Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Sông Mekong khi phát nguồn từ Tây Tạng có tên gọi Dza Chu (nước của đá), chảy ngang xứ Trung Hoa được gọi Lan Trương Giang (dòng sông cuồng nộ), vào đến đất Thái và Lào đổi tên thành Mea Nam Khong (sông Mẹ), ngang qua Cam Bốt có tên Tonle Thom (sông lớn), nhưng đến khi chảy đến vùng dưới cùng với tên gọi thật khí thế là Cửu Long thì những gì tinh túy của dòng sông mới bộc phát, biến vùng đồng bằng miền Nam thành vựa lúa lớn thứ nhì trên thế giới, tôm cá đầy tràn. Đã bảo mà, tên gọi phải khí thế thì mới phất phới cờ bay, cứ theo tục mấy anh xứ Củ, đặt những tên nặng bóng vía cho ma chê quỷ hờn, khó đánh vần thấy bà cố! Thời đại vi tính, tên được xếp vào hàng đầu trên Google như Ngài ấy cũng là đúng pheng-xùi đấy. Tiếc thay, vật đổi sao dời, sông Cửu Long ngày nay có còn trù phú như ngày nào, danh gọi Công Tử Bạc Liêu thật kêu nay đã thành huyền thoại, vẻ đẹp dần biến mất, đồng ý?

Không biết có phải vì đĩa chuột đồng rô-ti hấp dẫn kia hay tại con bò xổng chuồng vì không có dây cột mà tên thổ địa Placido biến mất dạng trong ngày xuất phát. Ghe xuồng muốn theo hướng Cửa Đại ra Biển Đông phải lòn lỏi qua nhiều kinh rạch, không có thổ địa sẽ vướng cồn, lúc ấy chỉ còn kêu trời chờ giờ tôm cá đến rỉa thịt. Bố Tây thời ấy cũng dự định tìm đường cứu nước, giữ họa hình địa đồ luyện công riêng. Thật may,sao Phương Đông lại xuất hiện, lòn lỏi hết một đêm, trời vừa dựng sáng, lúc tiếng chuông đồng đổ hồi thứ nhất, ghe ra đến cửa biển. Thức đêm mới biết đêm dài, ra đến biển thì mới nhận ra rằng biển thật bao la, biết thế thì tôi đã không đánh bài liều.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.