Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

re:từ internet

Giáo xứ Vĩnh Hòa dâng hoa kính Đức Mẹ
Mặc dù giáo xứ Vĩnh Hòa mới được tách ra từ một họ lẻ của giáo xứ Phú Bình, nhưng đến nay, giáo xứ đã phát triển về nhiều mặt.Theo sử liệu của giáo xứ, vào khoảng năm1967, một số gia đình Công giáo gốc làng Vĩnh Phúc, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, đã đến chỗ giáo xứ Vĩnh Hòa hiện nay để lập nghiệp.Những cụ già trong những gia đình ít ỏi này muốn có chỗ để đến đọc kinh sáng tối mỗi ngày, nên mới dựng lên một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng phên tre,vách đất. Qua thời gian, số giáo dân tăng dần lên, ngôi nhà nguyện cũng xuống cấp, nên năm 1968, bà con giáo dân đã cùng nhau xây lại ngôi nhà thờ bằng xi măng cốt thép và được tôn lên thành họ lẻ của giáo xứ Phú Bình.Năm 1991, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã chính thức nâng họ đạo lên hàng giáo xứ. Năm 2004, ngôi nhà thờ đã được bắt tay vào thi công. Với lòng nhiệt tình góp công góp của của bà con giáo dân, ba năm sau ngôi thánh đường được hoàn thành.Đến nay số giáo dân của giáo xứ đã lên tới 3500 giáo dân, được chia thành bốn giáo họ : Mông Triệu, Đa Minh, Phaolô và Vinh Sơn.

Xem hình ảnh

Nhìn ngôi nhà thờ bằng đá với các bức tường đá kiên cố, hoa văn sắc nét, chúng tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh vững mạnh kiên cố, của ngôi nhà thờ được xây trên nền đá, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Phúc Âm. Có lẽ ngôi nhà thờ đá Vĩnh Hòa không chỉ đẹp về giá trị hình thức, mà còn gián tiếp nói lên sự vững mạnh trong đời sống đức tin và nét đẹp trong đời sống đạo của bà con giáo dân xứ Vĩnh Hòa này…

Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt, cùng những đường nét, họa tiết tinh xảo…nhà thờ đá Giáo xứ Vĩnh Hòa, hạt Phú Thọ, Giáo phận TP.HCM là nhà thờ thứ hai tại Việt Nam, sau ngôi nhà thờ cổ kính nổi tiếng ở Phát Diệm.

Từ ngã tư Lạc Long Quân – Âu Cơ đi về hướng Đầm Sen, rẽ trái qua con đường nhỏ Ông Ích Khiêm - quận 11, chúng tôi tìm đến nhà thờ đá Vĩnh Hòa tọa lạc tại 86/75 Ông Ích Khiêm, p5, quận 11, TP.HCM. Nhìn từ xa, ngôi nhà thờ với những mái cong trên nền các tàn lá xanh tươi của hàng cây cao vút bao quanh, trông hao hao giống mái đình làng. Đến gần chúng tôi không khỏi trầm trồ về một ngôi nhà thờ toàn bằng đá, với những hoa văn được chạm khắc tinh xảo.

Dẫn chúng tôi đi thăm vòng quanh nhà thờ, ông Giuse Phạm Văn An, phó chủ tịch Hội đồng Mục vụ giải thích ý nghĩa của từng bức họa và kể về những khó khăn trong quá trình xây cất ngôi thánh đường bằng đá này.Ý tưởng xây nhà thờ bằng đá được bắt nguồn từ linh mục chánh xứ Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, nhân một lần về hành hương nhà thờ đá Phát Diệm. Ngài chia sẻ ý tưởng của mình cho giáo xứ và được bà con giáo dân nhiệt tình ủng hộ. Từ đó, ngôi nhà thờ dần dần được thi công. Nhà thờ có chiều ngang 12,5 mét, chiều dài 33 mét, nằm trong một khuôn viên không rộng rãi như nhiều giáo xứ khác, nhưng được thiết kế ngăn nắp, thoáng mát. Nhà thờ được bao bọc bởi những hàng cây cao ngang tầm mái nhà. Những cành lá đan xen , tỏa bóng trên một khối đá trông thật nên thơ, hữu tình và thấp thoáng nét cổ kính.Các bức tượng đá màu xam xám cổ kính tạo cảm giác mát dịu, thanh bình. Các hoa văn, hình ảnh xung quanh gợi lên nhiều ý nghĩa không chỉ trong Kinh Thánh, mà còn cả trong thiên nhiên, vũ trụ, đất trời…Mặt chính diện trên tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống Đồng Đông Sơn, lồng trong một khung hình vuông, giúp liên tưởng đến câu chuyện huyền thoại về bánh Chưng vuông bánh Dày tròn trong thời dựng nước. Phía trên cửa vòm là bức tranh đá khắc hình Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ở sông Gioan, dưới bàn tay của Thánh Gioan Baotixita, quan thày của giáo xứ. Hai bên hông nhà thờ có nhiều bức phù điêu ghi lại cuộc đời Chúa Giêsu được khắc bằng đá rất tỉ mỉ và kỳ công.Đặc biệt trong nhà thờ còn có 14 chặng đàng Thánh Giá được khắc bằng đồng óng ánh.

Các bức hình được chạm khắc công phu, độc đáo đã vậy, bức phông trên cung thánh còn tinh xảo hơn. Bức phông bằng gỗ đặt trên bức tường đá, chạm trổ tứ quý thực vật : Tùng, Cúc, Chúc, Mai, cảnh bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông..cùng nhiều họa tiết khác diễn tả tấm lòng tôn kính của các loài thọ tạo dâng lên Đấng tạo dựng nên muôn vật muôn loài.

Để hoàn thành, ngôi nhà thờ bằng đá, bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa phải trải qua khá nhiều khó khăn, vất vả. Ông An cho biết, tất cả số đá xây nhà thờ đều được mua từ Thanh Hóa. Từ khâu lựa đá đến khâu xây dựng đều do các nhà thẩu và các thợ chạm trổ điêu luyện từ Bắc vào làm. Sau công đoạn vận chuyển đá từ Thanh Hóa vào TP.HCM, bà con giáo dân phải đưa đá từ đường lớn tới nhà thờ "Vì đá quá nặng, tất cả các viên đá đều cùng một kích cỡ, khoảng 220kg/viên, trong khi hẻm vào nhà thờ lại quá nhỏ, nên phải vận chuyển vào ban đêm để tránh kẹt xe…"ông An nói. Sau khi đá đã được chuyển vào khuôn viên nhà thờ, giáo dân cũng như các thợ xây phải dùng máy tời để kéo đá lên. Hầu hết các khâu vận chuyển đều do Ban tự nguyện gồm mấy chục thanh niên của giáo xứ làm. Ban này được ra đời từ khi xây dựng nhà thờ và hiện vẫn tồn tại. Các thành viên trong Ban tự nguyện rất xả thân trong các công việc chung của giáo xứ.
Mây Côn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.