Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

re: xin thêm lời cầu nguyện

Chào anh em
Khi liên hệ với Ex Khải 787 thì DR mới biết hiện tại Exa 787 bị huyết áp cao đột xuất ( chắc còn kèm theo 1 bệnh lý gì khác) và phải nhập viện ( Bệnh viện Phú Thọ, quận Tân Phú).
Ex Khải 787 vì mới mổ mắt nên không thể vào bệnh viện, Ex Khải 787 có xin anh em cầu nguyện thêm cho bà xã đang lúc nguy kịch.
Xin cám ơn anh em đã đọc thư
Ex 772

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI, NĂM C (Ga 16, 12-15)


Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Báo cáo thu-chi

Báo cáo thu-chi

 

Tồn quĩ kỳ trước: 4.197.566 + 1 lượng vàng SJC + [500USD + ngân hàng (17.000.000)]

(Đã post Báo cáo thu-chi 01/5/2013)

 

09/4/2013

viếng đám tang thân phụ Ex Liên (Chương phụ trách): 850.000

 

21/5/2013

Lãi ngân hàng (21/02 đến 21/5/2013): +442.000

 

Đóng niên liễm 2013

Cảnh500.000, Chương850.000, Công500.000, ThắngĐinh200USD: +1.850.000 + 200USD

 

Tồn quĩ: 5.639.566 + 200USD + 1 lượng vàng SJC + [500USD + ngân hàng (17.000.000)]

 

Cám ơn các anh em đã đóng góp cho QUĨ LỚP.

 

Kính cáo:

1. Định kỳ Báo cáo thu-chi là ... không có kỳ hạn nào hết. Khi nào có phát sinh thu-chi tương đối nhiều nhiều thì mới có cái mà báo cáo. Vì thế anh em thông cảm cho hiện tượng có khi ba năm báo cáo một lần hoặc có khi một ngày báo cáo ba lần!

2. V/v tổ chức đi nghỉ hè cho gia đình: tiền mặt có thể huy động từ quĩ là khoảng 26-27 triệu, chắc đủ tổ chức như mọi năm. Muốn lâu dài, bền vững thì anh em tham gia phải đóng góp nhiều hơn. Lãi ngân hàng (VND) ngày càng xuống: gởi kiếm tiền ăn kem thôi.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Re: Tiếc thật!

PHT
Ruồi tui chỉ viết bài
Ex Liên 794 đưa hình và chú thích vô trên "bờ lốc" đó.
DR không được xứ văn minh như Úc châu, nên mỗi ngày biết 1 chút, 1 chút. Xin PHT chia sẻ về kỹ thuật mới về định vị cho DR mở mắt. Cám ơn trước nha.
Quan trọng nhất là các bạn Việt kiều khi quyết định về thăm quê hương là đã mặc nhiên mua "tour" mạo hiểm cực kỳ rồi. Tuy nhiên nhờ có mấy pha mạo hiểm mà sức khỏe gia tăng( theo Xì trét); nếu cuộc sống cứ đều đều như anh bạn nằm bên ngủ ngáy thì còn gì đáng kể.
Ngày mai Ex Khải 787 sẽ đi mổ nốt con mắt còn lại xin anh em cầu nguyện và Ex Chung sẽ có mặt ở Tp lo chút công việc riêng.
Hiện tại DR còn giữ 1 vài cuốn kỷ yếu. Xin anh em liên hệ để lấy càng sớm càng tốt.
Ex 772


RE: Tiếc thật!

Ex Fuc tui cũng không thể tham gia 2 tiết mục ăn sáng và café C'EST MOI vì vậy cũng giống như DR 772:

CHÚC EX 804 VÀ PHU NHÂN THƯỢNG LỘ BÌNH AN. CÁM ƠN 2 BẠN ĐÃ NHÍN THỜI GIAN VỐN ĐÃ ÍT ỎI CỦA MÌNH ĐỂ THAM GIA CHUNG VUI VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH EX68, LẠI CÒN QUÀ CÁP NỮA CHỨ!

EX FUC 798

Re: Tiếc thật!

Chào anh em
Cám ơn Ex Liên 757 đã mau chóng đưa hình lên cho anh em xem.
Hôm qua Ex đầu vần 757 vắng mặt, TBG 804 cũng không mang máy ảnh vì máy "pro" thì kềnh càng. Ex Liên 794 phải chụp hình với những điều kiện không được tốt: cái máy compact thường hỏi "tấm này có nên chụp không?" trước khi chụp thật. Lúc đọc kinh ở bãi Dâu trời nắng rất gắt; còn ở Tê Giác quán thì lại mù mờ. Hoan hô bạn mình trong điều kiện tháo tác như vậy mà vẫn tự nguyện làm tốt "công tác" phục vụ anh em.
Hôm qua DR 772 cũng lần đầu thấy hệ thống GPS của VN, qua Samsung Galaxy[ chả biết đời nào nữa?]việc định vị tầu cánh ngầm thật rõ ràng và chính xác: Vừa ra khỏi bến thành phố, tầu cánh ngầm đi dưới 1 cầu dây văng dài, mới và đẹp. Nhiều người thắc mắc và LP 767 trả lời là cầu Phú Mỹ; nhưng nếu nhìn GPS trên điện thoại di động thì khỏi phải đặt câu hỏi trên. TBG 804 cũng dùng iphone đi trên sông Sàigòn gọi cho Dũng Mập 773( và khi ra Vũng tầu gọi cho Khoan 789 như anh em đã biết) . Kỹ thuật thật diệu kỳ.
Thú thật hôm qua đi chơi hôm nay nhiều việc, cuối tuần lại có 1 số việc "ăn cơm nhà vác ngà voi", nên xin vắn tắt lại
Hôm qua rất vui và mỗi người đều đóng góp phần của mình vào cuộc vui chung đó. Dĩ nhiên là LT 763 hay LP 767 vì là người anh em tín nhiệm nên phải gánh cái phận vụ nặng hơn.
Có lẽ hôm qua DR 772 là người không mang đồ ăn gì đi góp. Thâm chí Ex Khải 787 hay Ex Chương 767 gợi ý là lo ăn sáng ở đầu đường Hàm Nghi, DR cứ cứng là không phải lo... Hì hì đúng vậy, đến bến tầu cánh ngầm là rất nhiều đồ ăn sáng.
Hôm qua có vẻ du lịch bụi, nhưng lại đâu vào đấy: tự nhiên và vui tươi.
Cuối cùng thật tiếc cho vợ chồng TBG, đã về tới VN mà lại quay lại Sài gòn = xe 7 chỗ với vợ chồng Ex Liên 794. Hãng xe Mai Hoa ( hay Hoa Mai gì đó) mà LP767 hợp đồng chạy Vũng Tầu Sài gòn đưới 2 tiếng đồng hồ. Kinh thật, đúng là liều lĩnh! Cha Hùng 786 và ex Dụng 770 ngồi ca bin còn hú hồn , thót tim. Ở Âu Mỹ hay xứ "Kanguru" xe chạy 55 dặm / h là bình thường nhưng ở VN chỉ đi dưới 2 tiếng đoạn đường đáng ra phải đi hơn 3 tiếng là rất đáng nể, và đáng sợ nữa. Đường thì không tốt, công an đứng đường nhiều, lúc 5h45-6h30 trời nhá nhem ( tranh tối tranh sáng ) rất khó chạy xe. Lúc vào Saigòn, xe rất đông thế mà về đến bến an toàn. Nói như anh em , cha Hùng không nhắc tự động anh em cũng nhớ dâng lời cầu nguyện. Hôm qua exa Dụng 770 cũng bị say xe , rất mệt và kém vui trên đường về.
Điểm lưu ý cuối cùng: sáng nay Ex Ân 759 mời vợ chồng TBG 804 và anh em đi ăn sáng ở phở Nam Hương, góc Phạm văn Hai& Nguyễn Trọng Tuyển lúc 7h45 AM.
Tối nay danh tướng mời anh em đi nghe nhạc ở C'est moi.
Xin anh em hưởng ứng đông đủ. Vừa qua chỉ có 6 anh em đi ăn thịt chó Tư Thân mà Ex Chương 767 lại đặt quá nhiều: ê hề ăn không hết phải mang về.......
DR 772 riêng hai khoản này xin vắng mặt vì hôm nay và mai bận nhiều việc
Kính chúc vợ chồng TBG 804 thượng lộ bình an
Ex 772










Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Re: DU NGOẠN VŨNG TÀU

Thưa anh em
Hôm nay tuy đột xuất nhưng lại qui tụ được khá đông anh em.
Trước hết trưởng ban ăn nhậu 798 bận việc không đi được, nhưng đã tạ lỗi cụ thể bằng việc điều 1 chiếc 7 chỗ ra Vũng Tầu. Xe này lúc đi chở vợ chồng Ex Liên 794 và đồ nhậu, lúc về chở hai vợ chồng ex TBG 804. Cha Hùng rất sáng suốt khi cản Ex Cầu 763 tính điều 1 xe bẩy chỗ nữa ra ngoài Vũng Tầu.
Các anh em tụ ở bến Bạch Đằng và đi tầu cánh ngầm Greenlines, theo chú giải của danh tướng 770 thì đây là tầu cánh ngầm đầu tiên hoạt động ở VN cho nên dấu vết tân trang hơi nhiều và nổi tiếng vì việc chết máy giữa dòng, tuy nhiên khởi hành 7h30 sáng thì 9h cũng cập bến Vũng Tầu

Trong đoàn có cháu Bi, con út của Ex Ân 759, mới học lớp 3 . Vì trường cháu chuẩn bị đập ra xây lại nên cháu nghỉ hè sớm và đi chung với đoàn. Có thể thấy nơi cháu Bi hình ảnh hơn 40 năm trước của thế hệ cha anh. Mặc kệ bố mẹ ngủ , nghỉ : cháu chạy khắp tầu, rất chịu khó học hỏi, xuống biển tắm thì rất mê biển. Vô tư và tươi cười
Hôm nay có cha Hùng Vũ 786 mà Ex Khaon 789 đã thuật chuyện cho anh em. Tuy nhiên dự định dâng lễ tại bãi dâu là chưa thực hiện; thay vào đó là 1 lời cầu nguyện tự phát vừa sốt sáng vừa sít sao với thực tế thường ngày. Cha Hùng cũng là người "tắm nhiều hơn ăn": từ bãi dâu vào ban sáng và bãi sau vào buổi chiều. Chả bù cho bố tây 768, exa Khải 787 và exa TBG 804 không xuống nước , chỉ hít gió biển thôi. 
Ban sáng trời rất râm mát, cha Hùng vũ 786 đưa anh em đến 1 quan giải khát quen. Hi hi , hỏi kỹ ra là cha mới quen hôm 30/4/2013 vừa rồi. Thế mới ghê chứ!
Sau khi cầu nguyện ở bãi Dâu anh em chụp hình lưu niệm( trời lúc đó nắng gắt lắm) và đi taxi qua "Tê Giác Quán" để ăn trưa. Quan này mang phong cách nga nên trưa nay uống vodka Liên Xô. Đồ ăn ngon và lạ miệng nhưng khá nhiều nên còn mang ra Biển Đông chiều ăn tiếp. Kỳ này cũng như nhận xét của anh Trí Dũng: "đô" bia kém rồi. Ex 794 mang đi 2 thùng Ken mà chiều về còn dư 1 thùng.

 NGHỈ CHÂN TẠI BÃI DÂU
MỘT SỐ ANH EM XUỐNG TẮM

CHỤP HÌNH LƯU NIỆM 
VÀ CẦU NGUYỆN TẠI ĐÀI ĐỨC MẸ BÃI DÂU

CƠM TRƯA TẠI TÊ GIÁC QUÁN - LÊ HÔNG PHONG


BÃI TẮM BIỂN ĐÔNG 4

( mai tiếp)


Re: Tiếc thật!


Xin chào tất cả các bạn,

Tiếc thật! Đúng ra mình phải thốt lên câu này mới đúng....vì lúc này anh em bạn ta đang ngất ngây...ca tụng Chúa trong thánh lễ do cha bạn Vũ Mạnh Hùng chủ tế tại Bãi Dâu, sau khi bù khú ăn chơi tại Vũng Tàu...mà mình ước ao được ở đó nên....tiếc thật!!!

Khoan méo hôm nay được nói chuyện với một số các bạn: TBG lớp trưởng ngày xưa, Dũng Ruồi/Bác Mõ, Danh Tướng, Cha Xứ Nhà Thờ Đá Vĩnh Hòa, Liên lùn, Lớp Phó Chương (còm nay hóa Béo) chỉ chào được một câu...nghe giọng ai cũng vui tươi rổn rảng, trẻ trung, mùi rượu bia còn bay qua tới bên này... 

Tạ ơn Chúa và mừng lắm vì các bạn thường xuyên gặp nhau, vui chơi thân tình. Chắc chắn nhiều người phải hy sinh việc riêng hoặc đóng góp cho những sinh hoạt này. Mình nôn nao lắm, nhưng tên là người, đã Khoan lại còn Trường nên cái gì cũng chậm chạp hơn mọi người. Mong các bạn thông cảm và cầu nguyện cho. Hy vọng sẽ thu xếp về gặp anh em một dịp sắp đến.

Mình và con dâu ExLuro 68 xin được hiệp thông trong thánh lễ trong giờ này với các bạn trong Chuỗi Mân Côi đây để cầu cho nhau và cho tất cả. Sẽ cầu nguyện đặc biệt cho Thắng và bà xã về lại Mỹ quốc bình an và mọi sự xuôi chảy cho Danh Tướng để gặp nhau vào tháng 7 này.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho chúng con. Chúc các bạn hưởng trọn vẹn những giờ phút qúy báu bên nhau. 

Thân mến,

Khoan 789 & KL

From: ANH TRAN <anhtdq@gmail.com>

Dominus vobiscum,
"Tiếc thật" là lời phát ngôn không dưới 3 lần của cha Hùng Vũ tại buổi trưa mừng Mother's day chủ nhật vừa qua tại nhà LT763. Lần đầu ngài khen bài "Học Tiếng Latinh" của bạn NTK quá hay, một người viết giỏi như thế mà không là linh mục. Cái tiếc thứ hai khi ngài quay sang phải vỗ vai thân mật với Thắng BG - người rất là chín chắn trong các công việc, từng được các bạn bầu làm trưởng lớp và liên trưởng lớp liên tục 3 năm - lại không là linh mục trước cặp mắt ngạc nhiên của Exa 804.
Và khi đã cạn chai Cordon Bleu, khi rảo mắt khắp các bạn đồng môn, ngài cũng thốt lên ;"tiếc thật", cứ ngỡ ngài tiếc vì chai rượu ngon cạn quá nhanh, nhưng không, ngài nói trong số các anh em ở đây, lại tiếc vì không là linh mục???.
"Chúa gọi thì nhiều, nhưng chọn thì ít" chúng ta vẫn được nghe câu này hoài trong chủng viện thời còn tu học.
Với ý tưởng thô thiển, mình liền nghĩ thế này, đơn cử một trường hợp, LT763 (xin lỗi khi lấy anh làm ví dụ, vì lúc đó đang ngồi cạnh anh) mà làm linh muc thì thành phố này thiếu trẻ sơ sinh (ở đây không có dấu ngắt câu) với những cái võng nôi êm ái như mẹ ru con.

Và cái tiếc cuối cùng là của tôi, trong khi kế hoạch theo nghị quyết của lớp vào dịp cuối tuần này hoành tráng thế mà mình không tham dự được, xin lỗi các bạn.
Tuần rồi đi chụp ảnh đám cưới có lẽ nhòm các cháu gái nhiều quá nên Chúa phạt.
Dù rằng bị phạt xin hãy cùng tôi cất lên lời Deo gratias.

Ánh 757



Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

re: cha xướng kinh

HỘI THẢO QUỐC TẾ
"Đào tạo linh mục cho lục địa Á châu:
phát triển về nhân bản một cách tích cực, toàn diện và hiệu quả"
(06 đến 11-05-2013)
tại Đại Học Lên Trời (Assumption University), Suvarnabhumi Campus - Thailand
1. Cuộc Hội thảo Quốc tế về chủ đề "Đào tạo linh mục cho lục địa Á châu: phát triển về nhân bản một cách tích cực, toàn diện và hiệu quả", đã được Uỷ Ban Giáo Sĩ thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC-OC) tổ chức từ 06 đến 11-05-2013, tại Đại Học Lên Trời (Assumption University), Suvarnabhumi Campus – Thái Lan, do Dòng Các Sư Huynh Thánh Gabriel thành lập và điều khiển.
2. Tham dự cuộc Hội thảo có 91 tham dự viên và thuyết trình viên gồm 1 Tổng Giám Mục (Jose Palma, Philippines); 10 Giám mục: 1 Sri Lanka (Vianney Fernando, chủ tịch FABC-OC), 4 Ấn Độ (Salvadore Lobo, Lournada Daniel, Ellas gonsales, Jude Arockiasamy), 2 Philippines (Sarat Chandrea Nayak, Mylo Vergara), 1 Bangladesh (Moses Costa), 1 Indonesia (Hilarius Nurak), 1 Thái Lan (Bosco Panya); và 80 linh mục thuộc 10 quốc tịch: Bangladesh (4), Ấn Độ (14), Indonesia (10), Malaysia (5), Myanmar (1), Philippines (29), Sri Lanka (7), Taiwan (1), Thái Lan (6), Vit Nam (13).
3. Mục đích của cuộc Hội thảo nhằm:
Xác định các khía cạnh tích cực của việc đào tạo về nhân bản tại Chủng viện.
Trang bị cho các nhà đào tạo, khi đồng hành với chủng sinh, có điều kiện hơn để giúp các chủng sinh trở thành những con người toàn diện về nhân bản.
Bảo đảm Giáo hội tại châu Á có những linh mục được thúc đẩy bởi một động lực tốt, trưởng thành về tình cảm, phát triển tốt về nhân bản với một cảm thức mạnh mẽ dấn thân cho Giáo Hội và sứ vụ.
4. Nhằm đạt mục đích trên, chương trình của cuộc Hội thảo đã được khai triển dựa trên 6 đề tài thuyết trình:
(1) Thần học về thân xác và ý nghĩa của thân xác trong việc đào tạo các linh mục tương lai về nhân bản (do cha Joel Jason, Philippines).
(2) Động lực trở thành môn đệ (linh mục tương lai) của Chúa Kitô: các khía cạnh thiêng liêng và nhân bản của động lực này đối chiếu với ơn gọi và đời sống linh mục (do cha Peter Lechner, s.P, Philippines).
(3) Phát triển tình cảm của chủng sinh: xác định căn tính của mình, trưởng thành về tình cảm; những điều này ảnh hưởng ra sao đến sứ vụ tương lai, đến đời sống linh mục và sức khỏe tâm thần của một linh mục (do cha Mathias Selvaratnam OMI, Sri Lanka).
(4) Phát triển tình dục lành mạnh cho một linh mục lành mạnh trong tương lai: Căn tính về giới tính, khuynh hướng về tình dục, các hành vi về tình dục; những điều này ảnh hưởng ra sao đối với cam kết sống độc thân cho Giáo hội và cho sứ vụ (do cha Lawrence Pinto, MSIJ, Ấn Độ).
(5) Nhận thức đúng đắn về Sứ mệnh của Giáo Hội và ý thức vâng phục Quyền bính của Giáo hội, đối chiếu đặc biệt đến các khía cạnh nhân bản của đức vâng lời (do cha Joy Thomas SVD, Ấn Độ).
(6) Các thủ tục lựa chọn ứng sinh linh mục Công giáo, nhấn mạnh cụ thể về nhân bản (do cha Jaime Noel Deslate, Philippines).
5. Ý chủ đạo xuyên suốt các đề tài thuyết trình, chính là "ân sủng không loại trừ tự nhiên, nhưng kiện toàn tự nhiên". Những yếu tố tích cực của đời sống tự nhiên (thân xác, những tương quan phái tính, những động lực nhân bản trong ơn gọi...) được lưu ý. Nói cách khác, cuộc Hội thảo lần này đặc biệt đào sâu vấn đề đào tạo tích cực toàn diện về nhân bản, để giúp chủng sinh trưởng thành về mặt tình cảm, trở thành một con người toàn diện và một con người phát triển lành mạnh về nhân bản, nhằm trở thành những linh mục nhiệt thành, dấn thân phục vụ tại lục địa Á Châu.
(1) Trước hết với đề tài "Thần học về thân xác và ý nghĩa của thân xác trong việc đào tạo các linh mục tương lai về nhân bản", cha Joel Jason đã dựa trên những bài giáo lý [*] "Thần học về thân xác" của Đức Gioan Phaolô II để khám phá ra điều Thiên Chúa mạc khải qua chính con người với thân xác mà Ngài đã dựng nên. Điều này chống lại Thuyết nhị nguyên đã tách biệt "thân xác" (body) và "hồn" (soul), từ đó cho rằng thân xác là xấu, hồn là tốt. Do đó, trong đào tạo, tránh hai thái cực: hoặc "chối bỏ những sung sướng tự nhiên" (xem đó là xấu xa) của loại người "khắc kỷ" (stoic) hoặc "say mê tìm kiếm những sung sướng tự nhiên" (xem đó là thần tượng) của loại người "nghiện" (addict); trái lại đào tạo những con người "mầu nhiệm" (mystic), xem những "sung sướng tự nhiên" (pleasures) là những hoạ ảnh (icon) hướng đến trời cao, để từ đó có thể "thăng hoa" (sublimate) những sung sướng tự nhiên này.
(2) Tiếp đến, khi trình bày đề tài "Động lực trở thành môn đệ của Chúa Kitô (linh mục tương lai)" cha Peter Lechner phân biệt nhiều loại động lực "nhân bản" khác nhau trong đời sống con người: động lực thể lý (đói, khát, sợ đau khổ…), động lực tâm lý (muốn hiểu biết, muốn được yêu mến…), động lực xã hội (muốn thành công, muốn có tương quan…), động lực thiêng liêng (có thể là tự nhiên như mong muốn nên tốt lành, có thể đến từ Thiên Chúa…) đã cho thấy những cấp độ của những động lực khác nhau có thể tìm thấy nơi ứng sinh linh mục. Việc đào tạo nhân bản trong chủng viện phải nhắm tới sự phát triển động lực đúng đắn nơi các chủng sinh. Tâm lý học cả Đông phương và Tây phương đều rất hữu ích cho việc huấn luyện động lực cho các ứng sinh linh mục nên những con người trưởng thành. Động lực đúng đắn tác động đến nhận thức của linh mục tương lai về chính bản thân và về tương quan với Thiên Chúa và người khác trong yêu thương và phục vụ. Sau cùng, động lực trong thiên chức linh mục đưa đến sự đồng nhất với động lực nhân bản và thần linh của chính Đức Kitô, cách đặc biệt trong những đức tính như ân cần, yêu thương và hiến mình cho người khác vì lợi ích của Nước Thiên Chúa. Để đạt đến sự phát triển động lực đúng đắn, các chủng sinh nhất thiết phải có ý thức sâu sắc về chính mình, tính khiêm tốn và lòng tin tưởng vào sự linh hứng của Thiên Chúa.
(3) Để "phát triển lành mạnh về mặt tính dục", cha Lawrence Pinto đã giúp hiểu "những chiều kích nhân bản của đời sống tính dục" dưới khía cạnh Tâm lý học như trưởng thành tình cảm/tính dục, những khuynh hướng tính dục, những ước muốn và hành động tính dục, đảm nhận đời sống tính dục để có được tình bạn đích thực và tương quan với mọi người; tiếp đến là những quan niệm về tính dục nơi các tôn giáo và nhất là "nhận thức đúng đắn về tính dục" theo viễn tượng Kitô giáo dựa trên xác tín: "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa", vì thế tính dục nơi con người là lành mạnh và "thánh thiện" (con người được mời gọi sống hồng ân tính dục Thiên Chúa đặt để nơi mình), con người có khả năng sống trung tín trong sự thân mật và trưởng thành tình cảm; về mặt xã hội, cha Pinto đã trình bày những vấn đề thiếu lành mạnh hiện nay đang ảnh hưởng trên đời sống độc thân linh mục như vấn đề đồng tính, lạm dụng tính dục, ảnh hưởng của truyền thông và Internet… Từ những nhận thức về mặt khoa học tâm lý, về mặt tôn giáo và xã hội, hai hệ luận đã được đưa ra: (1) trước hết là xác tín rằng đào tạo đời sống độc thân cách toàn diện (thể lý, tinh thn, tình cảm và thiêng liêng) là một nhu cầu khẩn thiết của Giáo Hội hôm nay; (2) từ xác tín trên thử đưa ra những áp dụng về mặt đào tạo đời sống độc thân nơi các linh mục như: giáo dục về những giá trị siêu nhiên của đời sống độc thân, một hướng dẫn cụ thể mang tính sư phạm, một giáo dục khôn ngoan về tính dục, một huấn luyện đích thực về đức khiết tịnh và tình yêu, một sự đáp trả cá nhân trong tự do.
(4) Với cha S.M. Selvaratnam, vấn đề "trưởng thành tình cảm" được đặt ra trong viễn tưng hưng đến việc thi hành sứ vụ linh mục. Sứ vụ được đặt nền tảng trước hết trên chính con người đích thực của linh mục và tiếp theo đó mới đề cập đến những yếu tố đào tạo tác động trên con người linh mục. Trước hết sự phát triển toàn diện của một con người bao gồm sự phát triển lý trí (rational development) và sự phát triển tình cảm (emotional development). Có nhiều người sự phát triển lý trí, học vấn rất cao (chỉ số IQ Intelligent Quotient cao), nhưng sự phát triển tình cảm gặp nhiều trục trặc (chỉ số EQ Emotional Quotient thấp); từ đó dẫn tới những thái độ, phản ứng… đối với người khác gặp nhiều trục trặc: nóng nảy, nghi ngờ, lạm dụng… Một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển tình cảm đó là "việc được đón nhận" (acceptance). Một đứa trẻ không được yêu thương, "bị từ chối", bị ngược đãi… sẽ bị rối loạn về mặt tâm lý, luôn tìm cách làm sao để người khác chú ý đến mình, "chấp nhận mình". Nơi Chúa Giêsu, về mặt nhân tính, được phát triển rất ổn định, vì được yêu thương, được chấp nhận qua cha mẹ và nhất là từ Chúa Cha: "Này là Con ta rất yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng" (Mt 3,17). Sau vấn đề ổn định từ thơ bé qua sự chấp nhận, yêu thương của cha mẹ, những yếu tố khác ảnh hưởng trên việc "trưởng thành tình cảm" của một thiếu niên được đề cập tới là: chính đời sống và con người của những nhà giáo dục, những chiều kích trong đào tạo giáo dục về nhân bản, trí thức, thiêng liêng, luân lý. Như vậy, sự trưởng thành tình cảm của người linh mục là kết quả của một tổng hợp: từ việc ổn định nhân cách từ thơ bé nơi gia đình đến những khía cạnh khác nhau trong tiến tình giáo dục đào tạo.
(5) Đề tài thứ 5 do cha Joy Thomas trình bày xác định các linh mục được đào tạo hiệu quả tại Á Châu hiện nay cần có nhận thức đúng đắn về sứ mạng của Giáo Hội và ý thức vâng phục quyền bính trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng Giáo Hội chỉ có một mục tiêu là "phục vụ con người qua việc bày tỏ cho họ tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Đức Kitô" (RM 2). Hội nghị toàn thể lần thứ I của FABC tại Đài Loan năm 1974 đã kêu gọi một cuộc đối thoại ba chiều với các nền văn hóa, các tôn giáo, và người nghèo. Tại Á Châu, các linh mục không chỉ là những con người của tri thức; họ phải vừa là người của Thiên Chúa để trình bày những điều mầu nhiệm trong kinh nghiệm đời thường, vừa là người của Giáo Hội phục vụ cộng đoàn từ dưới thấp chứ không phải từ trên cao. Toàn bộ việc đào tạo linh mục phải mang tính truyền giáo, đặt nền trên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh và xây dựng một cộng đoàn của sự sống và tình yêu. Lục địa Á Châu cần có những linh mục luôn gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, cam kết dấn thân tron vẹn cho việc truyền giáo, có thể cộng tác với mọi người và trung thành cách sáng tạo với truyền thống. Vì thế điều quan trọng của đào tạo nhân bản, thiêng liêng, tri thức, và mục vụ là làm sống động sự hiện diện của Đức Giêsu, cộng tác với giáo dân và anh chị em khác tôn giáo, lưu tâm đến vấn đề nữ giới trong xã hội Á Châu, và nuôi dưỡng sự nhạy bén với người nghèo. Điều này đòi hỏi việc giới thiệu Đức Giêsu với "một khuôn mặt Á châu… như là thầy dạy Khôn Ngoan, Đấng chữa lành, Người giải thoát, vị hướng dẫn thiêng liêng, Đấng khai sáng, người bạn đồng hành của người nghèo, Người Samari nhân hậu, Mục tử tốt lành, và Đấng vâng phục" (theo Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu).
(6) Đề tài cuối cùng về "Các thủ tục lựa chọn ứng sinh linh mục Công giáo" đã được cha Jaime Noel Deslate khai triển thành 2 phần: (1) thủ tục lựa chọn ứng sinh lên chức linh mục; (2) những đức tính nhân bản cần thiết của một ứng sinh linh mục. Trước hết, thủ tục lựa chọn ứng sinh linh mục là một "công việc mang tính Giáo Hội". Việc này rộng lớn hơn là kết quả đánh giá dựa trên những xét nghiệm kiểm tra tâm lý (psychological screening tests). Thủ tục lựa chọn ứng sinh đòi sự cộng tác của các nhà đào tạo, các cha linh hướng, cha xứ, bác sĩ tâm lý và của nhiều người khác nữa. Thủ tục này gồm 2 giai đoạn bổ túc cho nhau: giai đoạn tiếp nhận ứng sinh với những điều kiện đưa ra và giai đoạn giúp ứng sinh lớn lên hay chữa lành những "vết thương" (nếu có). Cuối cùng thủ tục lựa chọn phải là một chương trình được phác hoạ rõ ràng với từng giai đoạn. Về những đức tính nhân bản cần có, trước hết "phương pháp tâm lý tích cực" (positive psychology) sẽ giúp khám phá và phát triển những nét tích cực nơi ứng sinh: về tình cảm, về những điểm mạnh, những nét tích cực của những đức tính nhân bản cũng như những ảnh hưởng tốt trong lãnh vực tôn giáo và tâm linh. Tiếp đến, cha Jaime Noel đã nhắc lại và liệt kê những đức tính nhân bản đã được những Văn kiện Giáo Hội đề cập đến như trong Sắc lệnh Đào tạo Linh mục, trong Ratio Fundamentalis Sacerdotalis (1970), trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis, trong Chỉ Nam về Đời sống và Thừa tác vụ Linh mục (1994), trong Ratio về đào tạo Linh mục của Philippines. Cuối cùng, để kết luận, vai trò của Chúa Thánh Thần đã được đề cập đến như là đỉnh cao của Tiến trình lựa chọn các ứng sinh linh mục.
6. Ngoài những buổi thuyết trình, các tham dự viên có những giờ hội thảo nhóm và những cuộc gặp gỡ cá nhân để đào sâu đề tài và trao đổi kinh nghiệm trong việc đào tạo linh mục. Chính trong tình huynh đệ linh mục, các tham dự viên cảm nhận được sự hiệp thông trong Giáo Hội và sự quan tâm của Giáo Hội đối với việc đào tạo linh mục. Đặc biệt Uỷ Ban Giáo Sĩ của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC-OC) đã luôn tạo điều kiện để nâng đỡ và hỗ trợ các tham dự viên trong nhiệm vụ khó khăn là đào tạo những những linh mục để phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của Lục địa Á Châu.










––––––––––––––––––––––––––––––––
[*] "Thần học về thân xác" (Theology of the Body)
là một loạt 129 bài giáo lý của Đức Gioan Phaolô II
được trình bày trong những buổi triều yết chung vào thứ tư hằng tuần từ 1979–1984.
 
Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng & Lm. Phêrô Kiều Công Tùng

Tiếc thật

Dominus vobiscum,
"Tiếc thật" là lời phát ngôn không dưới 3 lần của cha Hùng Vũ tại buổi trưa mừng Mother's day chủ nhật vừa qua tại nhà LT763. Lần đầu ngài khen bài "Học Tiếng Latinh" của bạn NTK quá hay, một người viết giỏi như thế mà không là linh mục. Cái tiếc thứ hai khi ngài quay sang phải vỗ vai thân mật với Thắng BG - người rất là chín chắn trong các công việc, từng được các bạn bầu làm trưởng lớp và liên trưởng lớp liên tục 3 năm - lại không là linh mục trước cặp mắt ngạc nhiên của Exa 804.
Và khi đã cạn chai Cordon Bleu, khi rảo mắt khắp các bạn đồng môn, ngài cũng thốt lên ;"tiếc thật", cứ ngỡ ngài tiếc vì chai rượu ngon cạn quá nhanh, nhưng không, ngài nói trong số các anh em ở đây, lại tiếc vì không là linh mục???.
"Chúa gọi thì nhiều, nhưng chọn thì ít" chúng ta vẫn được nghe câu này hoài trong chủng viện thời còn tu học.
Với ý tưởng thô thiển, mình liền nghĩ thế này, đơn cử một trường hợp, LT763 (xin lỗi khi lấy anh làm ví dụ, vì lúc đó đang ngồi cạnh anh) mà làm linh muc thì thành phố này thiếu trẻ sơ sinh (ở đây không có dấu ngắt câu) với những cái võng nôi êm ái như mẹ ru con.

Và cái tiếc cuối cùng là của tôi, trong khi kế hoạch theo nghị quyết của lớp vào dịp cuối tuần này hoành tráng thế mà mình không tham dự được, xin lỗi các bạn.
Tuần rồi đi chụp ảnh đám cưới có lẽ nhòm các cháu gái nhiều quá nên Chúa phạt.
Dù rằng bị phạt xin hãy cùng tôi cất lên lời Deo gratias.

Ánh 757

thêm một phát hiện

thưa các bạn đồng môn 68,
bạn Toàn Thắng thân mến.

Hôm nay lần giở lại cuốn kỷ yếu 150 năm TCV Thánh Giuse Saigon, tôi lại phát hiện 1 ảnh bản đồ màu vàng (Chủng Viện Thánh Giuse Saigon trên bản đồ xưa), góc trên trái, trang 108 là của bạn Toàn Thắng 806. Thời gian định cư ở Paris, Pháp vừa qua, bạn đã có công tìm tòi, tra cứu các tài liệu liên quan đến VN của thực dân Pháp.
Trong chuyến về thăm quê đồng thời giới thiệu cô con dâu mới hè năm ngoái, hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp bài cho kỷ yếu, bạn đã gởi những tấm bản đồ quý hiếm và tấm bản đồ trên đã được BBT sử dụng.
Tiếc rằng bản đồ in quá nhỏ, phải dùng kính lúp để xem, và không ghi nguồn cung cấp, nay tôi xin công bố cho các bạn được rõ. 
Xin bạn Thắng, vì đức khiêm nhường và bác ái sẵn có như bạn Khoan ......
Dạo này thấy bạn Thắng vắng bóng trên blog hơi lâu nên tôi mượn lời một bài hát để hỏi thăm chút : "Paris, có gì lạ không anh???" tằng tắng tăng...

Thân,
 757

re: vui chơi

Thưa anh em
Cuối tuần ( cụ thể là chiều nay bắt đầu với thịt chó Tư Thân ) nhiều món ăn chơi. Theo lời khuyên của công dân Úc Châu: nên đọc kinh trong khi vui chơi... Xin phép các ông trùm, gửi 1 bài để các bạn cùng đọc

.Năm đức tin có làm cho ta hạnh phúc hơn không?

 

Hạnh phúc không chỉ là một cảm xúc dễ chịu. Đó là cách thức chia sẻ sự sống của Chúa và điều này đòi hỏi chúng ta một cách chết và phục sinh. Thật đáng run sợ !

Timothy RADCLIFFE, OP. (nguyên tổng quyền dòng Đa Minh 1992-2001)

 

" Hạnh phúc có thể được nhiều người viết ra bằng bàn tay, nhưng có nhiều người không nắm được nó trong lòng bàn tay; bởi gặp nó thì dễ nhưng có muốn có được nó không dễ dàng tí nào"


Hạnh phúc là gì mà ai cũng bon chen đi tìm hạnh phúc?

Người ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc đến độ đôi khi người ta cực đoan cho rằng có bao nhiêu người là có bấy nhiêu thứ hạnh phúc và từng ấy cách chiếm đoạt hay thụ hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc có phải là thứ có thật, nhưng con người đang tìm kiếm và còn kiếm tìm lâu nữa... ?

Có một điều trái khoáy là bất hạnh của người này đôi khi lại là hạnh phúc của người kia.

"Con người thật là kỳ lạ, họ mở to mắt để đi đến bất hạnh"( mà vẫn tưởng mình hạnh phúc)

Thời cổ đại người ta tin vào định mệnh, cuộc đời được viết sẵn và hầu như không thể vẫy vùng thoát ra khỏi định mệnh khắt khe đó. Chỉ còn cách tri thiên mệnh thôi. Bây giờ thì ngược lại hẳn.

HẠNH PHÚC

Thưng Đế nặn ra con người từ đất sét, nhưng còn lại một miếng chưa dùng.
-         Nặn cho con gì nữa đây? – Thượng Đế hỏi.
-         Hãy nặn cho con hạnh phúc, - con người yêu cầu.
-         Thương Đế không trả lời gì cả, chỉ đặt vào lòng bàn tay con người mẩu đất sét còn lại.

 

Người có niềm tin chắc chắn là người hạnh phúc.

Từ khi sinh ra, lớn lên, trong các công việc và nhất là khi hấp hối ...

những ai có niềm tin đều hạnh phúc hơn những người khác.

Dù ở thành thị, ở thôn quê, ở tập thể hay riêng lẻ: dù ở bất kỳ đâu....

những ai có niềm tin đều hạnh phúc hơn những người khác.

Trong học hành, trong công việc, trong quan hệ, trong tình yêu ....

những ai có niềm tin đều hạnh phúc hơn những người khác.

Là phó thường dân, là công nhân viên chức, là các bậc lãnh đạo: nói chung là người...

những ai có niềm tin đều hạnh phúc hơn những người khác.

Đó là 1 nhận định tự nhiên, đó là 1 kết luận hiển nhiên. Có thể nói không có niềm tin thì con người không thể sống nổi. Đôi khi niềm tin đó tiềm tàng, mong manh và yếu đuối nữa nhưng nó là chất xúc tác tối cần cho đời sống.

Người mù chữ, kẻ tri thức , bậc bác học... tất tần tật đều dựa vào những niềm tin căn bản mà sống, mà phát triển hơn lên.

 

Đức tin thì còn hơn một cấp nữa. Đức tin Kitô giáo không phải chỉ là một mớ lý thuyết suông, một đống niềm tin hỗn độn. Đức tin trước hết là ân ban, đó là một nhân đức đối thần từ Thiên Chúa. Đối tượng của Đức tin không phải là lý thuyết, sách vở nhưng là Thiên Chúa ( như Pascal nói) sống động của Abraham, Isaac, Giacóp "Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải ..." Cf Lc 20, 38

Đức tin đưa ta vào trong tương quan với Thiên Chúa, một tương quan tin, cậy và yêu mến.

 

Ngay trước khi lãnh bí tích thanh tẩy, chúng ta ( hay cha mẹ chúng ta) đã trả lời vị thừa tác của bí tích thứ nhất là xin ơn Đức Tin và khẳng quyết rằng Đức Tin ban cho ta sự sống đời đời.

 

Chúng ta hãy xem qua:

 

Đức tin khiến đời đáng sống, sống tích cực, sống trong niềm vui chân chính

 

Đức tin đưa ta vào đời sống cộng đoàn giáo hội. Không ai cô đơn trong niềm tin của mình. Trong lòng mẹ Giáo hội, trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ta thực sự thuộc về đoàn dân lữ hành cùng nhau đi đến hạnh phúc vĩnh cửu.

 

Đức tin cho ta tham dự vào mầu nhiệm thánh: các nghi lễ phụng vụ cho ta hưởng nếm trước phụng vụ thiên quốc. Qua các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể chúng ta lãnh nhận bảo chứng Phục Sinh.

 

Đức tin khiến đức ái viên mãn thành toàn. Khi sống sự vụ Vương đế của Đức kitô bằng đời sống phục vụ ta làm chứng rằng nước Trời đã hiện diện hay khởi đầu trong cuộc sống trần gian này rồi.

 

Năm đức tin còn mở ra cho chúng ta cơ hội tiếp xúc với Lời Chúa, với công đồng Vatican II, với sách giáo lý của Hội Thánh. Giáo hội cũng kêu mời ta sống đức tin trong đời sống phụng vụ và thường nhật. Năm đức tin lại khơi dậy trong ta nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng….

 

Bây giờ chúng ta phải tự hỏi rằng những năm tháng trước đây không gợi mở cho ta gì sao?

Chắc chắn không phải thế! Năm đức tin là dịp thuận lợi hơn để ta được hạnh phúc. Tuy nhiên không phải năm đức tin tự nó làm cho ta hạnh phúc hơn. Không hạnh phúc, không phải Chúa keo kiệt hạnh phúc với ta, nhưng chỉ do ta vô ơn với hạnh phúc Chúa ban.

 

Ở đâu đó Helen Keller, một người mù và điếc từ bé nói rằng:

"Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó."

Đức tin mách bảo chúng ta rằng Thiên Chúa đã  làm người và tìm thấy chúng ta. Thiên Chúa đã hiện diện trong đời của chúng ta, ngay cả khi ta chẳng nhận ra. Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước trong hành động!

W James đã từng nói:" Hành động có thể không mang tới hạnh phúc, nhưng không có hạnh phúc nào lại thiếu hành động."

Vậy thì "đây là lúc thuận tiện đây là ngày cứu độ" Cf II Cr 6,2 .Còn chần chờ gì nữa mà không mạnh dạn tiến lên "Vì chúng tôi bước đi bởi tin, chứ không phải vì thấy" II Cr 5,7

            Xin đề nghị ba điểm nhỏ ( mỗi người có thể  tùy chọn những điều khác theo hoàn cảnh riêng mình)

Sống Đức Tin là không sợ hãi bất kỳ điều gì [Cf Rm 8, 35]

Sống Đức Tin là vui tươi , phấn khởi, năng động. Nếu chúng ta sống buồn tẻ thì có xứng đáng với Tin Mừng, với Niềm vui Phục Sinh mà Chúa ban cho ta không? Niềm vui mà Đức Kitô đã xác quyết' niềm vui của anh em được nên trọn vẹn" Và " không ai lấy mất được" Ga 15,11 ; 16,22

Sống đức tin là yêu mến Giáo Hội, một giáo hội đầy bất toàn nhưng chính Đức Kitô đã phó nộp mình cho Giáo Hội để Giáo Hội trở nên tân nương tinh tuyền.

Chúc mọi người vui chơi nhảy múa trong sự tràn đầy tin, cậy, mến.

Ex 772

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

re: họp mặt mother day

Thưa anh em

Hôm nay mừng mother day ở 258 Nghĩa Phát thật hoành tráng và nồng ấm.

Ngoài khách mời chính là vợ chồng Thắng bà già ( mẹ của các bà mẹ) còn có cha Hùng Vũ 786 nên bầu không khí ngày càng đông vui.

Rất tiếc là vắng mặt đột xuất 1 vài anh em như Tư Thiên 808, Xuân Hùng 785, Vợ chồng Ex Lâm 790 ( Theo Ex Vương 815 là ông anh bị đau cảm đột xuất), Vợ chồng niên trưởng 775 .

Các món ăn đều chất lượng , vệ sinh và cầu kỳ nữa do tự tay lớp trưởng thực hiện ( món xôi đậu phụng như là truyền thống; còn có món xôi gấc tự nhiên) ; gà quay và gà hầm thuốc bắc do chính LT 763 nuôi "2 ngày"; món miến xào cua anh em cũng hay được thưởng thức ở địa chỉ này. Các món ăn chơi như gỏi, giò , đậu phụng, hạt điều...đủ cả. Tráng miệng thì mít nhà, xoài vườn và sôcôla Mỹ??

Thước uống thì là bia "ken" chai nhỏ và Cordon Bleu của người anh em xa nửa vòng trái đất. Anh em vừa uống vừa khen " đúng điệu dân Cali" ( y như DM 773 toàn đãi Martel Cordon Bleu). Anh em có nhắc đến rượu Mao đài và Ex Dũng 771 nói là khi từ Đài Loan qua lại VN sẽ mang một vài bình cho anh em thưởng thức.

Anh em ôn lại chuyện đại hội 150 năm kỷ niệm ngày thành lập chủng viện....

Theo Ex Phúc cuộc gặp hôm nay thành công tốt đẹp vì đưa ra được nghị quyết:

* Ex cầu 763 vẫn là lớp trưởng đến muôn đời( mà theo Ex Ân 759 là "có quyền tài trợ bất kỳ lúc  nào "   là câu nói chơi thôi   ) . Và Ex Dụng 770 là người trước kia ( như tự thú hôm nay) luôn muốn ao ước làm lớp trưởng cũng không hề muốn chức lớp trưởng nữa.

**Thứ năm ngày 16/05/2013 nhóm Gò Môn( Gò Vấp, Hốc Môn) sẽ mời anh em nhậu thịt chó Tư Thân vào lúc 17h chiều. Ex Ân 759 sẽ liệu khởi hành từ 258 Nghĩa Phát lúc 16h.

***Sáng thứ sáu 17/05/2013 sẽ đi Vũng Tầu bằng tầu cánh ngầm và về trong ngày. Hầu hết anh em có mặt hôm nay đều tham dự [ khoảng 17-18 người trừ vợ chồng Ex Bình 761, Ex Công 768 và Ex Dũng Pascal 771] Đây là ngày tiền trạm trước khi lớp đi nghỉ hè.....Anh em nào muốn tham dự xin liên hệ với Ex Chương 767, trưởng ban tổ chức để đặt trước vé tầu cánh ngầm. Chi phí ngoại lệ này không trích quỹ mà do anh em tự trang trải . Cha Hùng "đổ" 786 còn khẳng định anh em phải chiêu đãi Ex 804 trong dịp này. Tuy nhiên Ex Cầu 763 sẽ đãi anh em 1 bữa tại "Tê giác quán" nổi tiếng Vũng Tầu. Có thể lúc về theo đề nghị của Ex Phúc 798 anh em sẽ đi xe quay lại TP. Phương án là hai xe ( Ex Phúc và Ex Cầu): mỗi xe 7 chỗ hay Ex Chương sẽ đặt vé cho anh em( vì tầu cánh ngầm về lại TP lúc 16h)

Tối thứ bẩy 18/05/2009 danh tướng 770 mời anh em nghe nhạc pháp tại phòng trà C'est moi, [126F Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Tp.HCM ; Điện thoại: 0918 604 044] lúc 20h . Ai di được xin cứ hiện diện.

+Sẽ có phần lễ kỷ niệm 45 năm ngày nhập trường bằng việc tĩnh tâm từ sáng đến chiều ở nhà thờ Vĩnh Hòa. Sau đó sẽ ăn tối và hát với nhau. Ngày giờ cụ thể sẽ thông báo sau

++Phần hội sẽ đi Vũng tầu 2 ngày 1 đêm( khoảng 15/7 ~ 31/7/2013); sẽ bàn chi tiết thêm sau.

Ex Thắng bà già đã nhận lời mang kỷ yếu về cho các anh em bên xứ Cờ Hoa.

Anh em cám ơn vợ chồng LT763 và ra về lúc 14 h cùng ngày

 Bài tường thuật còn nhiều thiếu xót xin anh em bổ sung thêm

  Ex 772

một trang web của các giáo phận miền tây viết về 150 năm Chủng Viện Thánh Giuse Saigon

Thưa các bạn,
Giới thiệu với các bạn vào đây để xem một tay lớp đàn anh - Zăc Dzũng, lớp 66 - viết và đăng ảnh về ngày hội kỷ niệm 150 năm Chủng Viện ta.

Thân.
757

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN NĂM C



HƯỚNG LÒNG VỀ THƯỢNG GIỚI
Lm Ignatio Trần Ngà
Khi con người chỉ biết nhìn xuống...

Người đàn bà có biệt danh là "bà lom khom" đã trở thành hình ảnh quá quen thuộc đối với những ai hay lui tới những công viên của thành phố nầy. Đã lâu lắm rồi, từ sáng tới chiều, ngày nầy qua ngày khác, người ta thấy bà lầm lũi cúi mặt xuống đất để tìm nhặt những đồng tiền xu mà khách nhàn du đánh rơi đâu đó trong các công viên. Người dân trong khu vực gọi bà là "bà-lom-khom" vì hình như mắt bà rất kém, phải khom gập người xuống mới có thể thấy được những đồng tiền rơi rớt đâu đó trong công viên. Hình như nghề nầy đem lại cho bà nguồn thu nhập khá lớn, nên ngày nào bà cũng khom người đi nhặt như con kiến cần cù, như con ong kiên nhẫn nhất.

Vì lúc nào bà cũng cúi gằm xuống đất, đôi mắt lúc nào cũng đăm đăm nhìn xuống để tìm những đồng xu lẻ, dần hồi cần cổ của bà cụp xuống, lưng còng hẳn đi đến nỗi bà không còn ngửng lên nhìn trời được nữa.

Thế là mặc dù kiếm được khá tiền, nhưng bà đã đánh mất cuộc sống. Bà chỉ biết có mặt đất mà không biết có bầu trời. Bà chỉ biết ky cóp những đồng tiền xu mà chẳng biết gì đến thế giới chung quanh!


* * *

Hình ảnh người đàn bà còng lưng trên đây là biểu tượng cho những người chỉ biết có thế giới vật chất mà đánh mất thế giới thiêng liêng.

Với tầm nhìn hạn chế, con người chỉ thấy gần mà không thể thấy xa, chỉ biết chú mục vào cuộc sống đời nầy mà lãng quên cuộc sống đời sau, chỉ biết vun quén của cải vật chất mà không lo làm giàu của cải thiêng liêng; chỉ biết kiếm tìm lạc thú trần gian mà lãng quên hạnh phúc đời đời... Họ chối bỏ Trời, quay lưng lại với Thiên Chúa, khước từ thế giới thiêng liêng!

Họ xem mặt đất nầy là quê hương duy nhất, họ xem nấm mồ như điểm đến cuối cùng của kiếp người. Cuộc đời của họ được thi hào Nguyễn Du diễn tả cách bi thương:

"Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì".


Như thế, đối với người không tin thì sống là hành trình tiến về ngôi mộ; còn đối với chúng ta, sống là hành trình tiến về thiên quốc.

Viễn tượng mới

Sự kiện Chúa Giêsu lên trời mở ra cho loài người một viễn tượng mới: Thế giới loài người không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ vật chất nhưng còn mở vào cõi vô biên. Cuộc đời con người không chấm dứt trong nấm mồ hoang nhưng vượt qua đó để tiến vào vĩnh cửu.

Như con ve chui lên khỏi đất, lột bỏ chiếc vỏ chật hẹp để đón chào thế giới mới, cất cao tiếng hát dưới ánh nắng mặt trời, con người cũng được mời gọi hãy vượt lên trên thế giới vật chất, đập bỏ lớp vỏ vật chất bó chặt đời mình để vươn vai trở thành tạo vật mới, sống đời sống mới.

Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hướng về đích xa:

"Quê hương chúng ta ở trên trời" (Philip 3, 20)

Thế nên: "Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới" (Col 3, 1-4)

Vậy chúng ta đừng chỉ lo phần xác mà quên mất phần hồn. Phải dành ưu tiên cho linh hồn chúng ta, phải dành ưu tiên cho Thiên Chúa. Chỉ dán mặt xuống đất mà không biết ngẩng lên nhìn trời thì vô cùng tai hại.
 
(tinmung.net)

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

PHT và các bạn
Hoc trò trường latinh thì phải theo câu:" Ân sủng giả thiết tự nhiên" của trường phái kinh viện. Cho nên sẽ thông báo mời danh tướng lớp 68 suy tư thần học tấm hình mà PHT gửi
Nhân ngày của mẹ xin xướng kinh Ave Maria( nhưng phần giữa không thuộc nên xùy xùy rồi Amen)

Rồi đến

Mừng ngày của Mẹ 2013

Vì Thượng đế không có mặt ở khắp nơi nên Ngài đã tạo ra các bà mẹ

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. [Ga 19,25-27]

Đầu thế kỷ 20, Anna Jarvis, một phụ nữ Mỹ độc thân, tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, đã trở thành người sáng lập Ngày của mẹ mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang chọn. Anna Jarvis đã đấu tranh để có được ngày này xuất phát từ tình yêu thương dành cho người mẹ Anna Marie Reeves. Mẹ của Javis luôn ao ước có một ngày trong năm để tôn vinh những người mẹ dù họ còn sống hay đã khuất bóng, ngày mà mọi người con tri ân công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.

Bút chì và Cục tẩy

Bút chì: Con xin lỗi !
Cục tẩy: Vì cái gì thế, con yêu ? Con có làm gì có lỗi đâu !

Bút chì: Con xin lỗi vì mẹ phải chịu đau đớn vì con. Bất cứ khi nào, con phạm phải sai lầm, mẹ lại luôn ở đó sửa sai giúp con. Nhưng khi mẹ làm điều đó, mẹ lại làm hại chính mình. Cứ mỗi lần như thế, mẹ lại ngày càng bé hơn.    

Cục tẩy: Điều đó đúng ! Nhưng bé ơi, mẹ chẳng phiền đâu. Con nhìn xem, mẹ được tạo ra vốn để làm việc này mà. Mẹ được tạo ra để giúp con bất cứ khi nào con phạm phải sai lầm. Mặc dù mẹ biết ngày nào đó mẹ sẽ mất đi và con sẽ thay thế mẹ bằng người khác nhưng mẹ vẫn rất vui với những gì mẹ đã làm. Vậy nên, đừng lo lắng nữa nhé ! Mẹ ghét nhìn thấy con buồn lắm !

 

Kte Douglas Wiggin đã nói rằng: "Trên đời này hầu hết những gì là đẹp đều hiện ra như hai, như ba, như hàng tá hay hàng trăm thứ. Nhiều như thể những bông hồng, những buổi hoàng hôn, những cầu vồng, những anh chị, những chú bác cô dì và anh em họ, nhưng trên cả thế giới, ta luôn luôn chỉ có một người mẹ".

 

Mẹ là điều lớn lao nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người.( TCSơn)

 

 

Nhớ mẹ      
Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai.   
Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
  
Đưa mẹ ra bến xe về quê xong, chị Hai về thấy nhà vắng ngắt. Tìm mãi mới thấy thằng Út đứng khóc sau kẹt cửa, tay cầm mấy cái bã trầu khô
.

 

Con gái     
Ngoại hấp hối, cà nhà dắt díu nhau về quê thăm ngoại. Ngoại mất. Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.   
Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được. Bố chép miệng xót xa:    
- Con gái là con người ta.
Mẹ gục đầu nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại. Mẹ cũng là con gái…     

Lòng mẹ    
Nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được suất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan, xứ người chẳng phải thiên đường, Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.        
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.      
Đêm. Chỉ còn mẹ. Hết nắn tay nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói:   
- Dối mẹ làm gì. Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!

 

Mẹ và con 
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.      
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng điếc đột ngột. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn không hiểu gì, con khóc...

Vòng cẩm thạch                                                                                 

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: - Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

 Quà sinh nhật                                                                                   

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: "Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?" Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: "Sao má chẳng ăn gì?" Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến...

 Con Nuôi                                                                                          

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: - Mình biết tất cả về con nuôi đấy. Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì? Cô bé trả lời: - Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.                       

 Cua rang muối                                                                                  

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: "Cua rang muối thật đó mẹ." Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: "Còn răng đâu mà ăn?!"    

Phấn son   
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."        
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"      
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

 

Bàn tay mẹ
Cắt móng tay cho mẹ. Con chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương. Những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm ra cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.  
Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.

 

Bóng nắng, bóng râm  
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: 
- Nhà ngoại ở cuối con đê.       
Trên đê chỉ có mẹ, có con       
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:        
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.              

Con cố.      
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:        
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.   
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?         
Trời vẫn nắng, vẫn râm…         
…Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

Tình mẹ chính là như vậy  

Cuối mùa thu, tôi trồng một hạt giống. Mẹ nói với tôi để xem: trong mùa tới, hạt giống sẽ không nảy mầm đâu. Mùa đông, tôi dần dần quên mất hạt cứng bị chôn vùi. Cho đến mùa xuân, mẹ tôi thúc giục tôi đi tưới nước. Một cây xanh nảy mầm như đang mỉm cười với tôi, nhìn thấy mẹ tôi ở bên, tôi đã khóc. Bà không biết rằng hạt giống từ ngô nấu chín mới hỏng, sẽ không nảy mầm. Tại thời điểm này, tôi nhận ra. Tình mẹ chính là như vậy, sâu sắc và im lặng.

Không đề                                                                                   

Người con không có khả năng nuôi mẹ già, liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi.       
Đêm tối, người con nói rằng cõng mẹ lên núi dạo, bà mẹ lấy hết sức mình đèo lên vai con.
         
Trên đường đi anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới bỏ mẹ xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai mình, thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rãi suốt đoạn đường đi, anh ta tức giận hỏi mẹ:
  
"Mẹ rải đậu làm gì thế ? "
        
Kết quả câu trả lời của mẹ đã khiến anh ta bật khóc:
    
"Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường."

Khóc

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. 
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh."


Trùm rượu

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

THƯ MỜI HỌP MẶT

Thân gửi Các Bạn Ex 68 .
Nhân Dịp :
- Bạn Thắng ( Bà Già ) và Phu Nhân về thăm Quê Hương .
- Hè sắp đến , cần thiết phải quyết cho chương trình Hè .
- Nhân dịp " Mother's Day " .
Và còn nhiều lý do khác ...
 Thân Mời Quý Anh Chị tham dự Buổi Họp Mặt , được tổ chức :
-lúc 11h ngày CN 12 tháng 5 - 2013
-tại 258 Nghĩa Phát F6 TB .

Sự hiện diện của Mỗi Bạn là niềm vui chung cho cả Lớp .

HC763 .

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

MẠNG LÒNG TIN ECCLESIA.COM

Càng lúc, Internet càng đi sâu vào cuộc sống của chúng ta, và những cái đuôi nằm sau ký tự @ như "dot.com" hay "egroups.com" hầu như đến với các ngón tay gõ computer của chúng ta ít nhất cũng phải đôi ba lần mỗi ngày như một cái gì hết sức quen thuộc !                              

Cái mạng lưới này, cái "net" này như quyện đan chằng chịt với nhau, nối kết với nhau. Qua mạng lưới Internet, chúng ta truyền thông tin với nhau, chúng ta chia sẻ cho nhau. Và thật "phúc cho chúng ta" vì chúng ta đã tin vào Egroups, vào COMmunity, tuy chúng ta chẳng trực tiếp tai nghe mắt thấy những thông tin mà COMmunity gửi đến cho chúng ta.          

Thật "phúc cho chúng ta" vì chúng ta đã tin vào một "group" vĩ đại, một COMmunity rất đặc biệt, đó là ECCLESIA. Ecclesia, tiếng Hy-lạp có nghĩa là "một nhóm người quy tụ lại thành một đại hội" mà tiếng cổ Do-thái gọi là "Ka-han" ( qahal ). Đó chính là một Group, một COMmunity. Kinh Thánh đã dùng từ ngữ ECCLESIA để chỉ cộng đoàn Giáo Hội, còn được gọi một cách trân trọng là Hội Thánh, cộng đoàn của những người thuộc về Thiên Chúa.                                                     

Thật "phúc cho chúng ta" vì chúng ta đã tin vào ECCLESIA, tuy dẫu chúng ta đã không nhìn thấy tận mắt, nghe trực tiếp bằng tai, đích thân sờ chạm đến Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô.                                      

Tông Đồ Tô-ma đã được cộng đoàn ECCLESIA tiên khởi chia sẻ Tin Mừng: "Đức Giê-su đã sống lại, chúng tôi đã được thấy Chúa !" ( x. Ga 20, 25 ). Nhưng ông đã không chịu tin. Ông chẳng chịu tin vào "mạng lưới" ECCLESIA của ông. Ông muốn phải đích thân ông thấy, đích thân ông được chạm đến Đức Giê-su Phục Sinh thì mới chịu tin.                                               

Nhưng Đức Giê-su đã hiện ra và bảo ông một câu quá thấm thía: "Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin !" ( x. Ga 20, 29 ).                                                                                                         

"Phúc cho chúng ta" vì chúng ta đã đón nhận đức tin từ "mạng lưới" ECCLESIA, tuy dẫu chúng ta chẳng hề nhìn thấy Chúa. "Phúc cho chúng ta" vì chúng ta đã tin vào ECCLESIA mà không đòi phải đích thân gặp Lời là chính Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh, không đòi tự ý mình được giải thích Lời của Người.                                                                          

"Phúc cho chúng ta" vì chúng ta chấp nhận để đời mình được quyện đan, được gắn bó, được nối kết chặt chẽ trong "mạng lưới" ECCLESIA.                                                                                          

Chính nhờ ECCLESIA mà chúng ta đón nhận Đức Tin. Chính trong ECCLESIA mà chúng ta lớn lên trong Đức Tin. Chính qua ECCLESIA mà chúng ta chia sẻ Đức Tin. Chính với ECCLESIA mà chúng ta tiếp tục loan truyền Đức Tin, để từ đó cứ nới rộng mãi "mạng lưới ECCLESIA.COM"                      

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã cho con phúc được tin nhờ Hội Thánh của Ngài. Amen.

Theo DAILY BREAD 01.5.2000