Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Re:Kể chuyện cho T. Thắng

Hồi tháng tư năm 79 lúc đó cuộc sống còn nhiều khó khăn lắm. Đại để là hậu phương phải ăn cơm độn cho các anh chiến sĩ chiến đấu chống ngoại xâm, còn các anh chiến sỹ bữa đói bữa no với khoai , bắp , bo bo để cho các cháu thiếu nhi được no đủ. Còn các cháu thiếu nhi thì …..cũng theo tinh thần hi sinh tất cả như trên! Công nhận là thiếu quá nên lúc nào cũng canh canh bên lòng một mơ ước [mà bây giờ nghĩ lại thật "tức cười hay buồn cười"] được ăn 1 bữa cơm trắng không có khoai lang, mì lát[ sắn khô] , bo bo hay ngô vàng ngô trắng gì độn vào.

Lúc đó mình về địa phận Dalat chủng viện không thể tập trung nhiều nên đức thầy chia anh em ra từng tốp nhỏ về nương náu các giáo xứ. Ban ngày thì tăng gia còn ban tối thì tranh thủ học chui và lo đời sống nội tâm. Nghĩa là như mọi người lúc này đều lấy " lao động là vinh quang".

Kể cho T. Thắng chuyện này của riêng tui. Lúc đó mình được phân công về tổ dâu tằm, có 4 "khâu"như sau: trồng dâu , nuôi tằm, ươm tơ và làm trứng giống. Hồi đó mình được phân công vào nhóm làm trứng giống. Vì nhóm này phải chiếu kính nghĩa là xét nghiệm tằm dưới kính hiển vi để định bệnh xem có bào tử gia hay không theo phương pháp của ông L. Pasteur. Ngày xưa học ở Lasan mình cũng có biết sơ qua về kính hiển vi nên được trên tin tưởng cho đảm nhận việc này. Nhưng đây mới là vấn đề chính: muốn làm trứng tằm giống thì phải có 2 giống riêng biệt [ một giống ngoại nhập của Nhật chẳng hạn] và 1 giống địa phương]. Nhưng chỉ lấy con đực của giống nhập nội cho lai với con cái của giống địa phương đễ cho ra đời F1 làm thương phẩm. Như vậy nếu  người nuôi tiếc tiền mua trứng tằm giống tự cho lai thành đời F2 thì không có hiệu quả kinh tế…..

Ban đầu ( nghĩa là những năm 76,77) thì mình chỉ phân biệt được con đực con cái ở giai đoạn nhộng thôi. Và như vậy thì phải cắt bỏ hết các kén giống rất uổng phí…[ những kén cắt ra rồi thì không ương tơ được nữa].  Những năm sau thì giỏi hơn cho nên có thể phân biệt được tằm đực, tằm cái. Nhưng việc này chỉ làm được trong 2-3 ngày cuối của tằm tuổi 5 nghĩa là tằm ăn rỗi. Hi hi lúc đó đang đi tu mà vì sinh kế nên phải làm chui ( thời đó nhà nước độc quyền sản xuất trứng tằm giống để quản lý được lượng kén tằm cho nên làm trứng tằm giống là trọng tội) cứ đến những ngày cuối đó phải vạch đuôi tằm ra để xem con đực con cái thật là không hợp. Ngày nắng thì con dễ chứ ngày mưa âm u thì căng đỏ mắt mới phân biệt được. Thời ấy không có điện mà dầu lửa cũng chỉ phân phối rất hạn chế cho nên lúc cần kíp lắm mới đốt đèn " măng xông" để làm.

T. Thắng cũng nên biết là ngài đực rất khoẻ, 1 con có thể "rèo" 3-5 con cái vẫn tốt và khi cần thiết ( vì 1 lý do gì đó bị thiếu đực) có thể "rèo" 10 con cái.

Mãi sau này khoa học tiến bộ( đó là nói trong nước An Nam lúc đó chứ thế giới thì người ta làm lâu rồi) mình có thể dùng nhiều phương pháp khác để phân biệt đực cái ngay từ gia đoạn tằm nhỏ( thí dụ con tằm bông, có đốm là tằm đực; còn tằm trơn là cái) hay cân kén dựa trên trọng lượng để phân biệt. Còn mấy ông Nhật bổn thì phân biệt đực cái ngay từ giai đoạn trứng với các mầu trứng khác nhau.

Chúc người anh em mọi sự tốt lành trong ngày kỷ niệm 30 năm thành lập gia đình. Tui hay ăn nói bậy bạ, bạn hiền bỏ qua cho nhé. Chúng tôi lớp 68 sẽ cầu nguyện đặc biệt cho bạn trong dịp hồng phúc này.

Ex 772

 

Để kết thúc nên kể 1 đối thoại nửa thực nửa không trong đám cưới con gái Ex Lâm 790 vừa qua.

Ex 76x : Sao hôm nay cãi hăng vậy cha!

Ex 78x : Cương dữ vậy

Ex 77x : Chúa cho mới được chứ bộ!

Ex 79x : Đúng rồi " Cứ cứng" Việc gì phải sợ!

Ex 80x : Ah, Anh này nếu cương coi chừng bị đi bác sỹ Cường đó!!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.