CHÀO MỪNG 40 NĂM EXLURO 68
(10/8/1968 -> 10/8/2008)
Ai đó từng qua mái học đường
Đã từng chung sống giữa yêu thương
Là nghe hiện lại ngày thơ ấu
Theo tiếng dồn vang nhịp trống trường.
(Thẩm Thệ Hà)
Không phải chỉ là 1 vài kỷ niệm bất chợt hiện về trong ký ức làm tâm hồn ta thảng thốt, trái tim ta đong đầy cảm xúc…
Đối với anh em Cựu Chủng Sinh Exluro68, thời gian 40 năm qua , kể từ ngày thành lập lớp , 10 tháng 8 năm 68 , đến nay, là những chuỗi ngày mà Ký ức Tuổi Học Trò với những buồn vui,yêu thương …luôn chan chứa trong tâm khảm ,như hơi thở của cuộc sống .
Những ký ức êm đềm đó , đan xem với những chia sẻ trong hiện tại , đã gắn kết anh em lớp 68 hiện nay ( gần 45 người còn liên lạc được với nhau,kể cả những anh ở hải ngọai).Trở thành 1 Khối Đòan Kết,gắn bó với nhau như máu thịt.Như 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt đi từ trái tim người này đến trái tim người khác khiến anh em trở nên thân thiết như 1 gia đình.,1 Đại Gia Đình Exluro 68 !
Ôn lại kỷ niệm xưa hay nhìn lại lịch sử của lớp Exluro 68 trong 40 năm qua cũng chính là nhìn lại nguồn gốc của chính mình.
…EXLURO 68 XƯA .
Khung trời ngày xưa! Có lẽ không chỉ riêng mình ai , mà trong lòng mỗi chúng ta đều mang nhiều cảm xúc NHỚ. Da diết làm sao những ngày tháng bên nhau,cùng học dưới mái trường Chủng Viện,vẫn ngỡ như là mới hôm qua đây thôi mặc dù thời gian đã 40 năm…
"…Như những đàn chim bay về tổ ấm" .Còn nhớ 1 ngày Thứ Bảy, 10/8/1968, sau cơn mưa chiều tầm tã, 60 anh em chủng sinh lớp 68 nhiều nơi tập trung về Tiểu Chủng Viện thánh Giuse-số 6 Cường Để- để nhập học.Con số 60 tuy không nhiều nhưng cũng là điều đáng tự hào vì đây là con số được tuyển chọn gắt gao trong hơn 300 thí sinh dự thi cách đó hơn 2 tháng với 3 môn thi: Văn và Chính Tả,Toán và Giáo lý.
Túi xách, va li trong tay, lần đầu tiên bước vào 1 ngôi trường xa lạ, ánh mắt ai cũng bỡ ngỡ,lạ lẫm có phần rụt rè,đâu đó có cả tiếng khóc thút thít hay những đôi mắt đỏ hoe bên cạnh cha mẹ vì mới 11,12 tuổi đầu đã phải rời gia đình để sống 1 cuộc sống tập thể, phải tự lập trong những sinh họat cá nhân ….
Phải mất chừng 1 tháng, anh em mới quen được với môi trường sống và học tập,mới xóa đi được ánh mắt lạ lẫm với nhau trong lần đầu gặp gỡ,bởi vì ngôi trường của Exluro 68 không phải như bao ngôi trường khác ngòai xã hội.Ngôi trường đó có 1 mục tiêu cao quý: đào tào linh mục cho Giáo Phận Sài Gòn.Do đó có thể nói ,60 anh em hiện diện ở đây đều có chung 1 niềm tin và 1 cảm hứng,được các Cha Giáo đào tạo rất bài bản về mặt văn hóa,về giáo lý,về các việc đạo,về nhân cách…
…Tuy thời gian đã xa , mái tóc ai giờ đây cũng bắt đầu điểm bạc,nhưng trong ký ức,khung trời ngày xưa cũng ngỡ như là mới hôm qua đây thôi .
Nhớ biết bao những ngày tháng vui đùa thoải mái ở sân "banh bố" hay sân bóng rổ , bóng chuyền với những danh thủ không thua gì Platimi:Thắng "mun" , Thành "mỡ", Dũng "mập" , Khoan "méo" , Phước "hủ tiếu" , Hòa "con"…nhớ những lúc gặp trời mưa,tận dụng hành lang để đá cầu và tận dụng mọi lúc mọi nơi để chơi đùa.
Nhớ những buổi sáng,lúc 5 giờ thức dậy,trong cái se se lạnh của những ngày cuối năm, sau 10 phút đã phải có mặt ở sân bóng rổ để tập thể dục mà ai còn ngái ngủ,nấn ná "nướng" trên giường sẽ được thầy giám thị đi rảo từng giường "ưu ái" cho 1 cái nhéo tai đau điếng…
Nhớ cả cái bầu không khí "Grand Silence" bao trùm từ đầu giờ nguyện ngắm đến sau thánh lễ đầu ngày, 1 khỏang không gian yên lặng đến nao người, hay nữa tiếng trước giờ ngủ buổi tối, trong sự yên lặng là cả 1 nỗi nhớ nhà da diết với mênh mang bao nỗi niềm khó tả.
Ngòai những giờ học văn hóa theo chương trình đệ nhất cấp, anh em lớp 68 còn phải theo học 1 số giờ về La Tinh, Giáo Lý và Tu Đức,…theo mục tiêu đào tạo Linh Mục của Chủng Viện. Và rồi cả một khung trời kỷ niệm theo ngày tháng cứ in hằn trong ký ức của mỗi người .
Nhớ biết bao những buổi học, những giờ ra chơi,giờ ăn,giờ ngủ,những ngày trại vui nhộn ở Vũng Tàu,Tam Hà,những buổi rước kiệu trong tháng hoa và tháng Mân Côi với lung linh không biết bao nhiêu ngọn nến thắp sáng ở khung cửa sổ hay trên tay.Nhớ cả những lúc cả lớp,nhóm này,nhóm nọ,cãi nhau đến muốn…đánh lộn.
Nhớ những cha giáo yêu đấu ! Nhớ cha Nicolas-Vũ Gia Đệ,giáo sư toán học mà mỗi lần giải xong 1 bài tóan,trong cái ngơ ngác của học trò là 1 câu nói quen thuộc :"Các chú hiểu chưa? Các chú dốt quá !" .
Nhớ cha Giuse Nguyễn Như Yêng,người đã truyền cho anh em sự yêu thương và lòng gắn kết.Nhớ cha Matthew Phan Hảo Kỳ với những lời khuyên chân thành và sâu sắc mà cách diễn đạt của cha , đôi khi gây ra ngộ nhận tạo nên những tiếng khúc khích suốt phòng học trong giờ tu đức.
Khung trời ngày xưa ! Một thời đã xa ! ….
Hạnh phúc thật đơn sơ nhưng nay bao giờ gặp lại? Còn đấy ngôi trường yêu dấu ,vẫn là 1 góc nhà nguyện nơi có những gốc me già lặng lẽ như chờ ai đó, nơi những cây chuối trổ bông theo mùa bên mộ cha Wibaux ghi dấu ấn nhưng năm tháng chơi trò "cút bắt" của Tuổi Học Trò…
Trong những ngày tháng theo học và đào tạo,anh em lớp 68 dần dần nhận ra 1 chân lý: giữa ơn Thiên Triệu đang theo đuổi , còn có 1 ơn gọi khác xuất hiện giữa anh em,đó là ơn gọi Tura,nói nôm na là ơn gọi Tu Xuất.Hiểu đơn giản , những anh em có ơn gọi Tura là người "không được Chúa tuyển chọn",bậc sống Linh Mục không thích hợp với họ.Một vài sự phá phách,nghịch ngợm trong lứa tuổi học trò (dù sự phá phách đó chẳng có gì trầm trọng,đôi khi còn rất dễ thương nữa !),một sự chểnh mảng trong đạo đức,một sụ vô ý trong nói năng,cách sống,…cũng được các Cha Giáo gợi ý nên chuyển hướng.Do đó từ con số 60 lúc đầu,mỗi năm lớp cũng có dăm bảy anh em xuất tu.
Năm lớp 6:…
Năm lớp 7:…
…
Còn nhớ cái không khí hồi hộp đến ngộp thở …nơi thời gian như ngừng lại : Sau Thánh Lễ cuối cùng trước khi tạm biệt Chủng Viện về nghĩ 2 tuần , cuối mỗi Tam Cá Nguyệt ,sau bài hát "Trên con đường về quê" , cha Bề Trên Joachim Nguyễn Văn Hiếu đứng ở Cung Thánh xướng danh các bạn trong "Sổ Bìa Đen"… : " Các con có tên sau đây , trước khi ra về , đến phòng Cha, gặp Cha … : Căng thẳng … chóang váng … hoặc thở phào nhẹ nhõm ….Tất cả , không cần biết là vui hay buồn,chỉ vì nay nó đã thành "Kỷ Niệm" là đủ …, vì khi nghĩ đến kỷ niệm ta lại thấy lòng mình ấm áp về những ngày tháng đã có nhau bên cạnh .
….
Năm học 1971-1972, cha bề trên Phanxico Xavie Nguyễn Hữu Tấn du học ở Rô-ma về đã áp dụng thử nghiệm nền giáo dục cởi mở,với sự đồng ý của Đức Tổng Giám Mục, cho Chủng Sinh đi học 1 buổi ở trường Lasan Taberd (53 Nguyễn Du).
……………….
Thế là lần đầu tiên sau 4 năm cách biệt với bên ngòai,chúng tôi được cùng nhau rảo bước qua các con đường Cường Để,Nguyễn Du,Gia Long,… rợp bóng cổ thụ tuyệt đẹp để ra ngòai học.Đi giữa những con đường thơ mộng,giữa không gian náo nhiệt của đường phố Sài Gòn ,chúng tôi có được 1 cảm giác cởi mở,phóng khoáng hơn so với những dòng tu cùng gần cạnh , như dòng thánh Phaolô ,hay dòng Kín ….
Và vì thế,tâm tư,tình cảm của anh em 68 ,ở độ tuổi dậy thì 16 , 17 , 18 …cũng có những thay đổi , với những xao động rất thật , của tuổi học trò…
Chúng tôi còn nhớ khi đi ngang qua trường " văn hóa quân đội" (nằm cạnh Công Ty Sổ Xố Kiến Thiết) trên đường Lê Duẩn ngày nay ,hình ảnh những tà áo trắng của các nữ sinh đồng trang lứa với chúng tôi, đã khiến 1 số anh em lớp 68 xao xuyến…Không cần kể chi tiết, không cần diễn đạt lan man,người viết bài này chỉ xin , bằng 4 câu thơ sau để tóm được cái rung động đầu đời của tuổi học trò mới lớn , thật nên thơ và đáng yêu làm sao:
Gặp em non buổi chiều
Nhớ em non buổi tối
Đường về quên mất lối
Rẽ nhầm vào nhà em .
…
Thế nhưng cũng chẳng có anh em nào lớp 68 xin Tura vì những cảm xúc vào thời điểm đó!
Trường Lasan Taberd là 1 trường nam sinh,nổi tiếng ở Sài Gòn lúc bấy giờ vì hầu hết học sinh đều là con nhà giàu: con thương gia,tư sản có và con tướng, tá của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.Do đó,học chung với các bạn đồng trang lứa ở đây, dần dần anh em cũng nhận thấy 1 cảm giác cách biệt (không hẳn là tự ti) giữa học sinh con nhà giàu và con nhà nghèo.Thực vậy,anh em lớp 68 hầu hết là những con nhà nghèo,bố mẹ thuộc thành phần lao động được Chúa gọi đi tu nên việc hòa nhập với tập thể ở trường cũng không dễ dàng lắm.Tuy nhiên có 1 điều anh em rất tự hào là mình học giỏi không thua gì với những anh em ở ngoài,thậm chí còn học xuất sắc nữa.Tên của các anh Nguyễn Xuân Bách, Phan Thanh Dũng,Đinh Ngọc Thắng,Nguyễn Nam Thiên,…luôn có ở danh sách trên bảng danh dự cuối năm của nhà trường là 1 minh chứng cụ thể.
Ngày 30/4/1975 , biến cố lớn của dân tộc đã đẩy đưa anh em lớp 68 và cả Đại Gia Đình Chủng Viện vào một bước ngoặt mới,một bước ngoặt thay đổi cuộc đời cho đến ngày nay….
Lúc đó anh em lớp 68 đang học những tháng cuối cùng của lớp 12.Tất cả anh em phải trở về gia đình sinh sống cho đến khi chờ quyết định mới của Chủng Viện.Sau đó được ít lâu,khỏang tháng 10 năm 75 anh em còn được tu học tiếp tục 3 năm nữa ở 12 , 13 và 14.Lúc này chỉ còn một ít anh em tập trung vào học,chủ yếu sáng đến lớp , chiều về với gia đình.Còn lại,một số anh đã theo gia đình về quê (Vũ Viết Lâm,Vũ Viết Vương,Nguyễn Ý Định,…), một số anh phải vào đời để lo kinh tế phụ gia đình:đạp xích lô,đi thanh niên xung phong,thậm chí làm cả người mẫu cho đại học Mỹ Thuật (Trần Đình Quang Ánh,Nguyễn Thái Ân,...) Có anh tham gia làm vỏ lốp xe đạp ở cơ sở "Chiến Thắng" ngay tại Chủng Viện,một số đi nước ngoài theo gia đình ( Dương Ngọc Dũng,Phan Xuân Hòa,…) .
Cuộc sống xuôi ngược khắp nơi , hầu như không gặp mặt nhau đầy đủ như trước ngày 30/4/1975.
Cuối năm lớp 14 (vào khỏang niên khóa 1977-1978) lớp 68 chỉ còn vỏn vẻn rất ít anh em được tuyển chọn lên Đại Chủng Viện Sài Gòn hay Giáo Hòang Học Viện ở Đà Lạt : Phan Thanh Dũng,Vũ Mạnh Hùng,Đỗ Mạnh Hùng,Nguyễn Nam Thiên,Nguyễn Văn Dũng,Nguyễn Ý Định, Phạm Đình Thước,…Các anh em còn lại, Chúa đã gọi đi một con đường khác !
Lúc này hoạt động của Chủng Viện vẫn còn tiếp tục , nhưng số Chủng Sinh giảm hẳn, Tiểu Chủng Viện được hiến cho nhà nước,cho đến năm 1982, Đại Chủng Viện tạm ngừng họat động chở sắp xếp lại.
…Cho mãi đến gần 20 năm sau (khoảng 1998) anh em mới có dịp bắt liên lạc được với nhau và tổ chức họp mặt đều đặn ,mỗi năm ít nhất 1 lần thường vào ngày Chủ Nhật gần nhất với ngày 10/8 là ngày thành lập lớp đầu tiên theo như đã nói ở phần đầu.
VÀ NAY …
Ngày nay,lớp Exluro 68 cũng đã có được 5 anh em Linh Mục:
-Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng hiện là linh hướng Đại Chủng Viện,sau một thời gian đi du học ở Rô-ma.
-Cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, chánh xứ Vĩnh Hòa Quận 11
-Cha…Nguyễn Ý Định giáo xứ Đại An.
-Cha…Phạm Đình Thước giáo xứ Gia Lào,Xuân Lộc.
-Cha Trần Chí Nguyện, giáo xứ Cao Thái.
Kể ra thì Chúa cũng yêu thương và quan phòng cho lớp 68 này cũng được sinh hoa kết trái tươi tốt trong vườn nho nhà Chúa.
Ngòai xã Hội thì có : ……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………….
Deo Gratias !.
Ngày 8/12/2007
Nguyễn Xuân Bách