Lời Tòa soạn: Cho đăng bài này chúng tôi
không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả. Tác giả hoàn toàn chịu trách
nhiệm về bài viết này
Hôm rồi, lúc gặp
mặt ở nhà Ex Cầu 763 anh em có chia cho DR viết 1 bài về tình hình tổng quát
các anh em hiện nay. Về nhà tìm tòi thấy việc đó đã có ít là ba bài trên blog rồi.
Trước hết là 2 bài của 2 ex liền nhau 773 và 772 ( gọi là nhị trùng song Dũng cũng được). Tiếp nữa
là 1 bài khá dài của PGS 799 .
Bây giờ lập lại,
thể nào cũng đi vào vết xe cũ như là bốc thơm nhau hoặc“không dám nói
thêm sợ xúc phạm đến lòng khiêm tốn của các bạn”[hết trích]. Nên lấy 1 thí dụ cho dễ hiểu: Người Việt có câu:"Bụt nhà không thiêng"! May quá lớp 68 có bụt hải ngoại, nhãn hiệu chuột túi, chơi theo kiểu Úc . Nói ra nhiều thì bị tội đạo văn của PGS và bạn mình lại phải thay đổi mọi thứ từ email, số điện thoại ..... vì thời nay cái gì cũng xẩy ra được kể cả quấy rầy và lừa đảo. Các dòng tu, các cha, các tổ chức phi chính phủ, các hội từ thiện.....
đứng xếp hàng dài chờ đợi và face book lại có những hội những người ái mộ hay "tưng tửng" vì một ông Bụt có thật ...... Nhân dịp năm đức tin xin chia sẻ với các bạn 1 vài góp nhặt
từ internet. Tuy nhiên, những dòng sau đây có thể gây sốc cho nên xin bạn hãy đắn
đo trước khi đọc tiếp
Nhân Năm
đức tin: chúng ta liệu
còn khả tín không?
Xin mở đầu bằng 1 câu chuyện:
Hồi đệ nhị thế chiến, một thủy thủ được phái đến đơn vị hải pháo. Người
ta phát cho anh một đôi găng tay chống nhiệt. Nhiệm vụ của anh là phải nhặt
vỏ đạn rớt ra từ nòng đại bác sau mỗi lần tác xạ. Lý do để tránh việc vỏ
đạn nằm ngổn ngang trên sàn tàu gây nguy hiểm cho các thủy thủ khác thuộc pháo
đội. Anh phải sử dụng đôi găng đặc biệt ấy là vì vỏ đạn rất nóng khi vừa
rơi ra khỏi nòng súng.
Giả như thấy một thủy thủ mang găng tay chống nhiệt cầm một vỏ đạn đại bác thì
có cách nào để chúng ta có thể khẳng định được là vỏ đạn ấy thật nóng? Có
ba cách:
Trước hết, chúng ta có thể tự mình sờ vào vỏ đạn ấy để cảm thấy được độ nóng của
nó. Thứ nhì, chúng ta có thể nhổ chút nước miếng lên nó, nếu nghe tiếng
xèo xèo thì chúng ta lý luận là nó đang nóng. Cách cuối cùng là chúng ta
cứ hỏi thẳng người cầm vỏ đạn ấy, một khi chúng ta đã cho là họ biết và sẽ nói
thật.
Như vậy là có ba cách để biết vỏ đạn có nóng hay không: do kinh nghiệm của
chính mình, do suy luận, và do tin tưởng vào một người đã biết.
Tuy nhiên chúng ta tự hỏi có thể áp dụng ba cách ấy để cảm nghiệm Thiên Chúa
không? Lịch sử giáo hội đã chứng minh hiển nhiên về điều đó.
Thiên Chúa hơn
bao giờ hết vẫn còn khả tín. Nếu không thì chẳng qua chỉ là vì những hình ảnh
méo mó, quan niệm sai trật của con người về Thiên Chúa mà trách nhiệm có khi chính
là chúng ta [Cf Giáo hội trong thế giới ngày nay số 19-21]
Thực vậy, Giáo hội
vẫn là 1 hồng ân của Thiên chúa đối với nhân loại: chỉ mình giáo hội bênh vực sự
sống, chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính
và rất nhiều thứ quái thai khác của thời đại . Tóm lại Giáo hội luôn
đáng tin cậy từ xưa tới nay.[ Sứ điệp bế mạc công đồng Vat II của đức Phaolô
VI]
Nhưng thời đại chúng ta như đức Phaolô VI nói:’đã vượt quá văn minh lời
nói, để tiến tới nền văn minh hình ảnh rồi”chính ngài còn nói thêm việc phân rẽ
giữa lời nói và hành động phải được kể là những khiếm khuyết trầm trọng trong
thời đại chúng ta.
“Tôi tin
đạo chứ tôi không tin kẻ có đạo!”. Có lẽ câu nói này đã khá quen thuộc đối
với nhiều người Việt Nam
chúng ta. Tôi thiển nghĩ, rất có thể câu nói này đã xuất phát từ môi miệng của
một người ngoại đạo và điều anh ta nói là có cơ sở. Nhưng hiện nay rất nhiều người có đạo cũng phải
dùng câu này sau những kinh nghiệm thương đau rồi.
Mahatma Gandi, một vị thánh của dân tộc Ấn Độ,
trong cuốn nhật ký tự thuật của mình, ông đã kể lại rằng: Khi còn theo học ở
Nam Phi, ông rất thích đọc Kinh Thánh, đặc biệt là Bài Giảng Trên Núi. Ông xác
tín rằng: Kitô giáo là giải đáp cho hệ thống đẳng cấp đã gây thương tổn cho đất
nước Ấn Độ của ông từ bao thế kỷ. Ông thật sự nuôi ý định trở thành Kitô hữu.
Một ngày kia, ông vào một Nhà thờ để dự lễ và
nghe giảng. Người ta đã chặn ông lại ở cửa nhà thờ và nhẹ nhàng cho ông hay
rằng: nếu ông muốn dự lễ xin mời ông đến một nhà thờ dành riêng cho người da
đen. Ông ra đi và không bao giờ trở lại!
“Con người ngày nay cần
chứng nhân hơn là thầy dạy”
[Phalô VI]
Lời mà vị giám
mục dành cho các ứng viên phó tế: “Anh hãy tin điều anh đọc, dạy điều anh tin
và thi hành điều anh dạy” cũng có thể
áp dụng từng câu từng chữ cho các tất cả chúng ta chứ không phải các Ex Định 776,
Ex Hùng 784, Ex Hùng 786, Ex Thước 812 hay anh hai Nguyện mà thôi.
Xin gợi mở vài
khía cạnh cụ thể [ những chuyện này thuộc loại biết rồi, khổ lắm, nói mãi!]
Đáng tin cậy trong thời giờ. Vừa rồi tụi mình đi họp lớp ở 04 Hoàng văn Thụ,
Phú Nhuận Ex Bùi gia 803 nói rổn rảng [ mà đúng 100%]:” Lớp mình chỉ có tui là trồng
cao su mà không xài giờ cao su như các bạn”. Dù ở xa nhất nhưng Ex Thắng 803 tới
trước cả 30 phút. Ở nước ngoài người ta hay nói:” Không ăn cắp không phải người Mễ,
không đi trễ không phải Việt Nam”. Phải chăng chúng ta bị hàm oan??
Nhiều linh mục dời
giờ lễ chỉ vì những lý do không đâu mặc dù người tín hữu đang chờ ăn mày các
phép bí tích.
Đáng tin cậy trong lời nói
a. Nói dối đã trở thành bệnh thời đại ở nước ta như người nước ngoài nhận xét:” nói dối
mà không hề đỏ mặt”. Chồng nói dối vợ rồi lại trách con cái nói dối cha mẹ
b. Tôn trọng lời hứa. Không giữ lời thì thà đừng hứa. Chúng ta vẫn hay
nghe “nổ vang trời” hoặc anh đó mới đổi thành họ Hứa rồi: đó là điều không bình thường các bạn nhỉ?
Đáng tin cậy trong hành động
a. Dám lãnh nhận
trách nhiệm: con người là một sinh linh giới hạn như Charles Peguy
viết:” Chúa đã tạo dựng con từ bùn đất nên chẳng lạ gì nếu có vương chút bụi trần”.
Đừng để người khác phải nghe cụm từ tại, vì, bị, do…khi có sai sót. “Mất mùa
thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài...ta”
b. Thái độ giả hình
vẫn lưu truyền đến ngày nay và không ai là miễn nhiễm với “virút” này. Ngày xưa
Thánh Phaolô đã phản đối vị giáo hoàng đầu tiên vì điều này [ Cf Gl 2,11-14]. Các
giám mục việt nam ngày nay có tránh được vết xe cũ không?
Tôi vẫn nghe (
không chính thức) từ các vị có trách nhiệm đào tạo các ứng sinh linh mục về hiện
tượng”nín thở qua sông” nhất là các đại chủng sinh quê miền bắc. Chủng sinh hết
sức thu mình, ôn nhu mọi sự> Nhưng!!! [Đầy bất ngờ.]
Các bà đạo đức
cũng cùng chung nhận xét thầy nào cũng dễ thương, khiêm tốn, ...[ và bao nhiêu đức tính tốt
khác] Nhưng mới làm cha phó
được 1-2 năm đã hành xử như lãnh chúa vậy!
Đời thường thì tốt
hơn ư? Thật giả tràn lan. Vàng thau lẫn lộn. Và quan trọng hơn là người ta hí hửng,
vui mừng vì qua mặt được xếp, lừa được người thấp kém hơn mình. “Cho không lấy,
thấy không xin; nhưng kín thì rình mà hở thì rinh”
Hãng võng nôi Long Hưng bỏ nhiều tâm huyết, đăng ký bằng sáng chế độc quyền, quảng bá sản phẩm...Thế mà Ô hô trong khoảng 20 năm phục vụ bà mẹ và trẻ em lại bị cũng khoảng 20 hãng khác làm hàng nhái, hàng giả ... để cùng phục vụ các khách hàng là Thượng Đế!
Hãng võng nôi Long Hưng bỏ nhiều tâm huyết, đăng ký bằng sáng chế độc quyền, quảng bá sản phẩm...Thế mà Ô hô trong khoảng 20 năm phục vụ bà mẹ và trẻ em lại bị cũng khoảng 20 hãng khác làm hàng nhái, hàng giả ... để cùng phục vụ các khách hàng là Thượng Đế!
Bạn tôi nói với
tôi đại để:”không giữ đạo nữa vì các linh mục nói mà chưa[không] làm”
Một phụ huynh đã
nói với tôi:” Tôi không cho con học giáo lý ở ... nữa, vì giáo lý viên nhìn trước
nhìn sau không thấy công an thì vượt đèn đỏ!”
Trong các kỳ thi
của các giáo lý viên ở trung tâm mục vụ ( thậm chí là tu sĩ nữa) người ta vẫn
thấy nhiều dấu hiệu quay cóp, gà bài cho nên đâu lạ gì khi 400/500 thí sinh của
kỳ thi trung học phổ thông năm vừa rồi thừa nhận có gian lận thi cử. Cf http://tuoitre.vn/Giao-duc/503172/Hon-400500-thi-sinh-noi-co-gian-lan-thi-cu.html
Vừa rồi mấy ông thống kê rách việc ghi nhận số phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư của An Nam nhiều nhứt Đông Nam Á, thế mà chả có công trình khoa học gì. Đại học cũng không nằm trong top 500 và chợ mua bán luận văn tiến sĩ ( có 1 không 2) hoạt động rất sôi nổi bất kể ngày đêm. Cf http://dantri.com.vn/c25/s25-653059/viet-nam-nhieu-tien-si-nhat-asean-nhung-lai-it-chat-xam.htm
Chúng ta cũng nên
kết luận bằng 1 câu chuyện buồn , đáng suy nghĩ.
Maria
Winowska đưa vào câu chuyện một thanh niên Ấn giáo vừa trở lại và chịu phép Rửa tội. Hai người đã tới Montmartre. Quang cảnh thành phố Paris nguy nga và diễm lệ
đang bày ra trước
mắt họ, khiến cho chàng thanh niên Ấn giáo kêu lên:
_
Tại sao người Kitô hữu lại không sống theo đức tin của mình? Tin Mừng thật là
rõ ràng:
Cầu
nguyện là trên hết, không ngoan là trên hết, đức tin là trên hết, tình thương
là trên hết.
Tuy
được viết trên giấy, nhưng còn phải đượcđem ra thực hành.
_
Em có lý đấy! M.
Winowska trả lời. Nhưng dẫu sao trong số những Kitô hữu vẫn có những người, nam cũng như nữ, sống
Tin Mừng chứ! Chắc chắn như thế! Có một số người, thậm chí là số lớn nữa đang sống Tin Mừng!
Và chính điều đó biện hộ cho chúng tôi. Đương nhiên là cũng có những mặt yếu, những
khiếm khuyết, những phi lý...
_
Người Kitô hữu Âu châu, anh chàng Ấn giáo nói tiếp, đa số sống giống như không có đức tin. Em không muốn nói rằng họ
không có đức tin, mà nói rằng họ cất giấu đức tin đó kỹ quá!
Anh
ta lại tiếp tục một cách không thương xót:
_
Em đã nghe các linh mục nói với em về kỹ thuật truyền giáo, về phương pháp, về
cách thích nghi, về báo chí, về điện ảnh, về truyền hình. Đó
quả là những linh mục tốt. Nhưng tại sao họ lại không nói cái chính yếu nhỉ?
Đối với người Ấn giáo thì khác, sự minh triết quan trọng hơn những thứ đó, quan trọng hơn tất
cả mọi thứ trên đời! Làm sao so sánh giữa Đấng Tạo Hoá và các tạo vật được?
Đương
nhiên Maria Winowska phản đối. Không thể phán đoán hàng giáo phẩm qua một lần tiếp xúc bên ngoài. Không được
kết án họ là duy hoạt động chủ nghĩa khi chưa biết toàn bộ đời sống nội tâm của họ ra
sao. Năm mươi năm
qua*, chúng
ta đã thực hiện 2 cuộc cách mạng trên lãnh vực tôn giáo: một cuộc cách mạng
về phụng vụ hiện chưa đem lại được tất cả những kết quả mong muốn, và một cuộc cách mạng
về Kinh Thánh mới chỉ bắt đầu thôi; ngoài ra, còn phải thực hiện thêm một cuộc cách mạng
về thần bí, về tâm linh, để đáp ứng đầy đủ những ước vọng rất chính đáng của những
người như chàng thanh niên Ấn giáo và chị Maria Winowska này.
Cơn
cám dỗ lớn nhất cho người Kitô hữu thời nay không phải là cám dỗ về những chuyện
lẻ tẻ, mà là
cơn cám dỗ rất bao quát, nhưng cũng rất nguy hiểm, đó là chuộng sự vật hơn
Thiên Chúa. Anh thanh niên Ấn giáo nói rằng
anh ta đã làm một cuộc trắc nghiệm đối với những Kitô hữu mà anh đã gặp. Trắc
nghiệm đó tương tự như sự thử nghiệm trong cơn cám dỗ ma quỷ đã áp dụng cho Đức Kitô
trên núi. Anh nói:
_
Mà chị biết không? Rất ít người không có chấp nhận làm một hành động nhỏ để tỏ
sự kính trọng, như cúi đầu một cái chẳng hạn, trước tên cám
dỗ sẵn sàng dâng cho ta các nước trên trần gian. Họ nói: 'Một khi có
tất cả những thứ đó, người ta sẽ làm cho Thiên Chúa được vinh danh', hoặc nói: 'Cũng cần phải
nhượng bộ thế gian một chút xíu để có thể làm chủ nó nhiều hơn', hoặc 'Nếu không thích
nghi với những tiến bộ của thế giới, thì Kitô giáo sẽ không đứng vững được' - Tóm lại, em có thể
chắc chắn với chị rằng tất cả những người đó đều tin tưởng vào những kỹ thuật của con người
hơn là vào đức tin của mình!".
Quả
thực, sau khi đã cẩn thận trắc nghiệm 47 người, anh bạn Ấn giáo của chúng ta chỉ
tìm thấy 3
hay 4 người thực sự yêu mến Thiên Chúa hơn các sự vật. Và cần phải thêm rằng anh ta chỉ làm thí nghiệm này
trên những người Công giáo ngoan đạo mà thôi.
Đó
là cơn cám dỗ thứ ba. Tất cả những người Công giáo này đều có đức tin cả, thậm
chí họ có nhiều việc
làm để chứng tỏ niềm tin ấy, họ có đức cậy và đức mến nữa. Họ là những người mà thánh Phaolô - trong các
thư của ngài - gọi là "các thánh", nghĩa là những tâm hồn có Thiên Chúa ngự trị. Nhưng họ
cũng là những linh hồn không hợp lý - và tất cả chúng ta, không nhiều thì ít, đều như thế
cả - là những tâm hồn không đi tới cùng con đường mà đức tin đòi hỏi, là những tâm hồn -
nói theo Maria Winowska - coi cái có quan trọng hơn cái là.
Và
chị ta ngàn lần có lý khi kết luận:
_
Tất cả khoa học của trần gian không giá trị bằng một chút xíu minh triết, và tiến
bộ cao nhất
về kỹ thuật sẽ kết thúc đột ngột nếu con người chỉ làm chủ được nó trên số
lượng. Nói cách khác: "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn
nào được ích gì?"
Cách
đây 3 thế kỷ, Pascal đã nói bằng một ngôn ngữ vô song:
_
Tất cả mọi vật chất gộp chung lại, cộng với tất cả mọi tinh thần gộp chung lại,
cộng với tất cả mọi sản phẩm của hai thứ đó gộp chung lại, cũng
không có giá trị bằng một chút bác ái.
Đó là một trật tự khác hẳn, vô cùng cao cả hơn.
(*NB: bài này viết
vào những năm sát công đồng Vat II, bây giờ tình hình đã khác trước quá nhiều rồi)
Niềm tin không thể
mua bằng tiền bạc hay sở hữu bằng lệnh truyền; cũng không thể học hay dạy suông,
huống chi là đức tin.
Đức tin trước hết
là ân ban ( nhân đức đối thần), vậy chúng ta hãy khiêm tốn xin Chúa ơn đức tin
cho mình và anh em mình...[Cf Mac 9, 24]
Trong năm đức tin
này lời của hai vị tông đồ cả vẫn vang lên:
“ Tôi biết tôi đã tin vào ai” [2 Tm 1, 12]
“Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về
niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,
15)
Hãy hành động để
có câu trả lời! Đừng để hai lời thánh thư trên chỉ là khẩu hiệu thôi.
Lời Chúa muôn đời
tồn tại:”Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất
nữa chăng?” [ Lc 18, 8]
Lạy Chúa, xin
Chúa tha thứ cho chúng con.
Ex 772
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.