GIEO LỜI CHÚA
Tại
1 tỉnh thuộc miền trung Ấn độ, 1 tín hữu Kito có tên là Sacdu- Sundasi, tự
nguyện tham gia công tác truyền giáo bằng cách phổ biến sách Phúc Âm. Ngày kia,
trên 1 chuyến xe lửa , anh can đảm lấy ra 1 số sách Phúc Âm theo thánh Gioan
đựng trong cặp và trao cho hành khách không phải là Kito hữu. Thay vì chỉ từ
chối không nhận, 1 hành khách lại giận dữ chộp lấy quyển Phúc Âm xé nát và
quăng những mảnh giấy vụn qua cửa sổ. Thiện chí truyền giáo của Sacdu tưởng
chừng như tan biến theo gió. Nhưng cũng
vào lúc ấy, có 1 người tình cờ đi dọc đường ray, anh ta tò mò cúi nhặt mảnh
giấy bị gió cuốn trước mặt, và anh đọc được hàng chữ “ BÁNH HẰNG SỐNG” được in
bằng tiếng địa phương. Tuy không hiểu rõ hàng chữ trên có ý nghĩa gì nhưng anh
cứ giữ mảnh giấy và dò hỏi những người quen biết.
Một trong bọn họ bảo: Đây là mảnh giấy
trong sách đạo Kito, anh không nên đọc nó nếu không muốn bị ô uế!
Suy
nghĩ trong khoảnh khắc, người nhặt được mảnh giấy nói: Tôi không sợ ô uế, ngược
lại tôi muốn đọc trọn quyển sách mang dòng chữ tuyệt vời này.
Sau
đó anh tìm mua 1 cuốn Tân Ước và được chỉ chỗ của câu:” Ta là Bánh hằng sống”.
Anh say mê đọc và thấy con tim được chiếu sáng. Rồi sau khi lãnh nhận phép
Thanh tẩy anh ta trở thành 1 giao lý viên.
Người
ghi lại câu truyện trên đã ghi chú:” Qua Chúa Thánh Thần, mảnh giấy nhỏ đã
thực sự trở nên Bánh Hằng Sống cho anh.
HAI BÀN TAY - ĐIỀU KỲ DIỆU
BÊN DƯƠNG CẦM
Mỗi chúng ta là thiên thần chỉ
có một cánh, Và chúng ta chỉ có thể bay nếu dính lại cùng nhau. Mùa xuân năm
1983, Margaret Patrich tới trung tâm Sống Tự Lập để tập vật lý trị liệụ Khi
Millie Meltugs - một nhân viên kỳ cựu - giới thiệu Margaret với mọi người ở
trung tâm, và chợt nhận ra vẻ mặt đau khổ của Margaret Patrich khi nhìn thấy
cây đàn dương cầm, Millie liền hỏi: -
Bà làm sao thế? Ðau chỗ nào vậy?
Margaret
Patrich nói nhỏ:
- Không sao đâu mà! Chỉ vì khi nhìn thấy cây
đàn dương cầm, tôi nhớ lại trước khi bị chấn thương, âm nhạc là tất cả đối với
tôi! Millie liếc nhìn bàn
tay phải vô dụng của Margaret trong khi người đàn bà da đen nhỏ nhẹ thuật lại
thời vàng son của một nghệ nhân âm nhạc. Ðột nhiên Millie nói: - Xin bà
đứng đợi ở đây nhé! Tôi sẽ trở lại ngay thôi!
Lát
sau Millie trở lại, theo sau là một phụ nữ nhỏ nhắn, tóc bạc trắng với cặp kính
cận dầy cộm. Bà còn dùng gậy tập đi nữa. Millie mỉm cười giới thiệu hai người:
- Bà Margaret Patrich, hãy làm quen với bà Ruts Eisenbery
đi. Bà Ruts cũng chơi dương cầm, nhưng cũng như bà, bà ấy cũng không thể chơi
dương cầm nữa sau khi bị chấn thương. Bà Ruts Eisenbery có tay phải còn lành,
và bà thì còn tay tráị Tôi có ý nghĩ: Nếu hai bà phối hợp lại sẽ làm nên điều
gì tuyệt vời đấy!
Bà Ruts
hỏi bà Margaret:
- Bà có biết bản Waltz cung Re
trưởng của Chopin không?
Bà
Margaret gật đầu. Thế là họ ngồi cạnh nhau trên ghế chiếc đàn piano, một bàn
tay đen với những ngón dài thanh tú, và bàn tay kia với những ngón trắng, ngắn
và mập... cùng nhau lướt trên những phím ngà. Từ ngày đó, họ ngồi lại bên nhau
hàng trăm lần để bay bổng theo cung nhạc: Bàn tay liệt của Margaret quàng qua
lưng bà Ruts, và bàn tay bất động của bà Ruts đặt trên đầu gối Margaret. Trong
khi bàn tay lành mạnh của bà Ruts chơi phần giai điệu và tay lành của Margaret
giữ phần hoà âm.
Chương trình biểu diễn
của họ đã làm hài lòng khán thính giả truyền hình tại thánh đường, trường học,
nhà hưu dưỡng, và các trung tâm phục hồi. Trên ghế biểu diễn dương cầm, hai bà
còn chia sẻ với nhau không chỉ âm nhạc mà còn nhiều điều chung: Cả hai đều lên
chức "Bà Cố" vì đã có chắt, đều góa bụa, đều mất các con trai, cả hai
đều có rất nhiều để cho đi nhưng không thể cho đi được nếu không có người kia!
Trên ghế đàn dương cầm, bà Ruts nghe
lời Margaret tâm sự:
-
Âm nhạc của tôi bị lấy đi, nhưng Chúa lại cho tôi Ruts.
Bà Ruts cũng đồng ý:
- Qủa là một phép lạ Chúa đã làm để nối kết hai chúng ta
nên một. (Margaret
Patrich)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.