Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

CN Thăng Thiên

               CÂU CHUYỆN TRUYỀN THÔNG

 

Vào ngày 12-4 -1961, Yuri Gagarin trở thành phi hành gia người Nga đầu tiên.Chiếc phi thuyền Vostok-1 bay được một vòng quanh qũy đạo trái đất trong 1 giờ 48 phút, với vận tốc  17,000 dặm/ giờ. Anh trở thành một anh hùng  của dân tộc Nga vào lúc đó, vì đã làm cho cả nước Nga hãnh diện  vì sự tiến bộ của họ. Sau đó, đã có một buổi tiếp tân rất lớn để vinh danh anh. Người bạn thân và đồng nghiệp của anh là phi hành   gia Alexei Leonov thuật lại.    
Lúc đó Tổng bí thư Nikita Khrushchev hỏi dồn Gagarin: "Vậy nói cho tôi biết, anh có thấy Thiên Chúa trên đó không?" Lưỡng lự một chút, Gagarin trả lời dứt khoát: "Vâng thưa ngài, tôi có thấy!"                                                                     

Khrushchev cau mày, ông dặn dò: "Đừng nói với bất kỳ ai."   

Vài phút sau, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga lại bên, hỏi Gagarin: "Vậy,con cho cha biết, con có nhìn thấy Thiên Chúa trên đó không?" Gagarin do dự trả lời: "Không, thưa cha con không thấy." 

Ngài dặn:"Đừng nói với bất cứ ai." (Giai thoại trong New Age Journal ,Vol. 7(1990),p. 176)     

Thực tế Yuri Gagarin đã được rửa tội trong Giáo Hội Chính Thống, nhưng do áp lực của Soviet đối với Kitô giáo, anh buộc phải dè chừng lại chính mình. Sau khi bay vào vũ trụ, Gagarin đã tới nhà thờ Ba Ngôi Thiên Chúa của Đan viện Thánh Sergi lớn nhất nước Nga, để tạ ơn Thiên Chúa đã cho chuyến bay thành công tốt đẹp...

 

Nếu bạn được đưa một tờ giấy có kẻ sẵn ô ly, hãy viết trên mặt kia -                                                                   William Carlos Williams

      10 website để tìm Chúa trên internet

Có hàng ngàn trang web về tôn giáo trên internet và thật khó kể tên hết những website này. Nhân ngày thế giới về truyền thông cuối tháng 5 năm vừa qua, hãng thông tấn Rome Reports đã chọn lọc và đưa ra 10 website hữu ích nhất trong việc hướng dẫn và đào sâu đức tin Công giáo.                                                 

Catholic-Link,  Arguments là 2 website cung cấp những video về các chủ đề giáo lý đức tin…                                         

Với Catholic Underground, bạn có thể tìm thấy những video, audio của những buổi hội thảo, nói chuyện, phỏng vấn do các linh mục, tu sĩ hướng dẫn. Người ta có thể tìm những lối trình bày, giải thích, hay suy tư dựa trên nền tảng đức tin Công Giáo về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.                                    

My Christian Drawing là nơi dành cho các thiếu nhi với các tranh vẽ minh họa bài Tin Mừng theo từng Chủ Nhật . Người ta có thể tải về những hình ảnh này và cho các em tô màu khi học hỏi về Lời Chúa.                                                           

LifeTeen là sân chơi bổ ích cho các bạn thanh thiếu niên. Nơi đây, bạn có thể tìm thấy những video, hình nền, bài viết…giúp ích cho việc đào sâu đức tin Công Giáo của mình.   New Advent là website tập hợp và cập nhật những bài viết hay nhất của các blogger Công Giáo.                                               

Nếu bạn muốn đi tìm kiếm câu trả lời cho một số những thắc mắc về vấn đề giáo lý cũng như muốn lắng nghe những câu chuyện hoán cải trở về với đức tin công giáo, thì Why I'm Catholic, Catholics Come Home là những lựa chọn cho bạn         

Còn RockingRomans.com hướng đến những người yêu nhạc thánh ca. Hầu hết các bài hát ở đây bằng tiếng Anh.           

Và cuối cùng là Vatican.va,cổng thông tin chính thức của tòa thánh Vatican . Nơi đây, bạn có thể tìm thấy ở những những tài liệu văn kiện của Giáo Hội Công Giáo, cũng như những tin tức mới nhất về Đức Thánh Cha và về Giáo Hội hoàn vũ.                                                                     (theo romereports.com)

re: Thăng thiên

Truyền thông
phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48
 
(Chúa nhật, 01-06-2014)
 
 
 
Anh chị em thân mến,
 
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên "nhỏ bé hơn" và vì thế, là nơi dường như tất cả chúng ta dễ gần gũi nhau hơn. Những phát triển về giao thông và công nghệ truyền thông đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau và gắn kết với nhau hơn, ngay cả sự toàn cầu hóa cũng khiến chúng ta càng thêm tương thuộc lẫn nhau. Nhưng trong gia đình nhân loại vẫn còn những chia rẽ, có khi rất trầm trọng. Trên bình diện toàn cầu chúng ta thấy có một khoảng cách gây gương mù giữa sự sa hoa của người giàu và cảnh cơ cực của người nghèo. Nhiều khi chúng ta chỉ cần dạo qua những con đường trong một thành phố cũng thấy được cảnh tương phản giữa những người sống ở đường phố với ánh đèn rực rỡ trong các cửa hàng. Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với những cảnh tượng ấy đến mức chúng chẳng còn làm cho chúng ta áy náy nữa. Thế giới chúng ta đang gánh chịu nhiều hình thức loại trừ, gạt ra bên lề và nghèo khổ, chưa kể đến những cuộc xung đột phát sinh từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, ý thức hệ cộng lại, và đáng buồn thay, có cả nguyên nhân tôn giáo nữa.
 
Trong thế giới này, các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, tạo nên cảm thức về một gia đình nhân loại hiệp nhất, thúc đẩy tình liên đới và nghiêm túc dấn thân xây dựng một cuộc sống xứng đáng hơn cho mọi người. Việc truyền thông tốt đẹp giúp chúng ta gần nhau hơn, biết rõ nhau hơn, và cuối cùng, hiệp nhất với nhau hơn. Những bức tường ngăn cách chúng ta chỉ có thể bị phá vỡ nếu chúng ta sẵn sàng lắng nghe nhau và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần giải quyết những khác biệt qua những hình thức đối thoại, giúp chúng ta thêm cảm thông và tôn trọng nhau. Một nền văn hóa gặp gỡ đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng không những cho đi, nhưng còn nhận lãnh nữa. Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực này, đặc biệt là ngày nay, khi các mạng truyền thông giữa con người đạt được những tiến bộ chưa từng thấy. Đặc biệt, internet cho chúng ta vô số cơ hội gặp gỡ và liên đới với nhau. Đây là điều thực sự tốt lành, là quà tặng của Thiên Chúa.
 
Nói như thế không phải là không có những vấn đề. Vận tốc thông tin mau lẹ vượt quá khả năng suy tư và phán đoán của chúng ta, và điều này không giúp chúng ta thể hiện mình một cách quân bình và đúng đắn hơn. Việc bày tỏ những ý kiến khác nhau có thể được coi là hữu ích, nhưng cũng có thể khiến người ta cố thủ đằng sau những nguồn thông tin chỉ khẳng định cho những mong muốn và tư tưởng, hoặc những quyền lợi chính trị và kinh tế của riêng mình. Thế giới truyền thông có thể giúp chúng ta hoặc thêm kiến thức, hoặc lạc hướng. Ước muốn kết nối bằng kỹ thuật số có thể đưa đến hậu quả làm cô lập chúng ta với người thân cận, những người gần gũi chúng ta nhất. Chúng ta cũng đừng quên có những người, vì nhiều lý do, không được tiếp cận các phương tiện truyền thông xã hội, họ có nguy cơ bị bỏ lại đàng sau.
 
Những bất lợi ấy là những điều có thực, nhưng chúng không biện minh cho việc loại bỏ các phương tiện truyền thông xã hội; đúng hơn, chúng nhắc nhở chúng ta rằng truyền thông, xét cho cùng, là một thành tựu về mặt con người hơn là về kỹ thuật. Vậy trong môi trường kỹ thuật số, đâu là điều giúp chúng ta lớn lên trong tình người và hiểu biết lẫn nhau? Chẳng hạn, chúng ta cần phục hồi ý nghĩa nào đó của sự khoan thai và điềm tĩnh. Điều này đòi phải có thời gian và khả năng thinh lặng để lắng nghe. Chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn nếu chúng ta muốn hiểu được người khác biệt với mình. Người ta chỉ bộc lộ hoàn toàn, không chỉ những khi họ được đối xử cách bao dung, nhưng còn là khi biết mình được đón nhận thực sự. Nếu chúng ta thực sự quan tâm lắng nghe người khác, chúng ta sẽ học được cách nhìn thế giới với đôi mắt khác và quý chuộng kinh nghiệm phong phú của con người như được biểu lộ trong các nền văn hóa và truyền thống khác nhau. Chúng ta cũng học quý chuộng hơn nữa những giá trị quan trọng lấy cảm hứng từ Kitô giáo, chẳng hạn nhân sinh quan về con người, bản chất của hôn nhân và gia đình, sự phân biệt giữa các lĩnh vực tôn giáo và chính trị, các nguyên tắc liên đới và bổ trợ, và nhiều giá trị khác.
 
Như vậy truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực như thế nào? Và đối với chúng ta là môn đệ của Chúa, gặp gỡ người khác theo ánh sáng Tin Mừng nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta có thể lại gần với nhau mặc dù chúng ta có những giới hạn và tội lỗi? Những câu hỏi này có thể tóm gọn trong điều mà có lần một thầy thông luật –tức là một người truyền thông– hỏi Chúa Giêsu: "Ai là người thân cận của tôi?" (Lc 10,29). Câu hỏi này giúp chúng ta hiểu truyền thông theo nghĩa "tình thân cận". Chúng ta có thể diễn dịch câu hỏi đó theo cách này: Làm thế nào để trở thành "người thân cận" khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và khi sống trong môi trường mới do nền kỹ thuật số tạo nên? Tôi tìm được câu trả lời trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành – cũng là một dụ ngôn về truyền thông. Thực vậy, ai truyền thông thì trở nên người thân cận. Người Samaritanô nhân lành không chỉ trở nên người thân cận, nhưng còn nhận trách nhiệm chăm sóc người mà ông gặp thấy dở sống dở chết bên vệ đường. Chúa Giêsu đã đảo ngược quan điểm của chúng ta: không phải tôi nhìn người khác như người đồng loại của tôi, mà là khả năng tôi trở nên giống như người khác. Truyền thông có nghĩa là nhìn nhận rằng chúng ta đều là con người, là con cái Thiên Chúa. Tôi thích định nghĩa khả năng truyền thông ấy là "tình thân cận".
 
Nếu như truyền thông chủ yếu nhắm đến việc khuyến khích chủ nghĩa tiêu thụ hoặc thao túng người khác, khi ấy chúng ta đang đối mặt với một hình thức tấn công hung bạo, như người ở trong dụ ngôn bị bọn cướp đánh và bỏ mặc bên đường. Thầy Lêvi và vị Tư tế không coi người ấy là người thân cận, mà như một kẻ xa lạ cần phải tránh xa. Thời ấy, có những quy luật về sự thanh sạch theo nghi lễ đã quy định cách cư xử của họ. Ngày nay có một mối nguy cơ là một số phương tiện truyền thông cũng quy định cách xử sự của chúng ta đến độ chúng ta không còn nhận ra người thân cận thực sự của mình nữa.
 
Chỉ lướt qua các xa lộ kỹ thuật số –hay đơn giản chỉ "nối mạng"– là không đủ: các kết nối còn cần phải đi vào gặp gỡ đích thực. Chúng ta không thể sống tách biệt, co cụm vào mình. Chúng ta cần yêu và được yêu. Chúng ta cần đến lòng nhân hậu. Các chiến lược truyền thông chẳng bảo đảm cho chân thiện mỹ trong truyền thông. Thế giới truyền thông cũng phải quan tâm đến con người, cũng được mời gọi thể hiện lòng nhân hậu. Thế giới kỹ thuật số có thể là nơi đầy tình người, không phải là một mạng lưới giây nhợ, nhưng là một mạng lưới những con người. Tính trung lập của các phương tiện truyền thông chỉ là vẻ bề ngoài; chỉ những ai truyền thông với tất cả con người của mình thì mới có thể trở nên một điểm tham chiếu thực sự cho người khác. Nền tảng cho tính đáng tin của một người truyền thông là sự dấn thân cá nhân của người ấy. Vì thế, nhờ internet chứng tá Kitô giáo có thể đến với các vùng ngoại vi của cuộc sống.
 
Như tôi vẫn thường lặp đi lặp lại, nếu phải chọn giữa một Giáo hội bầm giập vì đi ra đường phố và một Giáo hội tự thu mình lại, chắc chắn tôi sẽ chọn Giáo hội trước. Các "đường phố" ở đây là thế giới nơi con người đang sống, nơi chúng ta có thể đến với họ, vừa thiết thực vừa thân thương. Xa lộ kỹ thuật số là một trong những con đường ấy, con đường đầy rẫy những người bị thương, những người đang tìm kiếm ơn cứu độ hay niềm hy vọng. Nhờ internet, sứ điệp Kitô giáo có thể đi đến "tận cùng trái đất" (Cv 1,8). Mở rộng những cánh cửa nhà thờ cũng có nghĩa là mở những cánh cửa ấy trong môi trường kỹ thuật số, để cho mọi người bước vào, dù họ ở trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, và để cho Tin Mừng bước ra gặp gỡ mọi người. Chúng ta được mời gọi chứng tỏ rằng Giáo hội là nhà của mọi người. Chúng ta có khả năng thông truyền hình ảnh một Giáo hội như thế hay không? Truyền thông là phương tiện diễn tả ơn gọi truyền giáo của toàn thể Giáo hội; ngày nay các mạng xã hội là một phương thức để sống lời mời gọi tái khám phá vẻ đẹp của đức tin, vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Trong lĩnh vực truyền thông cũng vậy, chúng ta cần có một Giáo hội mang lại hơi ấm và lay động các tâm hồn.
 
Chứng tá Kitô giáo hiệu quả không phải là dùng các sứ điệp tôn giáo dội bom người khác, nhưng là mong muốn tự hiến cho tha nhân "qua việc lấy sự kiên nhẫn và lòng tôn trọng tham dự vào những vấn nạn và hoài nghi của họ trên con đường kiếm tìm chân lý và ý nghĩa đời người" (Bênêđictô XVI, Sứ điệp nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 47, 2013). Chỉ cần nhắc lại câu chuyện hai môn đệ trên đường Emmaus. Chúng ta phải có khả năng đối thoại với con người ngày nay, để hiểu những ước vọng, hoài nghi và hy vọng của họ và trao tặng họ Tin Mừng là chính Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, đã chịu chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Chúng ta được thách đố trở nên những người có chiều sâu, quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh mình và tỉnh thức về tinh thần. Đối thoại có nghĩa là tin rằng "tha nhân" có điều gì đó tốt đẹp đáng nói, đồng thời nhường chỗ cho quan điểm và đề nghị của họ. Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ những ý tưởng và truyền thống của mình, nhưng là bỏ đi thái độ cho rằng chỉ có ý tưởng và truyền thống của mình mới là có giá trị và tuyệt đối.
 
Ước gì hình ảnh người Samaritanô nhân lành lấy dầu và rượu chăm sóc các vết thương của người bị nạn thành kim chỉ nam cho chúng ta. Ước gì sự truyền thông của chúng ta là dầu thơm xoa dịu đau khổ và là rượu ngon mang lại hân hoan cho các tâm hồn. Ước gì ánh sáng chúng ta đem đến cho người khác không phải là nhờ mỹ phẩm hay những hiệu ứng đặc biệt, nhưng do chúng ta trở thành "người thân cận" đầy tình yêu và lòng xót thương với người mang thương tích bị bỏ lại bên vệ đường. Chúng ta hãy mạnh dạn trở thành những công dân của thế giới kỹ thuật số. Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo hội phải là một Giáo hội ở với mọi người, có thể đồng hành với mọi người. Cuộc cách mạng diễn ra trong các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin là một thách đố lớn lao và đầy thú vị; mong sao chúng ta đáp ứng thách đố ấy bằng nghị lực mới mẻ và đầy sáng tạo khi tìm cách thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa cho tha nhân.
 
Vatican, ngày 24 tháng 1 năm 2014,
lễ thánh Phanxicô Salêsiô
Phanxicô
 
(Đức Thành chuyển dịch từ bản Anh ngữ của vatican.va)

Hỏi Đáp về Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền thông xã hội thứ 48
 
Vào ngày 24-1-2014, Đức giáo hoàng Phanxicô đã công bố một Sứ điệp đặc biệt nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội (NTGTTXH) thứ 48 được cử hành vào ngày 1-6-2014
 
Để giúp các thành viên của các Ban Mục vụ Truyền Thông và các tín hữu học hỏi, đào sâu Sứ điệp này, Uỷ ban Truyền thông xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã soạn một số câu Hỏi-Đáp như sau:
 
1. Chủ đề của Sứ điệp NTGTTXH thứ 48 là gì?
Chủ đề của Sứ điệp NTGTTXH thứ 48 là "Truyền thông phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực"
 
2. Sứ điệp NTGTTXH 48 có kể ra một vài biến chuyển trong thế giới hôm nay có thể giúp con người gặp gỡ và gần gũi nhau nhiều hơn. Đó là những biến chuyển nào?
Đó là những phát triển về giao thông, về công nghệ và toàn cầu hóa… Những biến chuyển này của thế giới có thể giúp con người gặp gỡ và gần gũi nhau nhiều hơn.
 
3. Những hình thức xã hội nào trong thế giới hôm nay chứng tỏ vẫn còn nhiều xa cách giữa con người với nhau?
Đó là sự xa hoa của người giàu bên cạnh cảnh cơ cực của người nghèo; đó là nhiều hình thức loại trừ, tình trạng bị gạt ra bên lề và sống nghèo khổ, những cuộc xung đột phát sinh từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, ý thức hệ, và cả nguyên nhân tôn giáo nữa.
 
4. Khi đứng trước tình trạng xa cách của con người, ngày nay người ta thường có thái độ đáng ngại nào?
Thưa đó là thái độ bàng quan, không một chút áy náy vì đã trở nên quá quen thuộc với những cảnh tượng xa cách và bất công trong xã hội.
 
5. Những điểm tích cực mà truyền thông hôm nay có thể tạo ra là gì?
Đó là những cách truyền thông tốt đẹp có thể giúp con người gần gũi, hiểu biết, hiệp nhất, lắng nghe, đối thoại, cảm thông, học hỏi và tôn trọng nhau. Internet có thể cho con người vô số cơ hội gặp gỡ và liên đới.
 
6. Bên cạnh những mặt tích cực, truyền thông cũng có những vấn đề được coi là tiêu cực như thế nào?
Sứ điệp NTGTTXH 48 có kể ra một số vấn đề:
– Vận tốc thông tin mau lẹ, vượt quá khả năng suy tư và phán đoán, khiến con người khó thể hiện mình một cách quân bình và đúng đắn.
– Tự do ý kiến có thể khiến con người dễ cố chấp, cố thủ với ý kiến chủ quan của mình.
– Truyền thông có thể khiến con người bị lạc hướng, bị cô lập.
– Nhiều người không có khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông xã hội, sẽ bị bỏ rơi lại phía sau.
 
7. Những điểm bất lợi của truyền thông có thể được coi là lý do chính đáng để Giáo hội loại bỏ các phương tiện truyền thông xã hội không?
Những điểm bất lợi ấy không biện minh cho việc loại bỏ các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng vẫn nhắc nhở con người rằng: truyền thông sẽ là một thành tựu tốt đẹp và rất hữu ích cho con người khi họ biết dùng nó để phát huy những gì giúp họ lớn lên trong tình người và trong sự hiểu biết lẫn nhau.
 
8. Trong lĩnh vực truyền thông, đâu là những điều chúng ta cần phát huy để có thể lớn lên trong tình người và trong hiểu biết lẫn nhau?
Theo sứ điệp NTGTTXH 48, để có thể lớn lên trong tình người và hiểu biết lẫn nhau, chúng ta cần phát huy nhiều điều trong lĩnh vực truyền thông, chẳng hạn, cần phục hồi ý nghĩa của sự khoan thai và điềm tĩnh. Cần phải kiên nhẫn, bao dung, quan tâm lắng nghe người khác. Cần phải quý chuộng những giá trị quan trọng lấy cảm hứng từ Kitô giáo, chẳng hạn nhân sinh quan về con người, bản chất của hôn nhân và gia đình, sự phân biệt giữa các lĩnh vực tôn giáo và chính trị, các nguyên tắc liên đới và bổ trợ, và nhiều giá trị khác.
 
9. Truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực như thế nào?
Truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực khi con người biết truyền thông để xây dựng "tình thân cận" với những người mình gặp được trên đường đời, giống như người "Samari nhân hậu" sẵn lòng chăm sóc kẻ bị đánh trọng thương mà anh gặp thấy nằm bất tỉnh ven đường. Người "Samari nhân hậu" đã không coi nạn nhân như kẻ xa lạ; anh tận tình giúp đỡ nạn nhân như người rất "thân cận" của mình, và khi làm như thế, anh đã phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực.
 
10. Cần sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như thế nào để trở thành "thân cận" với những người ta gặp gỡ trong môi trường kỹ thuật số?
Xa lộ kỹ thuật số là một trong những con đường đầy rẫy những người bị thương và những người đang băn khoăn tìm kiếm niềm hy vọng, khao khát chân lý và ơn cứu độ. "Mở rộng những cánh cửa nhà thờ cũng có nghĩa là mở những cánh cửa ấy trong môi trường kỹ thuật số, để cho mọi người bước vào, dù họ ở trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, và để cho Tin Mừng bước ra gặp gỡ mọi người." Giáo hội cần đi vào môi trường kỹ thuật số để mang lại hơi ấm và lay động các tâm hồn đang sinh hoạt ở đấy. Trong môi trường này, chứng tá Kitô giáo hiệu quả không phải là dùng các sứ điệp tôn giáo dội bom người khác, nhưng là mong muốn tự hiến cho tha nhân "qua việc lấy sự kiên nhẫn và lòng tôn trọng tham dự vào những vấn nạn và hoài nghi của họ trên con đường kiếm tìm chân lý và ý nghĩa đời người" (Đức Bênêđictô XVI, Sứ điệp nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 47, 2013). Giống như Chúa Giêsu đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus, các tín hữu phải có khả năng đồng hành và đối thoại với con người ngày nay, để hiểu những ước vọng, hoài nghi và hy vọng của họ và trao tặng họ Tin Mừng là chính Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, đã chịu chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Các tín hữu được thách đố trở nên những người có chiều sâu, biết quan tâm đến những gì diễn ra chung quanh mình và tỉnh thức về tinh thần.
 
11. Trong sứ điệp NTGTTXH thứ 48, Đức giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ các tín hữu cần dấn thân vào thế giới kỹ thuật số như thế nào?
Ngài nhấn mạnh: "Chúng ta hãy mạnh dạn trở thành những công dân của thế giới kỹ thuật số. Giáo hội cần quan tâm hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo hội phải là một Giáo hội ở với mọi người, có thể đồng hành với mọi người. Cuộc cách mạng diễn ra trong các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin là một thách đố lớn lao và đầy thú vị. Mong sao chúng ta đáp ứng thách đố ấy bằng nghị lực mới mẻ và đầy sáng tạo khi tìm cách thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa cho tha nhân."
 
 
Uỷ ban Truyền thông xã hội / HĐGMVN

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

CN V PS

 " Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy."     Ga 14,21

                          Tin tốt lành

"Ý nghĩa cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao,                            

không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào"    -   (Lewins L. Dunnington).

Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm những người xuất sắc nhất để dự vòng thi chung kết. Rồi anh cũng vất vả vượt qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài ba ngày liền căng thẳng và giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là một món tiền khá lớn mà cuộc đời sinh viên trước nay của anh chưa từng mơ tới. Sau khi rời hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất chợt, một người phụ nữ tiến đến gần anh.                                               Bà ta nghẹn ngào:                                                                - Chào cậu! Chúc mừng cậu, thật vinh dự cho cậu đã đạt được giải nhất trong cuộc thi khó khăn này. Tôi có một chuyện muốn nói với cậu nhưng không biết có tiện không. Nếu cậu có con nhỏ thì cậu mới hiểu được điều tôi sắp nói. Con của tôi đang bị ung thư nặng nằm trong bệnh viện, nếu không có một khoản tiền lớn để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mà nhà tôi thì… không thể lo được một khoản tiền lớn như vậy…                                                     - Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực sự                                                                                               Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng số tiền vừa được thưởng và trao cho bà. 

 

- Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi – anh nói.                                                                         

- Cảm ơn cậu, không biết tôi phải lấy gì mà đền ơn cậu đây. 

Nói rồi, người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng. 

Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tiến tới hỏi:                                                                - Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ sau cuộc thi và anh đã cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết của bà ấy, phải không? 

Người thanh niên gật đầu xác nhận. 

- Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảo thật sự đấy. Bà ta chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tin quá! Anh bị lừa rồi, anh bạn ạ! 

Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại: 

- Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không? 

- Đúng vậy. Tôi bảo đảm là như thế - người đàn ông quả quyết. 

- Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được biết đấy - người thanh niên nói. 

Đoạn, anh nói thêm: 

- Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả

                                                                                                                                           Từ internet

 

Chẳng phải là mọi người đều được Thiên Chúa quan tâm săn sóc đó sao ? Chẳng phải ai cũng có một linh hồn như chúng ta, và nếu họ xa rời Thiên Chúa bao nhiêu thì càng phải được chúng ta thân thiết bấy nhiêu đó sao ?                                                            
Hãy mở rộng tấm lòng đón nhận bất kỳ ai đến với mình. Hãy để cho tâm hồn mình rung động dưới bàn tay Thiên Chúa, đáp ứng những tư tưởng quảng đại, những cảm tình thương mến.    
Hãy học cách tìm ra trong bất cứ ai mối dây cuối cùng còn nối họ với Đấng Vô Biên, với Thiên Chúa.
                                                                                                                                                        ELISABETH LESEUR    

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

re: Phép lành tòa thánh

Thưa anh em
Nhân dịp Đức cha Tốt( Ex 59) về VN trong hè này
Ex Luro Sai Gòn sẽ xin danh sách đăng ký để làm phép lành Tòa Thánh cho anh em
Năm nay anh Mạnh Hà sẽ thiết kế theo khổ A3 cho trang trọng
Giá dự kiến là khoảng 100.000VN$/ bức{ nếu dư sẽ gửi lại hoặc lo khung đơn sơ cho anh em]
Anh Lê Phước Thiệt ( Ex 59) đề nghị ai muốn xin đang ký danh sách để lên khuôn
Gia đình anh em Ex sẽ ghi là Giuse Trần văn X và Maria Nguyễn Thị B  và các con
Nếu con cái anh em có gia đình riêng và muốn có phép lành xin đăng ký riêng thêm.( Tránh tình trạng như gia đình ông trùm năm ngoái quá đông người không đủ chỗ ghi)
Rút kinh nghiệm từ ex đầu vần : hiện còn giữ phép lành Tòa Thánh chưa có người nhận. Ex Ruồi tui chỉ lên danh sách đảm bảo có người thực nhận.
Vậy xin anh em gửi thư về sớm để Ex tui chuyển giao cho ban tổ chức kịp thời. Mọi khiếu nại đáng tiếc chúng tôi không chịu trách nhiệm sau ngày 01/6/2014
Trân trọng
Ex 772
Ex 772

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

CN 5 PS

Thầy là đường, là sự thật và là sự sống".

                      Ai cũng có thể bay
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim. Mọi lời giải thích đều chẳng có nghĩa lý gì với cậu bé.
Cậu ta hay thắc mắc rằng tại sao cậu lại không thể bay cơ chứ trong khi trong vườn thú còn có những con chim to hơn cậu ta, vậy mà chúng vẫn bay được.
Có một cậu bé khác bị liệt từ nhỏ, ước mơ duy nhất của cậy bé là có thể đi đứng và chạy được giống các cô cậu bé khác. Cậu bé cũng luôn hỏi bố mình lý do tại sao cậu lại không thể đi được.
Một hôm, cậu bé sống ở trại trẻ mồ côi được ra ngoài. Cậu ta đến công viên và nhìn thấy cậu bé bị liệt đang chơi trong hố cát. Cậu bé chạy lại hỏi xem cậu bé trong hố cát kia đã bao giờ mơ ước được bay chưa.
- Tớ chưa bao giờ mơ như thế – Cậu bé bị liệt trả lời – Nhưng tớ luôn ước rằng tớ có thể đi lại bình thường như cậu.
- Tớ xin lỗi, chuyện của cậu thật đáng buồn. Này, chúng ta có thể làm bạn với nhau được chứ?
- Tất nhiên rồi!
Hai đứa trẻ chơi với nhau rất vui vẻ cho đến khi bố cậu bé bị liệt mang chiếc xe lăn ra đón con trai mình về. Cậu bé có mơ ước được bay ra nói thầm điều gì đó vào tai bố bạn mình.
- Được thôi, nếu cháu muốn – Người bố vui vẻ đáp.
Cậu bé tiến lại chỗ bạn mình và nói:
- Cậu là người bạn duy nhất của tớ. Tớ ước gì có một điều kỳ diệu sẽ làm cho bạn có thể đi lại được. Tớ chỉ có thể làm được cho bạn một điều nhỏ này.
Nói rồi cậu bé cõng ngay người bạn bị liệt của mình lên lưng và đi. Lúc đầu, cậu đi từ từ, rồi dần dần cậu chạy, chạy nhanh hơn. Cậu bé bị liệt hứng thú reo lên:
- Cảm ơn cậu, đây là lần đầu tiên tớ không cần xe lăn.
Cậu bé muốn được bay càng chạy nhanh hơn nữa dù mặt cậu đỏ bừng và áo thì ướt sũng mồ hôi. Người cha hạnh phúc nhìn hai đứa trẻ chạy vòng vòng quanh thảm cỏ. Cậu bé bị liệt giơ hai tay lên trời hét to:
- Bố ơi! Nhìn này, con có thể bay được rồi, con đang bay này!
Câu chuyện cảm động của hai cậu bé nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu bạn không thể bay, bạn vẫn có thể giúp người khác bay. Cũng giống như là nếu bạn không thực hiện được ước mơ của mình thì bạn vẫn có thể giúp người khác thực hiện được ước mơ của họ. Cho dù ước mơ đó có giống hệt ước mơ của bạn. Và bạn vẫn hạnh phúc.

                     Lật đật                       

Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy.                                                             

Có một lần tôi bị té khá đau, mẹ dỗ mãi vẫn không nín khóc được. Lần này không phải tôi cố tình làm nũng mà thực sự là tôi rất đau. Mẹ bỗng đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu vẫn hay đựng những thứ linh tinh của mẹ. Rồi mẹ đem đến trước mặt tôi một con lật đật.                         

Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra rồi nói với tôi:    - Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con nhưng mỗi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ!                  

Tôi nhìn con lật đật. Ðúng là khi bị xô ngã, lật đật bật dậy ngay. Tôi thích thú trước trò chơi mới và quên cả cái đau. Mẹ nhìn tôi cười dịu dàng và nói:                                                                                                                                                                     - Con thấy không, dù thế nào đi nữa, lật đật cũng tự đứng dậy được. Lật đật rất ngoan và mẹ tin con gái của mẹ cũng ngoan như thế.      

Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật. Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay. Mẹ vẫn hay gọi tôi là "Cô bé lật đật đáng yêu của mẹ".                                                                                             

  Bây giờ bên cạnh tôi không có mẹ. Tôi đã trưởng thành và phải tự mình lo liệu hết mọi thứ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn. Ðôi lúc mệt mỏi, chán chuờng, tôi muốn buông xuôi tất cả.                      

  Nhưng hình ảnh con lật đật và những lời động viên của mẹ cứ hiện về trong tôi. Và tôi lại tiếp tục bật dậy. Không gì có thể đánh gục tôi được. Bởi tôi đã quyết tâm làm một con lật đật...                                        "Ai chả té ngã, vấn đề là đứng dậy lúc nào và như thế nào?"

                                                                     

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Xin mời xem
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/danh-ca-khanh-ly-tham-dai-chung-vien-hue/

HÌNH ẢNH CHA HUỲNH CÔNG MINH

 TẨY CHAY 16 VÀNG 4 TỐT

Bức hình Cha Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện giáo phận Sài Gòn, bên cạnh Giáo sư Tương Lai,   “tẩy chay 16 vàng 4 tốt” 
( 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ; tinh thần 4 tốt:
 “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”)

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

su diep DTC

Các ơn gọi, chứng tá cho chân lý
Anh chị em thân mến !
1. Tin Mừng kể rằng “Chúa Giê-su đi khắp các thành thị và làng mạc…Thấy đám đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương họ, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Ngài nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”” (Mt 9, 35-38). Những lời này làm cho chúng ta ngạc nhiên, vì hết thảy chúng ta đều biết rằng trước tiên cần phải  cày cuốc, gieo cấy và vun trồng để tiếp đến, khi đến lúc, có thể thu hoạch mùa màng phong phú. Trái lại, Chúa Giêsu khẳng định rằng “lúa chín đầy đồng”. Nhưng ai đã làm việc để kết quả được như thế? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Thiên Chúa. Rõ ràng, cánh đồng mà Chúa Giêsu nói đến là nhân loại, đó là chúng ta. Và hoạt động hữu hiệu, nguồn gốc của « nhiều hoa trái » này, là ân sủng của Thiên Chúa, là sự hiệp thông với Ngài (x. Ga 15,5). Lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu xin Giáo Hội do đó liên quan đến lời cầu xin gia tăng con số những người phục vụ Vương quốc của Ngài. Thánh Phaolô, người từng là một trong những “cộng tác viên của Thiên Chúa” này, đã tận tụy hết lòng cách không biết mệt mỏi vì Tin Mừng và vì Giáo Hội. Cùng với ý thức của người đã cảm nghiệm cách cá nhân đến độ nào ý muốn cứu độ của Thiên Chúa là khôn dò, và sáng kiến của ân sủng là nguồn gốc của mọi ơn gọi, thánh Tông đồ nhắc cho các Kitô hữu ở Cô-rin-tô: “Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa” (1Cr 3,9). Chính vì thế trước tiên nảy sinh trong tâm hồn của chúng ta sự ngạc nhiên vì một mùa gặt phong phú mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban cho; tiếp đến lòng biết ơn vì một tình yêu luôn đi trước chúng ta; sau cùng, lòng tha thiết đối với công trình mà Ngài đã thực hiện, vốn đòi hỏi sự gắn bó tự do của chúng ta để hành động với Ngài và vì Ngài.
2. Biết bao lần chúng ta đã cầu nguyện bằng những lời của tác giả Thánh vịnh: “Ngài dựng nên ta và ta thuộc về Ngài, ta là dân ngài, là đoàn chiên của Ngài” (Tv 100,3); hay: “Vì Chúa đã chọn nhà Gia-cóp, dành Ít-ra-en làm sản nghiệp riêng” (Tv 135, 4). Như vậy, chúng ta là “tài sản của Thiên Chúa không phải theo nghĩa sự sở hữu biến thành nô lệ, nhưng là một mối liên hệ mạnh mẽ liên kết chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, theo một giao ước vĩnh cửu “vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136). Chẳng hạn, trong trình thuật ơn gọi của ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa nhắc nhớ rằng ngài liên lỉ chăm lo cho mỗi người, để Lời Ngài được thực hiện trong chúng ta. Hình ảnh đó là hình ảnh về nhánh cây canh thức nở hoa trước tất cả các cây khác, loan báo sự hồi sinh sức sống vào mùa xuân (x. Gr 1,11-12). Mọi sự phát xuất từ Ngài và là ân huệ từ Ngài; thế giới, sự sống, sự chết, hiện tại, tương lai, nhưng – thánh Tông đồ đảm bảo – “anh em thuộc về Chúa Kitô, và Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1Cr 3, 23). Điều đó giải thích hình  thái thuộc về Thiên Chúa: xuyên qua mối tương quan độc nhất và cá nhân với Chúa Giêsu, mà bí tích Rửa Tội đã ban cho chúng ta một sự sống mới ngay từ lúc đầu cuộc tái sinh của chúng ta. Vì thế, chính Chúa Kitô không ngừng chất vấn chúng ta bằng Lời Ngài để chúng ta đặt niềm tin vào Ngài, bằng cách yêu mến Ngài « hết tâm hồn, hết trí khôn và hết sức lực chúng ta » (x. Mc 12, 33). Vì  thế, mỗi ơn gọi, bất chấp những con đường đa dạng, luôn đòi hỏi một sự xuất hành khỏi chính mình để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Dù đời sống vợ chồng là thế nào, dù các hình thức thánh hiến tu trì là thế nào, dù đời sống linh mục là thế nào, nhưng cần phải vượt qua những cách thức suy nghĩ và hành động vốn không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Đó là một cuộc xuất hành “dẫn chúng ta đến con đường tôn thờ Chúa và phụng sự Ngài nơi anh chị em của chúng ta” (Diễn văn cho Liên hiệp quốc tế các Bề trên tổng quyền, ngày 8/5/2013). Vì thế, hết thảy chúng ta đều được mời gọi tôn thờ Chúa Kitô trong tâm hồn chúng ta (x. 1Pr 3,15), hầu để chúng ta được gắn kết với tác động của ân sủng được chứa đựng trong hạt giống Lời Chúa, vốn phải lớn lên trong chúng ta và được biến thành sự phục vụ tha nhân của chúng ta cách cụ thể. Chúng ta không được sợ hãi: Thiên Chúa dõi theo cách tha thiết và khéo léo công trình do tay Ngài làm nên, vào mỗi mùa của cuộc sống. Ngài không bao giờ từ bỏ chúng ta! Ngài tha thiết thực thi kế hoạch của Ngài trên chúng ta, nhưng Ngài muốn đạt được điều đó với sự đồng thuận và cộng tác của  chúng ta.
3. Cả ngày nay nữa, Chúa Giêsu đang sống và bước đi trong các thực tại của  đời thường để đến gần mọi người, bắt đầu bằng những người rốt hết, và chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta. Giờ đây tôi ngỏ lời với những ai sẵn sàng lắng nghe tiếng của Chúa Kitô vốn vang vọng trong Giáo Hội, để hiểu đâu là ơn gọi của mình. Tôi mời gọi anh chị em lắng nghe và bước theo Chúa Giêsu, để mình được biến đổi từ bên trong bằng lời “thần khí và sự sống” của Ngài (Ga 6, 63). Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ của chúng ta, cũng lặp lại cho chúng ta: “Ngài bảo gì, các con hãy làm theo” (Ga 2, 5). Điều đó sẽ giúp ích cho anh chị em khi tin tưởng tham dự vào một con đường cộng đoàn vốn biết khai phóng nơi anh chị em và xung quanh anh chị em những năng lượng tốt nhất. Ơn gọi là hoa trái được chín mùi nơi cánh đồng được vun trồng kỹ càng bởi tình yêu hỗ tương vốn trở thành sự phục vụ lẫn nhau, trong khung cảnh của một đời sống Giáo hội đích thực. Không có ơn gọi nào nảy sinh một mình hay sống cho bản thân cả. Ơn gọi tuôn trào từ trái tim của Thiên Chúa và nảy sinh nơi mảnh đất tốt của dân trung tín, trong kinh nghiệm của tình yêu huynh đệ. Chúa Giêsu đã chẳng nói: “Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy ở điểm này: là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35)?
4. Anh chị em thân mến, sống “ mức độ cao của đời thường Kitô hữu” (x. Gioan-Phaolô II, Tông thư Novo millennio ineunte, số 31), đôi khi có nghĩa là lội ngược dòng và bao hàm cả việc gặp phải những trở ngại, bên ngoài và bên trong chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta: hạt giống tố của Lời Chúa thường bị ma quỷ cướp đi, bị ngăn chặn bởi những khó khăn, bị chết ngạt bởi những bận tâm và những quyến rũ trần tục (x. Mt 13, 19-22). Tất cả những khó khăn này có thể làm chúng ta nản lòng, bằng cách làm cho chúng ta khép kín nơi những con đường bề ngoài xem ra dễ dãi hơn. Nhưng niềm vui đích thực của những người được kêu gọi hệ tại tin và cảm nghiệm rằng Chúa là Đấng trung tín, và cùng với Ngài chúng ta có thể bước đi, trở thành môn đệ và chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, mở tâm hồn chúng ta cho những lý tưởng cao cả, cho những điều lớn lao. “Chúng ta, những người Kitô hữu, chúng ta không được Chúa chọn vì những những việc lặt vặt, hãy luôn vượt lên trên, hướng đến những điều lớn lao. Hãy sống đời mình vì những lý tưởng cao cả!” (Bài giảng thánh lễ ban bí tích Thêm Sức, 28/4/2013). Tôi xin anh em giám mục, linh mục, tu sĩ, các cộng đoàn và các gia đình Kitô hữu định hướng mục vụ ơn gọi theo hướng này, bằng cách đồng hành với các bạn trẻ trên những nẻo đường thánh thiện mà, dù là cá nhân, “đòi hòi một nền sự phạm đích thực về sự thánh thiện vốn có khả năng thích ứng những với những nhịp sống của những con người. Nền sự phạm này sẽ phải sáp nhập vào những phong phú của lời đề nghị được nói với mọi người, những hình thức truyền thống giúp đỡ cá nhân và nhóm, và những hình  thức gần đây hơn được mang lại bởi những hội đoàn và những phong trào được Giáo Hội nhìn nhận” (Gioan-Phaolô II, Tông thư Novo milennio ineunte, số 31).
Vì thế, chúng ta hãy sẵn lòng trở thành một “mảnh đất tốt” để lắng nghe, đón nhận và sống Lời Chúa và như thế trổ sinh hoa trái. Càng biết kết hiệp với Chúa Giêsu bằng đời sống cầu nguyện, Thánh Kinh, Thánh Lễ, các Bí tích được cử hành và được sống trong  Giáo Hội, bằng việc sống tình huynh đệ, thì sẽ càng lớn lên trong chúng ta niềm vui cộng tác với Thiên Chúa vào việc phục vụ Vương quốc thương xót và chân lý, công lý và hòa bình. Và mùa gặt sẽ phong phú, tương xứng với ân sủng mà chúng ta ngoan ngoãn biết đón nhận trong chúng ta. Với lời nguyện chúc này, và đồng thời xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, tôi hết lòng ban cho mọi người Phép lành Tòa Thánh.                                                                                                                                                                        
  Vatican, ngày 15 tháng 01 năm 2014

Tý Linh chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp.

CN IV PS


Học cách lắng nghe 
chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta”   
                                                                             Ga 10, 3         
Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm bẩm… Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác. 
Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy “Alô?. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình. 
- Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ. Giọng thì thầm tiếp tục: 
- Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao tốc và… 
Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng… 
- Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ… 
Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt bà. Bà cũng thì thầm: “Mẹ nghĩ…." 
- Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ! 
Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên nói gì với con. Giọng cô gái tiếp: 
- Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm… 
Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng, mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng “cạch", nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên: 
- Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy! 
- Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm! 
- Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói. 
- Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một người lắng nghe con… 
Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường. 
- Mẹ đang nghe con – Người mẹ thì thầm. 
- Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà – Cô gái dừng lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé? 
- Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con ở yên đó! Mẹ sẽ gởi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện với mẹ trong khi chở taxi đến. 
- Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi… 
- Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con. 
Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi. 
Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy. 
- Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn. - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé! 
Có tiếng “tích", có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng. 
Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi. Người bố đi theo, và hỏi: 
- Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại ? 
Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời: 
- Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm… 
- Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình. 
- Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời. 
- Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ. 
- Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái…

http://exlurosg.net/?p=6686
http://exlurosg.net/?p=6690
http://exlurosg.net/?p=6829