THÁNH THỂ LỜI MỜI GỌI ĐỨC CÔNG
CHÍNH
Khi nhà sử học nổi tiếng
Christopher Dawson quyết định trở thành tín hữu Công
giáo La-mã, bà mẹ quí tộc của ông đã rất buồn khổ,
không phải vì bà có ác cảm gì với giáo
lý Công giáo, nhưng vì đối với bà, giờ đây
con trai mình phải “tôn kính sự tương trợ”. Bà
đau đớn nhận ra, rồi thì ở nhà
thờ địa vị quí tộc con
trai bà sẽ chẳng còn khác biệt hay đứng
trên bất kỳ ai khác nữa. Ở đó
con bà sẽ chỉ là một người như những người
khác, bình đẳng trước bí tích Thánh Thể vì bí
tích Thánh Thể sẽ tháo bỏ hết tất cả địa vị xã hội cao
sang của con bà.
Bà
trực cảm rất
đúng. Một trong số các điều Thánh Thể kêu gọi là
chúng ta phải hướng về đức công chính, không phân biệt giàu
nghèo, người sang kẻ hèn, quí tộc đầy tớ, tất cả đều bình
đẳng bên
bàn tiệc Thánh Thể và sau đó, bên ngoài nhà thờ.
Thánh Thể thực hiện những gì Đức
Maria tiên đoán khi Người mang thai Đức Giêsu, ấy là,
rằng, nơi Đức
Giêsu, người nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, người hạ mình
xuống sẽ được nâng
lên. Đó cũng chính là điều đầu tiên dẫn bà Dorothy Day đến với đức tin
Ki-tô giáo. Bà nhận thấy bên bàn tiệc
Thánh Thể, người giàu và người
nghèo quỳ gối bên nhau, tất cả đều bình
đẳng với nhau
lúc đó.
Buồn
thay, chúng ta thường không đón nhận chiều kích
này của Thánh Thể một cách
nghiêm túc. Có một khuynh hướng suy nghĩ phổ biến rằng thực hành
đức công
chính, đặc biệt là đức công chính xã hội, là
một phần
không bắt buộc để trở thành
Ki-tô hữu, một điều gì đó được ủy thác
bởi đường lối
chính trị lề phải hơn là do Phúc âm. Thông thường
chúng ta không nhận ra lời kêu gọi mở rộng
lòng với người nghèo như một cái
gì mà chúng ta không được tự mình tách ra.
Và
chúng ta đã sai lầm về điều này. Trong Phúc Âm và Kinh Thánh Ki-tô giáo nói chung,
lời kêu
gọi mở lòng
ra với người nghèo và giúp tạo dựng
công chính trên thế giới là điều hiển nhiên như tuân
giữ các
điều răn
và đi lễ nhà thờ. Quả thật chiến đấu cho
công chính phải là một phần tất yếu
trong mọi việc thờ phượng
đích thực.
Trong Tân Ước, cứ mỗi mười hàng
là có một lời thách đố trực diện phải mở lòng
ra với người nghèo. Trong Phúc âm thánh
Lu-ca, cứ mỗi sáu hàng là chúng ta lại thấy điều này.
Trong Thư thánh Gia-cô-bê, cứ mỗi năm
hàng là thấy. Thử thách mở lòng
ra với người nghèo và san bằng
khác biệt giữa người giàu và người
nghèo là một tổng thể và một phần
không thể thiếu được để trở thành
Ki-tô hữu, nó cũng mạnh như bất cứ điều răn
nào khác.
Và thử thách
này nằm trong bí tích Thánh Thể: Bàn
tiệc
Thánh Thể mời gọi chúng ta hướng đến đức công
chính, mở lòng ra với người
nghèo. Bằng cách nào? Trước hết, bằng định
nghĩa, bàn tiệc Thánh Thể là chiếc bàn,
nơi
không còn phân biệt địa vị xã hội, nơi người giàu
người
nghèo được mời gọi đến với nhau không phân biệt giai cấp địa vị. Nơi bàn
tiệc
Thánh Thể không có người giàu người
nghèo, chỉ có một gia đình bình đẳng
cùng nhau cầu nguyện trong tình thân thiết của con
người.
Trong lễ rửa tội chúng ta đã bình đẳng với nhau
và vì lý do đó không có thờ phượng nào là riêng cho người giàu
hay riêng cho người nghèo cả. Hơn thế,
thánh Phao-lô còn mạnh mẽ nhắc nhở chúng
ta, khi chúng ta họp lại với nhau vì Thánh Thể, người giàu
không nên nhận đối xử ưu tiên.
Quả thật,
Phúc âm mời gọi chúng ta thiên về phía người
nghèo. Khi tổ chức bất kỳ bữa tiệc nào, Phúc âm nói chúng ta
nên dành ưu tiên cho người nghèo. Điều này
đặc biệt đúng
với
Thánh Thể. Người nghèo nên được chào
đón một cách đặc biệt. Tại sao?
Bởi vì,
một
trong số các điều tưởng nhớ của
Thánh Thể là tưởng nhớ sự ngã
xuống,
tinh thần khó nghèo, thân xác bầm dập và
máu đổ ra của Đức Giê-su. Pierre Teilhard de
Chardin diễn tả rất đúng điều này khi ông cho rằng rượu
trong bí tích Thánh Thể chính là tượng trưng cho
mất mát
của người
nghèo: trong ý nghĩa vật chất được thánh hóa mỗi ngày
nói lên sự phát triển của thế gian
trong ngày đó – bánh tượng trưng cho những gì
được tạo nên
bởi
thành tựu trong sản xuất, máu rượu tượng trưng cho
những gì
được tạo ra bởi mất mát
vì vắt ép và quá trình của nỗ lực.
Thánh Thể gợi nhớ đến những giọt nước mắt và
máu của người nghèo và mời gọi
chúng ta giúp sức để bớt đi các điều kiện gây
ra nước mắt và máu.
Và
chúng ta làm điều đó, như nội dung bài thánh ca nổi tiếng “từ thờ phượng đến phục vụ” đã
nói lên. Chúng ta không đi nhà thờ chỉ để thờ phượng
Thiên Chúa bằng cách bày tỏ đức tin
và lòng thành tâm. Thánh Thể không phải là lời cầu nguyện sốt sắng
riêng, nhưng còn hơn thế, đó là hành động thờ phượng của cộng
đoàn mà trong số các hành động này, Thánh Thể kêu gọi
chúng ta hướng về phía trước và sống ra
với thế giới bên
ngoài những gì chúng ta đã cử hành trong nhà thờ, đó
là không lưu tâm đến khác biệt địa vị xã hội,
Thánh Thể là nơi đặc biệt để Thiên
Chúa trao cho chúng ta nước mắt và máu của người
nghèo, và thử thách tất yếu của
Thiên Chúa với mỗi chúng ta là chúng ta nổ lực thay
đổi các
điều kiện gây
ra nước mắt và máu. Thánh Thể kêu mời
chúng ta yêu thương dịu dàng, nhưng,
cũng rất mạnh mẽ, Thánh Thể mời gọi
chúng ta hành động vì công chính.
Khi
nói rằng Thánh Thể mời gọi
chúng ta hướng về phía công chính và công bình xã hội thì
đó không phải là một bày tỏ xuất phát
từ sự đúng
đắn về chính
trị. Nhưng là
xuất phát
từ Đức
Giêsu, Người đã đúc rút từ các ngôn sứ vĩ đại xa xưa để quả quyết với
chúng ta rằng giá trị của mọi thờ phượng cuối cũng
sẽ được phán
xét dựa trên các kết quả có được nơi “các
góa phụ, trẻ mồ côi, và những người xa lạ.” Ron Rolheiser, OMI