GIÀU NGHÈO
“Giàu sơn lâm lắm kẻ tìm, khó giữa chợ ít người hỏi”, cái cảnh ngược đời ấy không ngờ lại có từ thời xửa thời xưa (Dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó” - Lc 16, 19-31). Sinh thời, ông nhà giàu ăn uống tiệc tùng phè phỡn có bao giờ thèm ngó ngàng gì đến kẻ khó Ladarô nằm lê lết ngoài cổng đâu. Chỉ đến khi từ giã cõi đời phù phiếm để xuống nơi lò lửa âm phủ, ông mới thấy rõ cảnh Ladarô trong lòng tổ phụ Ápraham. Và chỉ đến lúc ấy, ông ta mới khẩn thiết kêu xin tổ phụ cứu vớt. Tổ phụ cũng chịu thua vì ông nhà giàu đã tự đưa mình vào án phạt đời đời ấy. Cuối cùng, ông ta mới chợt nhớ đến những người thân cận còn ở trần thế và thưa với tổ phụ xin nhờ anh nghèo kiết xác Ladarô về cảnh báo họ đừng theo gương mù của ông ta. Suy niệm bài Tin Mừng CN XXVI/TN-C (Lc 16, 19-31), thật thú vị khi được nghe lời tổ phụ Apraham nói với ông nhà giàu : "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin". Không còn câu nói nào đánh trúng tim đen những đại gia giàu sụ hơn được nữa. Quả thực "con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." (Mt 19, 24).
Như vậy, phải chăng giàu là một cái tội ? Và nếu giàu là có tội thì nghèo hẳn là có phúc? Tại sao lại thế ? Trước hết, nói về những người giàu có. Con người sống trên đời, kể từ khi Nguyên Tổ phạm tội, bị tội lỗi thống trị, thì có đủ “tham sân si”, mà “tham” là đầu sỏ (“Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê” – Kiều ; “tham vàng phụ nghĩa” – tục ngữ VN). Lòng tham vốn dĩ không đáy, có 1 thì lại muốn có 2, có 3 có 4 thì lại muốn có 5 có 10, không biết thế nào là cùng. Từ đó, nếu chỉ làm giàu bằng cách thật thà, chân chính mà không toại nguyện, sẽ đi đến chỗ làm giàu bằng mọi cách, bất chấp thủ đoạn, miễn sao “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” (Kiều) là đủ. Đã làm giàu bằng cách bất chính như thế, tất nhiên sẽ sử dụng tiền của không trung thực, chỉ lo sung sướng phè phỡn bản thân mà bất cần nghĩ đến ai khác. Với tấm lòng chỉ nghĩ đến bản thân, hà tiện đức ái như vậy, tất sẽ mắc tội thứ hai và thứ năm trong “bảy mối tội đầu”. Giàu như vậy, có tội là cái chắc.
Còn nếu dùng những phương cách chân chính mà kiếm được nhiều tiền của, rồi trở nên những phú gia địch quốc, những đại gia vô địch, và khi sử dụng những tiền của ấy thì biết cách sử dụng, coi nó chỉ là phương tiện giúp ích cho đời sống, chớ không coi nó như một ông chủ, một bà chúa, thì chắc chắn là không có tội. Không những thế, khi sử dụng tiền của của chính mình mà không xa hoa phung phí, không phè phỡn phô trương, chỉ cốt “ăn để mà sống chớ không sống để mà ăn”, của cải dư thừa thì nhớ đến những anh em bất hạnh hơn mình, nghèo khổ hơn mình… mà chia sẻ từng miếng cơm manh áo, thì hẳn nhiên sẽ là người có phúc (cụ thể là phúc thứ nhất và phúc thứ năm trong “8 mối phúc”). Ngay như tổ phụ Apraham, hoặc ông Giacóp đều là những người giàu có. Tổ phụ Ápraham thì : “Ông Ápraham rất giàu, ông có nhiều súc vật và vàng bạc” (St 13, 2), “và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể” (St 26, 24). Còn ông Giacóp thì : “Ông Giacóp làm giàu … - Thế là ông trở nên giàu, thật giàu; ông có chiên dê đầy đàn, có tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa”. (30, 1-…43). Vậy mà các ngài đều được hưởng phúc vinh trên Thiên quốc, thì hẳn nhiên giàu có chưa phải là cái tội.
Đến như nghèo cỡ anh Ladarô trong bài Tin Mừng, nghèo mà có được cái tâm hướng thiện, biết sống đức khó nghèo, đương nhiên là được hưởng phúc. Nhưng như thế vẫn không có nghĩa là tất cả những người nghèo đều có phúc cả đâu. Bởi trò đời thường hay “bần cùng sinh đạo tặc”, rồi từ chỗ gian lận, lường thưng tráo đấu, đi đến chỗ cướp của giết người cũng chẳng còn bao xa. Ấy là chưa kể còn chán vạn người nghèo vật chất mà còn nghèo đến độ keo kiệt bủn xỉn luôn cả về tinh thần như anh chàng đầy tớ trong dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (Mt 18, 23-36). Nợ nhà vua tới mười ngàn yến vàng, mà biết quỳ lạy xin khất, vẫn được nhà vua tha luôn món nợ kếch sù. Trong khi đó, đối với người bạn chỉ mắc nợ mình có 100 quan tiền, bạn đã sấp mình xuống xin khất, mà vẫn không tha, còn tống vào ngục tối cho đến khi trả hết nợ mới thôi. Thế đấy ! Hoá cho nên giàu cũng chưa hẳn là có tội, mà nghèo cũng chưa hẳn là có phúc. Ăn thua là ở chính cái tâm địa con người, giàu mà có thiện tâm thì vẫn được hưởng phúc, nghèo mà có ác tâm thì vẫn mắc tội như thường. Ôi chao ! Nói là nói vậy thôi, chớ còn kiếm được cái thiện tâm trong thế giới người giàu còn khó hơn cả mò kim đáy biển. Và cũng vì thế nên "con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." (Mt 19, 24).
Cũng đã có những vấn nạn : “Ngày nào cũng thấy đọc “xin Cha cho chúng con rầy hàng ngày dùng đủ (xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày)”; rồi khi đọc bài ca “Ngợi khen” lại thấy “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,/ người giàu có, lại đuổi về tay trắng”. (kinh Magnificat - Lc 1, 53) ; vậy mà không hiểu sao người nghèo vẫn đầy rẫy, nghèo vẫn cứ nghèo, nghèo đến độ không có củ khoai, củ chuối để mà ăn. Trong khi đó, người giàu vẫn cứ giàu thêm lên, giàu nứt đố đổ vách. Sao lạ vậy ?” Kể ra đã hơn một lần ngu mỗ đề cập đến vấn nạn này. Vấn nạn mới nghe qua cứ tưởng là hữu lý, nhưng xét cho cùng, thì sẽ thấy : Lương thực Chúa ban cũng giống như mưa trời rải đều khắp nơi. Muốn có nước mưa dùng, thì ít nhất cũng phải biết sắm cái chum cái vại, đào cái ao cái hồ, xây cái bể cái máng, mới có nước mưa được. Hoặc giả, lười đến độ cứ “há miệng chờ sung rụng”, thì ít ra cũng phải bò, phải lết đến gốc cây sung rồi há miệng ra, chớ chẳng lẽ cứ nằm im một chỗ chờ sung bò đến tận miệng sao ? “Có làm thì mới có ăn,/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” (ca dao VN), đúng không nào ? Còn câu trích trong kinh Magnificat, thì phải hiểu “của đầy dư” chính là của cải Nước Trời, và “đuổi về tay trắng” không có nghĩa là lột hết của cải trần thế của những người giàu, mà là giàu có ở trần thế sẽ gánh hậu quả “tay trắng” trên Thiên quốc. “Vua Ngô ba mươi sáu cái tàn vàng,/ Chết xuống âm phủ cũng chẳng mang được gì” cơ mà !
Chung quy, người giàu mà biết thu tích của cải Nước Trời bằng cách “bán hết của cải mà chia cho người nghèo”, người nghèo mà biết làm giàu bằng cách tu nhân tích đức, thì tất nhiên phần thưởng dành cho họ sẽ không phân biệt giàu nghèo nơi trần thế, mà là sự giàu có hạnh phúc nơi Thiên đàng. Nói cách khác, dù giàu hay nghèo về vật chất mà vẫn biết cách làm giàu về đường tinh thần (giàu thiện tâm, giàu lòng bác ái) thì chẳng lo chi không được hưởng sự sang giàu nơi Quê Trời vĩnh cửu. Cái hình ảnh đáng ghi nhớ nhất trong dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó” chính là hình ảnh anh nghèo kiết xác Ladarô trong lòng Tổ phụ giàu có Apraham nơi cõi phúc. Ôi lạy Chúa ! Nếu con được diễm phúc Chúa ban cho của cải nơi trần thế, thì xin Chúa cũng ban dũng khí và can đảm cho con sống theo gương Tổ phụ Apraham; còn nếu Chúa thử thách con trong hoàn cảnh nghèo khó, thì xin Chúa cũng ban cho con Thần Khí để con có đủ nghị lực và kiên tâm sống như anh Ladarô trong bài Tin Mừng hôm nay. Ước được như vậy. Amen.
Như vậy, phải chăng giàu là một cái tội ? Và nếu giàu là có tội thì nghèo hẳn là có phúc? Tại sao lại thế ? Trước hết, nói về những người giàu có. Con người sống trên đời, kể từ khi Nguyên Tổ phạm tội, bị tội lỗi thống trị, thì có đủ “tham sân si”, mà “tham” là đầu sỏ (“Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê” – Kiều ; “tham vàng phụ nghĩa” – tục ngữ VN). Lòng tham vốn dĩ không đáy, có 1 thì lại muốn có 2, có 3 có 4 thì lại muốn có 5 có 10, không biết thế nào là cùng. Từ đó, nếu chỉ làm giàu bằng cách thật thà, chân chính mà không toại nguyện, sẽ đi đến chỗ làm giàu bằng mọi cách, bất chấp thủ đoạn, miễn sao “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” (Kiều) là đủ. Đã làm giàu bằng cách bất chính như thế, tất nhiên sẽ sử dụng tiền của không trung thực, chỉ lo sung sướng phè phỡn bản thân mà bất cần nghĩ đến ai khác. Với tấm lòng chỉ nghĩ đến bản thân, hà tiện đức ái như vậy, tất sẽ mắc tội thứ hai và thứ năm trong “bảy mối tội đầu”. Giàu như vậy, có tội là cái chắc.
Còn nếu dùng những phương cách chân chính mà kiếm được nhiều tiền của, rồi trở nên những phú gia địch quốc, những đại gia vô địch, và khi sử dụng những tiền của ấy thì biết cách sử dụng, coi nó chỉ là phương tiện giúp ích cho đời sống, chớ không coi nó như một ông chủ, một bà chúa, thì chắc chắn là không có tội. Không những thế, khi sử dụng tiền của của chính mình mà không xa hoa phung phí, không phè phỡn phô trương, chỉ cốt “ăn để mà sống chớ không sống để mà ăn”, của cải dư thừa thì nhớ đến những anh em bất hạnh hơn mình, nghèo khổ hơn mình… mà chia sẻ từng miếng cơm manh áo, thì hẳn nhiên sẽ là người có phúc (cụ thể là phúc thứ nhất và phúc thứ năm trong “8 mối phúc”). Ngay như tổ phụ Apraham, hoặc ông Giacóp đều là những người giàu có. Tổ phụ Ápraham thì : “Ông Ápraham rất giàu, ông có nhiều súc vật và vàng bạc” (St 13, 2), “và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể” (St 26, 24). Còn ông Giacóp thì : “Ông Giacóp làm giàu … - Thế là ông trở nên giàu, thật giàu; ông có chiên dê đầy đàn, có tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa”. (30, 1-…43). Vậy mà các ngài đều được hưởng phúc vinh trên Thiên quốc, thì hẳn nhiên giàu có chưa phải là cái tội.
Đến như nghèo cỡ anh Ladarô trong bài Tin Mừng, nghèo mà có được cái tâm hướng thiện, biết sống đức khó nghèo, đương nhiên là được hưởng phúc. Nhưng như thế vẫn không có nghĩa là tất cả những người nghèo đều có phúc cả đâu. Bởi trò đời thường hay “bần cùng sinh đạo tặc”, rồi từ chỗ gian lận, lường thưng tráo đấu, đi đến chỗ cướp của giết người cũng chẳng còn bao xa. Ấy là chưa kể còn chán vạn người nghèo vật chất mà còn nghèo đến độ keo kiệt bủn xỉn luôn cả về tinh thần như anh chàng đầy tớ trong dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót” (Mt 18, 23-36). Nợ nhà vua tới mười ngàn yến vàng, mà biết quỳ lạy xin khất, vẫn được nhà vua tha luôn món nợ kếch sù. Trong khi đó, đối với người bạn chỉ mắc nợ mình có 100 quan tiền, bạn đã sấp mình xuống xin khất, mà vẫn không tha, còn tống vào ngục tối cho đến khi trả hết nợ mới thôi. Thế đấy ! Hoá cho nên giàu cũng chưa hẳn là có tội, mà nghèo cũng chưa hẳn là có phúc. Ăn thua là ở chính cái tâm địa con người, giàu mà có thiện tâm thì vẫn được hưởng phúc, nghèo mà có ác tâm thì vẫn mắc tội như thường. Ôi chao ! Nói là nói vậy thôi, chớ còn kiếm được cái thiện tâm trong thế giới người giàu còn khó hơn cả mò kim đáy biển. Và cũng vì thế nên "con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." (Mt 19, 24).
Cũng đã có những vấn nạn : “Ngày nào cũng thấy đọc “xin Cha cho chúng con rầy hàng ngày dùng đủ (xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày)”; rồi khi đọc bài ca “Ngợi khen” lại thấy “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,/ người giàu có, lại đuổi về tay trắng”. (kinh Magnificat - Lc 1, 53) ; vậy mà không hiểu sao người nghèo vẫn đầy rẫy, nghèo vẫn cứ nghèo, nghèo đến độ không có củ khoai, củ chuối để mà ăn. Trong khi đó, người giàu vẫn cứ giàu thêm lên, giàu nứt đố đổ vách. Sao lạ vậy ?” Kể ra đã hơn một lần ngu mỗ đề cập đến vấn nạn này. Vấn nạn mới nghe qua cứ tưởng là hữu lý, nhưng xét cho cùng, thì sẽ thấy : Lương thực Chúa ban cũng giống như mưa trời rải đều khắp nơi. Muốn có nước mưa dùng, thì ít nhất cũng phải biết sắm cái chum cái vại, đào cái ao cái hồ, xây cái bể cái máng, mới có nước mưa được. Hoặc giả, lười đến độ cứ “há miệng chờ sung rụng”, thì ít ra cũng phải bò, phải lết đến gốc cây sung rồi há miệng ra, chớ chẳng lẽ cứ nằm im một chỗ chờ sung bò đến tận miệng sao ? “Có làm thì mới có ăn,/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” (ca dao VN), đúng không nào ? Còn câu trích trong kinh Magnificat, thì phải hiểu “của đầy dư” chính là của cải Nước Trời, và “đuổi về tay trắng” không có nghĩa là lột hết của cải trần thế của những người giàu, mà là giàu có ở trần thế sẽ gánh hậu quả “tay trắng” trên Thiên quốc. “Vua Ngô ba mươi sáu cái tàn vàng,/ Chết xuống âm phủ cũng chẳng mang được gì” cơ mà !
Chung quy, người giàu mà biết thu tích của cải Nước Trời bằng cách “bán hết của cải mà chia cho người nghèo”, người nghèo mà biết làm giàu bằng cách tu nhân tích đức, thì tất nhiên phần thưởng dành cho họ sẽ không phân biệt giàu nghèo nơi trần thế, mà là sự giàu có hạnh phúc nơi Thiên đàng. Nói cách khác, dù giàu hay nghèo về vật chất mà vẫn biết cách làm giàu về đường tinh thần (giàu thiện tâm, giàu lòng bác ái) thì chẳng lo chi không được hưởng sự sang giàu nơi Quê Trời vĩnh cửu. Cái hình ảnh đáng ghi nhớ nhất trong dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó” chính là hình ảnh anh nghèo kiết xác Ladarô trong lòng Tổ phụ giàu có Apraham nơi cõi phúc. Ôi lạy Chúa ! Nếu con được diễm phúc Chúa ban cho của cải nơi trần thế, thì xin Chúa cũng ban dũng khí và can đảm cho con sống theo gương Tổ phụ Apraham; còn nếu Chúa thử thách con trong hoàn cảnh nghèo khó, thì xin Chúa cũng ban cho con Thần Khí để con có đủ nghị lực và kiên tâm sống như anh Ladarô trong bài Tin Mừng hôm nay. Ước được như vậy. Amen.
(nguồn : thanhlinh.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.