SỰ GIÀU CÓ ĐÍCH THỰC
Phù vân (tiếng Hipri là “hebel” có nghĩa là hơi nước hay hơi thở} nhằm nói đến những cái gì mau qua và làm cho người ta chán chường thất vọng. Bài đọc 1 trích sách Gv 1,2 ; 2, 21-23 khuyên người ta đừng mải mê tìm kiếm những sự chóng qua ở đời này, hãy quy hướng mọi diều thiện hảo về Thiên Chúa. Chính vua Salômôn dù khôn ngoan, giàu có, sung sướng mà cũng không được hạnh phúc. Khi đối diện với cái chết, con người mới có thể kết luận rằng cuộc sống rồi sẽ ra hư không. Vất vả cực khổ cả ngày, đêm về lại chẳng được giấc ngủ an lành thì có ích gì đâu. Những cố gắng của con người nhằm thu được thật nhiều của cải vật chất ở đời này cuối cùng được cái gì ? Giống như chuyện một người thanh niên nọ, tình cờ nhặt được 1 đồng đô la bằng bạc trên đường. Thế là từ đó, mỗi lần đi đâu, anh đều cúi xuống tìm kiếm. Kết quả là sau 30 năm, anh ta nhặt được 3,5 đô la tiền bằng bạc, 37 đồng nửa đô la bằng đồng, gần 18.500 nút áo đủ cỡ, khoảng 14.400 cây kim may và kim gút đủ loại. Nhưng anh ta phải đổi bằng cái tật khòm lưng. Một tâm trạng bi quan cộng thêm một tính khí khó thương. Vì từ lâu đôi mắt anh đã không nhìn lên bầu trời với bao hoa lá, cỏ cây xinh đẹp… Tính ham mê của cải đã “giết chết con người anh”. Bài Tin mừng Lc 12, 13-21 sẽ cho ta một bài học về của cải.
Khi từ chối xét xử việc phân chia gia tài, Chúa Giêsu khẳng định : chính bởi lòng tham mà có sự chia rẽ, nếu hai anh em nhà kia thực lòng yêu thương nhau, không tham lam của cải thì đâu đến nỗi phải tranh giành, nhờ đến người khác phân xử. Cuộc sống thực tế hôm nay cũng vậy nhiều gia đình ly tán, con cái bất hiếu từ bỏ cha mẹ, anh chị em chia rẽ bất hòa chỉ vì lòng tham một vài tấc đất, một ít gia tài của cha mẹ… là nguyên nhân đưa đến sự mê muội trong đời sống tâm linh, khiến cho con người không còn khả năng nhận định đâu mới là điều bảo đảm cho cuộc sống.
Đứng trước sự hấp dẫn của tiền tài vật chất, con người rất dễ bị sa ngã. Không chỉ vì đời sống kinh tế khó khăn mà chính vì lòng tham, sự ích kỷ làm cho chúng ta trở nên mê muội và sa ngã vào hấp lực của đồng tiền. Kết thúc dụ ngôn người phú hộ khờ dại, Chúa Giêsu kết luận : tích trữ của cải thế gian mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa là ngu dại và chẳng được tích sự gì. Vì khi chết, của cải cả đời tích lũy phải để lại cho người khác còn bản thân lại chẳng có gì mang theo. Tiền bạc không thể kèo dài sự sống cho dù nhờ có tiền, con người có thể thụ hưởng những phương tiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Vì tới giờ Chúa gọi thì làm sao trì hoãn được. Tiền bạc vật chất tự nó không xấu cũng không tốt, nó chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu không biết khôn ngoan sử dụng thì ta sẽ trở thành nô lệ cho nó, đó chính là sự khờ dại.
Khi từ chối xét xử việc phân chia gia tài, Chúa Giêsu khẳng định : chính bởi lòng tham mà có sự chia rẽ, nếu hai anh em nhà kia thực lòng yêu thương nhau, không tham lam của cải thì đâu đến nỗi phải tranh giành, nhờ đến người khác phân xử. Cuộc sống thực tế hôm nay cũng vậy nhiều gia đình ly tán, con cái bất hiếu từ bỏ cha mẹ, anh chị em chia rẽ bất hòa chỉ vì lòng tham một vài tấc đất, một ít gia tài của cha mẹ… là nguyên nhân đưa đến sự mê muội trong đời sống tâm linh, khiến cho con người không còn khả năng nhận định đâu mới là điều bảo đảm cho cuộc sống.
Đứng trước sự hấp dẫn của tiền tài vật chất, con người rất dễ bị sa ngã. Không chỉ vì đời sống kinh tế khó khăn mà chính vì lòng tham, sự ích kỷ làm cho chúng ta trở nên mê muội và sa ngã vào hấp lực của đồng tiền. Kết thúc dụ ngôn người phú hộ khờ dại, Chúa Giêsu kết luận : tích trữ của cải thế gian mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa là ngu dại và chẳng được tích sự gì. Vì khi chết, của cải cả đời tích lũy phải để lại cho người khác còn bản thân lại chẳng có gì mang theo. Tiền bạc không thể kèo dài sự sống cho dù nhờ có tiền, con người có thể thụ hưởng những phương tiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Vì tới giờ Chúa gọi thì làm sao trì hoãn được. Tiền bạc vật chất tự nó không xấu cũng không tốt, nó chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu không biết khôn ngoan sử dụng thì ta sẽ trở thành nô lệ cho nó, đó chính là sự khờ dại.
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là một sự cho đi, quảng đại, chia sẻ của cải tiền bạc của mình cho anh chị em còn nghèo khổ ở chung quanh. Chỉ có lòng nhân ái tồn tại và theo ta tới cuộc sống mai sau. Đây mới chính là của cải đích thực mà mỗi Kitô hữu cần phải tích lũy và làm giàu.
Trong thực tế xã hội hôm nay, khi mà sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, đồng tiền đang lên ngôi ngự trị trong mọi lãnh vực của cuộc sống, thì việc làm giàu trước mặt Thiên Chúa quả là một thách đố lớn lao đối với người Kitô hữu. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có thái độ khôn ngoan, biết sử dụng đồng tiền để mưu cầu hạnh phúc cho mình và tha nhân. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côlôsê đã nói với chúng ta : qua Bí tích Thanh Tẩy, Kitô hữu ngay ở trần gian này đã trở nên một “con người mới” hoàn thiện theo Đức Kitô. Do đó, mục đích đời sống của người Kitô hữu phải được hướng dẫn bởi những giá trị nhân bản Kitô giáo ; con người phải biết từ bỏ những đam mê của trần gian để tìm kiếm những điều thiện hảo trên trời. Bởi sự khôn ngoan đích thực hệ tại ở việc dấn thân phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Chính nhờ đó, sự giàu có và những việc làm của ta ở trần gian mới đạt được giá trị thực của nó.
Trong thực tế xã hội hôm nay, khi mà sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, đồng tiền đang lên ngôi ngự trị trong mọi lãnh vực của cuộc sống, thì việc làm giàu trước mặt Thiên Chúa quả là một thách đố lớn lao đối với người Kitô hữu. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có thái độ khôn ngoan, biết sử dụng đồng tiền để mưu cầu hạnh phúc cho mình và tha nhân. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côlôsê đã nói với chúng ta : qua Bí tích Thanh Tẩy, Kitô hữu ngay ở trần gian này đã trở nên một “con người mới” hoàn thiện theo Đức Kitô. Do đó, mục đích đời sống của người Kitô hữu phải được hướng dẫn bởi những giá trị nhân bản Kitô giáo ; con người phải biết từ bỏ những đam mê của trần gian để tìm kiếm những điều thiện hảo trên trời. Bởi sự khôn ngoan đích thực hệ tại ở việc dấn thân phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Chính nhờ đó, sự giàu có và những việc làm của ta ở trần gian mới đạt được giá trị thực của nó.
Phanxicô Xaviê
(nguồn : thanhlinh.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.