Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

CN thứ 8 TN năm A



Thiên Chúa Quan Phòng
 Người Do Thái thường nói đến sự Quan Phòng của Thiên Chúa bằng mẩu chuyện như sau: Có hai người bộ hành đi lên đường đi đến một phương xa. Họ dùng một con lừa để chuyên chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang theo một chú gà cồ. Và đêm đến họ đốt đuốc để soi đường.    
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm. Họ gõ cửa khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành phải ra khỏi làng và tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời chiếu đất, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có tốt không?". Người bạn đồng hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp đốt lên ngọn đuốc thì một tiếng mạnh từ xa vang lại. Thì ra, chỉ trong chớp nhoáng, một chú sư tử đã đến cắn xé con lừa và mang đi. Vừa thương tiếc cho chú lừa, vừa lo sợ cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên cây để tránh tai họa.
Vừa tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố: "Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào trên chúng ta rồi. Chúa là Ðấng tốt lành".
Một vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới trèo cao hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Người bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào, thì người tín hữu ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh của con gà cồ lại một lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc bỗng tắt ngụm đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con người cứng lòng tin lại lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa của anh làm việc phụ trội trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết rằng đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài sản của dân làng. Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự toàn vẹn của mình, người tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho người bạn như sau: "Anh đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Giá như đêm hôm qua, chúng ta thuê được một chỗ trọ trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng không thoát khỏi tay của bọn cướp. Nếu cơn gió lớn không làm tắt ngọn đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn thấy chúng ta. Bạn thấy chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".                                       [Cf Truyền thuyết Do Thái]

            Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu.  Is 49, 15

Sức chịu đựng
Tôi tin Thiên Chúa có thể và Ngài muôn làm nảy sinh điều lành từ mọi sự, ngay cả từ sự dữ khủng khiếp nhất. Vì thế, Ngài cần con người để vì họ mà "mọi sự đều quy về điều thiện".                                                           
Tôi tin Thiên Chúa mun ban cho chúng ta sức chịu đng mà chúng ta cần mi khi gặp khó khăn.                                                                    
 Nhưng Ngài không ban trước cho ta sc mạnh ấy, là để ta không cậy dựa vào chính mình, nhưng chỉ trông cậy vào mình Ngài mà thôi. Với thái độ y, ta sẽ vượt qua mọi khó khăn phía trước.                                 
Tôi tin rằng mọi lỗi phạm và sai lầm của chúng ta không phải là vô nghĩa, và không phải Thiên Chúa thực hiện ý định của Ngài, tnhững lỗi lầm y thì khó khăn hơn là từ những hành động tốt lành có chủ ý của chúng ta.                                                                                                             
Tôi tin Thiên Chúa không phải là một định mệnh ngoài thời gian, nhưng Ngài mong đợi những lời cầu nguyện chân thành và những hành động có trách nhiệm của ta để đáp lời.                   
 Dietrich Bonhoeffer , muc sư Tin Lành chết trong trại tập trung Hitler

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

kinh



Học yêu thương
"Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em." Theo Kitô giáo, chỉ có một điều đáng làm trong suốt cuộc đi là học yêu thương như "Chúa Kitô" (Ga 15,12).
Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ yêu cả kẻ thù; vả lại, Người không kêu gọi họ phải có một tâm hồn cao thượng. Người hướng họ nhiều hơn về nguồn mạch Tình Yêu sáng tạo, Người kêu gọi nơi họ căn tính sâu xa của một người làm con Chúa: "Hãy yêu kẻ thù; như vậy, anh em mới được tr nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời.” Người nói, thay ch yêu những người yêu mến anh em thì trước tiên, hãy yêu những người không yêu mến anh em. Và Đức Kitô đã cho chúng ta một ví dụ được dùng thường xuyên trong đi sng hằng ngày: ơn cứu độ được trao ban giữa hai con người với nhau. Cử ch tuy có vẻ bình thường ấy lại rất dễ hiểu, bởi vì khi chủ động chìa tay ra, mỉm cười, khuôn mặt tươi vui là đã bộc lộ qua hành động một tình yêu thương ân cần, không chiếm hữu. Tình yêu ấy sẽ tạo nên mối tương quan, hay tái tạo mi tương quan đã bị tổn thương. Nhưng chúng ta hãy nói một cách rõ ràng thế này: yêu thương kẻ thù chỉ có thể mà một ân huệ cần cầu xin. Vậy thì "Lạy Chúa, xin tình yêu của Chúa trao ban cho chúng con tình yêu mà Ngài muốn có nơi chúng con!"
Một nữ tu Biển Đức


GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
Ngày nay, biết làm thế nào để làm chứng cho chân lý và tình yêu của Thiên Chúa, để thuyết phục nhân loại rằng thực tại được tuyên xưng trong niềm tin của chúng ta là có thật ?                                      
Thiên Chúa dường như ở quá xa, nhưng chúng ta có thể ít nhất làm được một việc, đó là: thương yêu một cách quảng đại và cố gắng nói với nhân loại rằng, đối xử với nhau có tình có nghĩa, rộng rãi khoan dung, tức là đã bắt đầu kính mến Thiên Chúa. Sống Luật Yêu Thương, chúng ta luôn luôn cho nhân loại thấy rằng gương sáng duy nhất, đủ sức thuyết phục người khác hãy thờ kính Thiên Chúa, chính là thực thi bác ái huynh đệ...                                            
Muốn làm người rao giảng về Thiên Chúa và Tình Yêu của Người, chúng ta chỉ cần thương yêu anh em mình bằng thái độ kiên nhẫn, bao dung, độ lượng, tận tình giúp đỡ.                                                 
 Được như vậy, chúng ta đã bắt đầu sống Đạo Chúa một cách chân chính, hơn nữa, đã nắm được cái mầm sống và tinh hoa của Đạo Chúa. Khi ấy, Ki-tô giáo có cơ phát triển trong chúng ta, làm chứng cho tình yêu mà Thiên Chúa cho chúng ta thấy trong con người Đức Giê-su Ki-tô. Loài người sẽ tin rằng Thiên Chúa có thật, nhờ nhận ra tình yêu thương của Người qua cung cách đối xử của con cái Người đối với anh em đồng loại.                                                                             KARL RAHNER
Lạy Chúa, trước đây rất lâu, xấu hổ thay, cả bây giờ nữa, con không chừa được tính ngoan cố, không triệt để tuân giữ bổn phận thương yêu đồng loại. Con sung sướng vô cùng khi gặp dịp cởi mở hòa mình với một số người mà con ưa thích theo khuynh hướng rất bí ẩn của loài người.
Trái lại, đối diện phần đông những người mà Chúa dạy con phải yêu mến,tự nhiên con thấy giữa họ và con có sự xung khắc bất đồng, con đâm ra lạnh lùng, khép kín...
        
Lạy Chúa, xin cho đôi mắt phàm tục của con nhìn thấy
tôn nhan Chúa sáng ngời trong cuộc sống của tha nhân. Ánh mắt Chúa có sức thu hút không thể cưỡng lại được, chiếu soi vào chốn sâu thẳm của mọi sự mọi vật, ánh mắt Chúa đã xô đẩy con phải dốc sức theo đuổi công việc phải làm, cố gắng vượt qua gian khổ trước mắt.   
Xin cho con nhận ra Chúa ngay cả nơi sâu kín nhất, nơi hoàn hảo nhất, nơi xa xăm nhất trong tâm hồn những người anh em, cho con thấy Chúa có mặt rõ ràng nhất là nơi những con người ấy.
                                  PIERRE TEILHARD DE CHARDIN
“Lạy Chúa, Xin dùng con làm khí cụ bình an của Chúa,
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Đem an hòa vào nơi tranh chấp,
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm,
Để con đem tin kính vào nơi nghi nan,
Đem trông cậy vào nơi thất vọng,
Để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
Đem niềm vui đến chốn u sầu
                                             Thánh PHAN-XI-CÔ Nghèo Khó   

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Bao cao thu-chi

Tồn quĩ kỳ trước: 3.912.316 + 1 lượng vàng SJC + [500USD + ngân hàng (13.000.000)] (Báo cáo thu-chi 09/02/2014)


09/02/2014, Đóng niên liễm 2014: +500.000 (Dũng Ruồi500.000)

21/02/2014, Lãi ngân hàng (21/11/2013 đến 21/02/2014): +279.500


Tồn quĩ: 4.691.816 + 1 lượng vàng SJC + [500USD + ngân hàng (13.000.000)]

 

Cám ơn các anh em đã đóng góp cho QUĨ LỚP.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Gửi thêm hình chụp chung ...xem có "tình" không? 

Quá đi chứ...


Re: hop tân niên


Các bạn thân mến,

Xem ra ở Việt Nam vẫn còn hương vị Tết quá, mừng cho nhau có được dịp ăn nhậu tưng bừng, lại còn thăm viếng bệnh nhân, thật ý nghĩa và tốt lành.

Hiệp thông với anh em, xin tường trình: dịp Tết Dương Lịch 2014 vừa qua, Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Kim Ân - Dũng Phan và Khoan 789) ở Orange County (Khổng Kim Ân và bà xã di chuyển về Nam Cali từ khoảng giữa năm 2013 để chuẩn bị lên chức Ông bà Ngoại) đã gặp nhau chè chén đôi chút.  Thắng Đinh có gọi điện thoại thăm và nói chuyện với anh em trong khi phe ta nhóm họp. Các Phu Nhân cũng hiện diện và chia sẻ trong thân tình. 

Nay gửi các bạn vài tấm hình do chị Liên (vợ Kim Ân) chụp khi "phe ta" đàn ca hát xướng. Cây đàn guitar tậu đã hơn 6 năm qua và phải có Niên Trưởng (Hải ngoại) Kim Ân và Dũng Phan chuyên viên PE đến thăm mới khui hàng...để cùng nhau hát Bài Ca Tạ Ơn do Khổng Kim Ân sáng tác. (Bài hát gửi kèm theo đây)

Nguyện xin Chúa chúc lành, ban sức khỏe và tràn đầy Ân Sủng cho anh em và gia đình, giáo xứ, chủng viện và tất cả được an lành trong Năm Mới Giáp Ngọ. 

Thân chào,

Khoan 789 & KimLoan





Nguyên tắc cuộc đời

Có những nguyên tắc trong cuộc sống bạn cần biết, vì ít nhiều, nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến bạn đấy. Thử đọc xem có đúng là “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” không nhé!
1. Bạn được cuộc đời trao tặng một cơ thể.
Dù bạn yêu hay ghét cơ thể mình, nó vẫn sẽ là của bạn đến suốt đời.

2. Bạn sẽ được trao tặng những bài học quí giá.
Phần lớn thời gian bạn sẽ theo học ở một ngôi trường không có nhiều qui tắc gọi là Cuộc Đời. Mỗi ngày ở trường học ấy, bạn sẽ được những bài học khác nhau. Có thể bạn thích chúng, hay sẽ xem chúng là những bài học vô bổ và buồn tẻ.

3. Không hề có lỗi lầm, tất cả là những bài học.
Trưởng thành là kết quả của quá trình trải nghiệm những thử thách và sai lầm. “Thất bại” sẽ là một phần quan trọng trong quá trình đó, quyết định sự trưởng thành của bạn.

4. Bài học sẽ lặp đi lặp lại đến khi bạn nhận ra.
Một bài học sẽ đến với bạn dưới nhiều cách thức tiếp cận khác nhau đến khi bạn thấu hiểu được. Khi ấy, bạn lại chuyển sang bài học tiếp theo.

5. Không có giới hạn của sự học hỏi.
Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nếu bạn còn hiện hữu trên cuộc đời này, bạn cần phải học hỏi liên tục.

6. Hãy bằng lòng với những điều bạn đang có.
Khi những điều bạn mong muốn đã trở thành hiện thực, bạn sẽ tiếp tục mong muốn một điều khác mà đối với bạn, nó hấp dẫn hơn cả thứ bạn đang có.

7. Những người xung quanh chỉ là tấm gương phản chiếu chính bạn.
Bạn không thể yêu hay ghét một điều gì đó ở một người khác trừ khi điều đó phản ánh điều mà bạn yêu hay ghét ở chính bản thân mình.

8.Bạn là người quyết định cuộc sống của chính mình.
Bạn có sẵn mọi công cụ cũng như mọi nguồn lực mà bạn cần. Bạn có đủ quyền năng để quyết định cách sử dụng chúng. Quyền lựa chọn là ở chính bạn.

9. Câu trả lời về cuộc đời luôn nằm trong chính bản thân bạn.
Tất cả những điều bạn cần làm là ngắm nhìn, lắng nghe và tin tưởng.

10. Ngay từ khi mới sinh ra, bạn sẽ quên tất cả những điều bạn cần phải nhớ.
Nếu muốn, bạn vẫn có thể nhớ bằng cách lắng nghe sự hiểu biết từ bên trong.


Kinh yeu thuong



LUẬT YÊU THƯƠNG

Đó là Luật truyền, là di ngôn cuối cùng của Chúa, Đấng là hiện thân của Tình Yêu.     
Luật này không có ngoại lệ. Những ai có trái tim khô héo, không còn biết thương cảm thì không phải là Ki-tô hữu, không còn là môn đệ Chúa nữa. Ngược lại, chúng ta phải thương yêu tất cả mọi người, những người khác biệt chúng ta về phương diện lai lịch gốc tích, giáo dục, tín ngưỡng, cả đến những người hèn hạ đáng khinh nhất, những kẻ tội lỗi nhất...
 
Chẳng phải là mọi người đều được Thiên Chúa quan tâm săn sóc đó sao ? Chẳng phải ai cũng có một linh hồn như chúng ta, và nếu họ xa rời Thiên Chúa bao nhiêu thì càng phải được chúng ta thân thiết bấy nhiêu đó sao ?

Hãy mở rộng tấm lòng đón nhận bất kỳ ai đến với mình. Hãy để cho tâm hồn mình rung động dưới bàn tay Thiên Chúa, đáp ứng những tư tưởng quảng đại, những cảm tình thương mến.

Hãy học cách tìm ra trong bất cứ ai mối dây cuối cùng còn nối họ với Đấng Vô Biên, với Thiên Chúa.
                                        ELISABETH LESEUR

Mẹ Têrêsa Calcutta nói về tình yêu
Nếu bạn xét đoán ai, bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ
 Bạn phải cho đi những gì làm bạn bị thiệt thòi. Như thế, cho đi không chỉ những gì dư thừa, nhưng những gì bạn không thể sống nếu không có, những gì bạn thật sự yêu thích. Như thế, món quà của bạn trở thành một hy sinh, có giá trị trước mặt Thiên Chúa.”
“Tôi luôn luôn nói rằng, tình yêu khởi sự từ gia đình trước đã, và sau đó mới đến thành phố hay đô thị. Yêu thương những người ở xa chúng ta thì dễ, nhưng yêu thương những người sống với chúng ta hay ngay cạnh chúng ta thì không luôn dễ dàng.”  

THƯƠNG YÊU TẤT CẢ NHỮNG KẺ SỐNG GẦN TA
Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ?
Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ?
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ?
   
Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ?

Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” ( Mt 5, 46 – 48 )
Tất nhiên là người ta, những anh em của tôi, Thỉnh thoảng vẫn làm tôi bực mình hết sức. Tất nhiên không phải ai cũng thế, Nhưng cũng không phải chỉ có một ít đâu !      
Tôi không muốn nói đến những người con mình đỡ đầu, bè bạn, những kẻ yêu quý tôi, những người hay viết thư thăm hỏi tôi. Yêu mến những người ấy thì dễ quá, thích quá, tự nhiên là thế ! Như Lời Chúa phán, anh em bên lương cũng làm như thế đó sao ?
Tôi cũng không có ý nói đến những kẻ ở xa, xa đến nỗi ai cũng sẵn lòng tuyên bố là yêu quý họ. Họ là những kẻ đói rét, ốm đau, bị áp bức, chậm tiến, là những kẻ tôi chẳng bao giờ thấy mặt, họ không quấy rầy tôi chút nào. Tôi nghĩ mình có thể luôn luôn yêu quý họ, bằng lời nói nhân nghĩa, bằng tấm chi phiếu. Họ ở mãi đâu đâu ấy, họ không phá bĩnh tôi bất cứ chuyện gì được !
   
Nhưng điều khó hơn, đó là: Thương yêu những kẻ ở gần, những kẻ sống chung quanh tôi, chẳng phải ruột thịt thân thiết hay quen thuộc, họ chẳng có một tý liên hệ gì với mình, chính những kẻ này mới khó... thương ! Họ luôn luôn làm hỏng kế hoạch chương trình của mình, Vô duyên, cứ vào lúc mình bận bịu, những lúc mình không vui, là lại đến để hỏi mượn ít tiền, nhờ việc này việc nọ, làm mình mất bao nhiêu là thì giờ...
Lạy Chúa, như vậy thì bao giờ con mới biết thương yêu ?      
Yêu những kẻ không biết yêu đáp lại con,
          
Yêu những kẻ quấy rầy con,
         
Yêu những kẻ không đồng ý với con,
      
Tóm tắt trong một từ ngắn gọn là “yêu tha nhân”, “yêu đồng loại”
Vậy thì trong kiếp sống khổ sở của con,
  
Chính Niềm Tin là tất cả niềm hy vọng của con.
           
Niềm Tin đã trở thành một khối lớn
         
Gồm tất cả những điều con phát hiện về Chúa.
 
Ôi lạy Chúa, Đấng Vô Biên Cao Cả,       
Con mắt Đức Tin của con mở ra
  
Và con nhìn thấy “tha nhân” trong ánh sáng của Chúa.

Một lần nữa, con lại xin cố gắng,
  
Có lẽ một ngày nào đó, con sẽ thương yêu được tha nhân.
    
            JACQUES LOEW

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Ngày tình nhơn



Ôm cây đợi thỏ

Hằng ngày tôi thường ngồi dưới một gốc cây to, chờ đợi con thỏ mang tên Tình Yêu.
Nghe nói, có người đã nhìn thấy nó chạy qua đây. Cây càng ngày càng cao, cành lá trở nên sum suê, tôi vẫn không thay đổi tâm nguyện.

Một hôm con hươu tên là Trong Trắng chạy qua, chúng tôi cùng nhau tâm sự. Sau đó, nó chạy đi, một con chim bồ câu tên là Vui Vẻ bay qua, cùng với tôi khiêu vũ và ca hát, rồi nó bay về phía trời xanh.

Một con chó Trung Thành chạy qua, chúng tôi cùng chơi cờ, nó cũng đi mất. Và còn nữa, một con chim sẻ có tên Lãng Mạn lượn qua, một con cáo tên Mê Hoặc, một con linh dương gọi là Dịu Dàng cũng lần lượt đến, chúng tôi nói chuyện vui vẻ rồi chúng lần lượt ra đi.

Tôi vẫn thế, vẫn cứ đợi con thỏ kia, nhưng sao chẳng thấy nó đâu cả. Cuối cùng một con sóc gọi là Hy Vọng đã mang đến cho tôi tin tức về con thỏ Tình Yêu. Nó nói: Tình Yêu đã qua đây rất nhiều lần rồi. Tôi nói: "Làm gì có! Tôi vẫn đợi ở đây mà". 

Sóc nói, khi anh nói chuyện với Trong Trắng, Vui Vẻ, Trung Thành, Lãng Mạn, Mê Hoặc và Dịu Dàng thì Tình Yêu cũng đứng ở bên cạnh, nhưng anh đã không nhận ra.


:Thăm bệnh

Thưa anh em

Chiều qua là một chuyến đi thăm bệnh nhân đặc biệt của nhóm đại diện anh em lớp 68.

Anh em tới điểm hẹn khá đúng giờ: 18h10.

Ex đầu vần dẫn anh em vào ngõ đường Nguyễn văn Lạc sau khi gửi xe ở siêu thị điện máy Tự Do. Cám ơn danh tướng đã làm việc với bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ công bình vì siêu thị không thể giữ xe để đi thăm bệnh...

Chị Ba hơi ngỡ ngàng, nhưng khi nhận ra ex danh tướng thì biết ai đến thăm mình. Chị kể là quá nhiều người đến thăm từ sáng đến tối. Bác sỹ khuyên và cấm nên hạn chế việc này... Nhưng như lời chị nói bạn bè, người quen, cac cha các thầy, các nữ tu đến rất nhiều : không phải chỉ 1 lần mà là nhiều lần.

Hiếm có bệnh nhân nào lại lạc quan và tin yêu như vậy. Chị kể sau khi biết rõ bệnh tình không thể kéo dài bao lâu nữa, chị còn "rao gỉang" cho bác sỹ điều trị niềm tin Kito giáo của mình. Và hôm nay chị lại tuyên xưng niềm tin đó cho anh em. Chị rất tỉnh, lạc quan và yêu đời: chấp nhận mọi sự trong tay Chúa . Chị nói chuyện về Tuấn người con ( thuộc Ex 71) cũng chấm dứt cuộc đời bằng cùng một bệnh như chị và cha chị.

Có thể nói chính chị truyền niềm tin vui cho thân nhân và mọi người đến thăm. Chị Ba còn nhận xét rất tinh tường và rất vui khi biết exa 799 là người quen, exa 785 là trẻ tuổi hơn cả, ex Khải 787 mới qua cơn bạo bệnh và EX Ân 759 là bậc lão thành nhất( bé cái lầm).

Trước khi ra về chị Ba đốt nên và yêu cầu anh em cùng đọc kinh. Anh em đề nghị DR cất kinh. DR không phải trùm cho nên cất 1 kinh lạy cha 1 kinh kính mừng và 1 kinh sáng danh thôi.

Xin anh em thêm lời cầu nguyện cho chị Ba trong những ngày cuối"chờ hẹn gặp Chúa" [hết trích]

EX 772

HẾT Ý


Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

BÀI TOÁN KHÓ


Câu hỏi phụ : Và năm học này Nam đang học lớp Chồi hệ Mầm Non. Hỏi:
  1. Bố Nam học lớp mấy, hệ gì?
  2. Mẹ Nam học lớp mấy, hệ gì?
  3. Năm Nam chào đời, Bố Nam bao nhiêu tuổi,
    Mẹ Nam bao nhiêu tuổi?
  4. Bố Nam cưới Mẹ Nam được bao nhiêu năm thì sinh ra Nam?
Kính nhờ các bác GS. PGS. TS, PTS... giải hộ, em cám ơm.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

140 năm Lasan Taberd

Thưa anh em

Hôm qua Ex 68 có 6 anh em quay về dự lễ kỷ niệm 140 năm ngày thành lập trường Lasan Taberd: Ex Ánh 757, Ex Ân 759, Ex Bình 761, Ex Công 768, Ex Dũng 772 và Ex Phúc 798.

Xin anh em xem tin ở đây.

http://lsvn.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1781

Quay về trường cũ, có khá nhiều xúc động, đặc biệt anh em có gặp sư huynh Giuse Phượng, phụ tá giám tỉnh đưa đi xem lại phần còn lại của lasan Taberd. Tuy rất khiêm tốn nhưng cũng có 1 trung tâm ngoại ngữ của fr Đại, một lưu xá giúp khoảng 70 sinh viên học các đại học. Và chỗ ở của 7 fr.

Các fr mà chúng ta biết hầu hết đã qua đời. Anh em thấy 1 fr lớn tuổi chống gậy nghĩ là fr Luy Minh, nhưng không phải. Chính ex Phúc mới gặp fr Minh ở Lasan Mai Thôn[ Bình Quới] trong ngày anh em Cựu học sinh đi viếng mộ các thầy năm vừa qua.

Biến cố 75 là 1 tổn thất rất lớn : hơn 100 fr ra đi nhưng vì nhiều lý do khác nhau chỉ còn khoảng 30 fr vẫn còn giữ áo dòng Lasan. Một số vẫn hoạt động trong nghành giáo dục,... nhưng không còn thuộc dòng nữa. Fr Cung Bỉnh Duyệt, Fr Marshial .. thuộc số này.

Có rất nhiều hình ảnh đáng nhớ. Anh em theo dõi trên trang web của lasan Taberd, và lasan Taberd 75

Ex 772

http://lsvn.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1780

 

ngày quốc tế bệnh nhân

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN (11/2/2014): « ĐỨC TIN VÀ ĐỨC MẾN : “CHÚNG TA CŨNG PHẢI HIẾN MÌNH CHO ANH EM” »

 

Anh chị em thân mến,
1. Nhân dịp Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XXII, năm nay sẽ có chủ đề “Đức tin và đức mến: ‘Chúng ta cũng phải hiến mình cho anh em chúng ta’” (1Ga 3, 16)”, tôi xin nói đặc biệt với các bệnh nhân và tất cả những ai đang trợ giúp và săn sóc họ. Anh chị em bệnh nhân thân mến, Giáo Hội nhận ra nơi anh chị em một sự hiện diện đặc biệt của Chúa Kitô đau khổ. Như thế: ở bên cạnh, hay đúng hơn ở trong đau khổ của chúng ta, có đau khổ của Chúa Giêsu, Đấng mang sức nặng của nó cùng với chúng ta và cho thấy ý nghĩa của nó. Khi Con Thiên Chúa bị treo trên thập giá, Ngài đã phá đổ sự cô đơn của đau khổ và Ngài đã chiếu sáng bóng tối của nó. Bằng cách này, chúng ta được đặt trước mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng và sự can đảm; niềm hy vọng, bởi vì trong kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa, ngay cả đêm tối đau khổ được mở ra cho ánh sáng Phục Sinh, và can đảm, để đương đầu với mọi nghịch cảnh trong sự đồng hành của Ngài, kết hiệp với Ngài.
2. Con Thiên Chúa làm người đã không xóa bỏ bệnh tật và đau khổ khỏi kinh nghiệm nhân loại, nhưng chính Ngài đã  đảm nhận chúng, Ngài đã biến đổi chúng và mang lại cho chúng một chiều kích mới. Một chiều kích mới, bởi vì chúng không có tiếng nói sau  cùng nữa, mà trái lại là sự sống mới tròn đầy; được biến đổi bởi vì, khi kết hiệp với Chúa Kitô, chúng có thể, từ tiêu cực, trở thành tích  cực. Chúa Giêsu là con đường và chúng ta có thể bước theo Ngài cùng với Thánh Thần của Ngài. Như Chúa Cha đã ban Con Một vì yêu thương, và Chúa Con đã hiến mạng sống mình cũng vì yêu thương, nên chúng ta cũng có thể yêu thương tha nhân như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, bằng việc hiến mình cho anh chị em chúng ta. Niềm tin vào Thiên Chúa nhân từ trở thành lòng nhân từ, niềm tin vào Chúa Kitô chịu đóng đinh trở thành sức mạnh yêu thương cho đến cùng, kể cả kẻ thù của ta. Bằng chứng của một đức tin đích thực trong Chúa Kitô là sự tự hiến được diễn tả trong tình yêu tha nhân, cách riêng người bé mọn, người đau khổ, người bị gạt ra bên lề xã hội.
3. Qua Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta được kêu gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, người Samaritanô Nhân Hậu của tất cả những ai đau khổ. “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã hiến mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải hiến mạng vì anh em” (1Ga 3,16). Khi chúng ta ân cần đến gần những ai cần săn sóc, thì chúng ta mang lại niềm hy vọng và nụ cười của Thiên trong những mâu thuẫn của thế giới. Khi sự tận tâm quảng đại đối với tha nhân trở nên phong cách của hành động chúng ta, thì chúng ta dành chỗ cho Trái Tim Chúa Kitô và chúng ta được sưởi ấm, và như thế mang lại sự đóng góp của chúng ta cho sự lên ngôi của Vương quốc Thiên Chúa.
5. Để lớn lên trong sự ân cần và lòng bác ái tôn trọng và tế nhị, chúng ta có một khuôn mẫu Kitô hữu mà chúng ta cần hoàn toàn tin tưởng hướng nhìn về. Đó là Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ của chúng ta. Mẹ chú tâm lắng nghe tiếng Chúa và các nhu cầu và khó khăn của các con cái Mẹ. Được thúc đẩy bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã hóa thành nhục thể nơi Mẹ, Đức Maria đã quên mình và nhanh chóng lên đường, từ Galilê đi về Giuđê, để gặp gỡ và giúp đỡ người chị họ của mình là bà Êlisabeth; Mẹ can thiệp với Con Mẹ ở tiệc cưới Cana, khi thấy thiếu rượu; Mẹ mang trong tâm hồn mình, trong suốt cuộc lữ hành cuộc đời của Mẹ, những lời của cụ gia Simêon, người đã cho Mẹ biết rằng một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Mẹ, và Mẹ vẫn vững vàng dưới chân Thập giá Chúa Giêsu. Mẹ biết làm cách nào bước đi trên con đường này và chính vì thế Mẹ là Mẹ của tất cả các bệnh nhân và những người đau khổ. Chúng ta có thể thân thưa với Mẹ với lòng tin tưởng và sùng kính con thảo, xác tín rằng Mẹ sẽ trợ giúp chúng ta, Mẹ sẽ nâng đỡ chúng ta và sẽ không bỏ rơi chúng ta. Mẹ là Mẹ của Đấng chịu đóng đinh đã phục sinh; Mẹ ở gần bên thập giá của chúng ta và đồng hành với chúng ta trên con đường dẫn đến sự phục sinh và sự sống tròn đầy.
5. Thánh Gioan, người môn đệ đã đứng dưới chân Thập giá cùng với Mẹ, dẫn chúng ta đến tận nguồn mạch đức tin và đức mến, đến trái tim của Thiên Chúa “là tình yêu” (1Ga 4,8.16) và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa nếu chúng ta không yêu thương anh  chị em chúng ta. Người đứng dưới Thập giá cùng với Đức Maria sẽ học yêu mến như Chúa Giêsu. Thập giá “là sự xác tín về tình yêu trung tín của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu lớn lao đến nỗi Ngài đi vào trong tội lỗi chúng ta và tha thứ tội lỗi, Ngài đi vào trong nỗi đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh gánh lấy đau khổ, Ngài cũng đi vào trong cái chết để chinh phục nó và cứu độ chúng ta… Thập giá của Chúa Kitô cũng mời gọi chúng ta để cho tình yêu này xâm chiếm chúng ta, nó dạy chúng ta luôn nhìn tha nhưng với lòng thương xót và yêu thương, nhất là ngời đau khổ, người cần đến sự giúp đỡ” (Đàng Thánh Giá với giới trẻ, Rio de Janeiro, 26/7/2013).
Tôi phó thác Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XXII này cho sự cầu bàu của Đức Maria, để Mẹ giúp đỡ các bệnh nhân sống nỗi đau khổ của mình trong sự kết hiệp với Chúa Giêsu-Kitô, và để Mẹ nâng đỡ những ai đang săn sóc họ. Tôi hết lòng ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, cho các bệnh nhân, các chuyên viên y tế và các tình nguyện viên.
Vatican, ngày 6 tháng 12 năm 2013
Tý Linh chuyển ngữ  theo ZENIT

 một vài chứng từ:
Ngày quốc tế bệnh nhân: Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/02
... Chị Aude 31 tuổi, Hiệp Hội Simon de Cyrène.
Tôi mắc chứng bệnh phát hiện từ từ, một loại sưng khớp xương kinh niên non trẻ ngay từ thơ ấu. Trong một thời gian dài tôi ao ước sao cho THIÊN CHÚA chữa tôi lành bệnh. Năm 10 tuổi tôi đi hành hương Lộ-Đức với ước nguyện thầm kín dấu ẩn trong trái tim. Và tôi trở về - như quý vị có thể tưởng tượng - với nỗi tuyệt vọng lớn lao.      
Phải đợi mãi đến năm 18 tuổi tôi mới trở lại Lộ Đức với một tiếng gọi khẩn thiết đòi buộc: lần này phải tắm nơi hồ nước Đức Mẹ! Mặc dầu phải chiến đấu dữ lắm vì tôi rất ghét nước lạnh - tôi đã tắm và ra khỏi hồ nước với niềm hân hoan và an bình không thể nào diễn tả được. Đây giống như một cuộc khỏi bệnh nội tâm: tôi chấp nhận khuyết tật của mình! Từ đó không còn gì có thể ngăn cản tôi sống, và sống hạnh phúc! Tôi vạch thảo kế hoạch và có niềm hứng khởi, ngay cả đôi khi THIÊN CHÚA xem ra rất chậm chạp trả lời cho các vấn nạn của tôi.
    
Trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 tuổi, thị giác của tôi giảm rất nhiều đưa đến việc tôi bị mù con mắt trái và cho đến hôm nay thì tôi chỉ còn trông thấy lờ-mờ nhờ ánh sáng của con mắt phải. Nhưng điều kinh ngạc đã xảy ra, đó là, xuyên qua thử thách mới này, lòng tôi dần dần được mở rộng. Đôi mắt tôi nằm nơi đầu hai lỗ tai. Tôi nhìn và lắng nghe. Thị giác chuyển sang thính giác: tôi cảm nhận sự việc. Với sự kiện không có thể chạy đôn chạy đáo nơi này nơi kia để lo công chuyện, tôi học cách thức hiện hữu chứ không phải hành động. Tôi học cách thức sẵn sàng tiếp nhận sự hiện diện của THIÊN CHÚA trong tôi hoặc sự hiện diện đích thật của Đức Chúa GIÊSU trong bí tích Thánh Thể. Tôi cũng học cách thức hiện diện cho tha nhân.    

... Anh Marc Henri, 35 tuổi, khuyết tật ngồi xe lăn.
        
Tôi nhận Đức Tin Công Giáo như món quà từ Cha Mẹ tôi. Từ từ, câu chuyện đẹp của Đức Chúa GIÊSU xuất hiện trước mắt tôi như gây phẫn uất. Khi con người đau khổ thì đó chỉ lời hay ý đẹp viết trên cây giấy (papyrus)! Tôi như muốn kêu lên:
  
- Lạy Chúa GIÊSU, tại sao Chúa làm cho con bị tàn tật???
   
Khuyết tật từ nguồn gốc là một cái gì thật tàn bạo - mà ngay cả khi có Đức Tin - cũng khiến cho người ta phải phản loạn. Người bất toại trong Phúc Âm cũng phải khó nhọc lắm mới có thể đến gần Đức Chúa GIÊSU. Người ta phải leo lên mái nhà và dỡ ngói ra. Chỉ khi đưa đến gần Đức Chúa GIÊSU anh mới được chữa lành. Phần tôi, sau bao nhiêu năm trời tìm kiếm, tôi nghe tiếng Đức Chúa GIÊSU KITÔ phán bảo tôi:
         
- Bởi vì con đã đến gần Thầy, bởi vì con đã gỡ ngói cuộc đời con, con đã làm được cố gắng này, giờ đây con hãy làm chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh!
  
Tôi tin nơi một vì THIÊN CHÚA, THIÊN CHÚA thật và là người thật, Đấng đã thật sự chịu đau khổ, đã cần đến ông Simon thành Xyrênê và thánh nữ Vêrônica để đi tới cùng cho đến khi sống lại. Đối với tôi, tất cả các bạn hữu tôi đều là ông Simon thành Xyrênê. Khó khăn khi được chia sẻ bỗng trở nên nhẹ nhàng êm ái cách lạ lùng.       
Chính vì sự kiện này mà tôi cảm thấy mình được kêu gọi làm chứng cho mọi người sống chung quanh tôi. Chứng Tá trở thành hữu ích cho xã hội ngày nay. Hãy đi và loan báo rằng:
  
- Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã sống lại,
     
- Cuộc đời thật đẹp, cho dẫu bị khuyết tật, nó vẫn thật đáng sống!
- Giáo Hội là một toàn thể, mỗi phần tử thật quan trọng để làm thành Nhiệm Thể Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tất cả chúng ta cùng nhau tiến về Thánh Giá Vinh Quang!
  
Ước gì Giáo Hội Công Giáo hiểu được chỗ đứng đích thật của Người Khuyết Tật .. Người khuyết Tật không phải chỉ được đưa đến để nhận lãnh, nhưng cũng để cho đi nữa, vì thiện ích của toàn thể Giáo Hội!                                      Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt