Xin kính chuyển để hiệp thông.
****
Trong lời chào mừng giới trẻ tại bãi biển Copacabana, Đức Phanxicô gọi người trẻ hiện diện ở đấy là các anh hùng. Nhưng trong số người trẻ hôm ấy, người nổi bật hẳn phải là Facundo, một thiếu niên Á Căn Đình.
Bản tin ngày 26 tháng 7 của CNA/EWTN cho hay vì không có khả năng trả tiền vận chuyển, Facundo đã quyết định cuốc bộ 1,829 dặm từ quê nhà tới Rio de Janeiro để được thấy vị giáo hoàng cậu ngưỡng mộ.
Facundo đã dành cả một tháng trường hầu như dọc dài qua suốt Châu Mỹ La Tinh, từ thị trấn nhà là Jujuy, Á Căn Đình, tới Rio, Ba Tây, tham dự biến cố hoàn cầu là Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Cậu cho hay: "Tôi muốn tới đây với người Jujuy nhưng tôi không có khả năng vì tôi phải trả 7,000 pesos (tương đương với 1,280 dollars Mỹ); đó là số tiền lớn... Tôi cứ xin cùng đi với họ, nhưng họ không để tôi đi".
Tốt nghiệp trung học năm ngoái, Facundo cho biết chỉ được hướng dẫn nhờ chiếc bản đồ mà vị linh mục sở tại vẽ cho cậu. "Tôi lạc hoài ngay tại Á Căn Đình và tôi để mình được hướng dẫn khi đến Ba Tây. Nhưng tôi càng lạc hơn tại các thành phố lớn, như São Paulo chẳng hạn vì tôi chưa bao giờ ra khỏi thị trấn của mình và chưa bao giờ đi xe điện".
Cậu cảm thấy bứt rứt mấy tháng nay khi thấy như có tiếng gọi phải đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới nhưng lại sợ phải đi một mình. Cậu nhớ cậu còn thốt lên câu"Không, mình đi không được vì đâu có đủ tiền".
Tuy nhiên, ngày 19 tháng 3, ngày sinh nhật của mình, cậu "bước vào nhà thờ để cầu nguyện. Có một vị linh mục ở đó và bỗng nhiên tôi bật khóc mà không hiểu tại sao". Vì thế, khi linh mục hỏi lý do tại sao cậu khóc, cậu không trả lời được, nhưng cậu muốn xưng tội.
"Sau khi xưng tội, ngài hỏi tôi xem tôi có muốn đi dự Ngày Giới Trẻ Thế giới hay không, tôi ngước nhìn lên và thấy bức ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô với hai cánh tay rộng mở, tôi bèn nói: 'có, con sẽ đi'".
Vị linh mục cảnh giác cậu về những nguy hiểm dọc đường như bị người lạ cướp bóc chẳng hạn. Nhưng cậu trả lời "con bất kể".
Vị linh mục rất lưỡng lự vì không biết cậu ngủ ở đâu và ăn uống ra sao, còn mẹ cậu cho rằng cậu điên. Facundo cho hay khi lên đường vào ngày 1 tháng 7, cậu rất phấn khởi và chỉ cho gia đình biết vào hôm trước.
Cậu bảo: "Gia đình tôi hỏi tại sao tôi lại đi sớm như thế và ai sẽ cùng đi với tôi, tôi chỉ nói là đi với Chúa Giêsu. Gia đình tôi bắt đầu khóc vì họ sợ quá, nhất là bà tôi, người sinh bệnh vì việc này".
Tuy nhiên, mẹ cậu cũng cho cậu 600 pesos (tương đương với 110 dollars Mỹ) và cậu bắt đầu cuốc bộ tới Rio de Janeiro. Facundo nhận định: "Người đi balô tùy thuộc tiền bạc, nhưng tôi trở thành người hành hương thực sự vì người hành hương chỉ tùy thuôc đức tin".
"Tôi vào các nhà thờ chỉ để cầu nguyện và ai cũng nhìn tôi, nhưng tôi bất cần vì tôi chỉ muốn đổ đầy con người mình với nhiều đức tin hơn nữa".
Facundo cho hay khi tới biên giới Ba Tây, cậu chỉ còn 100 pesos (20 dollars Mỹ) nên cậu quyết định "không tùy thuộc tiền bạc nữa, chỉ tùy thuộc lời cầu nguyện thôi".
Cậu bước qua Tượng Đức Mẹ Itatí và từ đó, cậu không ngừng nhắc cho mình nhớ "Đức Mẹ phù hộ mình và Chúa Giêsu đang đồng hành với mình". Cậu bảo: "thách đố lớn nhất là khi vào Ba Tây, túi chỉ còn 13 dollars Mỹ, bụng đói và không biết ngôn ngữ".
Facundo xin quá giang và một tài xế xe buýt cho cậu quá giang một chuyến và cho cậu xuống Nhà Thờ Chánh Tòa Iguazu, nơi cậu được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Bồ Đào Nha lần đầu tiên và ngủ tại một trường của Dòng Phanxicô. Những người tại trường tặng cậu chuyến bay thẳng, nhưng cậu quyết định tiếp tục cuốc bộ với các đan sĩ khác từ Boston tới và họ cùng đi tới Rio với nhau, vì cậu nghĩ như thế sẽ là một cuộc hành hương tốt hơn và đẹp hơn.
Cậu miệt mài đi cả ngày lẫn đêm và khi sợ, chỉ biết đọc Kinh Mân Côi liên lỉ. Cậu cho hay: "Có lúc tôi cảm thấy đi hết nổi, nên chỉ còn biết khóc và cầu xin Chúa Giêsu che chở mọi người và cho ý Người được thể hiện".
Sau hai ngày cuốc bộ với bụng rỗng và đôi giầy tơi tả, có người đàn ông từ São Paulo cho Facundo và các đan sĩ quá giang xe. "Chuyến đi rất gian nguy vì chúng tôi không có nơi nào để ngủ cả, chỉ biết đọc kinh Mân Côi", cậu kể lại như thế.
Cậu tới Đền Đức Mẹ Aparecida một ngày trước Đại Hội Giới Trẻ. "Lúc ấy đang có một lễ hội diễn ra, nhờ thế tôi hiểu là mình rất gần rồi, nên bật khóc... Tôi gặp một linh mục Á Căn Đình và chúng tôi cùng tiến bước trong đói khát, nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng tới được Rio. Tôi tuy đói nhưng rất hạnh phúc".
Cậu bảo: Đức Giáo Hoàng luôn nói rằng người Kitô hữu là người hạnh phúc và thêm "tiền bạc không giá trị chi cả, nó chỉ đem lại an toàn, nhưng Chúa Giêsu mới đem lại cho bạn niềm tin tưởng và hy vọng".
Facundo gặp một thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Anh gửi cậu tới một tu viện đối diện với bãi biển Rio để ngủ suốt tuần. Cậu cho hay: "nhưng trước khi tới bãi biển, tôi thích được thấy Đức Giáo Hoàng hơn. Tôi không thấy ngài khi ngài đi qua trong chiếc giáo hoàng xa vào ngày hôm trước".
Cậu cho hay: "hôm đó, tôi phải chọn giữa việc được thấy ngài và được tham dự Thánh Lễ, tôi đã chọn Thánh Lễ". Cậu nhấn mạnh rằng cậu hy vọng có dịp nói với Đức Giáo Hoàng rằng ngài đúng "ta nên để Chúa Giêsu hướng dẫn, tôi đã làm điều này".
Facundo nói thực tình: "Tôi muốn gặp Đức Giáo Hoàng (Phanxicô) bởi vì các linh mục và các vị giáo hoàng không lưu ý tới người nghèo; còn ngài, ngài trực tiếp sống với người nghèo như thể là anh em của họ... Thật là đáng khi được thấy một vị giáo hoàng biết lưu ý tới người nghèo. Đó là lý do tôi muốn gặp ngài. Tôi thực sự muốn thưa với ngài rằng theo chân Chúa Giêsu là điều đẹp đẽ xiết bao và ngài rất đúng".
Bản tin ngày 26 tháng 7 của CNA/EWTN cho hay vì không có khả năng trả tiền vận chuyển, Facundo đã quyết định cuốc bộ 1,829 dặm từ quê nhà tới Rio de Janeiro để được thấy vị giáo hoàng cậu ngưỡng mộ.
Facundo đã dành cả một tháng trường hầu như dọc dài qua suốt Châu Mỹ La Tinh, từ thị trấn nhà là Jujuy, Á Căn Đình, tới Rio, Ba Tây, tham dự biến cố hoàn cầu là Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Cậu cho hay: "Tôi muốn tới đây với người Jujuy nhưng tôi không có khả năng vì tôi phải trả 7,000 pesos (tương đương với 1,280 dollars Mỹ); đó là số tiền lớn... Tôi cứ xin cùng đi với họ, nhưng họ không để tôi đi".
Tốt nghiệp trung học năm ngoái, Facundo cho biết chỉ được hướng dẫn nhờ chiếc bản đồ mà vị linh mục sở tại vẽ cho cậu. "Tôi lạc hoài ngay tại Á Căn Đình và tôi để mình được hướng dẫn khi đến Ba Tây. Nhưng tôi càng lạc hơn tại các thành phố lớn, như São Paulo chẳng hạn vì tôi chưa bao giờ ra khỏi thị trấn của mình và chưa bao giờ đi xe điện".
Cậu cảm thấy bứt rứt mấy tháng nay khi thấy như có tiếng gọi phải đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới nhưng lại sợ phải đi một mình. Cậu nhớ cậu còn thốt lên câu"Không, mình đi không được vì đâu có đủ tiền".
Tuy nhiên, ngày 19 tháng 3, ngày sinh nhật của mình, cậu "bước vào nhà thờ để cầu nguyện. Có một vị linh mục ở đó và bỗng nhiên tôi bật khóc mà không hiểu tại sao". Vì thế, khi linh mục hỏi lý do tại sao cậu khóc, cậu không trả lời được, nhưng cậu muốn xưng tội.
"Sau khi xưng tội, ngài hỏi tôi xem tôi có muốn đi dự Ngày Giới Trẻ Thế giới hay không, tôi ngước nhìn lên và thấy bức ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô với hai cánh tay rộng mở, tôi bèn nói: 'có, con sẽ đi'".
Vị linh mục cảnh giác cậu về những nguy hiểm dọc đường như bị người lạ cướp bóc chẳng hạn. Nhưng cậu trả lời "con bất kể".
Vị linh mục rất lưỡng lự vì không biết cậu ngủ ở đâu và ăn uống ra sao, còn mẹ cậu cho rằng cậu điên. Facundo cho hay khi lên đường vào ngày 1 tháng 7, cậu rất phấn khởi và chỉ cho gia đình biết vào hôm trước.
Cậu bảo: "Gia đình tôi hỏi tại sao tôi lại đi sớm như thế và ai sẽ cùng đi với tôi, tôi chỉ nói là đi với Chúa Giêsu. Gia đình tôi bắt đầu khóc vì họ sợ quá, nhất là bà tôi, người sinh bệnh vì việc này".
Tuy nhiên, mẹ cậu cũng cho cậu 600 pesos (tương đương với 110 dollars Mỹ) và cậu bắt đầu cuốc bộ tới Rio de Janeiro. Facundo nhận định: "Người đi balô tùy thuộc tiền bạc, nhưng tôi trở thành người hành hương thực sự vì người hành hương chỉ tùy thuôc đức tin".
"Tôi vào các nhà thờ chỉ để cầu nguyện và ai cũng nhìn tôi, nhưng tôi bất cần vì tôi chỉ muốn đổ đầy con người mình với nhiều đức tin hơn nữa".
Facundo cho hay khi tới biên giới Ba Tây, cậu chỉ còn 100 pesos (20 dollars Mỹ) nên cậu quyết định "không tùy thuộc tiền bạc nữa, chỉ tùy thuộc lời cầu nguyện thôi".
Cậu bước qua Tượng Đức Mẹ Itatí và từ đó, cậu không ngừng nhắc cho mình nhớ "Đức Mẹ phù hộ mình và Chúa Giêsu đang đồng hành với mình". Cậu bảo: "thách đố lớn nhất là khi vào Ba Tây, túi chỉ còn 13 dollars Mỹ, bụng đói và không biết ngôn ngữ".
Facundo xin quá giang và một tài xế xe buýt cho cậu quá giang một chuyến và cho cậu xuống Nhà Thờ Chánh Tòa Iguazu, nơi cậu được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Bồ Đào Nha lần đầu tiên và ngủ tại một trường của Dòng Phanxicô. Những người tại trường tặng cậu chuyến bay thẳng, nhưng cậu quyết định tiếp tục cuốc bộ với các đan sĩ khác từ Boston tới và họ cùng đi tới Rio với nhau, vì cậu nghĩ như thế sẽ là một cuộc hành hương tốt hơn và đẹp hơn.
Cậu miệt mài đi cả ngày lẫn đêm và khi sợ, chỉ biết đọc Kinh Mân Côi liên lỉ. Cậu cho hay: "Có lúc tôi cảm thấy đi hết nổi, nên chỉ còn biết khóc và cầu xin Chúa Giêsu che chở mọi người và cho ý Người được thể hiện".
Sau hai ngày cuốc bộ với bụng rỗng và đôi giầy tơi tả, có người đàn ông từ São Paulo cho Facundo và các đan sĩ quá giang xe. "Chuyến đi rất gian nguy vì chúng tôi không có nơi nào để ngủ cả, chỉ biết đọc kinh Mân Côi", cậu kể lại như thế.
Cậu tới Đền Đức Mẹ Aparecida một ngày trước Đại Hội Giới Trẻ. "Lúc ấy đang có một lễ hội diễn ra, nhờ thế tôi hiểu là mình rất gần rồi, nên bật khóc... Tôi gặp một linh mục Á Căn Đình và chúng tôi cùng tiến bước trong đói khát, nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng tới được Rio. Tôi tuy đói nhưng rất hạnh phúc".
Cậu bảo: Đức Giáo Hoàng luôn nói rằng người Kitô hữu là người hạnh phúc và thêm "tiền bạc không giá trị chi cả, nó chỉ đem lại an toàn, nhưng Chúa Giêsu mới đem lại cho bạn niềm tin tưởng và hy vọng".
Facundo gặp một thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Anh gửi cậu tới một tu viện đối diện với bãi biển Rio để ngủ suốt tuần. Cậu cho hay: "nhưng trước khi tới bãi biển, tôi thích được thấy Đức Giáo Hoàng hơn. Tôi không thấy ngài khi ngài đi qua trong chiếc giáo hoàng xa vào ngày hôm trước".
Cậu cho hay: "hôm đó, tôi phải chọn giữa việc được thấy ngài và được tham dự Thánh Lễ, tôi đã chọn Thánh Lễ". Cậu nhấn mạnh rằng cậu hy vọng có dịp nói với Đức Giáo Hoàng rằng ngài đúng "ta nên để Chúa Giêsu hướng dẫn, tôi đã làm điều này".
Facundo nói thực tình: "Tôi muốn gặp Đức Giáo Hoàng (Phanxicô) bởi vì các linh mục và các vị giáo hoàng không lưu ý tới người nghèo; còn ngài, ngài trực tiếp sống với người nghèo như thể là anh em của họ... Thật là đáng khi được thấy một vị giáo hoàng biết lưu ý tới người nghèo. Đó là lý do tôi muốn gặp ngài. Tôi thực sự muốn thưa với ngài rằng theo chân Chúa Giêsu là điều đẹp đẽ xiết bao và ngài rất đúng".
Dư luận báo chí về Đêm Canh Thức tại Rio
Quả vậy, thứ Bẩy qua, trên bãi Copacabana thời danh, người tắm nắng và các nữ tu đã ngồi cạnh nhau trong khi hơn 1 triệu người Công Giáo tụ họp nhau tham dự Buổi Canh Thức sẽ được Đức Phanxicô cử hành.
Vị giáo hoàng người Á Căn Đình, người sẽ trở lại Rôma vào ngày mai, đêm qua, đã tới bãi biển này bằng giáo hoàng xa để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài chạy qua đám đông, vẫy tay với khách hành hương trước khi lên bàn thờ vĩ đại nơi ngài sẽ cử hành buổi phụng vụ.
Khách hành hương và người địa phương dựng lên những chiếc lều và trải túi ngủ bên bờ biển để tham dự buổi cử hành.
Sau khi nhận chiếc áo thung từ một trong những ngôi sao sáng chói của nền túc cầu Ba Tây, danh thủ Zico, và thăm viếng một trong những khu ổ chuột bạo tàn nhất của thành phố, hôm nay Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoà mình sâu hơn nữa vào nền văn hóa Ba Tây khi đội thử chiếc nón lông của một tù trưởng địa phương.
Phản ứng đối với chuyến viếng thăm một tuần của Đức Giáo Hoàng hết sức thân thiện tại thành phố này. Người Công Giáo ở đây nói rằng Đức Phanxicô đang phá sập các rào cản giữa Giáo Hội và dân chúng.
Daily Mail cũng cho rằng với cờ xí trên không và những chiếc lều đó đây khắp bãi biển, không khí chuẩn bị bước vào buổi canh thức giống như không khí ngày hội. Một biểu ngữ khổng lồ với hình Đức Phanxicô đã được giăng ra đủ phủ cả một đám đông mấy trăm người.
Đức Phanxicô cũng đã gặp các thổ dân Ba Tây tại nhà hát lớn của thành phố, nơi ngài cũng đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của xứ sở.
Khi xếp hàng để được hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng, một người đàn ông thuộc bộ lạc Pataxo đã dâng lên Đức Phanxicô một chiếc nón nghi lễ cổ truyền. Ngài bèn đội chiếc nón này lên đầu khi nói chuyện với bộ lạc, chiếc nón có hình rẻ quạt.
Nay đã là ngày thứ sáu trong chuyến viếng thăm ngoại quốc lần đầu của ngài, nhà lãnh đạo của một trong các Giáo Hội lớn nhất thế giới tiếp tục giảng dạy về nhu cầu phải đối thoại tốt hơn sau nhiều cuộc biểu tình bạo động tại Ba Tây.
Trong bài diễn văn đọc tại Nhà Hát Lớn Thành Phố, nơi ngài được mọi người đứng lên vỗ tay chào đón, ngài nói cần có đối thoại tốt hơn giữa các tôn giáo. Ngài bảo: "giữa dửng dưng vị kỷ và biểu tình bạo động luôn có một giải pháp khác: giải pháp đối thoại. Một quốc gia chỉ phát triển khi có đối thoại xây dựng diễn ra giữa các thành phần văn hóa phong phú khác nhau: văn hóa bình dân, văn hóa đại học, văn hóa tuổi trẻ, văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật, văn hóa kinh tế, văn hóa gia đình và văn hóa truyền thông".
Các nhà bình luận cho rằng cuộc thăm viếng Ba Tây của Đức Giáo Hoàng là một thành công trong việc hợp nhất hóa. Kh itới Nhà Hát Lớn để đọc diễn văn, ngài được mọi người đứng dậy chào đón và hô to "vạn tuế Đức Giáo Hoàng!"
Trước đó cùng ngày, ngài cử hành Thánh Lễ với 1,000 giám mục tại ngôi nhà thờ chánh tòa hết sức tân tiến giống như tổ ong. Ngài lặp lại sứ điệp đã nói trước đó với giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới rằng phải triệt để đổi mới Giáo Hội đã nhiều bụi bặm, đang mất dần tín hữu ở Âu Châu do nạn thờ ơn phổ quát.
Có người nhận định rằng khi lên tiếng với các giám mục, lúc nào Đức Phanxicô cũng sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Không những thế, bài nói chuyện với các giám mục tại Rio còn là bài nói chuyện sâu rộng nhất kể từ ngày ngài được bầu làm giáo hoàng. Có người còn cho rằng đây là một trong những sứ điệp quan trọng nhất của ngài xưa nay. Thực tế, nó cũng là bài diễn văn dài nhất, 9 trang A4, khổ chữ Times New Roman, gồm 4,402 chữ tiếng Anh.
Ngài nói: "ta không thể đóng kín nơi các giáo xứ, nơi các cộng đồng của ta khi có quá nhiều người đang mong đợi Tin Mừng! Chỉ đứng trong để mở cửa mà thôi không đủ, ta phải ra ngoài chiếc cửa kia để tìm và gặp người khác".
Vị giáo hoàng ổ chuột, người vốn được trọng kính vì nhiều công trình cho người nghèo, đã được nghênh đón hết sức nồng nhiệt tại khu ổ chuột Varginha vào ngày thứ Năm; đây là khu ổ chuột tại bắc Rio tồi tàn đến độ được gọi là Giải Gaza.
Vị giáo hoàng 76 tuổi này hoàn toàn xem ra như ở nhà mình, "lội" qua đoàn người hoan hô, hôn người trẻ người già và cho họ hay: Giáo Hội Công Giáo đứng về phía họ. Cuộc viếng thăm Varginha là một trong các cao điểm của tuần lễ tông du Ba Tây của Đức Phanxicô, cuộc tông du đầu tiên của ngài ra ngoài nước Ý.
Tuy nhiên, một ngạc nhiên đã diễn ra trong cuộc gặp gỡ của ngài với giới trẻ hành hương của Á Căn Đình, chỉ được lên chương trình vào phút chót, một dấu chỉ cho thấy vị giáo hoàng bộc phát này đang lay động thủ tục lễ nghi ù lì và đôi khi ngột ngạt ra sao.
Ngài nói với họ, khoảng hơn 30,000 người đăng ký, phải ra ngoài phố để loan truyền đức tin, cho rằng một Giáo Hội không ra ngoài và truyền giảng nơi đường phố chỉ trở thành một nhóm dân sự hay nhân đạo. "Cha cho các con hay một điều. Cha mong Ngày Giới Trẻ Thế Giới đem lại hậu quả nào? Cha muốn một khuấy động (mess). Ta biết ở Rio này đã có những lộn xộn lớn, nhưng cha muốn có khuấy động tại các giáo phận!". Ngài nói như thế bằng tiếng Tây Ban Nha bên ngoài bản văn soạn sẵn... Cha muốn được thấy Giáo Hội gần gũi hơn với dân chúng. Cha muốn loại bỏ chủ trương giáo sĩ trị, tinh thần phàm trần, tự khóa chặt ở trong mình, ở trong giáo xứ, trường học hay cơ cấu của mình. Vì tất cả các định chế này cần phải ra ngoài!"
Thu hút 3 triệu người dự đêm canh thức
Có đến hai nguồn tin cho hay Đêm Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro thu hút hơn 3 triệu khách hành hương.
Jenny Barchfield và Nicole Winfield của Associated Press cho hay có tường trình quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô lôi cuốn 3 triệu tín hữu tay phất cờ tay lần chuỗi Mân Côi tới bãi biển Capacabana để dự đêm canh thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, vài giờ sau khi ngài quở trách Giáo Hội Ba Tây đã không ngăn chặn được làn sóng người Công Giáo chạy qua các cộng đồng Tin Lành.
Đức Phanxicô đang bước vào các giờ phút cuối cùng trong chuyến tông du quốc tế đầu tiên của ngài với một làn sóng dâng cao về việc được lòng dân: tới lúc chiếc xe của ngài tiến vào lễ đài của Đêm Canh Thức, phía sau chiếc xe chở ngài đầy những áo thung túc cầu, cờ và hoa do các khách hành hương ngưỡng mộ đứng dọc bờ biển tung vào.
Fiorella Dias, 16 tuổi, một thiếu nữ Ba Tây vừa nhẩy cỡn lên vì vui khi xem lại khúc phim cô quay Đức Giáo Hoàng vừa vượt qua vừa hổn hển "Tao sướng run lên được, nhìn này mày thấy ngài rõ xiết bao! Tao phải gọi má tao mới được!"
Bất chấp việc đánh giá khắt khe của Đức Phanxicô về hiện tình Giáo Hội Tây Ban Nha, việc tiếp đón ngài tại Rio cho thấy ngài có khả năng thu hút một đám đông hết sức đáng kể. Bãi biển Copacabana cát trắng dài 4 cây số chật cứng người để tham dự đêm canh thức, một phần nhờ trời tuy lạnh nhưng không có mưa.
Giới truyền thông địa phương, dựa vào thông tin của tòa thị chính, cho rằng 3 triệu người có mặt trong Đêm Canh Thức. Điện thoại tới tòa thị chính không được hồi đáp ngay. Như thế là cao hơn nhiều so với con số 1 triệu người của Đêm Canh Thức tại Madrid năm 2011 và đông hơn hẳn con số 650,000 người của Đêm Canh Thức Toronto năm 2002.
Trước đó cùng ngày, Thị Trưởng Rio ước lượng có khoảng 3 triệu người sẽ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc. Anna Samson, 21 tuổi, sinh viên tại Long Beach, California, nói dỡn: "trong nhà thờ thì có hơi buồn tẻ, nhưng ở đây thì tuyệt diệu... Được thấy Đức Giáo Hoàng, được đi Đàng Thánh Giá trình diễn sống, được thấy mọi người trẻ đến từ khắp nơi, quả là quá sung sướng, quá tguyệt diệu".
Ký giả kỳ cựu Rocco Palmo cũng cho chạy hàng tít lớn: "Hãy đến với 'Đức Phapha' – Trên Bãi Biển Copacabana, Đức Phanxicô lôi cuốn 3 triệu người".
Đêm Thứ Bẩy, vị Giáo Hoàng thứ nhất của Châu Mỹ La Tinh đã lôi cuốn một đám đông lớn nhất xưa nay của Rio de Janeiro khi các viên chức thành phố xác nhận con số hơn 3 triệu người tới Bãi Biển Copacabana tham dự Đêm Canh Thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Theo Palmo, đây là cuộc tham dự đông thứ hai trong lịch sử 25 năm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Cuộc tham dự đông thứ nhất với 5 triệu người diễn ra tại Manila năm 1995. Cho tới nay, cuộc tham dự đông thứ ba với 2 triệu người diễn ra tại Rôma năm 2000.
Điều đáng lưu ý là hai Ngày Giới Trẻ Thế Giới đông nhất đều đã diễn ra ở ngoài Âu Châu. Nhưng điều còn đáng lưu ý hơn là ở cả hai Ngày Giới Trẻ Thế Giới này số tham dự của Hoa Kỳ được coi là thấp hơn cả.
Thực ra, theo Palmo, con số 3 triệu là con số ước lượng vào đầu tuần, trước khi địa điểm cử hành được di chuyển từ ngoại ô vào trung tâm thành phố. Thành thử có người cho rằng với địa điểm thuận tiện hơn của Bãi Biển Copacabana và thời tiết tốt hơn, con số trên còn có hể lên cao hơn nữa về đêm.
Bản tin của Associated Press được nhiều cơ quan khác trích dẫn như Sydney Morning Herald, Fox News, The Border Mail. Tuy nhiên, Sky News, Yahoo News cũng như SBS của Úc thì dựa vào lời Linh Mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho rằng con số này là 2 triệu, dù vẫn co rằng theo Thị Trưởng Rio de Janeiro, con số ấy là 3 triệu người.
Thực ra, con số đối với Đức Phanxicô không phải là điều quan trọng. Sứ điệp của ngài là hãy ra ngoài phố, dù gặp tai nạn, nghĩa là dù mình có nguy cơ bị đánh, chứ không thêm được bạn. Sứ điệp ấy dường như đang có hiệu quả ngay trên bãi biển Copacabana như nhận xét bằng hình ảnh của Daily Mail, London, qua đó, người của Chúa đang hòa mình vào giữa thế gian.
Bãi biển Copacabana được gọi là Popeacabana với 3 triệu người dự Lễ
Trần Mạnh Trác7/28/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút một đám đông trên 3 triệu người vẫy cờ, vẫy tràng hạt trên bãi biển.
4 km (2,5 dặm) cát trắng cuả bãi Copacabana tràn ngập tín hữu. Đây là đám đông lớn nhất chưa từng thấy - lớn gấp ba lần số người tham dự buổi trình diễn của ban nhạc Rolling Stones năm 2006.
Thời tiết sau cùng đã hợp tác với ban tổ chức, nhiệt độ tuy vẫn lạnh nhưng khô sau nhiều ngày mưa.
Dựa vào thông tin cuả ban tổ chức Ngày Giới trẻ và cuả chính quyền địa phương thì sự ước tính là có đến hai phần ba số người đến từ bên ngoài Rio. Con số này cao hơn Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011 (1 triệu) và Toronto năm 2002 ( 850.000)
Đây là thánh lễ đông thứ nhì trong lịch sử. Thánh Lễ cuả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Manila, thủ đô của Philippines năm 1995, là lớn nhất, khoảng 5 triệu người. Hạng thứ ba là ở Rome, Ngày Giới trẻ Thế giới Năm Thánh 2000, với 2 triệu người, và đồng hạng Ba là thánh lễ năm 1979 ở Krakow, Ba Lan quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong chuyến về thăm quê hương đầu tiên của ngài.
Như thể tưởng nhớ đến Thánh Lễ lịch sử vừa nói, Đức Giáo Hoàng Francis đã công bố hôm Chúa Nhật rằng Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Krakow năm 2016.
Đức Giáo Hoàng Francis kết thúc những giờ cuối cùng của chuyến đi quốc tế đầu tiên cuả Ngài với một làn 'sóng thần' mến mộ: Vào lúc chiếc xe của ngài đi tới khán đài sau một quãng đường dài đi giữa công chúng, chiếc ghế sau đã chất đống với đủ thứ nào là áo thể thao, cờ và hoa, do các người hâm mộ ném tới.
Ngay cả những nhân viên bảo vệ với bộ mặt nghiêm khắc lạnh như tiền cũng phải mỉm cười trước những nhiệt tình của đám đông.
"Tôi đang run lên đây này!" cô Fiorella Dias hổn hển noí, cô gái Brazil 16 tuổi này vừa nhảy nhót vừa quay video về phiá Đức Giáo Hoàng. "Tôi phải gọi cho mẹ của tôi ngay!"
Từ khán đài trắng tinh, nhìn xuống đám đông vỉ đại, Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi người Công Giáo trẻ hãy đi ra ngoài lan truyền đức tin của mình ''đến tận lề xã hội, kể cả những người lánh xa nhất, vô tình nhất.''
'' Hội Thánh cần bạn, sự nhiệt tình của bạn, sự sáng tạo của bạn và niềm vui là đặc trưng của bạn!'' Ngài nói trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt.
Nhiều người trẻ đã ở qua đêm trên bãi biển, thức suốt đêm để liên hoan, trùm mình trong những lá cờ và túi ngủ để tránh cái lạnh. Họ đã nhảy múa, cầu nguyện và hát hò - và đứng chờ đợi trong những hàng dài trước các phòng vệ sinh di động được đặt dọc theo bãi biển.
'' Chúng tôi gần chết vì lạnh nhưng vẫn là đáng lắm,'' cô Lucrecia Grillera nói như thế, một cô gái 18 tuổi đến từ Cordoba, Argentina, nơi Đức Thánh Cha Francis đã sống hồi trước. '' Tuy là một ngày mệt mỏi, nhưng thất là một kinh nghiệm tuyệt vời.''
4 vị tổng thống cuả Brazil, Argentina, Bolivia và Suriname có mặt trong Thánh Lễ, và hai vị phó tổng thống cuả Uruguay và Panama.
Một vinh dự đặc biệt được dành cho hai nhân vật mà Đức Thánh Cha Francis đã gặp hôm thứ Bảy sau Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa St Sebastian của Rio, đó là hai thường dân đã mang đứa con gái bị bệnh hoại não (anencephaly) đến xin phép lành cuả Ngài. Đức Thánh Cha mời họ dâng lễ vào ngày Chúa Nhật, với một chiếc áo thun có dòng chữ '' Đừng phá thai''.
Đây là một tuyên ngôn mạnh mẽ cuà Đức Thánh Cha đề cao sự sống trong dịp bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới, chính Ngài đã yêu cầu vào phút chót rằng đứa trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ đã từ chối phá thai này phải được hiện diện với các đoàn thể dâng lễ, như là một cử chỉ chào đón và bảo vệ một cuộc sống cuả Thiên Chúa.
Hầu hết các em bé sinh ra thiếu một phần não không sống lâu hơn vài phút sau khi sinh ra, một số khác có thể sống nhiều năm. Nhiều người có trường hợp như thế thường chọn biện pháp phá thai.
Theo cha Lombardi, phát ngôn viên cuả Toà Thánh thì "Các bậc cha mẹ không nên bỏ con mình ngay cả khi việc phá thai là hợp pháp."
"Các bậc cha mẹ phải đón chào món quà của sự sống."
Thông điệp trong bài giảng của Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc Ngài trông cậy vào người Công Giáo trẻ, trở thành các môn đệ truyền bá đức tin.
'' Đem theo Tin Mừng là đem theo sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ rễ và phá vỡ bạo lực và cái ác, là phá tan và lật đổ những hàng rào và ích kỷ, bất khoan dung và thù hận, để xây dựng một thế giới mới,'' Ngài nói.
Có vẻ thông điệp đã được chấp nhận.
'' Tôi thường đi lễ mỗi tuần một lần, nhưng bây giờ tôi đi lễ hai tuần một lần", lời cô Larissa Miranda, một sinh viên luật 20 tuổi đến từ vùng nông nghiệp cuả tiểu bang Rio de Janeiro. '' Tuy nhiên, biến cố này đã làm cho tôi nhận ra rằng tôi cần phải hoạt động trở lại và sẽ trở lại nhà thờ mỗi tuần''.
Linh mục Jean-Luc Zadroga, một tu sĩ Biển Đức dẫn đầu một nhóm 14 sinh viên Mỹ cuả đại học Công Giáo Latrobe, Pennsylvania, nhận thấy Đức Thánh Cha Francis đã kết nối với đám đông một cách rõ ràng, đặc biệt là với người dân địa phương.
'' Ngài thực sự đã cố gắng tiếp cận với những người Công Giáo đã bỏ đạo hay thất vọng với Giáo Hội và tôi nghĩ rằng ngài đã thành công''.
4 km (2,5 dặm) cát trắng cuả bãi Copacabana tràn ngập tín hữu. Đây là đám đông lớn nhất chưa từng thấy - lớn gấp ba lần số người tham dự buổi trình diễn của ban nhạc Rolling Stones năm 2006.
Thời tiết sau cùng đã hợp tác với ban tổ chức, nhiệt độ tuy vẫn lạnh nhưng khô sau nhiều ngày mưa.
Dựa vào thông tin cuả ban tổ chức Ngày Giới trẻ và cuả chính quyền địa phương thì sự ước tính là có đến hai phần ba số người đến từ bên ngoài Rio. Con số này cao hơn Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011 (1 triệu) và Toronto năm 2002 ( 850.000)
Đây là thánh lễ đông thứ nhì trong lịch sử. Thánh Lễ cuả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Manila, thủ đô của Philippines năm 1995, là lớn nhất, khoảng 5 triệu người. Hạng thứ ba là ở Rome, Ngày Giới trẻ Thế giới Năm Thánh 2000, với 2 triệu người, và đồng hạng Ba là thánh lễ năm 1979 ở Krakow, Ba Lan quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong chuyến về thăm quê hương đầu tiên của ngài.
Đức Giáo Hoàng Francis kết thúc những giờ cuối cùng của chuyến đi quốc tế đầu tiên cuả Ngài với một làn 'sóng thần' mến mộ: Vào lúc chiếc xe của ngài đi tới khán đài sau một quãng đường dài đi giữa công chúng, chiếc ghế sau đã chất đống với đủ thứ nào là áo thể thao, cờ và hoa, do các người hâm mộ ném tới.
Ngay cả những nhân viên bảo vệ với bộ mặt nghiêm khắc lạnh như tiền cũng phải mỉm cười trước những nhiệt tình của đám đông.
"Tôi đang run lên đây này!" cô Fiorella Dias hổn hển noí, cô gái Brazil 16 tuổi này vừa nhảy nhót vừa quay video về phiá Đức Giáo Hoàng. "Tôi phải gọi cho mẹ của tôi ngay!"
'' Hội Thánh cần bạn, sự nhiệt tình của bạn, sự sáng tạo của bạn và niềm vui là đặc trưng của bạn!'' Ngài nói trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt.
Nhiều người trẻ đã ở qua đêm trên bãi biển, thức suốt đêm để liên hoan, trùm mình trong những lá cờ và túi ngủ để tránh cái lạnh. Họ đã nhảy múa, cầu nguyện và hát hò - và đứng chờ đợi trong những hàng dài trước các phòng vệ sinh di động được đặt dọc theo bãi biển.
'' Chúng tôi gần chết vì lạnh nhưng vẫn là đáng lắm,'' cô Lucrecia Grillera nói như thế, một cô gái 18 tuổi đến từ Cordoba, Argentina, nơi Đức Thánh Cha Francis đã sống hồi trước. '' Tuy là một ngày mệt mỏi, nhưng thất là một kinh nghiệm tuyệt vời.''
Một vinh dự đặc biệt được dành cho hai nhân vật mà Đức Thánh Cha Francis đã gặp hôm thứ Bảy sau Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa St Sebastian của Rio, đó là hai thường dân đã mang đứa con gái bị bệnh hoại não (anencephaly) đến xin phép lành cuả Ngài. Đức Thánh Cha mời họ dâng lễ vào ngày Chúa Nhật, với một chiếc áo thun có dòng chữ '' Đừng phá thai''.
Đây là một tuyên ngôn mạnh mẽ cuà Đức Thánh Cha đề cao sự sống trong dịp bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới, chính Ngài đã yêu cầu vào phút chót rằng đứa trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ đã từ chối phá thai này phải được hiện diện với các đoàn thể dâng lễ, như là một cử chỉ chào đón và bảo vệ một cuộc sống cuả Thiên Chúa.
Hầu hết các em bé sinh ra thiếu một phần não không sống lâu hơn vài phút sau khi sinh ra, một số khác có thể sống nhiều năm. Nhiều người có trường hợp như thế thường chọn biện pháp phá thai.
Theo cha Lombardi, phát ngôn viên cuả Toà Thánh thì "Các bậc cha mẹ không nên bỏ con mình ngay cả khi việc phá thai là hợp pháp."
"Các bậc cha mẹ phải đón chào món quà của sự sống."
Thông điệp trong bài giảng của Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc Ngài trông cậy vào người Công Giáo trẻ, trở thành các môn đệ truyền bá đức tin.
'' Đem theo Tin Mừng là đem theo sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ rễ và phá vỡ bạo lực và cái ác, là phá tan và lật đổ những hàng rào và ích kỷ, bất khoan dung và thù hận, để xây dựng một thế giới mới,'' Ngài nói.
Có vẻ thông điệp đã được chấp nhận.
'' Tôi thường đi lễ mỗi tuần một lần, nhưng bây giờ tôi đi lễ hai tuần một lần", lời cô Larissa Miranda, một sinh viên luật 20 tuổi đến từ vùng nông nghiệp cuả tiểu bang Rio de Janeiro. '' Tuy nhiên, biến cố này đã làm cho tôi nhận ra rằng tôi cần phải hoạt động trở lại và sẽ trở lại nhà thờ mỗi tuần''.
Linh mục Jean-Luc Zadroga, một tu sĩ Biển Đức dẫn đầu một nhóm 14 sinh viên Mỹ cuả đại học Công Giáo Latrobe, Pennsylvania, nhận thấy Đức Thánh Cha Francis đã kết nối với đám đông một cách rõ ràng, đặc biệt là với người dân địa phương.
'' Ngài thực sự đã cố gắng tiếp cận với những người Công Giáo đã bỏ đạo hay thất vọng với Giáo Hội và tôi nghĩ rằng ngài đã thành công''.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đêm Canh Thức WYD Rio De Janeiro 2013
J.B. Đặng Minh An dịch7/28/2013
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.
Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn "môn đệ" và "nhà truyền giáo" có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.
1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .
Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!
2. Cánh đồng là một thao trường. Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).
Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.
Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"
3. Cánh đồng là một công trường xây dựng. Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).
Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!
Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!
Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!
Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.
Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn "môn đệ" và "nhà truyền giáo" có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.
1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .
Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!
2. Cánh đồng là một thao trường. Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).
Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.
Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"
3. Cánh đồng là một công trường xây dựng. Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).
Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!
Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!
Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.