Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Lucky Luke

Xin chào mọi người,

Trong khi chờ đợi Bút gian, Bút khờ và bác Kim Ân đăng tải những bài kế tiếp, tôi xin giới thiệu với các bác loạt phim chương trình ẩm thực do đài truyền hình sắc tộc SBS tại Úc thực hiện dưới tên "Luke Nguyen's VietNam". Chương trình nầy đã bắt đầu trình chiếu cách đây khá lâu, tương đối thành công khi thu hút khá đông người xem. Tôi tìm được một bài viết khá tươm tất về chương trình nầy, xin phiền anh Hòa cognac bấm vào đường liên kết nầy để biết thêm chi tiết. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/308497/Luke-Nguyen-va-am-thuc-Viet-Nam.html

 

Nhìn trên góc cạnh ngành nghề, các tay làm phim đã chứng minh trọn vẹn tay nghề qua các khúc phim về quang cảnh đường phố hay phong cảnh rất đẹp của Việt Nam. Các bác có lẽ đã nhàm chán, nhưng với khán giả nước ngoài, những cảnh được quay với góc cạnh thật đẹp và đó là điểm người nước ngoài muốn nhìn thấy, bác Mõ đã không ngoa khi tô vẽ bức tranh Việt Nam với những vẽ đẹp tiềm ẩn. Điểm khác không kém lý thú, các phần dạy nấu ăn được quay ngay trên đường phố, đi ngược dòng với những cách thức quá cổ điển được dùng trong những chương trình khác. Đây là điểm đem đến cho tôi vài suy nghĩ.

 

Nhân vật chính, anh chàng Luke xem như một thành phần thế hệ thứ nhì của người Việt di dân tại Úc. Tôi không nhìn cách thức nấu ăn, vì thực sự là anh chàng nầy "chỉ" mà không "dạy" nghề, nồi canh chua nấu hệt theo kiểu anh ta chỉ dẫn thì đến con cún cũng phải lắc đầu bỏ đi. Điểm được kịch liệt tuyên dương nơi anh ta xem ra chọn đúng hướng đi và nhất định có chỗ đứng. Khi cần phải đăng ký trước một tháng để có chỗ ngồi nơi nhà hàng thì không cần nhiều lời để dẫn giải. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", anh chàng nầy xử dụng "nghệ" cách tuyệt hảo. Đây là điểm tôi luôn ước vọng nhìn thấy từ thế hệ sau.

 

Đây là phim do người nước ngoài thực hiện nên ngôn ngữ được dùng là tiếng Anh, nhưng nếu các bác không ngại và theo dõi được trọn vẹn thì tôi nhất định GSTQ sẽ không bỏn xẻn mà phê cho các bác điểm "C" thật to tướng. Enjoy watching.

 

PHT

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA THƯỜNG NIÊN A (Mt 5, 1-12a)

 
Hạnh phúc khi trao ban

Khi nhìn về kiếp nhân sinh, với những thăng trầm nổi trôi của đời người, đầy những đau khổ, bất hạnh lầm than, đại văn hào Nguyễn Du đã nói rằng:


“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”


Có người còn bi quan bảo rằng:


“ Đời vui sao chẳng thấy cười –

Sinh ra chẳng cười lại khóc oe oe”.


Phần nhiều trong văn học, thơ ca hay kịch nghệ, người ta đã thành công khi khai thác chủ đề bất hạnh của đời người: cái đói, cái nghèo, cái khổ đau của bệnh tật, cái khổ đau của bất công và áp bức đã gây nên biết bao nỗi oan khiên, bất trắc cho thân phận con người. Những bất hạnh mà ta thường gặp không chỉ đổ xuống trên những thân phận nghèo đói, túng thiếu mà còn đổ xuống trên những kẻ có tiền, có của, có địa vị nhưng lại không tìm được hạnh phúc ở trong cuộc sống của mình. Dang vọng, tiền tài xem ra cũng không quý bằng hạnh phúc ở trong đời sống hằng ngày. Cuộc đời không có hạnh phúc là cuộc đời bất hạnh tựa như cây xanh thiếu lá nên trơ trụi và cằn khô. Vì “Cây xanh thiếu lá nó cũng trơ trơ – Biết mình thế này thà đừng sinh ra”. Vì sống là đi tìm hạnh phúc. Sống mà không có hạnh phúc thì cuộc đời như đã mất. Hạnh phúc là nỗi khao khát, là niềm ước mơ của mọi người. Từ những em bé bán vé số, đánh giầy, thu lượm ve chai cho đến những em sinh ra trong một gia đình giầu sang vẫn mang trong mình một khao khát được hạnh phúc. Từ những người quyền thế, giầu có lắm kẻ đón người đưa đến những con người xấu số bị bỏ rơi, khinh bỉ bên lề đường vẫn ao ước một khung trời hạnh phúc cho riêng mình.


Tựa như cuộc đời có nhiều nẻo đường khác nhau thì hạnh phúc cũng có nhiều cách khác nhau. Có hạnh phúc của người mẹ vừa sinh con, dù rằng bà phải chịu nhiều đau đớn thể xác. Có hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ khi nhìn thấy những đứa con lớn khôn từng ngày, dù phải cơ cực lầm than, hay mưa nắng dãi dầu nơi nương rẫy, phố chợ. Có hạnh phúc của những con người đang quên mình vì tha nhân, vì bạn bè, dù rằng phải mang tiếng nợ đời “Ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng”. Có hạnh phúc của những đôi vợ chồng trẻ đang yêu nhau nơi túp lều tranh, dù rằng phải chịu cảnh đói khổ cơ hàn nhưng vẫn tha thiết yêu nhau: “Tay bưng bát muối chấm gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng xa nhau”. Thực vậy, có nhiều người vẫn chủ trương rằng: sống có ích cho tha nhân mới là cuộc đời đáng yêu, đáng sống. Có lẽ ở đời, chẳng ai thích đau khổ nhưng nhiều người vẫn chấp nhận bước vào khổ đau, vì đó chính là phương thế để đem lại hạnh phúc cho người mình yêu.


Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta một phương thức để đạt được hạnh phúc. Con đường hạnh phúc của người môn đệ Chúa không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp của sự hy sinh, của quảng đại dấn thân vì lợi ích của tha nhân. Vì phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, có tấm lòng hiền hậu, dám chấp nhận khổ đau, yêu thích sự chính trực, thương xót đồng loại, giữ lòng trong sạch, và biết xây dựng hoà bình.


Như vậy, hạnh phúc của người môn đệ không hệ tại ở những cái mình có mà ở những cái mình dám từ bỏ vì Chúa và vì tha nhân. Vì Chúa mà ta từ bỏ mọi thứ tham lam, ích kỷ và bất chính để ta sống thanh thoát khỏi những đam mê của cải và lạc thú. Vì Chúa mà ta bỏ đi cái tôi ghen tương, nóng giận, để gìn giữ sự hoà thuận với những người mà chúng ta đang sống. Vì Chúa mà chúng ta dấn thân cho công lý được triển nở, cho hoa bác ái được toả hương, cho an bình được ngự trị. Vì Chúa mà chúng ta xả thân giúp người giúp đời mà không cần so đo tính toán thiệt hơn. Từ bỏ chính mình để ta hướng tới tha nhân. Có từ bỏ chính mình thì ta mới nghĩ tới thiện ích của tha nhân. Từ bỏ những quyền lợi, những nhu cầu của bản thân để chúng ta trao hiến những điều tốt đẹp nhất cho tha nhân.


Người ta bảo rằng ở bên Palestina có hai biển hồ là Biển Chết và biển hồ Galilêa, cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Thế nhưng, nơi Biển Chết thì không có một sự sống nào có thể tồn tại. Vì Biển chết đón nhận nhưng không trao ban, nó giữ lại cho riêng mình, nên nguồn nước trở thành mặn chát và độc hại. Ngược lại, tại biển hồ Galilêa cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.


Đời người cũng tựa như biển hồ, nếu chỉ biết giữ riêng cho mình tất cả mọi sự nhận được từ Thiên Chúa. Sự sống trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng Biển chết. Thật hạnh phúc cho ai biết trao ban. Cuộc sống sẽ mãi lan toả và dồi dào sức sống như biển hồ Galilêa. Vì ai có thì được cho thêm, và vì chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Amen


LM. Jos Tạ duy Tuyền

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Mạo danh

Thưa Chư Huynh,
Có bác nào đó lấy hình thằng cháu ngoại của tớ và mạo danh Cọp con kính chúc!!!
Bài này không phải của tớ!!!

Thân
762




Chúc Xuân

Tân niên kính chúc:
Các Ông Exs: chân khí cực cao, thần lực dồi dào,chưởng xuất ào ào, niềm vui là chính.
Các bà Exas: thọ niên bách lão, trẻ mãi không già, việc nhà hạnh thông, dao luôn cầm cán.
Cô chú Exos: công thành danh toại, vạn sự điều may, thăng quan tiến chức, việc gì...cũng dư sức.
                                                                                          Cọp con kính chúc

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Chưa đến nửa ngày mà trời đã hực nóng. Sài gòn lúc nào vẫn thế, một hỗn hợp đặc biệt không thể phân chất. Không gian chừng thu nhỏ dưới lượng cư dân ngày càng đông, giao thông hào mọc quanh làm nghẻn lối, xe máy dầy đặc, hơi người phì ra thiếu nơi thoát cứ loanh quanh đâu đó, mồ hôi rịn ra, biến thành chất sền đặc kẹo hằn trên da. Quá nhiều chất hội tụ trong hỗn hợp Sài gòn, chất đặc thù bám chặc nhiều năm nên "mình" không thể thiếu, "thằng ở lại" không thể dứt bỏ Sài gòn, cái tên muốn xa nhưng lại rất gần, muốn ghét nhưng sao cứ lại thương, muốn đá văng nhưng cứ vồ cận vòng ôm ấp. Ừ, Sài gòn nằm trong nỗi quên để rồi chợt nhớ.

Vừa bẻ cua vào Nguyễn Thị Minh Khai đã thấy lượng xe dầy đặc, âm thanh ùn cả tai, chả thế mà các tiệm lấy rái lúc nào cũng đông khách. Hôm nay mình cảm thấy không vui, chưa được hài lòng với tiết dạy đầu tiên trong ngày. Chả nhẽ do khởi động đầy ngày không được tốt? Mang chứng suyễn nên mình rất quan trọng việc vận động cơ thể vào sáng sớm, mọi hôm mình đếm đến con số năm nhăm, nhưng hôm nay chỉ nhấp đến phát ba nhăm là mình đuối sức, không hít thêm được phát nào. Anh lớp trưởng bảo "ngũ thập tri thiên mệnh" là chí phải, mình rất hài lòng với cuộc sống của "thằng ở lại", ngày nằm trong trại giam bên Khánh Hội, mình đâu có ngờ sẽ đứng nghiêm nghị trên bục giảng đường như hôm nay, thế là quá đủ.

Tư tưởng đi rong, chỉ gang tấc là PGS đã tông vào chiếc Attila chạy phía trước. Hú hồn, mình vẫn ám ảnh về câu chuyện kể "hai em mờ năm" dạo nào, khấm khá, mình nhất định tậu chiếc bốn bánh như anh lớp trưởng cho chắc ăn. Mà cũng tại mấy đứa nữ ở Sài gòn chạy xe quá cà chớn, không luật lệ gì ráo trọi, chả bao giờ biết nhường đường. Lấn ranh sẽ bị mấy anh áo vàng thổi tu-huýt, lần vi phạm trước mình năn nỉ hết nước bọt mới được tha. Có giờ nhỡn nhơ thì không nói, kẹt lưu thông trễ giờ dạy là cha sếp trừ tiền sát ván, bị vài phen kiểu nầy là tháng đó chỉ húp cháo, chán thật!

Đã qua 4 đèn lưu thông mà con nữ với chiếc Attila vẫn còn vờn trước mặt, PGS lại sắp nổi cơn suyễn, bóp kèn inh ỏi không phải cử chỉ người văn minh nên PGS nãy giờ cứ phải bám đằng sau, bực không chịu được. Trông từ phía sau thì xem dáng vẫn còn mướt lắm, tóc nhuộm màu nâu xõa trên lưng, ăn bận quần áo biết không phải dân nhà nghèo, thế mà khả năng điều hành xe máy lại tồi không chịu được, cứ chạy kiểu mụ phía trước, mình thà chạy bộ cho xong.

Con Cún vẫn còn ngượng ngùng việc điều hành chiếc xe máy, lưu thông nơi đất Sài gòn quả là một vấn đề nhức nhối, hôm nào mang xe mang người nguyên vẹn về nhà đã xem là may mắn. Gặp mấy tên chạy thúc đít như cha phía sau thì lại càng luống cuống, mấy cha ở Việt Nam sao hằn học quá, không ga-lăng bằng mấy thằng Tây. Mà muôn việc chỉ tại thằng hủ tíu quá keo kiệt, con Cún thầm nghĩ, dạo mình nói hết lời bảo tậu chiếc spacy chỉ hơn trăm triệu, thon lại gọn, dễ điều hành, nó nhất định nhả ra có ngần nầy, Attila nặng lại cồng kềnh, lần nào về đến nhà cũng nhừ cả người. Đã nhận ra PGS phía sau, giận cá chém thớt, nhất định không cho PGS qua mặt nên con Cún lại chàng ràng, nghĩ tiếp, thằng hủ tíu chơi chưa đúng ca-ta-lô, cứ nhìn nhà anh Danh Tướng, thấy phát ham, xe lết-xịt bóng như gương soi, chị Danh Tướng cũng chả kém, chạy chiếc vét-pa quá thanh nhã, trông cực mi-nhon. Xe anh Ngô thì hết biết, màu nâu nhạt tuyệt vời, chạy phía sau hửi khói cũng thơm phức, nhất định thằng hủ tíu không sánh bằng.

Ngang với xe con Cún khi vòng đến bồn binh, PGS định nhả ra vài câu. Người đàn bà chạy chiếc Attila xem vẻ không phải dân thành phố, mặt lơ ngơ giống Việt kiều thấy ớn. Con Cún nhoẻn nụ cười xã giao với PGS, lầm thầm câu chót, thằng hủ tíu mất răng, miệng hơi móm nhưng trông hiền lành, cha Giáo sư nầy răng tốt, nhưng lại nhô ra hơn giới hạn, trông nghiêm nghị quá, khiếp!

Gật đầu chào nhau, rất quen hay là xa lạ, PGS và con Cún tẻ hướng, chìm vào lòng thành phố ngập đầy khói.

 

AUSTRALIA DAY 2011

 

 

 

 

THƯ MỜI HỌP MẶT TÂN MÃO

Thân gửi Các Bạn Ex 68 ,
Thân mời Các Bạn đến dự buổi Họp Mặt Đầu Xuân .
Vào lúc 6 giờ chiều ngày Chủ Nhật 6 th 2 năm 2011.
Tức là ngày Mồng 4 Tết Tân Mão .
Địa điểm : 258 Nghĩa Phát , F6 , TB .

Trân trọng kính mời .

HC 763 .

Xin chú Mõ vui lòng phôn cho Các Bạn ít mở in-tơ-nết .
Thanh-kiu .

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Câu chuyện đón Xuân

Chào các bác 68 ,
Tui cũng đồng ý với ông LT , gần tết rồi , mình nói mấy "chuyện nhỏ" hơn chút cho vui đi các bác , "mèo mới hay mèo cũ" cũng còn hơi "kẹt" tí , nói ra khg khéo lại b"tướng bà" chiếu !
Cuối tuần rồi tui và exa đã đi chợ khiêng từ từ vđể chuẩn bị cho tết , 5 xấp là chuối bản bđể gói bánh chưng , lá dong mắc gấp 4 lần thôi thì tiết kiệm chút , lá chuối gói cũng xong !
20 KG "nếp ngỗng" vì tui là dân "Hà Lội" chính gốc nên thy loại nếp này có cái tên nghe hay hay , cái hạt tròn trịa dễ thương ....saigòn nhiều khi kiếm khg ra , nhưng Paris thì có bán nhiều , tuần tới mấy người bạn của exa tui lại nhà gói bánh chưng rồi chia với nhau để đón tết , ngoài chợ Tàu Paris cũng có bán bánh này rất nhiều, nhưng các bà sợ nấu bằng cục pile hay hoá chất của mấy ông "huê kiều" , phải tự tay gói ở nhà cho chắc ăn .....
Phần ex tui thì rinh v chục tờ giấy nhuộm màu đỏ tươi kh1m X 1m50 đ viết ch "chúc xuân" hay câu đối , trang hoàng ngày tết trong nhà và nhà th...
Tui dđinh năm nay sviết 2 câu đối treo 2 bên bàn ththeo đúng với mode mới bên VN "treo chngày tết" như sau các bác :
Bên Trái :...."Niên niên tưởng vọng cửu trùng thiên" , Bên mặt : ... "Nhật nht khẩn cầu tam vị chúa ".....
Xin bác nào hay chữ , cho vài ý kiến gấp gấp dùm , nếu thấy trong 2 câu trên có điều gì sai xót ?, để ex tui chỉnh sửa lại liền kẻo trễ , tuần tới là phải viết để treo lên trước bá quan rồi.
Bác 772 có ý kiến gì chăng , v"nghĩa" và "âm" đối nhau có chuẩn khg bác ? vì tui thấy chữ nghĩa bác cũng khá dư gi... nhất là về các câu đối Hán Việt .
Ngày chúa nhật mùng 4 tết , hđạo VN của tui sau khi dâng thánh lễ , sẽ hội họp lại mừng Xuân , ăn uống (mỗi người nấu 1, 2 món đem lại nhà hội ăn chung) , có Karaoke , có đánh bài ,
lắc bầu cua , lì xì cho các cháu . Dịp này thường có nhiều người Pháp đến tham dự , nên cũng rất ồn ào , vui vẻ cả ngày các bác , tết mà ... 1 năm mới có 1 lần !
Cứ chịu khó btí công sức ra "vì mọi người" là mình scảm thấy lu bu liền , và có cái tết vui áo để" ngay thôi các bác .
Toàn Thắng

HỌP MẶT TÂN MÃO ( MÈO MỚI)

Bạch Thầy Hủ Tíu ,
Thầy lại nhầm rồi ( vô ý hay cố tình gì đó ? ) . Hoặc như Ông Bà ta thường nói "người nàm thao chiêm bao nàm vậy" : Nói đến "mèo mới " là Thầy nghĩ ngay đến chuyện "mèo mỡ gà đồng " , hoặc nói theo các cụ Bắc  Kỳ nhà em là chuyện " đi mèo " của mấy thằng cha đã vợ con đùm đề rồi , còn đầy lòng sân si mê muội ... nên mới có cái từ " mèo cũ mèo mới " như nhà Thầy.
Cái  tình ngay của em là , nhân dịp năm Tân Mão sắp đến , bọn em định gặp nhau 1 phát , nên có ý bắn tiếng , nếu thầy có lòng hỉ xả thì tìm cách quăng cho tụi em chai ông già chống gậy ( đừng quăng lựu đạn như chú Mõ )để bọn em lai rai , năm Mão , nói chuyện " mèo " . í mà !

763 .

re: cuối năm

Khi mùa thu bắt đầu tuốt hết những chiếc lá vàng, lá đỏ trên cây, để trơ những cành xương như những cánh tay gầy khua lên bầu trời xám đục, khi lối đi rắc những bông hoa tuyết rơi xuống tình cờ và khi các báo gọi bài cho số Xuân năm mới, tôi biết, thời gian đang thản nhiên bóc những tờ lịch cuối cùng.

Một năm! Tiếng rơi nhẹ như chiếc lá chao nghiêng, như tiếng chim khẽ đập cánh sớm mai, như tiếng giọt nước nhỏ trên phiến đá trong vườn. Chẳng có gì nghiêm trọng cả, chỉ là thời gian đi về phía trước, dòng sông chẩy qua, không ngoái cổ lại nhìn vết sóng lăn tăn, thế thôi.

Tôi quay đầu nhìn lại một quãng đường ngắn đã đi qua. Năm nay tôi đã nhìn thấy gì, đã học được thêm bao điều gì, đã khóc, đã cười bao nhiêu lần. Tôi nhớ giọt lệ, hay quên tiếng cười? Bao nhiêu đêm mất ngủ, bao nhiêu ngày quên rằng mình đang sống vội vàng, bao nhiêu dòng chữ, bao nhiêu câu thơ trên cái khung hình trắng toát này; mảnh giấy nào ghi vội, bỏ quên trong xe, trong túi áo, trong giường ngủ.

Chỉ một quãng đời ngắn ngủi hơn ba trăm ngày Thượng Đến giao vào tay, tôi đã đối diện như thế nào với những mảnh vụn thời gian:


… Tôi biết, sinh tử chỉ là những hạt bụi bay đến, rơi xuống, ở lại trên mặt đất sau đó lại bay bổng lên rồi biến mất, mỗi ngày. Con người cứ khóc, xong lại tự lau khô giọt nước mắt mình và lại nở nụ cười. Bước chân vẫn bước về phía trước, vẫn đi trong dòng sóng nhân loại trôi đi. Và chúng ta có biết bao điều phải làm song song với đời sống đó. Cho dù, bây giờ, ở tuổi không còn phải bương chải với vật chất, lo ăn học cho con nữa, chúng ta vẫn có những việc phải làm, những điều phải lo, nếu không biết tự mình buông bỏ.
                                                              ……..

Tôi bắt tay vào việc, thu xếp một khoảng trống cho mình .
Tôi nhìn loanh quanh đời mình, chỉ thấy sách, thấy chữ. Chữ vào bụng không biết được bao nhiêu? Ra vườn vẫn thấy đầy lá, dù gió có cuốn đi, vẫn thấy những tảng đá xanh rêu, nhìn nhau lặng im. Đôi khi ngồi giữa căn nhà vắng, yên tĩnh, thấy mình như bình trà, như cái ghế, cái bàn, một mai không còn dùng được nữa, không biết có hữu ích như vật, cho vào đống phế thải, xay ra dùng sang việc khác được không?

Thời gian trôi như mây trôi, gió thổi, cánh chim bay; mặt trời mặt trăng thay nhau đổi chỗ, chiêm bao len vào cả trong chăn. Tôi rồi sẽ theo thời gian chuyển hóa dần dần thành hạt bụi bay xa, đi đến đâu nào ai biết được!

Một năm nữa lại qua đi, tôi bắt đầu những mảnh mới của đời mình bằng những câu thơ, những câu thơ bay vào không gian, bắt đầu cho một mùa xuân trước mặt, rồi cứ thế cuốn theo dòng sông thời gian, tôi sẽ trôi đi, trôi đi, Xuân, Hạ, Thu, Đông, rồi lại Xuân về. Tiếng cười, giọt lệ của tôi, sẽ rắc lên như kim nhũ trang hoàng cho lễ hội đời người, như gia vị cho bữa tiệc trên bàn tiệc của Thượng Đế.

Tôi viết một câu thơ cuối năm gửi Thượng Đế, hy vọng ngài mải đọc thơ, ngài quên lên giây chiếc đồng hồ, thời gian ngưng lại một khoảnh khắc, đủ cho một thiên thần bay qua, một câu thơ rơi xuống.

           Hỡi Thượng Đế hồn tôi là lễ vật
           Giọt lệ tôi là kim nhũ trang hoàng
           Tiếng cười tôi tẩm hương thơm gia vị
           Đã sẵn sàng trên bàn tiệc thời gian

           Ngài hãy nếm đời tôi lương thực mới
           Và quên đi năm tháng đã trao ban.
     Thơ Trần Mộng Tú –
Bút khờ sao chép từ Việt kiều Nguyễn xuân Hoàng [http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/hoang/

Re: [Ex68] sóng to , sóng nhỏ

Thưa bác Lớp Trưởng,
Quả là phiền! ngoài việc phải chịu đựng những trận mưa dài dẳng, không ngừng nghỉ từ nội tướng, bác lại nhọc công mò quanh các góc cạnh để khai triển thêm bài thần học về nhà Phật, bác kịch liệt làm tốt chức đầy tớ nhân dân. Tớ nhất định nợ bác một chầu mát-xa óc, địa điểm tớ sẽ truy từ nguồn và sẽ báo với bác sau. 
Bác ôi, việc sư huynh Kim Ân nhận đăng cai cho bài viết trên bờ-lóc, tớ như người được lên cõi Niết Bàn, vả bên đây chúng tớ rất hiếm hàng, Mèo Cũ xài tới xài lui, làm gì moi ra được chuyện Mèo Mới.
Nay kính,
PHT

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

sóng to , sóng nhỏ

Các Bạn thân mến ,
Tôi không có ý định luận thêm về đề tài này . Cái triết lý nhà Phật này , sau khi các bạn đọc xong 3 bài tham luận ( tham lam tranh luận ) của các Bác : Khổng Ân , Phăng-Xoa và Hủ Tíu là đã quá đủ  rồi : Bạn Phăng - Xoa thực dụng . Bạn Khổng Ân dí dỏm , dễ hiểu , lại còn phảng phất "hòa đồng tôn giáo" Riêng bạn Hủ Tíu thì giọng văn tưng tửng nhưng lại quá thâm sâu khi nhắc đến chuyện " sanh nhầm thế kỷ " ...
Hay ! Nhất tự vi sư . Mỗ em xin tôn các Bác làm Thầy ....
Tuy nhiên , bạn nào thích suy tư thần học đến nơi đến chốn ( vĩnh hằng ) cái triết lý "sóng lớn sóng bé "này , thì chịu khó tìm vi-xi-đi , nghe thầy Nhất Hạnh giảng thêm chừng vài ba ngày , là thông suốt ngọn nguồn .

Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra 1 nhận định : Tôi không nghĩ  rằng  trong Nhóm 68 đã có sự phân biệt " sóng to , sóng nhỏ " vì nếu có , thì ắt hẳn đã không có cái diễn đàn này và Ex68 đã không tồn tại đến như ngày hôm nay .

Ngũ thập ( tri Thiên Mệnh ) rồi , đời còn lại có là bao . Bác Hủ Tíu có thêm cái tham luận nào về đề tài này không ? Hay là ta bàn về ...Mèo Mới đi .

HỮU-CẦU.

Re: [Ex68] Sóng lớn, sóng nhỏ

Kim Ân sư huynh,
Bài bác viết rất thực và cao siêu, chữ lại rất to dễ đọc. Tui hoan nghênh việc trở lại diễn đàn của bác, rất đúng lúc vì trong vài ngày sắp đến tui sẽ đăng bài chót trong loạt bài làm day dứt tui khoảng thời gian khá dài từ bấy lâu nay. Bút bác còn mực rất nhiều, vậy hy vọng bác sẽ trám vào chỗ trống đó. Cảm ơn trước.
PHT

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Re: sóng lớn, sóng nhỏ

Chuyện từ USA:

 Anh "nhọ"[ negro] nói với anh "dzin": Sao anh gọi tôi là da mầu?
Vậy chứ anh da gì?
Tôi da đen: sinh ra đã đen, lớn lên cũng đen, lúc sợ cũng đen, lúc bệnh cũng đen, lúc chết cũng đen!!
Còn anh? Sinh ra thì đỏ hồng, lớn lên thì trắng, lúc sợ thì tái xanh, ốm đau thì vàng bệch, chết thì tím tái hay xám ngoét. Anh mới đúng là da mầu!!
Lần sau đừng chơi chữ nữa.
......
" Anh da đen nói với tên da trắng, nếu mày ngăm ngăm tao sẽ nương tay" [Kahil Gilbran]

Ex 772

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Sóng cao to như tòa nhà 3 tầng lầu, sóng gợn lăn tăn từng đợt nhỏ trên bãi cát, biểu hiện tác động của gió trên đại dương. Không còn là gian trần khi phần cấu tạo chính bị gạt bỏ, đại dương với những con sóng sẽ mãi trường tồn. Thần học cao siêu hay Kim Dung hoang đường? Không lực trợ sao có thể nâng lên? Khí lực yếu sao nhấc mình bay bổng? Giang hồ và sóng đại dương sẽ mãi là sự hiện diện.

Âm nhạc Việt sẽ nói đến trường hợp Chế Linh sinh nhầm quê hương, nhầm thế kỷ.  Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên với những sáng tác tuyệt vời, phát hành đến 3 lần những bài nhạc nổi tiếng một thời. Lần đầu với chủ đề "12 Tuyệt Khúc Ngô Thụy Miên-Dấu Tình Sầu", với Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác làm giọng ca chủ lực. Lần thứ nhì "Tình Khúc Ngô Thụy Miên" thêm vào những giọng ca đương thời như Ngọc Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, vẫn còn làm rung động thính giả. Lần phát hành sau cùng từ Thúy Nga TNCD048 chính là lần tan tác, không còn lôi cuốn thính giả bởi sự nhàm chán. Cả 3 lần, tên tuổi Chế Linh đều lọt sổ. Khó ca sỹ nào diễn tả bài "Paris có gì lạ không em" tuyệt vời bằng anh chàng đây. Điều nổi bật là Chế Linh dám lội ngược dòng, trình bày xuất sắc những nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên và Vũ Thành An, khều Ngô Thụy Miên bằng cách đây quả kịch liệt xuất sắc. Thêm vào cho từ điển, bài "Riêng Một Góc Trời" hình thành bởi cảm nhận đời cô đơn đầy bơ sữa của TBG nơi xứ lạ, không thể kể vào những bài nhạc nguyên thủy.

Tôi lại làm thính giả thêm một lần, khung cảnh không còn là sân vườn ngày xưa, chỉ là căn phòng nhỏ ở Mông-Mạc, ngoài cây đàn dương cầm và violin, không còn gì đáng giá. Khác nhiều, khoảng thời gian 30 năm làm sao không đổi khác, cảm nhận cuộc đời nơi tôi không còn ngây ngô, trong sáng như ngày xưa. Tai thính, cảm nhận âm nhạc tăng dần theo thời gian, tôi nhận thức ngón đàn con Cún giờ ngang ngửa với Giovanni Marradi, phải là thế, cả đời chỉ bấy việc, không thạo ngành nghề chỉ nước về quê nấu cám heo, tôi thích lối so sánh bình dân mộc mạc.

Đàn dương cầm là đàn vua, âm hưởng mang tính chất kiêu sa và lôi cuốn như con Cún. Âm sắc bén, rải đều đặn, hòa quyện vào nhau tạo lộ khởi đầu cho hành trình nơi đất mới. Chiếc Mẹc mới toanh xem ra khó hư hỏng lúc khởi hành, y chang theo bài bản vạch sẳn nên chẳng mấy chốc con Cún đã thành danh nơi xứ người. Âm đàn vang lên điệu lánh lót chim sẻ, tôi tự phong mình danh Tử Kỳ, quyết chắc con Cún qua âm đàn, đang diễn đạt khoảng thời gian đầu nơi đất khách.

Phải nếu đời ru câu êm ái thì quả tuyệt, đại dương kia không bị gió nâng lực tạo nên những ngọn sóng cao ngất thì gian trần thật sự chốn địa đàng. Đàn dương cầm có thể âm lên những nốt thật cao, dồn dập dòng âm thanh cường bạo nghe chừng như phím đàn đang vụn vỡ từng mảnh. Không đủ lời khi âm thanh phát ra quá chát chúa, con Thảo My chơi rap thế vào đoạn nầy, bảo rằng vợ chồng con Cún bị rải đinh, tất cả tài sản tiêu trong khoảnh khắc trên sàn chứng khoán, quẩn trí nên chồng con Cún giờ lúc tỉnh thì chơi tennis,  lúc quẩn chỉ nằm sa-lông ngâm thơ, lâu lắm mới pót được cho tấm hình trên bờ-lóc, bọn chúng giờ thì tình có như không, ai đường nấy về nhà ngậm vú mẹ.

Thật cao, sắc bén, lảnh lót nhưng đơn độc như dấu chấm hỏi, tiếng đàn tạo nên âm thanh hoang mang. Không là rocket scientist, nhưng tôi tự dịch, sau bao năm, nó đã ngộ cõi hư không nơi nhà Phật, câu hỏi thật to về trần gian đang ngự trị trong đầu nó, như bao người, muốn khám phá câu trả lời thực sự về nguồn gốc của những cơn sóng.

Tôi bảo thì cứ thử lội ngược dòng như Chế Linh, thiên hạ bảo chỉ xách đàn quanh quẩn nơi ga métro tháng cũng kiếm ngàn ơ-rô dư sức. Con Cún liếc thật bén, bảo dạo nó lên thành thị tậu cây violin, vừa ngồi long nhong trên băng ghế nhà ga, có anh Việt Nam rất đẹp giai, đeo kính gọng mủ đen, đến thăm hỏi và bỏ vào mũ 20 ơ-rô, dạo khác lại có anh chắc thương nhân từ xứ Việt, đeo kính cận đổi màu, cũng đến quẳng vào đấy 10 ơ-rô, con Cún bảo rằng thế là quá nhục, nó không thể làm thế. Không biết rõ thì tôi đã tặng cho nó vài cú đá, thật ra, nó không bao giờ đói để tìm cách giựt con gà cúng nhà thằng cha hủ tíu, nó không bị đẩy trôi giạt để luồn lỏi buôn võng dạo nơi xứ người, sách gia phả nhà nó chỉ vẽ độc nhất một con đường, quên hẳn việc con đường ấy nếu gặp năm mưa lũ có thể sẽ ngập tràn. Ừ, nếu là đời, sẽ như đại dương với những con sóng.

Những cánh hoa năm xưa qua tiếng đàn lại xuất hiện. Âm thanh tuyệt vời đưa tôi vào mộng ảo. Không đâu, rất thực, những cánh hoa lềnh bềnh trên mặt đại dương hay may mắn, bọn mủ tặc chừa sót vài giọt, đủ cho tôi ghép cánh hoa thành một đóa, việc ấy sau bao năm đã không còn là câu hỏi lớn nơi tôi, từng cánh hoa hay ghép thành một nụ cũng sẽ rã rời dưới những cơn sóng. Điều tôi cảm nhận, những dòng chữ hằn trên cánh hoa sẽ là nguồn lực chính đồng hành với tôi quãng lộ trình nơi gian trần, không đọc được, tôi hẳn sẽ băn khoăn.

 

"Anh bị tẩu hỏa nhập ma, giờ cách chi mà thi triển chiêu ấy." Con Cún nhìn cặp giò của tôi kèm theo lời bình rất thật. Ý nhắc lại chuyện Đoàn Dự cõng Vương Ngũ Yến chạy nạn.

Tôi gật đầu: "Ừ, tiếc thật. Chiêu ấy là chiêu độc quyền của anh Lỗ, tui có chắp thêm đoạn dài cũng chưa chắc luyện thành. Bó tay.

Khều cũng phải xem mặt, rất sợ "cô Bắc Kỳ" nên tôi tiếp liền theo: "Thế tui biết chiêu Thần Hành Bách Biến, không biết có dùng được?"

"Thế cũng tạm." Tôi lại thấy một nụ cười, y chang như 30 năm trước.

 

 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN A (Mt 4, 12-23)



NƯỚC TRỜI ĐÃ ĐẾN GẦN
(Mt 4, 12-23)

Loan báo Tin Mừng Nước Trời là sứ điệp quan trọng, nên Chúa Giêsu đã quên ăn, quên ngủ, không quản chi mệt nhọc, vất vả đi khắp các làng mạc, thành thị loan báo Tin Mừng, mời gọi mọi người ăn năn sám hối, đón nhận Nước Trời để được ơn cứu độ. Chúa còn chọn gọi và sai các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho muôn dân nước.

Khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4, 17). Chúa Giêsu muốn cho thấy tầm quan trọng của Nước Trời, điều kiện căn bản để đón nhận Nước Trời là phải sám hối, không sám hối thì không thể vào được Nước trời, Nước Trời chỉ dành cho những ai biết sám hối, nhìn nhận tội lỗi của mình, sửa đổi đời sống để nên hoàn thiện và cầu xin Chúa tha thứ. Điệp khúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các lời giáo huấn của Ngài. Có trở về, có thay đổi, có sám hối con người mới vào được Nước Thiên Chúa. Sám hối là khởi điểm của cuộc hành trình đức tin Kitô giáo. Sám hối còn là chìa khoá để vào Nước Trời.

Chúa Giêsu dạy chúng ta phải ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết, còn mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau (x. Lc 12, 31). Ngài còn dạy: “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12, 33). Nước Thiên Chúa là cùng đích đời người nên có giá trị tuyệt đối, phải đặt lên trên hết mọi sự, phải sẵn sàng hy sinh tất cả và bằng mọi giá để vào được Nước Trời (x. Mt 13, 44-46). Thánh Phaolô nói: “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Vì vậy, để vào được Nước Trời, chúng ta cần phải sám hối, từ bỏ những gì là xấu xa tội lỗi, từ bỏ những gì ngăn cản ta tìm kiếm Nước Trời. Từ bỏ những gì nước trần gian, nước của sa tan lôi kéo chúng ta như: tiền của vật chất, danh vọng địa vị, thú vui xác thịt. Chúng ta phải luôn chiến đấu với ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt.

Sau khi kêu gọi dân chúng sám hối để đón nhận Nước Trời, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ, để các ông đi theo Người, cộng tác với Người rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. “Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Ngài bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 18-19). Các ông không so đo tính toán, không ngần ngại lên đường đi theo Chúa: “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người” (Mt 4, 20). Chúa gọi các ông đi theo Người, không phải để thành lập một tập đoàn kinh tế hay chính trị. Nhưng là để các ông học hỏi nơi Người cách sống và làm việc, tất cả vì công cuộc loan báo Tin Mừng Thiên Chúa, tất cả vì hạnh phúc, vì phần dỗi của con người.

Chúa đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Ngài không chỉ rao giảng trên môi miệng, mà còn bằng việc làm cụ thể, “Đức Giêsu đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân” (Mt 4, 23). Chúa rao giảng và chữa lành bệnh hoạn, tật nguyền phần hồn, phần xác, để giúp con người nhận ra giá trị đích thực của Nước Trời là được bình an hạnh phúc, không còn đau khổ, bệnh tật, không phải bom chen, cạnh tranh… Vì đó là sứ điệp quan trọng, nên trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền cho các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).

Ngày nay, tiếng Chúa nói “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” vẫn còn vang vọng bên tai của chúng ta. Chúa vẫn kêu gọi, vẫn chữa lành để ta nhận ra chân giá trị của Nước Trời. Vậy mà ta vẫn bưng tai bịt mắt không nghe cũng chẳng nhìn, cho là Nước Trời còn xa tít trên chín tầng mây, nên không quan tâm, không để ý, không xem xét, vẫn mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, không đáp lại lời mời gọi của Chúa, không chịu sám hối, vẫn tiếp tục đi trên con đường tội lỗi, vẫn tìm kiếm khoái lạc, tìm hưởng thụ, sống bất công, điêu ngoa, gian dối, lừa lọc, giận hờn ghen ghét, mưu mô sảo quyệt, đội trên đạp dưới làm hại anh em. Nhiều khi đi làm tông đồ cũng dựng bè kéo cánh, cũng tranh giành sự ảnh hưởng, tranh giành chỗ đứng, tranh giành nơi làm việc, dèm pha, nói xấu đủ điều…

Là Kitô hữu, chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa, biết sám hối, nhìn nhận tội lỗi của mình, từ bỏ tất cả những gì là tội lỗi xấu xa, quay trở về với Chúa, cầu xin Người thứ tha, để ta đón nhận Tin Mừng Nước Thiên Chúa và hưởng ơn cứu độ Người ban. Chúng ta cũng hãy cộng tác với Chúa ra đi loan báo Tin Mừng, kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón nhận Nước Trời.

Jos. Hồng Ân
(nguồn : thanhlinh.net)
 


Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Khoe thằng cháu ngoại 1chút và thử 'đọ sức làm phim' với bác Trần Ánh


Giải trí xả stress cuối tuần, thao tác chỉ dùng cái Nokia C7.
Thân
762

Suy nghĩ riêng.

Chào bác 758, tui đọc bài " Sóng lớn , sóng nhỏ " của bác , bài viết thiệt là hay , thiệt súc tích ; nhưng tui lại có suy nghĩ làm vầy.

Mỗi người đều có bản chất giống nhau và bình đẳng trước Chúa vì mỗi người là một linh hồn , chứ còn về  phần xác thịt thì không như vậy . Trong mỗi con người đều cố hữu sự kỳ thị chủng tộc , sự phân biệt giàu nghèo sang hèn , sự khinh mạn trình độ, ngu dốt ….chỉ là mức độ nhiều hay ít mà thôi . Nếu ai đó rèn tâm dưỡng tánh để cho mức độ của mình về số 0 thì liệu có sống nổi trong cuộc đời ô trọc này không ? Thử nghĩ xem, trong xã hội mà ai cũng chạy theo tiền bạc mà mình lại hô lên là mình không ham tiền thì sẽ bị người ta chửi như thế nào ! Như tôi biết có người kia bị bạn bè bỉ nghèo , khinh dốt ; anh ta chỉ tránh đi để đừng bị khi dễ nữa, để quên đi, để sống thanh thản vậy mà có được đâu…anh ta bị những bạn bè khác cho là lập dị, là bỏ bạn bè !!!!!

Đời này có không ít người nghĩ rằng mình sinh ra nhầm quê hương , nhầm thế kỷ….

Hữu  Thắng .

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Sóng lớn, sóng nhỏ

Chào bác Ân
Sao bác Khg xin đi tu làm cha lại đi nh? , vì bác viết 1 bài về thần học hay "hết biết" luôn ....
Nói thiệt với bác , tui khg ưa giàu vì nhà giàu đã bị chúa mắng : ... nhà giầu khó vào nước thiên đàng , như lạc đà chui qua lỗ kim" .... (nguy lắm đấy !)
Nhưng nếu mình nghèo thì thằng hàng xóm , hmất thứ gì lại chạy qua gõ cửa nhà mình vô chơi .... "dòm dòm" , thấy mà ghét !
Binh vực cho bên giàu hay bên nghèo lại càng khó nói hơn ...thôi thì cb cgiàu lẫn nghèo qua 1 bên cho yên chuyện , dành hết thời gi mà "làm việc nhà" như tui cho xong các bác !
Các bác quốc nội à , Tết nhất gần đến nơi rồi mà chẳng nghe bác nào kltrên blog vài nét vtâm tình , sinh hoạt ngày tết tại quê hưong cho dân hải ngoại chúng tui có thêm chút hiểu biết với thiên h .
Bên Tây nhờ nấu ăn bằng bếp Gaz nên nồi khg b đen , tui skhg phải chùi như các bác quốc nội đấy ...; nhưng ngược lại việc cọ rửa nhà cửa thì cực nhọc khôn xiết , vì "giời" lạnh hơn Hà nội nhiều
lắm mà "bà Danh tướng" lại rất tiết kiệm , khg cho tui xài nước nóng đâu nhé .
Vào dịp cuối năm , tui chước gì mình đang được sống tại Cali đtha hmà vô "RED LOBSTER" ăn tôm hùm cho đã thèm , hic hic hic ! (ch1 giấc mộng bình thường như thế thôi !)
Week end và "Tết sắp đến" rồi , nên tui thấy trong lòng hân hoan , cao hứng viết vài dòng gọi là "Nói với nhau" cho vui vậy thôi các bác , chchả có ý gì "sất" .
Chúc các bác 1 cuối tuần vui vẻ , và nhphục vụ exa ,exos hết mình cho vui cửa vui nhà thêm .
Toàn Thắng

Sóng lớn, sóng nhỏ

Sóng lớn, sóng nhỏ
Đọc bài "Con sóng nhận thức" rất hay, nên cũng bon chen có vài ý chia sẻ, (Sau khi đã tham khảo một vài kinh sách nhằm làm cho nó rõ hơn.) Sóng lớn và sóng nhỏ là một ví dụ điển hình của giáo lý nhà Phật. Sóng lớn và sóng nhỏ có cùng một bản thể. Khác một điều khi có gió lớn thì sẽ tạo thành sóng lớn, và đây chỉ là hiện tượng. Con người cũng thế, có cùng một bản chất như nhau, máu cũng đỏ, da cũng vàng, vui thì cười, buồn thì khóc… nhưng lại chia ra nhiều loại người, có kẻ thích chuyện trên trời, hướng thượng, khao khát Chân Thiện Mỹ…có người thích nâng tâm hồn lên chơi, có kẻ nhất định cho nó xuống, bởi vì đi xuống thì í dzì !!!
 
Cũng có kẻ tham sân si, ít khi chịu từ bi hỉ xả, coi vật chất, của cải là trên hết, nên lúc nào cũng thấy thiếu, và tìm cách chiếm đoạt cho bằng
được. Nên tâm chẳng bao giờ yên.


Cái thằng sóng nhỏ thì chấp ngã nhiều quá, nó không chịu buông cái tôi ra,
(con nguời chỉ thấy thoải mái nhẹ nhõm khi không còn gánh nặng trên vai !!). Suy nghĩ về cái tôi nhiều quá, nó thấy nó khác người ta, và không ai bằng nó !!! từ đó dẫn đến phân biệt người này người kia, kẻ mạnh người yếu, giàu, nghèo…, dễ nảy sinh ra bất an, mất phương hướng, cuộc đời đâm ra bế tắc, và dễ dàng đi đến diệt vong.

Bên Công Giáo mình có câu rất hay " Thầy ban bình an của Thầy cho các
con ", cái bình an này không thể mua được bằng tiền, cũng không phải bằng quyền lực. Bình an của Chúa chính là sự cho đi vô điều kiện, bình an của hy sinh, bình an từ trời này mới giúp ta đao pháp không rối loạn giữa cuộc đời ô trọc này. Và mới thực sự giúp ta tránh phân biệt hay so sánh hơn thua.

Cái cốt lõi của Phật giáo chính là vô thường, hay dựa trên "không", sắc sắc không
không, tất cả chỉ là cơ duyên, hay duyên sinh, tan rồi hợp, hơp rồi tan, cái này là nhân cho cái kia, hay ngược lại, và tất cả đều biến chuyển trong vòng luân hồi vô tận… Con người sẽ không bao giờ vơi hết đau khổ, bao lâu còn có so sánh được hơn.

Nghĩ rằng Lão Tướng của mình sẽ sống lâu trăm tuổi, mãi mãi đẹp đẽ mặn mà, tình yêu cao vời khôn ví !! Đi đâu mà tìm ?

Nhưng than ôi, gió thoảng mây trôi, chẳng mấy chốc đã tóc bạc lưng còng…

Nghĩ rằng, nhà cao cửa rộng, tiền bạc đầy tủ (phải cất dưới gầm giường !!) nhưng một sớm mai đẹp trời, tất cả đều không cánh mà bay (vì nghe nói trộm đạo dữ quá)

Thật sai lầm khi nghĩ thằng sóng lớn kia sẽ mãi mãi trường tồn, nhưng làm sao được khi tất cả chỉ là vô thường !!! Lên cao mãi, cũng có lúc phải xuống.

Đời là bể khổ " cho nên thằng giàu cũng khổ, tối ngày ăn xong rồi ngồi canh me trộm cướp củng đủ đứng tim, chết ngắc !!!

Còn thằng nghèo thì khổ là …chí phải !!

Cho nên đừng có chấp ngã vẩn luôn là một thái độ khôn ngoan trong cách sống, khỏi phải bận tâm hơn thua, tranh giành. Lòng ham muốn là một cạm bẫy giết chết dần mòn tâm hồn con người.. Sóng lớn, nhỏ rồi cũng tan biến trong đại dương bao la…Chê bai thằng này nghèo, thằng kia kém cỏi, cuối cùng tất cả cũng đều về với cát bụi…


"Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán" lời của Chúa nhằm lên án những ai quá cố chấp, quá coi trọng cái ngã của mình, chạy theo cái bề ngoài ảo vọng biểu lộ quá nhiều tham sân si. Khi phán xét người khác, ta rất dễ bị cuốn theo những phê phán đầy ảo tưởng, cho là không ai bằng mình nên dễ rơi vào vòng xoáy tự cao tự đại, và cuối cùng chỉ chuốc lấy ưu phiền.
 

Vả lại, thật tự nhiên, ta dễ dàng khúm núm, sợ sệt trước thằng giàu, còn thấy nghèo thì khinh. Thêm nữa, ai cũng có khuynh hướng thích cái đẹp, cái tốt, ghét quân gian ác và ngu si, nhưng Chúa nói thẳng " Hãy yêu thưong cả kẻ thù ". Khi nói như vậy, Chúa coi thằng sóng lớn sóng nhỏ như nhau, chẳng thằng nào hơn thằng nào !!!

Chúa chẳng bao giờ chấp ngã, nên cuộc đời ngài thực thanh thản nhẹ nhàng, không ưu phiền, vướng bận… (chỉ có tội lỗi là Ngài ăn thua đủ mà thôi)

Do đó, niềm ham muốn hơn thua trong mỗi con người là một cuộc chiến đấu dai dẳng cho đến chết…

Thánh Augustin đã phản ánh rất đúng: " Tâm hồn con thưc sự bình an chỉ khi được an nghỉ trong Chúa " (quên rồi, nhưng ý chính là vậy)

Vậy đối với tớ, hãy sống vui với hiện tại, vui với những gì mình đang có,và cố gieo niềm hi vọng.

Nhiều khi hy vọng rồi cũng chẳng được cái giải gì !! Nghèo cũng hoàn nghèo !!!

Nhưng là Kytô hữu, phải tin rằng mọi sự đều trong tay Chúa, kể cả từng sợi tóc nhỏ, vài con chim, vài bông hoa trên đường….tất cả đều có dấu ấn của Đấng tạo thành trời đất.

ĐHY N V Thuận đã từng nói:

Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.

Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.

Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.

Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.

Đường hy vọng do mỗi chấm hi vọng.
Nay kính
An758

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Xăng Trốp

Chào bác PHT , và các bác 68
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
Thấy bác viết ra câu này lúc tuổi đã gần 60 rồi tui thấy "đúng quá , và quá đúng" !!!!!!!!!!!!!!!! Ôi , c hết "ông đấm lưng , bóp chân" ... lại đến "ông rửa bát quét nhà" , cả ngày chẳng lúc nào được ngơi tay !
Cái thân phận của thằng lính lệ mỗi ngày phải hầu hcho "N tướng càng già càng khó tính" , chtoàn là "lệnh với lạc" ... nó cực nhọc biết chừng nào bác .
Tui nghĩ bác đã từng qua xứ Tây rất nhiều lần rồi , cho nên biết rất rành các địa danh Pháp , từ Balê cho đến vùng bờ biển Địa Trung Hải dưới miền nam ? Thế nhưng bác chdành hết thời gian cho các "Danh tướng " của bác , Ex tui chưa lần nào được hân hạnh bác ghé thăm "tệ xá" , hic , hic , hic ... Mong rằng lần tới đến Paris , bác sdành cho chút thời giđể mình gặp g, hàn huyên tâm s.
Đàn ông Tây chúng lại dạy nhau câu "ranh ngôn" như thế này các bác :"Femme belle , à 70 ans elle est toujours belle .... Femme moche , à 17 ans elle est déjà moche" ....
Tạm dịch ra tiếng Việt : ... Đàn bà đẹp , đến 70 vẫn còn đẹp , đàn bà xấu , mới 17 tuổi đã xấu hoắc ! Thôi thì rán vhầu hạ "danh tướng" mình đã chọn đến "tóc bạc , răng long" cho đúng với ý nghĩa trên.
Vì vậy , suy ra rằng : ....Chỉ my ông Việt Nam mới thích "gặm cỏ non" chứ còn mấy ông bên Tây chthích vhầu h " DANH TƯỚNG BẠCH ĐẦU" của mình thôi các bác .

Toàn Thắng

PS : vào blog sáng nay , thấy phần "5 phút lời chúa" tuần này được làm bằng "hình ảnh" , sao đđọc quá !!!!!