thân mẫu
bạn Phạm Huy Chương
Gia đình Tuấn 813
"Hai thái độ". Mt 21, 28-32
HAI ANH EM
Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự "ST", có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ "ST" đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: " Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi". Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ rồi trả lời " Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint).
HAI CON KÉT
Trong một khu rừng nọ, có một tổ két có hai con két con.Một hôm, trong lúc két mẹ đi kiếm mồi, những người thợ săn phát hiện ra tổ két. Một người trong nhóm trèo lên cây định bắt tất cả hai két con mang đi, nhưng anh chỉ bắt được một con, còn một con đã thoát được, bay đến đậu bên túp lều của một vị ẩn sĩ. Con két lọt vào tay người thợ săn được nhốt trong một chiếc lồng. Không mấy chốc nó cũng được lột lưỡi, nói được tiếng nói của loài người. Con két đậu trên túp lều của vị ẩn sĩ cũng được vị ẩn sĩ đem vào lều và săn sóc chu đáo. Mỗi ngày một ít, mỗi khi vị ẩn sĩ cầu nguyện, con két cũng lập lại những lời cầu kinh và ngay cả những lời chào hỏi của ông với khách qua đường.
Một ngày nọ, một người quí tộc cưỡi ngựa đi qua khu rừng. Khi đi ngang qua căn nhà của người thợ săn, ông nghe tiếng con két hô lớn:
- Bắt lấy nó. Ðồ khốn kiếp. Bắt lấy nó.
Quá sợ hãi, ông quất ngựa chạy ra khỏi vùng cấm kỵ. Ði một đoạn, ông thấy có một túp lều và từ trong túp lều, bên cánh cửa ông lại nghe tiếng một con két nói nhẹ nhàng:
- Tội nghiệp quá! Chắc quí nhân mệt lắm, vào đây nghỉ ngơi một chút, cứ xem như đây là nhà của quí nhân.
Vào trong túp lều đơn sơ của vị ẩn sĩ, người quí tộc thắc mắc:
- Thưa ngài, cách đây không xa, một con két khác đã nói với tôi những lời hoàn toàn có tính cách rủa xả và đe dọa, còn con két của ngài lại chỉ nói những lời lịch sự, nhã nhặn.
Vị ẩn sĩ mĩm cười giải thích:
- Hai con két này vốn là anh em với nhau đó.
Nhà quí tộc ngạc nhiên hỏi:
- Anh em nhưng tại sao nói năng khác nhau như thế? Tại sao con két của ngài lịch sự tử tế, còn con kia lại dữ tợn như vậy?
Vị ẩn sĩ trả lời:
- Két thì không có két nào là tốt, két nào là xấu cả, chúng chỉ học và lập lại những gì chúng đã nghe mà thôi. Ngài không tin là loài người cũng giống như vậy sao?
Các bác mến
Ex tui là dân Sègềnh từ nhỏ , cũng có ít nhiều kỷ niệm với cái nơi gọi là Thương xá TAX ... Kể từ chiều nay cánh cửa của nó sẽ "khép lại" để thoát thân thành 1 cao ốc ! (building),
Chưa biết sẽ đẹp hơn hay xấu hơn , nhưng chắc chắn sẽ có phong cách hiện đại để sánh bước cùng với các thành phố Mỹ , Singapour , Hong kong hay Bangkok ...Riêng dân Paris thì khg ưa nhà cao tầng rồi.
Sau ngày giải phóng , nơi làm việc đầu tiên của ex tui ở góc đường Đồng khởi + Lý tự Trọng , văn phòng ở lầu 1 , nhìn xuống công viên Chi Lăng ..Sau 1 thời gian đi loanh quanh Saigon , năm 1980 tui lại được về làm việc phía sau nhà hát thành phố (sở công nghiệp) bây giờ là KS Park hyatt. Vì vậy ex tui có rất nhiều kỷ niệm với khung cảnh nơi đây , mỗi lần trở về thăm Việt Nam , ex tui chỉ thích sống trong khu vực này , và qua TAX chơi rất thường xuyên.
Thời trẻ ex tui làm việc nơi đó vui lắm các bác , có bạn bè làm việc ở chung quanh, trong KS Continental , đến trình diễn tại nhà hát thành phố , bên Ủy ban Nhân dânTP, REX rồi cửa hàng dịch vụ Đồng khởi , các kiosque Nguyễn Huệ và bán hàng tại cửa hàng bách hóa, TAX là nơi chúng tui thường hẹn chờ nhau đi ăn , đi uống cafe vì hổng lo trời nắng gắt hay ướt mưa ... , rồi biết bao nhiêu là kỷ niệm đẹp, nhưng đến nay khung cảnh nơi đây đã dần dần bị thay đổi hết cả rồi , bây giờ đến lượt TAX ! Thôi thế là hết thêm 1 bộ phim cũ mèm nữa ...(còn gì nữa đâu mà buồn với nhớ , thôi hết rồi !)
Tui gởi các bác 2 tấm hình khu vực này chụp vào thập niên 30 (193...) Chậc , thành phố mới có 80 năm qua, mà đã có rất nhiều thay đổi đấy các bác, và ngày chúng mình gặp nhau cũng đã gần 50 năm rồi còn gì !!!!!
(See attached file: thuongxataxnam1930.jpg)(See attached file: nhahatlon1930.jpg)
Các bác thân mến
Cuối tuần rồi tui tiếp đón 1 cha trẻ mới 36 tuổi, tức ra đời sau biến cố 75 (1978) là cha phó nhà thờ chánh tòa Huế được giáo phận gởi sang Paris học về thạc sỹ thần học ..
Sau khi đến Paris từ đầu tháng 8 , cha được đưa đi tham quan rất nhiều nơi trong nước để hiểu biết về đời sống Pháp .. cảm nhận đầu tiên của cha
là tại đây có quá nhiều nhà thờ , nơi nào cũng thấy nhà thờ , toàn là những công trình xây cất rất đồ sộ , công phu nhưng lại vắng bóng giáo dân đến dự lễ ,
có nhiều nhà thờ gần như bỏ hoang , vì khg được bảo dưỡng ! Khác hẳn với VN hiện nay , nơi nào các cha cũng đang lo xay thêm nhà thờ mới cho có đủ chỗ cho giáo dân đến tham dự thánh lễ ..
Cha băn khoăn nói với ex tui : Rồi khg biết về sau này những nhà thờ VN sẽ có cùng chung số phận với nhà thờ Pháp khg ? Thiệt tình là tui hổng biết trả lời ra sao, hic , hic , hic....
Chỉ biết rằng nhà thờ nơi tui đi tham dự thánh lễ mỗi sáng chúa nhật là căn nhà thờ thứ 4 trong thị xã tui đang sống , phải xây cất thêm sau khi 3 nhà thờ trước đã chật hết chỗ (giáo dân phải đứng mà dự lễ ..) ,
năm 2013 vừa ăn mừng sinh nhật 80 năm tức chưa có lâu lắm các bác nhỉ ..Bây giờ mỗi sáng chúa nhật số người đến xem lễ chỉ vào khoảng 1/3 số chỗ ngồi .Ngày thường trong tuần chỉ độ dăm ba người.
Tốn bao nhiêu tiền của để xây vào năm 1933 , 50 năm sau (1984) đã xếp vào hàng di tích lịch sử (Monuments historiques). Nhờ bác 772 cho vài lời cảm nghĩ nhé , riêng ex tui chỉ biết rằng :
Số phận nhà thờ còn như vậy , thế thì căn nhà đầm ấm , đẹp đẽ của chúng ta , liệu sẽ tồn tại được bao lâu ???? Ôi , buồn ... Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều thu!
Toàn Thắng
Elle fut construit en 1932-1933 par Marc Brillaud de Laujaridère et Raymond Puthomme et fait, aujourd'hui, l'église Sainte-Agnès fut classée aux Monuments historiques en 1984
"Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó."
( 1 trong 10 câu nói bất hủ của Bill gates)
Thưa các bác,
Tôi thật sự không cảm nhận được giá trị của câu nói trên. Phải chăng đấy chỉ là câu xoay chiều thông thường, nhưng phát xuất từ nhân vật nhiều tiền của nên được sơn son thếp vàng, riêng bản thân, tôi không thần tượng câu nói trên của Bill Gates.
Tôi chợt nhớ đến một nhận xét có giá trị thực tiển hơn, phát xuất từ trên blog cách đây không lâu, đại khái: "tại Việt Nam, nếu tài sản khoảng mức triệu $US kèm lặt vặt vài ký vàng chôn giấu sẽ được xem là nhà giàu, nhưng tại Paris dù có tài sản 2 triệu Euros, chỉ may mắn thoát khỏi danh gọi thân mật "ăn chơi chờ chết". (hi hi, từ dùng phát xuất từ các bác 68, đôi khi làm tôi tốn nhiều ly cà phê để nghiệm ra, ha ha). Thế thì, không xác nhận được ranh giới phân chia giàu và nghèo. Nếu được, xin đi sâu hơn vào suy tư thần học, xin vạch ra lằn ranh đạo đức.
Tôi thích dùng từ "cân bằng" khi không muốn xác nhận từ "lằn ranh".
Nếu các bác đừng xếp tôi vào thứ bậc như Bill Gates, tôi xin kể câu chuyện bản thân để minh chứng cho sự cân bằng. Đa số các bác đã biết, vì tuân theo tôn chỉ "vui là chính" được đề ra, trong vòng gần 10 năm qua, cháu gái nhà tôi đã chọn ba-lô thay gối nằm, ngao du đây đó rất nhiều nơi. Trong lần hiện đang du hành, bắt đầu từ British Columbia xa xôi ở Canada, xuôi xuống Seattle, dọc xuống Houston nhưng không học cách bắn súng, quay tới lui lên Quebec để rồi băng sang Châu Âu. Cháu rất thích sự to lớn đẹp rực rỡ của Paris, không quên than phiền không khí đầy mùi á phiện của Amsterdam, vài lời ca tụng vẻ đẹp thành phố Ghent, Belgium. Xong lại phân vân khi nhìn tàn tích chiến tranh lưu lại nơi Split, Croatia. Cháu tìm tư vấn nơi tôi cho sụ phân vân khi nhìn thấy sự cách biệt, vì không được giả tiền công, tôi chỉ hồi âm với từ rất gọn "balance"
Balance không phải là lằn ranh, đây là sự len lỏi pha trộn giữa nhiều thứ, cứng và xìu, nằm giữa to lớn của Paris và điêu tàn của Split, không có lằn nhưng lại phân chia được đen và trắng, nhưng điều hoan hỉ nhất, cuối con lộ Balance, tôi tìm lại được câu "bất hủ" học ngày nào: "Bình an cho các con".
Nay kính,
THIÊN CHÚA CÔNG BÌNH
Nhà tu đức học người Ấn độ là cha Anthony de Mello có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Một hôm, Thiên Chúa đi vào thiên đàng và Ngài ngạc nhiên khi khám phá ra rằng tất cả mọi người đều được vào đó cả, không một ai phải sa hỏa ngục. Ngài dừng lại suy nghĩ. Phải chăng Ngài không phải là Đấng công bình vô cùng? Ngài cho gọi sứ thần Gabriel và nói:
- Ngươi hãy tập trung mọi người lại trước mặt Ta và đọc cho họ nghe 10 giới răn của Ta.
Tất cả mọi người đều đến trình diện trước tòa Chúa. Sứ thần Gabriel đọc giới răn thứ nhất và Chúa lên tiếng phán bảo:
- Tất cả những ai đã phạm giới răn thứ nhất hãy xéo khỏi mặt Ta và đi vào hỏa ngục tức khắc.
Một số người từ từ ra khỏi đám đông và buồn bã đi vào hỏa ngục. Sứ thần Gabriel tiếp tục đọc các giới răn khác, cứ sau mỗi giới răn thì có một người lặng lẽ rời khỏi đám đông để đi vào hỏa ngục. Sau khi sứ thần Gabriel đọc giới răn thứ sáu, thì tất cả đám đông đều tự động đi vào hỏa ngục chỉ còn lại có mỗi người đó là vị ẩn sĩ già, đầu hói, béo mập. Thiên Chúa đưa mắt nhìn vị sứ thần rồi hỏi:
- Phải chăng chỉ có một người này được vào thiên đàng hay sao? Nếu vậy thì hắn sẽ cô độc lẻ loi lắm.
Nói xong, Ngài truyền lệnh cho sứ thần Gabriel gọi đám đông lại và cho họ trở lại thiên đàng. Nhìn thấy đám người tội lỗi xấu xa bỗng nhiên được tha thứ và được vào thiên đàng, vị ẩn sĩ già nổi giận và nói với Chúa.
- Chúa không phải là Đấng công bình. Tại sao Chúa không cho con biết trước điều đó?.
Hi Ex 800 và anh em
MỘT CUỘC ĐẤU GIÁ
.. Sổ tử thành phố Paris, thủ đô nước Pháp, ghi:
"Ông Gustave Busset, qua đời ngày 18.4.1834". Người quá cố không có con cái, nhưng để lại một số gia sản đáng giá. Đám tang ông, chỉ có vài bà con xa đến tham dự. Ngay tại nghĩa trang, họ bắt đầu tranh dành gia tài ông Busset. Sau cùng, họ quyết định bán đấu giá tất cả đồ đạc người quá cố, lấy tiền chia đều nhau.
Ngày bán đấu giá, nhiều người cùng khu phố với ông Gustave Busset, kéo nhau đến mua đồ, trong đó có chàng họa sĩ trẻ tên Pierre Piront. Pierre rất nghèo. Anh chỉ có một tấm nệm rơm để ngủ. Từ lâu anh vẫn mơ ước một chiếc giường êm, nên để dành được 100 quan. Hôm nay dịp may đã đến. Anh mua chiếc giường của ông Gustave với giá 75 quan. Như vậy anh vẫn còn lại được 25 quan. Khi anh lên nhận chiếc giường thì cùng lúc ấy, ủy viên bán đấu giá cúi xuống đất, nhặt lên một cây Thánh Giá nặng, bám đầy bụi đất dơ bẩn. Với giọng khàn khàn ông cất tiếng la to: - "Ai trả bao nhiêu để mua vật này?".
Trong phòng im lặng như tờ. Bỗng vang lên một tiếng nói chế nhạo:
- "Không trả xu nào hết!".
Mọi người cùng cười rộ, như ngầm đồng ý với tiếng nói.
Chàng họa sĩ trẻ Pierre Piront cảm thấy kinh ngạc trước thái độ vô thần hỗn xược của những người đồng hương. Bằng giọng run run vì cảm động, chàng nói:
- "Tôi xin trả 25 quan. Rất tiếc tôi chỉ có thế. Nếu tôi có nhiều tiền, hẳn tôi sẽ trả với giá cao hơn".
Trước lời lẽ can đảm, đám đông lại ào ào chế nhạo. Một người đàn bà cao tuổi, chỉ ngón tay vào Pierre và nói:
- "Nó là một tên ngu đần nhất trong tất cả các tên ngu đần!".. Tức khắc, mọi người trong phòng cùng la lớn:
- "Hoan hô bà già nói đúng!"..
Tiếp tục thủ tục đấu giá, ủy viên đứng bán gõ nhịp nói:
- "25 quan cho giá đầu tiên.. giá thứ hai.. giá thứ ba.. Chấm dứt!". Không một ai đấu giá, thế là cây Thánh Giá thuộc về tay Pierre Piront với giá 25 quan. Anh cảm động tiến lên nhận cây Thánh Giá với trọn lòng kính cẩn yêu mến. Xong, anh ôm cây Thánh Giá rời phòng, trước các cặp mắt và lời nói chế diễu của những người hiện diện.
Về đến nhà, việc làm đầu tiên là Pierre vội vàng chùi rửa cây Thánh Giá. Vừa lau, anh vừa âu yếm chuyện vản với Chúa Giêsu, Đấng bị xúc phạm.. Nhưng Pierre ngạc nhiên biết bao, khi vừa lau chùi xong, anh khám phá một tên được khắc bên dưới chân Thánh Giá. Với kính lúp, anh đọc thấy: "BENVENUTO CELLINI". Đây là tên của một thợ kim hoàn nổi tiếng người Ý. Lòng tràn đầy niềm vui, anh tiếp tục lau chùi thật kỹ lưỡng. Càng lau, càng chùi, anh càng khám phá ra rằng, cây Thánh Giá và tượng Chúa Giêsu bằng vàng ròng. Pierre không còn bình tĩnh được nữa. Anh lấy khăn bọc kỹ cây Thánh Giá rồi chạy như bay tới tiệm kim hoàn gần đó. Anh nhờ người chủ tiệm đánh giá cho phẩm vật. Sau khi xem xét cẩn thận, ông chủ tiệm đánh giá toàn cây Thánh Giá: 60 ngàn đồng vàng!. Cùng lúc, ông cũng xin chàng họa sĩ trẻ tuổi cho phép ông đăng tải trên báo chí khám phá bất ngờ, độc nhất vô nhị. Câu chuyện đến tai vua Louis-Philippe (1773-1850). Nhà vua cho gọi Pierre Piront đến và ca ngợi lòng dũng cảm, dám tuyên xưng đức tin của chàng. Nhà vua cũng cho mở một cuộc điều tra, để biết tại sao cây Thánh Giá quý báu này lại lọt vào tay cụ già Gustave Busset.. Qua cuộc điều tra, người ta được biết: "Vào năm 1531, vua Francois I nhờ nhà kim hoàn Benvenuto Cellini làm cây Thánh Giá bằng vàng ròng. Sau đó, tác phẩm nghệ thuật tôn giáo được trưng bày tại điện Versailles. Khi cuộc cách mạng Pháp 1789 xảy ra, dân chúng tràn vào cướp phá của cải, vật dụng trong điện Versailles. Có lẽ cây Thánh Giá bị ăn cắp và bị bán đi với giá thật rẻ".
Sau cuộc điều tra, vua Louis-Philippe mua lại cây Thánh Giá với giá 60 ngàn đồng vàng và truyền gọi Pierre Piront vào làm việc trong hoàng cung. Nhờ cơ may, Pierre được dịp trau dồi, phát triển và tận dụng mọi khả năng nghệ thuật của mình. Và để ghi nhớ biến cố ấy, chàng đã vẽ bức họa mang tên: "Cây Thánh Giá bán đấu giá". Bức họa là một tuyệt tác, đã tháp tùng chàng suốt trong cuộc đời, và an ủi chàng ở giây phút cuối đời. Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt (Albert Pfleger, "FIORETTI DE LA VIERGE MARIE", Mambré Editeur, Paris 1992, trang 79-81)
Chào bác PHT và các bác 68
Ông tổ nghành thuốc Hippocrate đã viết (tức là đã có từ xa xưa lắm rồi) bệnh goutte là do ăn uống quá độ , với những bữa ăn với rượu thịt ê hề của vua chúa hay những người giàu có ... vì thế tui cũng thấy khg tin tường lắm về bài thuốc của người Tày .., họ là dân tộc thiểu số sống trên rừng núi rất cực khổ , làm gì mắc bịnh này đâu mà biết cách chữa . Nhưng bác Công đã mất công sưu tầm gởi cho thì cũng cám ơn bác ấy .
Thú thật với bác tui cũng vừa được nếm mùi cơn "gút" đầu tiên hồi tháng 7 vừa rồi , nên rất biết thông cảm với các bác đã có ..."đồng bệnh tương lân" mà . Thiệt là khó chịu , khg phải vì đau mà vì trong người mình đang rất khỏe mạnh , tinh thần minh mẫn mà phải chịu bó tay , ngồi 1 chổ để nó bớt đau.. muốn lấy thứ gì gì cũng phải nhờ đến vợ con , bị sống như 1 ngườI tàn tật nên làm tui càng bực mình hơn .
Bác sỹ bên đây nói :"Chẳng có thuốc tiên nào chữa khỏi cả , thuốc chỉ là giúp cơn gút nó mau mau buông tha mình thôi " , rồi sau đó nếu muốn nó đừng đến viếng thăm nữa chỉ có cách "đi tu", tức ăn chay hãm mình sám hối tội lỗi , cách tốt nhất là tập sống theo tiêu chuẩn của các thầy trong Chủng Viện Saigon bây giờ (theo cha Hùng cho tui biết đấy ...) là mỗi người chỉ đi chợ với 1 E cho 3 bữa ăn /ngày , tức 28 nghìn đồng VN thôi ! Tui thì chưa làm được như vậy , nhưng đã hạn chế rất nhiều về các thứ "khoái khẩu" , hết dám các bác ơi .... chỉ hy vọng cái anh "gut" nó sẽ chê tui "nhà quê" , để rồi chẳng thèm đến viếng thăm nữa.
Thân mến
Toàn Thắng
Sửa lỗi cho nhau". Mt 18, 15-20
Con ơi hãy nghe đây. Bố đã lén vào phòng con… Bố thật có lỗi, bố đến bên giường con đây.
Con ơi, bố đang suy nghĩ về những chuyện vừa rồi. Bố đã quở trách con khi con thay đồ đi học mà chỉ rửa mặt qua quít, rồi lại không chịu đánh giầy cho sạch.. Bố đã quát ầm ĩ khi con vất vương vãi một số đồ xuống sàn nhà.
Lúc điểm tâm, bố lại xét nét con nữa. Nào là con làm đổ vỡ mọi thứ, phết bơ quá nhiều… Khi con ngừng chơi, quay lại giơ tay vẫy gọi:"tạm biệt bố" chỉ làm bố cau mày và lẩm bẩm:" Hãy liệu đấy!"
Và điều đó lại lập lại vào quá trưa, khi bố đứng trên đường đợi con, bố dò xét con và thấy hai đầu gối con có vết trầy xước, với những lỗ thủng trên vớ con. Thế là bố đã la mắng con trước mặt các bạn trên đường đi về nhà :"Nào là đôi vớ đó đắt lắm biết không, nếu con phải bỏ tiền ra mua thì con sẽ cẩn thận hơn.". Con ơi, không thể tưởng tượng được những lời này lại phát ra từ một ông bố.
Sau đó, con có nhớ không? Bố đang đọc báo trong phòng thì con rụt rè bước vào, đôi mắt chớp chớp như muốn nói điều gì? Khi đó bố ngước nhìn lên thấy vẻ do dự của con nơi cửa, bực mình vì bị quấy rầy, bố đã gằn giọng:"con muốn gì đây?". Con không nói gì nhưng chạy ào vào, vòng tay ôm lấy cổ và hôn bố, đôi tay con xiết chặt bố với biết bao yêu thương mà Thiên Chúa đã làm nở hoa trong trái tim con, dù bị hất hủi vẫn không héo tàn.
Sau đó con đi ra và chạy lên cầu thang. Con biết không, sau những giây phút ngắn ngủi đó, báo rơi khỏi tay bố, bố rùng mình rúng động…
Cái gì đã làm cho bố thành thói quen đó vậy? Thói quen hay xét nét những lỗi nhỏ nhặt, hoặc khiển trách nặng lời. Điều này là thái độ của bố dành cho con, đang khi con còn là một đứa trẻ. Điều này không có nghĩa là bố không yêu con. Nhưng bố đã chờ đợi ở con quá nhiều, bố đã đánh giá con theo mức độ của một người lớn như bố.
Con có nhiều đức tính tốt, dễ thương và thành thật. Trái tim nhỏ bé của con thì lớn như bình minh trên những ngọn đồi cao. Điều này biểu lộ qua ơn thúc đẩy bên trong khiến con chạy vào ôm bố, chúc bố ngủ ngon. Con ơi! Kể từ tối nay không còn vấn đề gì nữa,. Trong bóng đêm, bố đến bên giường con, đã quì xuống ngắm con và xấu hổ.
Đó là phút mềm yếu của bố và bố biết, con sẽ không hiểu được điều này nếu bố có kể cho con trong những giờ đi dạo của hai bố con ta. Nhưng bắt đầu từ ngày mai, bố sẽ là một ông bố đúng nghĩa. Bố sẽ là bạn của con: cùng đau khổ và cười đùa với con. Bố sẽ cắn chặt răng khi muốn buông ra những lời bất nhẫn. Bố sẽ lập đi lập lại:" Con chỉ là một đứa bé thôi- Hãy coi con như một đứa bé".
Bố sợ sẽ quen nhìn con như một người lớn con ơi! Nhưng bây giờ bố nhìn con thật nhỏ bé và yếu đuối khi con ngủ trên giường, bố thấy con vẫn còn là một đứa trẻ. Mới hôm nào đây, con còn ở trong vòng tay mẹ, đầu con còn tựa vào đôi vai của mẹ. Thế mà bố lại đòi hỏi nơi con quá nhiều mà bản thân bố lại không cố gắng. Con hãy hứa với bố, khi bố dạy con những cung cách của người trưởng thành thì con hãy nhắc cho bố biết thế nào là tinh thần đáng yêu của một đứa trẻ.
W. Livingston Larned ( Chicken soup for the soul)