Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009

Để trả lời cho một câu hỏi (tt)

Cú sốc kinh tế vào thời đó đã đem xứ Úc trở lại thực tế. Chính sách nhận di dân cũng thay đổi khá nhiều. Chính phủ Úc đã bắt đầu hướng đi mới cho vấn đề nầy, họ đi một nước cờ khá hay, dùng ưu điểm có quá nhiều đất đai, chính phủ Úc mở cửa cho người Nhật đến lập nghiệp với chiêu bài "di dân thương mãi", địa điểm là bang Queensland. Từ một vùng biển hẻo lánh, chỉ sau vài chục năm, nhờ sự đóng góp tiền của với tất cả chân tình của người Nhật, thành phố Gold Coast bang Queensland ngày nay là thành phố lớn thứ 6 ở Úc, địa điểm thu hút khách du lịch vài triệu người hàng năm. Dân ở xứ Nhật quanh năm cặm cụi làm việc để rồi hăng hái bay sang Gold Coast xả xì chét, vừa hưởng khí hậu ấm áp, được chiêu đãi đúng bài bản, được ca tụng không hết lời vì đã có công đóng góp cho sự phồn thịnh của Nước Úc.

Chiêu mới của chính phủ Úc là chiêu nào? Trên văn tự thì đúng là việc cho người vào Úc có lúc trồi lúc sụt, nhưng thực tế là số người đến Úc ngày càng tăng dưới một danh tính mới. Trong vòng mười năm gần đây, việc đến Úc được áp dụng với hình thức du học sinh. Cũng như người Nhật lúc trước, các nước Á Đông dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Đại hàn và cả Việt Nam đã hăng say gửi con em đến Úc du học. Cũng nhờ Xứ Hoa Kỳ dầu học phí thấp hơn, nhiều trường tiếng tăm hơn, nhưng lại quá khó khăn trong việc nhập cảnh, xứ Úc thấy được điểm lợi nầy nên đâu dễ bỏ cơ hội. Với việc cấp chiếu khán nhập cảnh tương đối dễ dàng, Úc gần như hưởng trọn gói trong vấn đề cung cấp chất xám nầy. Xứ nghèo như Việt Nam thì giúp một ít, nhưng những xứ có nhiều hộ khá giả như Trung Quốc, Ấn Độ là những thân chủ tốt đối với Úc hiện giờ. Một hợp đồng đến Úc du học tại các trường đại học hoặc cao đẳng RMIT trong 4 năm có giá trên AUD 80,000. Tiền chi phí ăn ở trong thời gian ấy cũng bằng hoặc hơn ngần ấy. Gốc gác đại gia thì không nói chi, nhưng cắt củm cả đời, để rồi vì cái danh "người hấp thụ chất xám từ đất Úc", giao cả dây ruột tượng cho xứ Úc thì cần rất nhiều suy nghĩ chin chắn. Xong việc có được nhận vào Úc chính thức không? Trên văn tự không thấy có lời nào như thế.

Việc nầy có liên quan gì đến vấn đề giảm thu nhận di dân trên giấy tờ. Xin chờ…và đọc các chiêu thức vắt cạn tàu ráo máng, lấy luôn nước tủy của xứ Úc.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.