Thiên tài là những người thi rớt ĐH, cháu nhà ta xém rớt nên được gọi "cận thiên tài".
Nếu suy ngẩm về nguồn xuất xứ câu nói đây, tôi không nghĩ là câu nói đùa. Ý tưởng đầu tiên, có nhẽ vì cao ngạo, cha dáo-xư so sánh học vấn thời nay hời hợt, không nghiêm chỉnh như phương pháp chính quy nơi trường nằm trên con đường lá me ngày xưa. Quả là nông cạn, tôi dần hiểu với chiều hướng sâu xa hơn, bảng tôn chỉ trường Đại Học Tự Nhiên ngành Ngoại Ngữ ngày nầy ghi rõ: "Nghe, Hiểu, Dịch". À há, bằng tốt nghiệp không phân hạng trên thứ tự ABC, chứng chỉ phải được phê kèm với chữ "Thanks" mới thực sự đáng gờm, có phải thế?
Bị gán cho "khùng khùng" hay tự nhận "khùng" chưa hẳn đã là khùng. Tư tưởng cao, dự án lớn đôi khi chẳng bao giở thành hiện thực, đơn giản là đối tác chỉ nghe mà không hiểu, thời vận chưa đến nên chúng chỉ dịch "thanks" = "cám ơn", quả chán phèo! Nệm nằm dầy chất độn tất sẽ mài mỏng dần những giấc mơ, cứ suy nghĩ về điều ấy.
Thiếu dấu phẩy đưa câu văn đến mức chưa hoàn chỉnh. "Nghe" rõ ràng, "Hiểu" thông suốt, "Dịch" lưu loát tất sẽ nhận được lời phê kèm chữ "Thanks". Đôi khi, sốc khá nặng khi nghe đối tượng kháo chỉ mới vài năm nhưng đã tậu nhà gần bạc triệu, tôi phải hiểu là tên đấy thuộc ngành pháo binh, thích xử dụng pháo cự ly to, và dịch, thì là thế, nhưng chín nhăm phần trăm số ấy còn nợ ngân hàng. Người có gốc thường kín như bưng, chỉ sơ lượt tả cảnh nắm tay tình tứ dạo công viên, chả bao giờ nhắc đến việc thưởng trăng vọng nguyệt trên sân thượng. Gốc càng to thì cứ như màn đầy keo dán, chả hé lộ điều nào.
Nhạc "Rap" gây cho tôi cảm giác lúng túng lần nghe đầu tiên. Lời lẽ tuy được đặt theo vần điệu, nhưng cung bậc thì hoàn toàn nằm ngoài sách vỡ. Sáng tác từ những nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Trung Cang, dù lời sâu sắc hay giản dị, tất cả đều mang đậm triết lý nhân sinh, hòa với cung bậc thật nhịp nhàng, ly cocktail tuyệt hảo. Mất nhiều thời gian, tôi mới dần dà hiểu được thế hệ trẻ ngày nầy có lối bộc lộ tư tưởng của riêng họ, nhạc "rap" là lối biểu tượng hiện thực nhất. Tuy chưa ú ớ được câu nào, nhưng ngày nầy tôi đã có thể rung đùi khi nghe nhạc "rap". Quả là tiến bộ vượt mức.
Dân xứ Việt thời nào cũng đi trước một bước. Nghệ thuật đương đại được nhận thấy qua hình thức trình diễn của nhóm Đại Lâm Linh. Tôi nhận thấy như thế nầy: Lời nhạc là những tiếng rên rĩ không ai hiểu được, có đứa còn bảo đó là những lời than khóc, chưởi rủa. Dù diễn dịch cách chi, qua thân xác lắc lư, giọng gào thét từ người trình diễn, tôi xác nhận quả là thống thiết. Thê thảm hơn, người bè phụ vai rút cao, đầu gục thật thấp, chạy vòng sân diễn với tiếng rú man dại, trông thật giống mụ điên dưới cặp mắt trần gian. Hay chăng đây chỉ là một hình thức phiên dịch, khi không còn cơ hội ú ớ, thì chính đây là phong cách diễn đạt tiêu biểu nhất! Tôi đã thấy cảnh nầy, thoáng hiện về quãng thời gian cảnh Lão Bút Gian diễn xuất sắc đoạn thất thiểu hướng về Ngô Gia Trang ngày nào, miệng sùi bọt mép trông thật tởm.
Nghe, Hiểu, Dịch…………..passed with "thanks".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.