Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

LỄ GIỖ

Thưa anh em,
Không dám để anh em phải "đọc chay" như mọi khi, ex tôi vội vàng soạn vài bức ảnh, trước hết mạn phép Ex Đạt 775, minh họa cho bài tường thuật rất công phu và xúc tích của Ex Dũng Ruồi :








757

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN A (Mt 14, 13-21)


PHÉP LẠ DO TÌNH THƯƠNG 

Đã có một thời, bà con ta xếp hàng trước cửa hàng nhà nước để mua từng ký gạo thường xuyên ẩm, từng ký cá nhiều lúc ươn, mua cả chút dầu, chút muối tiêu bột ngọt… Tất cả phải mua bằng tiền. 

Lúc ấy, không thiếu những người không có gạo ăn, vì không có tiền để mua, và có khi cả nhà năm bảy con người ta phải sống qua ngày bằng những củ nần luộc đến năm bảy nước rồi, mà khi ăn vào vẫn bị rối loạn tiêu hóa hay bị phù, bị ngứa đôi ba ngày không khỏi. 

Ngay hôm nay, cuộc sống có khá hơn một chút, thì bức tranh tương phản giàu nghèo còn rõ nét hơn: vẫn còn bao nhiêu người quanh ta đang đói ăn đói mặc, hoặc ăn bữa nay lo bữa mai, và ngược lại, có khối người phung phí tiêu xài bỏ cả bạc triệu, bạc tỷ mua những cuộc vui chơi vô độ nếu không nói là mua lấy cho mình cái tàn lụi nhân phẩm và sự chết ngàn thu. Họ là những con người duy vật, chỉ biết có cuộc sống phàm trần này, và chỉ biết lo sao cho cuộc sống phàm trần này sung túc để hưởng thụ. Họ không bận tân đến những người thiếu đói, hoặc nếu có thì cũng là chút bố thí của ăn cắp để cho thiên hạ biết ta đây cũng có nghĩa có nghì! Trong số những con người duy vật đó, có thể có tôi, có bạn, có cả những người công giáo bị tiêm nhiễm lối sống rất thực dụng của xã hội trần tục.

Bài đọc 1, Is 55, 1-3 hôm nay, Tiên tri Isaia không chỉ cho ta xem bức tranh tương phản của xã hội thời ấy mà còn gửi đến cho mọi người một thông điệp vui mừng của Thiên Chúa: "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ, và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị.
 
Như vậy, tiên tri Isaia, cho biết Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Thiên Chúa hiểu thấu cuộc sống của con người: luôn đói, khát, luôn cần của ăn, thức uống, Thiên Chúa trách cứ những người không biết dùng tiền của mà lo cho sự sống mình, Thiên Chúa mời con người đến với cuộc sống vĩnh cửu: Nghe lời Chúa, ăn của ăn của Chúa. 

Thánh vịnh 144 nối tiếp trình bày sự quan tâm ấy: “Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (x. c. 16). 
 
Bài Tin Mừng, Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã cụ thể chứng minh lòng Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Ngài “chạnh lòng thương” đoàn dân theo Ngài, Ngài chữa bệnh cho họ và bảo các môn đệ chính anh em hãy lo cho họ ăn”.

Nếu theo cách xử trí của các môn đệ là “giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn", nghĩa là, để ai nấy tự lo tự liệu cho cuộc sống của mình, thì cả thầy cả trò đều khỏe khoắn hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không đồng ý cách giải quyết vô cảm, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm như thế. Ngài nhận lấy trách nhiệm phát sinh do lòng thương và Ngài muốn các môn đệ Ngài học bài tình thương và trách nhiệm ngay trong tình huống khó khăn nhất: Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi”. “Có mua hết 200đ bạc bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi người một miếng nhỏ”. (x Ga 6,1-13) “Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!” (x Ga 6,1-13).
 
Chiều hôm ấy, buổi chiều đáng nhớ, buổi chiều phép lạ của tình thương. Nếu em bé kia khư khư giữ lại “năm chiếc bánh và hai con cá” cho phần sống của mình và không bằng lòng giao cho các môn đệ và Chúa Giêsu, thì điều gì sẽ xảy ra? Gần 10 ngàn người chết đói chăng? Thiết tưởng không phải vậy. Nhưng bài học của phép lạ bánh hóa ra nhiều ở chỗ: lòng bác ái đơn sơ của em bé là khởi điểm của phép lạ. Có thể nói Chúa Giêsu ‘chạnh lòng thương” dân chúng và càng “chạnh lòng thương hơn” khi thấy một em bé biết “chạnh lòng thương” sẵn sàng nhường phần ăn của mình để không phải chia năm sẻ bảy” mà là “chia năm ngàn, sẻ bảy ngàn”.
 
Nếu chỉ với “năm chiếc bánh và hai con cá” của em bé “chạnh lòng thương” kia được quyền năng và tình thương của Chúa Giêsu can thiệp vào có thể nuôi năm ngàn người, thì cũng vậy, dù là chút cố gắng đơn sơ nhỏ bé vì tình thương và trách nhiệm của chúng ta khi được Chúa Giêsu chạm đến, chắc hẳn, chúng ta cũng nuôi sống được mình và nhiều người khác. 

Đoàn dân đông đảo đang theo Chúa, không ở xa chúng ta, nhưng rất gần chúng ta, ngay trong gia đình ta: con cái , ngay trong những người chung quanh ta: tha nhân. Việc có con cái và lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái học trở thành gánh nặng cho các gia đình thời nay, không phải vì thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém, và lý do nhân mãn cách nào đó cũng chỉ là một ngụy biện cho việc con người thời nay muốn cho mình có một cuộc sống thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, ích kỷ hơn. Tồi tệ hơn nữa khi xã hội nhân danh chủ trương giảm sinh tránh nhân mãn để phồn vinh hạnh phúc mà tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trẻ già cứ an tâm sống thử, an tâm hưởng lạc trong, ngoài hôn nhân mà không chút tình thương, không chút trách nhiệm.

Sao không giữ được truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông bà ta xưa rằng “mỗi đứa con là một lộc Trời”, ấy vậy mới có những đứa con được đặt tên là Đỗ Mười, Nguyễn văn Mười Hai, Lê Thị Thừa, Trần Dư, v.v… mà ông bà vẫn nuôi dạy tốt, và nhất là, hạnh phúc các gia đình bền vững nhờ tình thương và chu toàn trách nhiệm với con cái.

Không lẽ, con người thời nay không còn biết “chạnh lòng thương” là gì nữa sao? Không đến nỗi bi đát vậy. Trong chúng ta, thiết tưởng còn nhiều trái tim biết chạnh lòng thương trước những đau khổ của nhân loại. Và chúng ta tin tưởng rằng nhờ những trái tim biết chạnh lòng thương ấy mà hằng ngày vẫn thấy những phép lạ bánh hóa ra nhiều ngay trong cuộc sống chúng ta. 

Có gia đình gần nhà tôi, suốt 22 năm trời, vợ chồng và tám đứa con chui rúc trong căn nhà lá không có cửa, không có phòng riêng, nắng mưa dọi dột… Vợ chồng làm đủ mọi nghề để nuôi con ăn học. Nay đã có 7 em đại học, 4 ra trường, ba còn đang đại học. Tất cả ngoan ngoãn và sống tốt. Cách đây 10 năm, anh chị mới có được một căn nhà xây nho nhỏ, ấm cúng, chan hòa tình thương. Chị vẫn thường nói: “nhà em có phép lạ”. Những người từng sống ở đây vài chục năm đều có thể nhận ra việc Chúa đã làm cách kỳ diệu cho vợ chồng anh chị, những người có lòng thương và trách nhiệm.

Cô VBH, Việt kiều Virgina, tâm sự: “Thấy mấy chị mua một bức màn cửa vài ngàn, em cũng muốn mua lắm, nhưng nghĩ lại, có làng dân tộc ở quê em đang đói, em gửi mấy ngàn ấy về cho giáo họ gần GX em. Nghe nói Cha sở đã mua gạo thơm tặng cho họ, cứ mỗi người mười ký, có nhà ba chục, có nhà 50, có nhà đến 120 ký đấy anh ạ. Con họ đông ghê. Em nhẹ lòng hơn và vui hơn là mua bức màn cửa”. Hỏi thêm mới biết, lần về dự Bế Mạc Năm Thánh tại La vang, cô về thăm quê nhà ở Di linh và có đi thăm làng dân tộc nghèo khổ ấy. “Chạnh lòng thương” từ ấy đã ủ ấp sâu kín thành một ước vọng bác ái để có một ngày cô đã thực hiện bằng cách “hy sinh phần nhỏ của mình, để Thiên Chúa thực hiện công trình lớn lao”, bằng cách “mở bàn tay của Chúa” ra cho những người đói khổ.
Nghĩ vậy, là vì, chúng ta không thấy “bàn tay của Chúa mở ra cho chúng con được no nê”, nhưng Chúa đang dùng bàn tay quảng đại của bao người có trái tim biết chạnh lòng thương của Chúa, mà làm phép lạ sẻ chia cho con người “sự sống đời nầy để ca tụng và tôn vinh Chúa”. 

Có người làm việc bác ái vì tình thương, vì “chạnh lòng thương” nhưng cũng có người làm việc bác ái vì ngộ ra việc bác ái có giá trị đền bù tội lỗi. 

Có một bà chừng ngoài 50, rất trẻ đẹp sang trọng, hình như ở Sài gòn. Tôi không biết nhiều về cuộc đời của bà, chỉ gặp bà một lần ở Bệnh Viện Phan Thiết, thấy bà ta giúp đỡ nhiều người bệnh và nghe bà ta nói chuyện với một em gái định phá thai: “Tôi muốn giúp đỡ và cứu sống nhiều người để xin đền vì cái tội tày trời của tôi: đã giết chết năm bảy mạng người con ruột của tôi. Xin trời thương lấy tôi và tha thứ cho tôi. Xin vong hồn các con tôi thương lấy tôi và tha thứ cho tôi”
 
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã thương yêu chúng con. Xin cho chúng con biết chạnh lòng thương trước những khổ đau của tha nhân và biết quảng đại cho đi phần nhỏ bé của mình để Chúa thực hiện công trình lớn lao của Chúa. A men.

PM. Cao Huy Hoàng 28-7-2011
(nguồn : thanhlinh.net)

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Re: lễ giỗ

Chào cả nhà

Hôm nay lễ giỗ 100 ngày linh hồn Maria và tưởng niệm 25 năm ngày mất của linh hồn Gioan Baotixita thân mẫu và thân phụ Ex niên trưởng được tổ chức ở nhà nguyện Hiệp Nhất [38 Kỳ Đồng, Q3]. Trong anh em ex Bình 761 đi lộn qua khu lầu I của khu tu viện.

Thánh lễ đồng tế 4 cha, với cha giám tỉnh Vinh Sơn làm chủ tế và giảng lễ, Cha Thọai DCCT, cha Tám tu hội "Na gia" và cha Minh phó xứ Hà Nội( Gò Vấp). Cha giám tỉnh giảng lễ nhấn mạnh đến tư tưởng của thư Roma :" nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta thì chúng ta sợ gì? Ngài cũng nhắc lại tư tưởng chủ đạo của chân phước JP II lúc khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài là "Đừng Sợ!".

Tư tưởng này sẽ được danh tướng phát biểu hùng hồn trong bữa ăn thân mật ( trong dòng "suy tư thần học" của Dụng lùn 770). Ex trùm Cảnh 762 nói rằng chắc các cha có gắn chip" thần học" trong tòa nhà này và Ex Đạt 775 nói rằng con chip đó có định hướng cho nên hôm nay danh tướng "nói hăng " quá![ lâu lâu còn khẳng định lời mình nói là chân lý mới ghê chứ!]

Anh em cũng chúc mừng các exos trong lớp vào đại học năm nay. Ex Hòa 780 tuyên bố rằng: con cái Ex 68 mà ko đậu đại học mới lạ chứ! Ex Dụng cãi là các cháu học rất chăm chỉ>> nên ăn mừng việc này. Hôm nay GSTSTQ 759 đi công tác Hà Nội nên C. Hằng, exa 759 đi dự lễ và về ngay vì bận bịu công việc. Ex Bùi gia 803 là người ở xa nhất đến dự . Năm nay cao su "ít mủ" nhưng được giá lắm! Hiện tại thì chưa bận việc nhiều nhưng có lẽ sẽ hứa hẹn 1 cuộc chiến chống " mủ tặc" gây cấn. Ex trùm 813 cũng đến rất sớm: hiện tại Exa 813 đã nằm một chỗ khoảng 4 tháng trời rồi: hôm nay người bệnh có hồi phục sau 2 tuần nhập viện cấp cứu ở bệnh viện 115. Con gái lớn đã phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ và gia đình cũng phải thuê thêm 1 người phụ giúp nữa. Khó khăn rất nhiều …nhưng Ex 813 vẫn tin tưởng phó thác, lạc quan nữa. Cũng chăm sóc mẹ bị bệnh liệt giường, Ex Phụng 799 cũng rất thông cảm… Tuy nhiên có 1 điều mừng là con của Ex 799 đã tới năm thứ 5 trường y rồi. Ex Chương 767 kỳ vọng là mai mốt khi mà U60 thực ( bây giờ theo kiểu ex Phúc 798 thì mới là U55,56 thôi) thế hệ thứ 2 của lớp 68 đã có bác sỹ để cậy nhờ lúc đau bệnh. Hôm nay chủ tiệc 775 giới thiệu con gái thứ hai với thầy Bình [ năm vừa rồi học lớp 6/2 Nguyễn gia Thiều: đúng catalog "trường chuyên& lớp chọn]và các chú: cháu lớn nhanh quá ai cũng ngac nhiên. Ex danh tướng lại làm luôn 1 bài về nhân tướng học cho cháu : tương lai sẽ là 1 doanh nhân thành đạt. Ex trùm 762 luôn nhắc lại " định hướng năm 2015 hay 2020 và tầm nhìn 2050"

Hôm nay LP 767 cũng nói qua về chuyến dã ngoại sắp tới. Nhân dịp này DR cũng "thanh minh" về thành phần tham dự chuyến dã ngoại cho Ex Hòa 780 như sau : Không phải là độc quyền thông tin nhưng vì anh em đăng ký chậm nên mình cũng điện thoại hỏi thăm thì nhiều anh em nói là sẽ quyết sau và sẽ thông báo trực tiếp cho Ex 759. Theo nguồn tin tổng hợp chưa chính thức thì anh em đi ít. Ex niên trưởng ko tham dự vì cháu gái thứ hai sẽ nhập học vào 2/8/2011  > mà trường chuyên Nguyễn gia Thiều thì ko có cái vụ "nghỉ học đi chơi". Ex Bình 761 mùa hè này phải từ chối rất nhiều chuyến nghỉ hè miễn phí của ngành giáo dục vì " lí do sức khỏe". Ex Đức 777 đã có kế họach trùng với thời điểm 10-11/8 nên không đi. Ex Hiến 778 không tham gia vì đang phải chăm mẹ già mắc bệnh "lú lẫn" rồi! Ex Hiệp 779 sẽ tạt qua thăm anh em chứ không tham dự được trọn vẹn.  Ex Vương 815 thì nói là đang trong thời gian điều trị bệnh bao tử ( liệu trình kéo dài 12 tuần và exa 815 lúc đó đã bị tập trung theo nghành giáo dục nên khó xắp xếp tham dự)… Tuy nhiên cha Thước 812 sẽ đi với 4 "ông trùm" , Cha Định 776 và cha Hùng vũ 786 cũng hứa tham dự. LP 767 sẽ liên hệ với anh Nguyện. Tuy nhiên danh tướng 770 và 2 ông trùm phản đối mạnh miệng việc tổ chức thánh lễ vì đó là ngày thường, và "nhìu nhìu" nguyên nhân khác!

Anh em nói chung đi solo [ các cha, Ex Khanh 788 , Ex Tuấn 813, Ex Thắng 803, Ex Chương 767…]và hai người là đa số. Có lẽ Ex Ân 759 sẽ có đủ thông tin để có danh sách đầy đủ thành phần tham dự.

Hôm nay anh em cũng bàn đến cái bảng điểm lớp tám TCV Sài gòn của Ex đầu vần 757 post lên theo đó Ân "đầu bò" đứng gần chót giờ lại là GSTSTQ, etc….

1h30 PM anh em ra về vì còn phải trả mặt bằng cho nhà bếp dọn dẹp. Nên ghi nhận 1 chi tiết nhỏ là Ex Chương 767 đã thanh toán tiền gửi xe cho anh em.

Bây giờ thì Ex Alpha đã chuẩn bị load hình cho anh em rồi!

Chúc anh em quốc nội ngủ ngon! Và anh em quốc ngoại 1 weekend như ý!

      Ex 772

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Một số công việc chuẩn bị cho buổi du lịch 10-08

Thưa quý chư huynh.
Thừa lệnh của Ân Giáo sư mình đã đặt cọc phòng tại Lộc An rồi . Theo Ân Thông báo mình đã book 5 phòng 3 người , 5 phòng 2 người và một phòng 8 người . đồng thời mình cũng đã thuê 1 ban nhạc sống  để anh em mình trổ tài ca hát .
Riêng về khoản xe hiện nay mình đang liên hệ do đó ngày mai sẽ gút lại và sẽ thông báo sau .
Chương trình mình dự kiến như sau :
Ngày 10-08- 2011
  7 giờ   . Khởi hành . ( Ăn sáng tự túc ) Đúng giờ - không trừ hao
  Trên đường đi ghé 2 nơi : Bò sũa Long Thành . Nhà Thờ chính tòa Bà Rịa - Vũng Tàu .
  11 giờ nhận phòng
  11 giờ 30 ăn trưa
  Chiều tự do .
   18 giờ ăn tối
    sau đó hát cho nhau nghe .
Ngày 11-08-2011
   Ăn sáng tại chỗ và vui chơi tự do . có ghé di tích tàu không số .
   11 giờ ăn trưa .

   14 giờ trả phòng
  Trên đường về ghé 2 nơi  đan viện Thiên phước , bò sữa Long Thành ...
  Đây chỉ là chương trình dự kiến sẽ có thay đổi tùy theo tình hình .
  Sáng nay mình đã liên hệ Cha Thước , Ngài và 4 người cũng sẽ tham gia chung với anh em mình .
   Xin thông báo để quý chư huynh được rõ .
 Hẹn gặp lại vào ngày mai .
EX 767

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Hổng chịu là U60

Lần gặp nhau nhan dịp giỗ bà cố ở gđ QSTQ vừa rồi thì tui cũng đã cực lực phản đối cái từ U60 gắn cho Ex68 (đạc biệt là tui). Nay bac PHT lại dùng cái từ này, tui lại tiếp tục kịch liệt phản đối. Chừng nào còn xài được số 5 thì nhất định tui hổng chịu xài tới số 6. Năm nay thì U56, sang nam la U57... cho đến năm 2015, mà lại còn phải đến sau cái ngày sinh nhật trở đi, thì ex tui mới chịu dùng từ U60. Nghĩ đến cái ngày đó thì....chao ôi, buồn 5'!!!
Ex Fuc

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN A (13, 44-52)



ĐI TÌM HẠNH PHÚC

Tin Mừng hôm nay tặng cho chúng ta  3 dụ ngôn “kho báu”, “viên ngọc quí” và “chiếc lưới” giữa lúc cơn sốt vàng đang lên đỉnh điểm. “Giá vàng trong nước đã vượt 39,4 triệu đồng/lượng khi giá vàng quốc tế vượt ngưỡng cản tâm lý quan trọng 1.600 USD/oz. Vàng đang đắt chưa từng có trong lịch sử cả ở thị trường trong nước và trên thế giới” (vneconomy.vn, 18-7)

Vàng rất quí. Vàng đang lên giá. Và còn có thể lên giá nữa. Càng lên giá, càng quí! Nhưng, “sức khỏe quí hơn vàng”, “mạng sống hơn đống vàng”. Quả đúng như thế. Vì khi không có sức khỏe, người ta không có nổi một ước mơ nào khác là khỏe. Thế nhưng, sức khỏe không tồn tại khi thân xác con người phải tàn lụi đi theo năm tháng và cuối cùng là tắt hơi, bất động, thối vữa, tan biến. 

Tất cả những gì mà người ta cho là quí giá và đeo đuổi suốt cả một đời để chiếm hữu cho được, thảy đều đến lúc phải  buông bỏ cách mặc nhiên, như một định luật. Không thấy nơi nào hạnh phúc. 

Tại sao?

Khi sinh ra trong kiếp người, ai cũng xinh đẹp, tuyệt vời, nhưng rồi ai cũng phải đi vào cuộc đời và chạm đến tận cùng nỗi bi đát, khổ đau của cuộc đời đầy bất hạnh. Có Thượng Đế nào quá tàn nhẫn mà đày đọa con người đến vậy sao? Hay là cái hệ lụy tội lỗi tông truyền mà nguyên tổ đã để lại nó kinh khủng như vậy đó?

Người Công Giáo không được phép trách móc Thiên Chúa, nhưng phải hiểu phận mình đã được cưu mang trong tội “mẹ con đã thai con trong tội” và hơn nữa, phải nhìn nhận được rằng tội của nguyên tổ đã nên kinh khủng đến mức hủy diệt cả sự sống và hạnh phúc. Từ đó, phải hiểu thấu cho lòng trời khoan hồng đến vô lượng vô biên, khi chính Con Một Thiên Chúa phải khiêm hạ xuống trần gian để mở đường cho con người đến Hạnh Phúc Thật: Nước Trời.

Quả thật, ai đã sống trong cuộc đời này, đều đã hơn một lần ngộ ra: Cuộc đời là một chuyến đi, chuyến đi tìm hạnh phúc. Phải đi tìm hạnh phúc, vì cuộc đời bất hạnh. Phải đi tìm hạnh phúc, bởi hạnh phúc không là cái gì sẵn có, mà là một cuộc đánh đổi tương xứng.

Có lẽ không ai phủ nhận điều đó. Và ai cũng phải ra công gắng sức mà thiết lập cho mình một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng điều quan trọng hơn cả mà Lời Chúa soi sáng cho chúng ta biết là phải đi tìm thứ “hạnh phúc thật”, giữa muôn ngàn thứ hạnh phúc phù du chóng vánh. 

Muốn được vậy, phải khẩn khoản xin ơn khôn ngoan, như Salomon đã thân thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Đavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này?" 

Nhưng để có thể xin ơn khôn ngoan, trước tiên Vua Salomon khiêm tốn nhận mình là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước”. Tinh thần khiêm hạ là cửa ngõ mở rộng để có thể đón lấy ơn khôn ngoan của Thiên Chúa, và cũng có thể nói ngược lại rằng lòng kiêu căng là sự dại dột tự rước vào mình bao thảm họa, bao bất hạnh.

Con người không kiêu căng sao? Kìa, con người vẫn đi tìm cho mình những hạnh phúc phù du chóng vánh mà mình tự cho là chuẩn mực hạnh phúc thật. Rồi sau đó, vỡ mộng, tàn lụi, hấp hối giữa cơn vô vọng và sinh thì vô nghĩa. 

Có biết bao con người, trong đó có bạn có tôi, 

-đã chúi mũi tìm hạnh phúc trong nhục dục, nhục dục ngoài hôn nhân, và cả nhục dục trong hôn nhân thánh thiện đến nỗi đã vô tình biến gia đình thành một địa ngục của trần gian, không còn là một vườn Eden mới tuyệt vời của Thiên Chúa? Tán gia, bại sản, và gây ra bao điều bất hạnh cho chính mình và cả cho vợ chồng, con cái, giáo hội, xã hội. 

-đã cắm cúi tìm hạnh phúc nơi chút danh vọng hư hèn, chút ăn trên ngồi trốc, chút tên tuổi, chút tiếng tăm, chút tung hô xưng tụng mà phải đổi lấy bằng bao nhiêu thủ đoạn đạp đổ ông nầy, kết án bà nọ, bôi nhọ người kia với những lời lẽ không phải của loài người có trí khôn, có trái tim và có cả tấm lòng. 

-đã đầu tắt mặt tối tìm hạnh phúc nơi vàng kho bạc đống, nhà cao cửa rộng, và với quyền lực vô song của đồng tiền có thể khiến cho mọi người, kể cả ông bà cha mẹ mình, phải cúi lạy, huống nữa là người dưng nước lã!

-đã bôn ba vượt khó, vượt lên số phận mình tìm hạnh phúc nơi của cải trần gian nhưng không bằng cách làm ăn chân chính lại giở trò chiếm đoạt của dân của nước để vun quén cho mình một kho báu khổng lồ ở những ngân hàng tên tuổi trong làng ngân hàng thế giới.

-đã đổi lấy tất cả tài sản mình tìm hạnh phúc nơi một cuộc sống trường sinh bất tử mơ hồ bằng đủ thứ chất bổ, kể cả chuyện ăn thịt thai nhi, ăn thịt trinh nữ…nghe đến rùng rợn mà họ vẫn bất chấp đạo đức, bất chấp nhân đạo.

Tất cả mọi người đang đi tìm hạnh phúc. Thế nhưng, rồi họ có tìm được hạnh phúc không? Hay chỉ là hạnh phúc ảo, hạnh phúc chóng vánh để chuốc lấy thảm họa khôn lường: bất hạnh, và bất hạnh ngàn thu.

Nghe tiếng một người đẹp nọ chuyên dùng các loại bổ dưỡng hảo hạng sâm nhung hải yến,  đã sửa mũi 7 lần, nâng ngực 3 lần, hút mỡ bụng năm sáu lần gì đó mà mới hôm qua tôi gặp người ấy cũng đành phải thưa “con chào cụ, trông cụ vẫn khỏe đấy”.

Một ông chủ tiệm thuốc tây, mất ăn mất ngủ, vì tin đồn ông trúng số cặp mười được mười mấy tỷ bạc. Ban ngày có dăm bảy chục người nghèo đến xin ông bố thí. Thiếu điều ông phải lạy bà con nghèo và van xin họ về cho, mà họ không chịu về, còn chửi bới ông thậm tệ. Ban đêm, giang hồ, hút chích, đầu trộm đuôi cướp tập trung quanh nhà ông văng tục, chửi thề “mầy muốn yên thì nhả ra đây năm ba triệu, bằng không thì mầy cũng chẳng còn thời gian mà hưởng được gì trên thế gian này đâu, mầy có nghe rõ chưa”. Vợ ông còn nghi ngờ hỏi: “ông ơi, ông có trúng số thật không, “quăng” cho tụi nó ít đồng đặng nó đi cho khuất mắt. Bo bo giữ của làm chi để cả nhà cực khổ thế nầy, ông ơi”. Mới chỉ là tin đồn rằng ông hạnh phúc, mà đã bất hạnh đến chừng nào!  

Một ông bạn tôi, rất muốn người ta tôn vinh là nhạc sĩ. Ông ta bỏ cả đống tiền để làm CD các tác phẩm của ông, tiền mướn người phối khí, thu âm, ca sĩ ca lẻ nổi tiếng trong ngoài nước, tốn kém…  và hầu hết là tặng không cho thiên hạ. Có một vài anh đểu cáng hay điện thoại chúc mừng ông, khen lấy khen để. Ông ta mừng và ngủ ngon lắm. Ông nói với vợ: “em thấy không “rắn chết để da, người ta chết để tiếng” Anh đã tìm được vinh quang cuộc đời mà bấy lâu nay anh hằng mơ ước. Thằng B bạn anh, nó hết dám vênh váo với anh nữa rồi”. Để mà chi cái loại hạnh phúc ấy?

Thiết tưởng, người Công Giáo phải ngộ ra rằng cả tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe… cuối cùng, đều không mang lại cho ta hạnh phúc thật, nếu chúng ta không biết sử dụng theo ý của Thiên Chúa. Vậy, hạnh phúc thật của chúng ta trước tiên phải là chiếm hữu được Thiên Chúa. Và để chiếm hữu được Thiên Chúa, Chúa Giêsu dạy ta phải biết: 

-không làm nô lệ lòng kiêu ngạo của mình, là không để cho lòng kiêu ngạo của mình định chuẩn mực hạnh phúc 

-biết khôn ngoan mà nhận ra hạnh phúc thật của chúng ta là được sống trong lề luật Chúa dạy. 

-biết từ bỏ những quyến rủ của hạnh phúc chóng vánh thế gian 

-biết dùng mọi thứ Chúa ban cho ở đời nầy mà mua lấy Nước Thiên Chúa, mua lấy sự sống đời sau, cho mình và cho người khác. 

-biết đặt mình trước Thiên Chúa quyền năng, và giàu lòng thương xót, và ký thác toàn thân trong tay Ngài. 

Quả thật, “Đời tôi là một chuyến đi. Đi tìm hạnh phúc vô biên.” (Hùng Lân) Và phải nhận ra trong chuyến đi tìm hạnh phúc ấy, luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương:  “Bôn ba muôn nơi con tìm hạnh phúc. Nhưng trong đêm thâu con gặp niềm đau. Và Chúa biết con đi tìm, tìm những ước mơ trong đời. Ngài vẫn ở đó bên con, lặng lẽ dõi bước chân con. Khi con bơ vơ con tìm đến Chúa. Khi con hoang mang con tìm bình an. Và Chúa vẫn thương con hoài. Ngài dẫn bước con trong đời. Tình yêu ôi quá tuyệt vời. Một mình con với Chúa thôi”. (Giang Ân- Mình Con Với Chúa) 

"Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy. 

Tôi chợt nhớ những trường hợp “tìm được Nước Trời” nơi những người cho đi và người nhận lãnh. Có một vài người bệnh không nặng lắm, và gia đình dư sức lo tiền chữa bệnh, nhưng họ đã chết. Một số người khác bệnh nặng hơn, có thể là vô phương cứu chữa, một phần vì nặng, một phần vì quá nghèo, thế mà họ đã lành bệnh cách lạ lùng. Tôi tin là những đồng tiền từ nhiều bà góa kia góp lại có sức làm một phép lạ cả thể của đức bác ái. Phép lạ ấy cho thấy: Nước Trời dành cho những người đang cho đi tất cả vì Chúa Kitô, vì tình thương của Chúa Kitô, và cùng Chúa Kitô chịu thương khó vì tha nhân.

Lạy Chúa, xin ban ơn khiêm nhường tự hạ, để chúng con biết thân phận mình phải hoàn toàn thuộc về Chúa. Vì chỉ trong Chúa, chúng con mới được nghỉ ngơi yên hàn, mới được hạnh phúc thật ngàn thu. A men.

PM. Cao Huy Hoàng 21-7-2011
(nguồn : thanhlinh.net)

Re: Vác cày đi USA kiếm cơm

Chào bác Bôn và các bác,
Qua bài đăng, ex làm tui sực nhớ đến câu: "đoạn trường ai có qua cầu
mới hay" trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh. Thật thì, những việc ex
phải làm cho hội chợ sắp đến, tui phải làm từ 3 đến 4 lần trong một
năm. Vì thế tui đồng cảm với ex rất nhiều. Ui cha, tuổi xấp xỉ U60,
qua cầu đoạn trường trong 1 tuần lễ thì chắc các trà nữ không còn nhận
diện ra ex đâu. Nếu được nằm ở vị thế của bác Khoan hoặc bác DM, tui
nhất định sẽ tìm tòi thức bồi bổ cho ex, sữa đặc sản? Thôi thì lời ít
tâm nhiều, chúc ex một chuyến đi tốt đẹp.
Rất đồng cảm,
PHT

Vác cày đi USA kiếm cơm

Hi cac Exs,

 

Hom qua moi pass cai interview cua LSQ My de lay visa nen bay gio moi dam thong bao v/v di USA kiếm cơm, kiếm cháo. Ex 772 đã loa lên rồi nên chỉ cung cấp them 1 vài thông tin về chuyến đi này thôi:

1)       Mục đích chính: Ở VN đói quá nên vác cày qua USA xem có kiếm được cơm thừa, canh cặn, cháo thiu gì không.

2)       Mục đích phụ: thăm con trai và thăm bạn bè, người thân.

3)       Thời gian và công việc:

·       Ngày 28Jul rời VN đi Las Vegas (có ghé Canada 2 ngày). 31Jul có mặt ở Work Market Cemter (WMC) để bắt đầu cày: Khui kiện hàng, khuân vác, sắp xếp, bày biện gian hàng trong hội chợ (già rồi nhưng phải tự làm vì không có tiền thuê công dân Obama lam – kể cả thuê dân Mễ).

·       31Jul-5Aug: đứng trực ở gian hàng trong hội chợ xem có ai mang 3C (cơm, canh, cháo) gì tới cho mình không.

·       6Aug: về LA, buổi chiều mời cơm bạn bè. Trước mắt là có gia đình Khoan & Dũng, hy vọng còn có thể gặp them ai đó

·       7Aug: ăn sáng với các Exs ( cũng là Gđ KHoan + Dũng và cũng hy vọng là có them ai đó). Thăm 1 vài người thân quen.

·       8Aug: dành cho con trai và đến tối thì lên đường ra sân bay về lại với vợ.

Sở dĩ mình thông báo chi tiết ngày giờ và địa điểm bởi vì mặc dầu mình rất muốn được gặp các bạn như Thắng, Ân, Thành, Châu, Hòa, Bách nhưng chắc là không có thời gian và điều kiện để đi thăm, nên bạn nào có dịp đi Las Vegas từ 1-5Aug hoặc LA từ 6-8Aug thì mình rất mừng được gặp các bạn.

4)       Hàng hóa mang đi: Sách, đĩa của Ex Ánh, 1kg trà của Ex 772; bánh bía, …. Ex nội địa ai có muốn gởi gì thì vui long gởi sớm. Ex Obama ai muốn đặc sản gì ở VN thì cứ tự nhiên loa loa lên.

5)       Hàng hóa mang về: chưa biết, nghe đâu có chai Green hay Blue Label gì đó của DM. Có thể ngày về ( về đến VN lúc 12g ngày 10Aug) tui sẽ mang hàng hóa từ USA thẳng ra Lộc An …xử luôn.

Nay kính báo.

_______________________________

Phuc Nguyen (Mr.)

Hoa Nguyen Wood Processing Co., Ltd.

Skype: nguyenphucvn

MP: 0903802975

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Vieng tham Paris

Bác PHT thân mến và các bác 68 thân mến
Sáng nay tui đọc bài báo về vài con số trong tháng 8 tại Paris , chẳng biết có thiệt hông , vì chúng ưa "nói láo ăn tiền" mà... , như sau :
Dien tích Paris rộng 105 KM vuông , có khoảng 2 triệu người thường trú , là thành phố đông dân cư nhất nước Pháp .... (dân số Pháp hiện nay 68 triệu người) .
Mỗi năm có khoảng 25 triệu du khách nước ngoài đến thăn viếng Paris , (khg biết chừng nào mới đến lượt các bác ex68 ????)
Vào tháng 8/2010 , có trên 1, 2 triệu người Parisien đi nghỉ hè ở những nơi khác ... (dân sống tại thành phố chỉ còn lại khoảng 40% thôi ) .
Thay vào đó là gần 10 triệu lượt du khách đến viếng thăm Paris và ở lại vài ngày như bác PHT tính làm, vì vậy , dân số trung bình tại Paris tháng 8/2010 là 3,2 triệu người !
Nhờ du khách thường khg xử dụng xe hơi riêng , nên số lượng xe lưu thông trong tháng này giảm được 20% .
Túm lại , ex tui rất thích đi làm việc trong tháng 8 , thiên hạ rủ nhau đi chơi hết , mình đi làm việc.... khoẻ ru các bác .
Toàn Thắng


Le gio 1 nam

Ân759 và gia đình chân thành cám ơn các Cha và anh em đã dâng lễ và cầu nguyện
cho linh hồn Anna nhân giỗ 1 năm.
 
Nay kính
 
Ân759 và gia đình

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Giỗ 100 ngày


Nhân dịp Giỗ 100 ngày Thân mẫu của ex tui, thân mời các bạn Ex68 đến dự Thánh lễ tại Nhà nguyện Dòng Chúa Cứu Thế vào hồi 10:30 sáng thứ Bảy, 30/7/2011.
 
Ex 775


Fwd: RE di cho chim an banh my

Chào bác PHT và các bác ex68 ,
Tui vừa mới nghỉ hè đợt 1, từ 22/6 mới vô làm việc lại sáng nay , rất vui khi hay tin bác đang có ý định du lịch châu Âu ghé thăm Paris vài ngày , nếu ex tui có dịp được đón tiếp gia đình bác nơi tệ xá thì còn hân hạnh nào bằng , rán thu xếp đi vào năm nay đi nha bác , lúc rày tui đang được rảnh rỗi , biết đâu chừng năm tới sẽ bị bận rộn ... lại khg có thời gian bù khú nhiều với bác , ex tui cầm tinh "con lừa", ông bà mình đã chẳng bảo là thứ "nhẹ khg ưa , chỉ ưa nặng" , cho nên hễ cứ thấy có chút rảnh rỗi , là phải bươi chuyện ra mà làm , chẳng dám ở khg bao giờ .
Paris là cái đẹp "tiềm ẩn" , khg thể chỉ ngồi trên xe mà nhìn ngắm như bên Mỹ được đâu , muốn thấy hết cái đẹp của nó , bác phải dành nhiều nhiều thời gian 1 chút nhé , đến mấy con bồ câu cũng rất "õng ẹo" , thấy mình quăng mẩu bánh mì xuống , chúng "đủng đỉnh" cũng mươi phút sau mới bắt đầu đến xơi nghe bác , du khách đến Paris thường khg cần ăn sáng vì đi ngủ vào 3 giờ sáng và thức dậy lúc 11 giờ trưa , chỉ cần uống 1 ly cafe cho tỉnh ngủ , rồi chờ đến 12 giờ ăn cơm trưa luôn cho tiện , vì thế bác nào cầm tinh "con gà" , đi du lịch Paris sẽ khg khoái lắm !
Toan Thắng

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Re: Le giỗ

Thăm anh em

Thánh lễ đồng tế long trọng cầu cho linh hồn Anna đúng giờ tại thánh đường giáo xứ Tống Viết Bường. Ở sát bên giáo xứ Nam Hòa nhưng lại thuộc hạt Phú Thọ mà cha Hùng Vũ 786 làm "phó quản hạt"; cha Định 776 đùa rằng như vậy là "có chức, có quyền". Khoảng 10 cha đồng tế và đông đảo họ hàng, thân bằng quyến thuộc cũng như bạn bè...[ Hai cha lớp mình đến trễ nên không đồng tế]

Hôm nay anh em exluro 68 đúng 10 người kể cả chủ nhà. Nhất trùm là trùm Hù 762: trùm nhận định là "ác nhất' là trưởng ban ăn nhậu 798, vì sao????? và "đểu nhất" là danh tướng 770, vì sao???

Cùng 1 câu trả lời là ưu tư của Dụng lùn 770 về sức khỏe của các cha. Ex Dụng 770 muốn 4 cha trong lớp 68 ( vì anh Nguyện không có nhu cầu) được hàng ngày xông hơi( tạm dịch từ wet sauna): tuyệt đối không có mát xa mát gần gì ở đây. Thị trường máy xông hơi thì thượng vàng hạ cám nhưng tối thiểu là 700AUD/ cái máy chưa kể thiết kế[ Thằng ruồi bỏ USD mà tính qua AUD vì hôm nay $ của Úc Châu không những bỏ xa USD mà còn vượt mặt $ Canada nữa>> Thằng này đúng 'đểu thật" chứ không đểu giả nhé]. Nhưng LT 763 chỉ tốn có 4 chai để làm thôi. Như vậy Ex 770 sẽ chịu chi phí để Ex Cầu 763 thiết kế 1 phòng xông hơi cho cha Hùng "good" thay cho nickname "đúng cataloge" vẫn xài lâu nay. Ex Phúc 798 sợ các cha bị mang tiếng là "hưởng thụ"[ Ex 762 cho là "ác"] còn Ex Dụng 770 thì nhử mồi để mai mốt đặt hàng LT làm liền mấy cái phòng xông hơi theo giá sỉ [ Ex 762 nói là "đểu"]!!! Ex Bình 761 nói rằng cha Hùng 786 thấy thiết kế sơ xài kiểu nồi cơm điện như vậy thì "toát hết mồ hôi vì sợ điện giật" cần gì phải xông hơi nữa. LT 763 bao xài và còn bảo hiểm nhân thọ cho cha Hùng Vũ. Sau 1 tháng sử dụng nếu không có bài ca "requiem" cha Định sẽ đăng ký sản phẩm thứ hai. Theo danh tướng khi họp lớp ở Lộc An anh em sẽ cùng chung tay góp sức cho 4 cái phòng xông hơi này....

Theo nguồn tin chưa chính thức thì thầy cả Hùng Đỗ 784 sẽ đảm nhiệm chức vụ PGĐ 'phụ trách" trường lớn. Và Ex hùng 786 có thể sẽ về Tân Hòa thay thế bố Sơn. DR có thắc mắc là sao không nhường ngôi cho cha Công( xoè, lớp 66) thì Ex 786 hồn nhiên trả lời: "Kinh Thánh đúng tới muôn đời, chúa chọn Giacop chứ không phải Edau"

Tình hình nghỉ mát Lộc An năm nay có vẻ hơi ít anh em tham gia. Tuy nhiên cả LT 763 lẫn LP 767 đều nhất trí là phải thuê xe rộng rãi thoáng mát và ngon lành kiều như "Aero Space" giường nằm.

Cuối tháng này ngày 28, Ex Phúc 798 sẽ đi Canada và vào Las Vegas. Hi Hi Ai có muốn gửi gì cho các anh em ở Cali thì liên hệ gấp 0903802975. Còn Ex nào ở Cali có yêu cầu quà cáp gì cứ tự nhiên, Ex Trưởng ban ăn nhậu 798 sẽ cố hết sức.

Đồ ăn đám giỗ hôm nay hơi nhiều nếu không nói là ê hề. Nhưng vẫn không nhiều bằng "suy tư thần học" của danh tướng 770, may mà có ông trùm Hù 762 ngồi bên cạnh cản bước chứ không anh em phải 2 h PM mới tan hàng chứ không phải lúc 1h PM như thực tế!

Hôm nay khộng có Ex đầu vần, nên anh em đọc "chay" vậy.

Ex 772

Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa.

Thật đúng vậy, Chúa Giêsu là một người bạn hay đòi hỏi, hay chỉ cho ta nhắm những mục đích cao cả, ... Hãy đạp đổ những rào cản của nông nỗi và sợ hãi bao vây các bạn!  Hãy nhận ra mình là những “con người mới”. 
(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 3)
Lúc tôi còn là một linh mục sinh viên ở Roma, có một người đã bảo tôi:  “Đức tính lớn nhất của bạn là ‘hăng say nhiệt tình’, còn tính xấu tệ nhất là ‘hay tấn công’”.  Dù thế nào đi nữa, tôi là một người ham hoạt động:  hướng đạo sinh, tuyên úy tráng đoàn Lavang, cắm trại trên núi Bạch mã...  Một tư  tưởng thúc bách tôi mỗi ngày:  phải chạy đua với đồng hồ!  Làm tất cả những gì có thể được để củng cố và phát triển Giáo hội trong Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xảy đến, khi phải sống dưới chế độ cộng sản!
Trọng tâm hoạt động của tôi là huấn luyện nhân sự:  gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147 trong tám năm; gia tăng số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong bốn chủng viện; tu nghiệp các linh mục trong sáu giáo phận của Giáo tỉnh miền Trung; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đồng giáo xứ, mục vụ...  Tôi rất quí mến giáo phận đầu tiên của tôi là Nha Trang.
Giờ đây, tôi phải đi vào Sàigòn lập tức, theo lệnh Đức Phaolô VI bổ nhiệm.  Không kịp từ  biệt những ai đã từng hiệp nhất với tôi trong cùng một lý tưởng, cùng một quyết tâm, cùng chia sẻ hân hoan và thử thách.
Đêm ấy 7-5-1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha Trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ.  Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha.
Tiếp đến là gian khổ thử thách tại Sàigòn, là bị bắt đưa trở lại Nha Trang, nơi mà tôi đã bị biệt giam khắc nghiệt nhất, không xa Tòa Giám mục của tôi.  Sáng tối tôi nghe tiếng chuông nhà thờ chánh tòa như  xé nát tim tôi.  Đêm đến tôi nghe tiếng sóng biển vỗ cạnh buồng biệt giam.
Từ Nha Trang tôi bị đưa trở lại Sàigòn, ở trại Thủ Đức, vùng Tam Hà, ngày đêm nghe không biết bao nhiêu tiếng chuông nhà thờ.  Đêm 1-12-1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, còng tay hai người chung một khóa số 8, bước xuống gầm tàu “Hải Phòng” đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, mùa đông 1976-77 rét 2°C.
Đặc biệt nhất là nỗi gian khổ của 9 năm biệt giam một mình với hai người gác, không bạn bè, không có việc làm, tôi ở trong một sự trống rỗng tuyệt đối, đến mức có thể điên đi được.  Tôi đi lại suốt ngày trong buồng giam, để vận động cơ thể kẻo nằm luôn thì tôi sẽ chết vì thấp khớp, viêm phổi.
Nhiều lúc một mình, tôi bị đau khổ giày vò, tại sao đang lúc mình 48 tuổi, trưởng thành và khỏe mạnh, sau tám năm Giám mục tôi đã có nhiều kinh nghiệm mục vụ, lại phải vào phòng biệt giam, xa giáo phận những 1700 km?
Một đêm thanh vắng, một tiếng từ đáy lòng nhắc nhở tôi:  “Tại sao con quẫn trí, hoang mang như  thế làm gì?  Con phải biết phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.  Những gì con đã làm và tiếp tục làm như  kinh lý giáo phận, huấn luyện nam nữ tu sĩ, giáo dân, thanh niên, kiến thiết thánh đường, cư  xá sinh viên, mở mang các thí điểm truyền giáo... tất cả những công tác ấy đều là những việc tốt lành, là việc của Chúa, nhưng không phải là Chúa!  Nếu Chúa muốn con trao tất cả các việc ấy trong tay Ngài, con hãy làm ngay, và hãy tin tưởng vào Ngài.  Chúa có thể làm tốt hơn con muôn nghìn lần; Ngài có thể trao việc của Ngài cho những người tài đức hơn con.  Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!”
Tôi luôn luôn học tập làm theo ý Chúa.  Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như  cơ thể không chịu đựng nổi.  Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi “một sự bình an mà thế gian không cho được”.
Theo tính tự nhiên, những lúc chương trình đang thực hiện tốt đẹp phải bỏ dở, hoạt động đang hăng say phải bó tay, nhiệm vụ đang quan trọng phải hạ tầng công tác!  Uất ức và chán nản!  Tôi tự hỏi:  Chúa gọi con “Hãy theo Thầy” hay “Hãy theo việc nọ, người kia?”  Để đó, Chúa sẽ liệu, Ngài sẽ giải quyết tốt hơn con là cái chắc.
Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời.  Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man.  Có lúc người ta để đèn sáng như  ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối.  Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi.  Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở.  Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài; dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra.  Sau này hai linh mục bị giam cách tôi 2 lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết:  “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức Cha nằm dưới đất và bảo:  cho hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!”  Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi!
Tôi phải chọn Chúa chứ  không phải việc của Chúa:  Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác.
Lúc tôi bị nhốt dưới khoang tàu Hải Phòng cùng với 1500 anh em tù nhân bị đưa ra Bắc, tôi đã thấy trên nét mặt của họ nỗi thất vọng, lòng căm thù.  Tôi chia sẻ đau khổ của họ.  Nhưng tôi lại nghe tiếng:  “Hãy chọn Chúa chứ  không phải việc của Chúa!”  Tôi đã thưa:  “Lạy Chúa, chính đây là nhà thờ chánh tòa của con.  Đây là dân Chúa trao cho con phục vụ, con phải làm cho Chúa hiện diện giữa những người anh em chán nản, cùng khổ này.  Đây là ý Chúa, nên con phải chọn”.
Khi tôi lên trại cải tạo, giữa thung lũng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú, tôi gặp 250 anh em cùng một chuyến đi, đa số không Công giáo, tôi vẫn nghe tiếng ấy thúc bách:  “Hãy chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa. - Lạy Chúa, Chúa sai con đến đây để làm cho tình thương của Chúa hiện diện giữa các anh em con, giữa đói khát và giá lạnh, giữa lao động cải tạo nhọc nhằn và tủi nhục bất công.  Con xin chọn Chúa, không phải chọn công việc của Chúa.  Con chọn thánh ý Chúa, giờ đây con là tông đồ truyền giáo của Chúa”.
Từ giây phút ấy, một sự bình an mới tràn ngập tâm hồn tôi, ở với tôi suốt 13 năm tù đày.  Tôi cảm thấy thấm thía sự yếu hèn của tôi; tôi lặp lại sự chọn lựa của tôi, lúc ấy không bao giờ Chúa để lòng tôi thiếu an bình.  Tất cả là hồng ân của Chúa.  Mỗi khi tôi tuyên bố:  “Vì Chúa, vì Hội thánh”, tôi phải thinh lặng trước mặt Chúa, và thành thật hỏi Chúa:  “Chúa thấy con hành động hoàn toàn vì ai?  Con đã chọn vinh danh Chúa, sống và hành động tuyệt đối vì Chúa?  hay Chúa là lý do thứ yếu, còn lý do khác mạnh hơn, con không tiện nói?”
Đây là một sự chọn lựa tuyệt vời, nhưng không phải dễ dàng.  Đức Gioan Phaolô II kêu gọi các bạn : 
Các bạn trẻ thân mến, như  các môn đệ thuở ban đầu, hãy theo Chúa Giêsu!  Đừng sợ lại gần Chúa ... Đừng sợ ‘cuộc sống mới’ mà Chúa muốn trao cho các bạn vì chính Ngài cho các bạn đủ sức đón nhận và thực hiện cuộc sống ấy, Ngài ban ân sủng của Ngài và Thánh thần của Ngài cho các bạn. 
(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 3)
 Đức Thánh Cha lại lấy gương thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu để soi sáng các bạn trẻ :
Hãy cùng Têrêxa tiến lên trên đường khiêm nhường và đơn sơ, trong tinh thần Công giáo trưởng thành, trong trường học của Phúc âm.  Hãy cùng Têrêxa sống trong “quả tim” của Hội thánh, và triệt để chọn Đức Kitô. 
(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 9)
Cậu bé trong Phúc âm đã có sự  chọn lựa triệt để ấy, cậu đã hiến dâng tất cả:  Năm chiếc bánh và hai con cá, trong tay Chúa Giêsu với lòng tin tưởng.  Thế rồi Chúa Giêsu đã làm “việc của Chúa”:  với chừng ấy, Ngài đã nuôi cả năm ngàn, cả vạn người!

Cầu Nguyện 
Chúa và việc của Chúa 
Vì lòng thương vô hạn,
            Chúa gọi con theo Chúa,
            làm con Chúa, làm môn đệ Chúa.
Rồi Chúa trao cho con một sứ mạng.
Không ai giống ai, nhưng cùng một mục đích
            làm tông đồ, làm chứng nhân cho Chúa.
Tuy nhiên, kinh nghiệm bản thân cho con thấy,
            nhiều lần con lẫn lộn hai điều này:
Chúa và việc của Chúa.
Chúa trao cho con công việc của Chúa,
            cao trọng có, khiêm tốn có,
            tầm cỡ có, bình dân có.
Con làm mục vụ giáo xứ,
            mục vụ giới trẻ, mục vụ học đường,
            mục vụ nghệ thuật, mục vụ gia đình,
            mục vụ thanh niên, mục vụ lao động,
            mục vụ truyền thông.
Con đổ vào đó tất cả nhiệt tình,
            tất cả những gì có thể được.
Con không tiếc một điều gì, kể cả mạng sống con.
Giữa lúc con tận tụy, hăng say như  thế,
            con gặp thất bại ê chề.
Vì người ta vô ơn, vì không ai chịu cộng tác,
            vì bạn bè hiểu lầm, vì bề trên không nâng đỡ,
            vì bịnh tật ốm đau, vì thiếu phương tiện...
Có lúc con đang trên đà thành công rực rỡ,
            mọi người hân hoan ca ngợi con, quyến luyến con.
Thì đùng một cái,
            con phải thuyên chuyển,
            nhận nhiệm vụ mới.
Con choáng váng như  rơi vào đêm tối.
Sao Chúa bỏ con?
Con không muốn bỏ dở việc Chúa,
            con phải làm cho hoàn thành việc Chúa.
Phải xây xong thánh đường, tổ chức xong hội đoàn...
Tại sao người ta phá việc Chúa?
Không ủng hộ việc Chúa vô cùng chính đáng?
Nhưng trước bàn thờ
            Bên Mình Thánh Chúa,
            con nghe Chúa Giêsu bảo con:
“Con hãy theo Chúa, chứ không phải theo việc của Chúa!”
“Nếu Chúa muốn, con hãy trao việc Chúa lại trong tay Chúa,
Chúa sử dụng ai tiếp tục, mặc ý Chúa.
Có Chúa lo, mà Chúa lo thì muôn vạn lần hơn con lo.
Con hãy chọn một mình Chúa”.

Biệt giam tại Hà Nội
ngày 11-2-1985
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hiện ra tại Lộ Đức
PX. Nguyễn Văn Thuận
-------------------------------ok.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A (Mt 13, 24-43)





CỎ LÙNG VÀ LÚA TỐT


Lm Bùi Quang Tuấn, CSsR
Tuần trước, Dụ ngôn “Người Gieo Giống” trình bày Thiên Chúa như một nông gia tung gieo Lời Ngài vào các tâm hồn. Có tâm hồn như đường đi, hạt giống rơi xuống bị người ta giẫm đạp, không ngóc đầu lên được. Có tâm hồn như sỏi đá, khô khan cứng cỏi, hạt tuy có nẩy mầm nhưng rồi bị nắng trời thiêu cháy vì thiếu nước. Có tâm hồn như bụi gai um tùm, bóp nghẹt cây lúa đang lên, nên cũng chẳng sinh được bông trái nào. Nhưng có tâm hồn như vùng đất phong phú, hạt giống mọc lên tươi tốt, hy vọng mang lại cho nhà nông một mùa gặt thành công rạng rỡ.

Tuần này, Dụ ngôn “Cỏ Lùng” lại trình bày Thiên Chúa như người vãi gieo giống tốt vào mảnh đất hứa hẹn, nhưng sau đó Satan đã lén lút gieo hạt giống xấu là cỏ lùng vào ban đêm. Thành ra trên cùng một mảnh đất màu mỡ, lúa non và cỏ lùng mọc lên chen nhau, rễ cây này xoắn gốc cây kia.


Người tôi tớ chân thành không khỏi nhức nhối lắng lo, muốn xin chủ ruộng giải quyết tức thì tình trạng vàng thau lẫn lộn. Nhưng chủ nhân e rằng khi nhổ cỏ người ta bứng luôn cả lúa nên quyết định đợi đến mùa gặt. Lúc đó cây lúa sinh hạt sẽ được bó lại đưa về sân phơi, còn cỏ lùng hoang dại sẽ bị cắt xuống ném vào lửa thiêu.


Dụ ngôn “Cỏ Lùng” bộc lộ hình ảnh thế giới, giáo hội, gia đình, con người như những vùng đất mang tính hỗn hợp. Thiện và ác, tốt và xấu, ân sủng và tội lỗi như “đan cài” với nhau. Không thể có một xã hội toàn là người tốt hoặc người xấu, cũng chẳng thể có một cộng đoàn toàn là thánh nhân hay tội nhân. Sự kiên nhẫn đầy tình thương xót của chủ ruộng như một cơ may cho những biến đổi và hoàn thiện. Thiên Chúa luôn mở ngỏ cho hoán cải và trổ sinh hoa trái tốt lành.


Dụ ngôn trên thúc đẩy tôi đi vào một hành trình tự vấn: tôi là một cây lúa xanh tươi đang nảy sinh bông hạt thơm ngát cho cuộc đời, hay tôi là cụm cỏ lùng đang ăn hại bao chất màu tươi tốt của cuộc sống?


Chắc hẳn tâm hồn tôi có mang nhiều loại giống tốt do Chúa gieo vào và cũng không ít giống xấu do Satan và tôi tớ của nó thảy vô, nhưng loại giống nào đang được chăm sóc và thứ nào đang bị vùi xuống? Tôi đang nhổ cỏ lùng trong đời mình hay tôi đang gắng công nhổ cỏ và nhổ luôn cuộc đời người khác?


Tôi đang cộng tác với Thiên Chúa để gieo giống tốt vào thế giới hôm nay hay tôi đang tiếp tay với ma quỉ để gieo bao giống xấu vào tâm hồn tha nhân?


Có một chi tiết rất đáng chú ý trong bài Dụ ngôn: khi mọi người đang ngủ, một kẻ xấu lòng đến rải cỏ lùng vào ruộng rồi đi mất. Kẻ thù ra tay mà không ai hay biết. Mầm mống sự ác đột nhập thế giới trong cách thế bất ngờ. Người ta chỉ nhận ra khi nó mọc lên và bắt đầu phá hoại hoa màu.


Như thế Lời Chúa mời gọi một thái độ tỉnh thức. Nếu quên mất rằng: sống là một cuộc tranh đấu không ngừng cho điều tốt vươn lên, tôi sẽ bị cái ác đè bẹp. Nếu chủ quan thiếu canh phòng trước những bóng đêm của cuộc sống, tôi sẽ bị ma quỉ khống chế cuộc đời.


Khi người ta nói: “đâu có sao” trong việc xem phim ảnh sách báo không nết na để giải trí một chút; khi người ta nghĩ: “đâu có sao” nếu nghe bạn bè rủ rê hút một chút cocain cho biết mùi đời; khi người ta tưởng: “đâu có sao” chuyện bỏ đọc kinh đi lễ một hôm. .., đều là những mầm giống cỏ lùng Satan gieo vào cuộc đời, chờ ngày bùng phát và hủy hoại.


Không phải chỉ có ma quỉ mới gieo cấy cỏ lùng. Nếu không tỉnh thức, coi chừng chính ta là người tiếp tay tung rắc cỏ lùng vào đời kẻ khác. Có cha mẹ gieo gian dối, tham lam vào lòng con cái mà không biết. Chẳng hạn, có người đi chợ về khoe với cả nhà: “Cô bán hàng hôm nay mất trí hay sao mà thối tiền sai nên dư mấy đồng, mừng quá!” Đáng lẽ nên nói với nhau : “Ồ, mẹ đã trả lại cho cô bán hàng số tiền dư vì phép công bằng,” hay “vì sợ cô ấy phải bỏ tiền túi ra để bù vào chỗ mất,” hoặc “e cô ấy sẽ gặp khó khăn với chủ tiệm,” đàng này người ta lại sung sướng thu cái lợi trước mắt mà không ngờ đã gieo vào lòng con cái mầm mống ích kỷ, gian tham; sau này lớn lên, chúng chỉ mong người ta dốt nát, lầm lẫn, mất trí để có lợi.


Thế đấy, hành động, lời nói, thái độ cư xử của một người có tầm ảnh hưởng như những hạt giống. Nếu là hạt tốt, gia đình, xã hội được nhờ biết bao. Trái lại, nếu là loại xấu, thương đau tất đang chờ ngày phát tán.


Trên một tờ báo nọ có câu chuyện tếu lâm đáng suy nghĩ: Một bé trai được mẹ cho ghé chơi nhà ông nội trong dịp cuối tuần. Ông thấy cháu mình chơi với bạn rất hăng say, nhưng hễ mở miệng ra là có những lời không thanh lịch cho lắm. Nội mới gọi cháu cưng lại trách:


- “Cháu học kiểu ăn nói du côn của đứa nào vậy? Từ nay trở đi ông cấm không được chơi với những thứ đó nữa nghe chưa.”


Đứa cháu vừa thở dài vừa nói:


- “Nếu thế thì từ nay cháu phải nghỉ chơi với bố cháu hay sao?


Ông nội:!!! (Thì ra nó học được từ bố nó.)


Hỡi bạn, Thiên Chúa đang cần chúng ta tiếp tay với Ngài để gieo vào gia đình, cộng đoàn, và lòng người những hạt giống tốt. Có thể là những hạt rất bé như hạt cải, nhưng hiệu năng vô cùng lớn lao. Có thể là những hạt đơn sơ âm thầm, nhưng lại như nắm men làm dậy biết bao đấu bột. Hãy gieo đi những hạt giống yêu thương, chân thật, trung tín, nhẫn nại, quảng đại, thứ tha... Chắc chắn hoa trái mai ngày sẽ là một mùa hân hoan và hạnh phúc tràn đầy.


(nguồn : tinmung.net)