách đã không còn là chuyện lạ. Khối nhân công làm lao động với giá hời như thế, xứ Úc dư thừa lao động, đâu cần gì phải nhận di dân.
"Nhất tiển xạ song điêu" hay "Kill two birds with one stone", xứ nào phát xuất thành ngữ nầy? Chắc hẳn là thành ngữ của người Trung Quốc vì nền văn hóa lâu đời của họ. Qua nước cờ chính phủ Úc đang đi, túm lại rằng họ không bập bẹ mà phát âm rất rõ ràng câu thành ngữ "YI SHI ER NIAO".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.