Giáo Hội xem ra tươi sáng
TP HCM - "Hy vọng cho các thế hệ mới của giới trẻ Việt Nam là đức tin
vào Chúa Kitô: giới trẻ nhìn vào nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa
tiêu thụ, nền văn minh, để tìm kiếm câu trả lời mới cho cơn khát của
họ về sự thật và các lối sống mới": - linh mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Phó
Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse ở Thành phố Hồ Chí Minh và là Thư
ký Ủy ban Giáo sĩ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cho biết như thế
trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides. Vị Thư ký Uỷ ban tin
tưởng vào tương lai của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam, ghi nhận
rằng một mặt "chính quyền có các dấu hiệu cởi mở", và mặt khác, sự
phát triển ơn gọi của hơn 1.500 đại chủng sinh và 80.000 bạn trẻ giáo
lý viên cam kết chăm sóc mục vụ.
Hỏi: Đâu là triển vọng và hy vọng cho các Kitô hữu tại Việt Nam?
Đáp: Hy vọng cho đức tin Kitô giáo là chủ yếu dựa vào các người trẻ
tuổi. Giáo Hội tại Việt Nam có có 7 triệu thành viên, trong 87 triệu
người dân. Và người trẻ tuổi chiếm đa số. Trong 7 đại chủng viện (2 ở
miền Bắc, 2 ở miền trung và 3 ở miền nam), chúng tôi có hơn 1.500 đại
chủng sinh, và sự phong phú ơn gọi này là một sự thúc đẩy của niềm tin
cho chúng tôi. Đức tin được củng cố, nhưng đồng thời, có sự thách đố
được trình bày bởi việc mở cửa nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa tiêu
thụ, và nền văn minh của hình ảnh. Thách đố này ảnh hưởng chủ yếu đến
những người trẻ tuổi, bao gồm các chủng sinh và linh mục tương lai, là
những người cần có sự đào tạo thích hợp. Công việc đào tạo này cũng
nhờ việc sử dụng và phát triển các kỹ thuật hiện đại.
Hỏi: Việc truyền giáo được tiến hành ra sao?
Đáp: Về việc truyền giáo, vẫn còn một số hạn chế, nhưng có một sự suy
tư cẩn thận về cách tiến hành việc truyền giáo, nhất là liên quan đến
sự huấn luyện các linh mục và giáo dân, để cho mọi người tín hữu có
nhận thức truyền giáo thực sự trưởng thành. Đặc biệt, tại Đại chủng
viện của Tổng giáo phận TP HCM, nhân ngày Chủ Nhật Truyền Giáo 23-10,
chúng tôi nâng cao nhận thức công dân qua các chứng tá truyền giáo.
Hỏi: Giáo dân là quan trọng ra sao trong Giáo Hội?
Đáp: Khi tôi suy nghĩ về giáo dân, trước hết tôi nghĩ về những người
trẻ tuổi, họ là động lực cho sứ mạng của Giáo Hội trong xã hội. Điều
này được chứng minh bởi thực tế rằng, khoảng 80 ngàn giáo lý viên
trong 26 giáo phận của đất nước hầu như là người trẻ. Sau khi theo học
giáo lý, những người trẻ tuổi có thể giảng dạy và lần lượt trở thành
giáo lý viên. Tất nhiên, những người trẻ ở Việt Nam sinh sống, được
bao quanh bởi các vấn đề xã hội như thất nghiệp, và cuộc sống, cho
nhiều gia đình, vẫn còn là khó khăn do nghèo khổ. Tuy nhiên, việc công
bố Tin Mừng cho những người trẻ tuổi là một thách thức lớn, đòi hỏi
rất nhiều sự kiên trì.
Hỏi: Các mối quan hệ với chính quyền như thế nào?
Đáp: Chúng tôi đang sống trong một thời kỳ khi có sự mở cửa dần dần
của chính quyền đối với đức tin Kitô giáo và Giáo Hội. Trong thời kỳ
khó khăn, chẳng hạn như sau năm 1975, toàn bộ đất nước đã là đất nước
xã hội chủ nghĩa và các chủng viện bị đóng cửa. Các đại chủng viện mở
cửa trở lại vào năm 1986, và cứ 6 năm được tuyển các chủng sinh mới
một lần; sau đó cứ mỗi 3 năm, rồi mỗi 2 năm, và cuối cùng, trong năm
2008, Chính phủ chấp nhận việc tuyển chủng sinh mỗi năm. Tuy nhiên,
danh sách các ứng viên phải được gửi đến chính quyền địa phương và
được sự cho phép của họ. Dẫu sao, chúng tôi có thể nói rằng đã có một
sự cải thiện đáng kể kể từ năm 1986, và ngày nay chúng tôi nhìn thấy
hoa trái rồi
Hỏi: Đâu là các khó khăn hiện tại của Giáo Hội tại Việt Nam?
Đáp: Có các khó khăn, nhưng đã được khắc phục thông qua việc đối thoại
xây dựng. Các khó khăn này chủ yếu ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan
đến nhân sự Giáo hội, hoặc vần đề tài sản và đất đai của Giáo hội đã
bị tịch thu: đó là các nút cần thảo luận thông qua đối thoại. Năm
ngoái, đã diễn ra Đại hội Dân Chúa nhân dịp mừng 50 năm ngày thành lập
hàng Giáo phẩn tại Việt Nam. Nhân dịp đó, chúng tôi nhất trí rằng, mặc
dù còn có các khó khăn, chúng tôi muốn Giáo Hội chúng tôi phục vụ cho
xã hội, bằng cách tham gia tích cực vào sự phát triển của đất nước.
(Agenzia Fides 12-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.