Một buổi chiều của năm 1953, các ký giả và một số
nhân viên chính phủ tập trung tại một nhà ga xe lửa ở Chicago, Hoa Kỳ để chào đón người được giải
thưởng Nobel Hoà Bình 1952.
Người
vừa xuống khỏi xe lửa là một người đàn ông to lớn, tóc ngắn và mang một chòm râu
cắt gọn ghẽ. Các máy ảnh chớp liên hồi. Các nhân vật cao cấp của thành phố dang
rộng tay để đón chào vị thượng khách.
Người
được giải Nobel Hoà Bình cám ơn mọi người rồi bỗng đưa mắt nhìn vào một chỗ nào
đó trên sân ga. Ông xin kiếu vài phút để đi thẳng về hướng ấy. Mọi người đều
tưởng ông đã để quên một hành lý nào chăng.
Ông
băng qua đám đông đi thẳng tới một người đàn bà có tuổi đang khệ nệ với hai va
li nặng. Ông giơ tay đỡ lấy một chiếc va li, mỉm cười với bà rồi dẫn bà ra một
chiếc xe buýt gần đó. Khi giúp người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà
thượng lộ bình an. Quay lại với đám đông đang chờ đợi, ông nói : “Xin lỗi quí
vị vì đã bắt quí vị chờ”. Người
được giải Nobel Hoà Bình năm ấy, không ai khác hơn là Bác sĩ Albert Schweitzer*,
nhà truyền giáo nổi tiếng đã hy sinh cả cuộc đời cho những người nghèo tại Phi
Châu [ Gabon].
Chứng kiến cử chỉ của ông, một người trong ban tổ chức đón tiếp ông hôm đó, đã
nói với các ký giả:
“Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bài giảng biết đi”.
Lời của Thiên Chúa luôn được thể hiện bằng hành
động. Lời Ngài nói ra liền có trời
đất muôn vật , Thiên Chúa không chỉ nói yêu thương con người bằng những lời nói
suông. Lời nói yêu thương cửa Ngài đã hoá thành nhục thể để chia sẻ toàn vẹn
thân phận con người. Và cuối cùng, có lẽ không còn ngôn ngữ nào diễn tả được
tất cả tình yêu của Ngài đối với con người, nên lời yêu thương ấy đã âm thầm đón
nhận cái chết trên thập giá.
Sưu tầm
*Thuộc phái Tin Lành Luther
Chuyện
nước Hoa Kỳ
Diễn văn của luật sư Georger Graham
Vest tại một phiên toà xét xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân
chủ, được phóng viên Wiliam Safire của Báo The New York Times bình chọn là hay
nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 1000 năm
qua.
Thưa quý ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày
nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình
thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết
ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội,
phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi.
Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu
tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh
ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận.
Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay
trắc trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí
cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền
đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận
bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó
liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc
đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là
một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó
trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng
may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung
thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ
ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần
chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi
ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay
đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao
thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh
giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.