Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

cuoi tuan

Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người."[Ga 1,27-28]

"Đừng tưởng mình ghê gớm"                                             

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết "The Magnificent Ambersons" và "Alice Adams" của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer. Trong thời kỳ tên tuổi Booth Tarkington còn nổi đình nổi đám trên văn đàn Mỹ, ông thường hay kể một câu chuyện như sau.

Chuyện xảy ra trong một triển lãm các tác phẩm nghệ thuật do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tổ chức. Hôm ấy tôi tới với tư cách khách mời đặc biệt. Khi đang đứng trong gian trưng bày, bỗng tôi thấy có hai cô gái chừng 17-18 tuổi tiến lại trước mặt mình và chân thành xin tôi chữ ký.        

- Rất xin lỗi là tôi không mang theo bút máy, liệu tôi có thể dùng bút chì để ký tên được không, thưa hai cô?

Thật ra trong bụng tôi thừa biết hai cô gái sẽ không từ chối việc tôi ký tên bằng bút chì, nhưng tôi chỉ muốn tỏ ra mình có phong thái đại gia - tuy là một nhà văn nổi tiếng mà vẫn khiêm tốn với các bạn đọc bình dân.                                    

- Dĩ nhiên là được ạ!                                                                                     

Quả nhiên hai cô vé vui vẻ đồng ý. Nhìn thấy nét mặt hân hoan phấn khởi của họ, dĩ nhiên tôi rất khoan khoái, tự hào.                                                

Một cô gái lấy ra từ ví cuốn sổ bìa cứng gáy mạ vàng rất xinh đẹp đưa cho tôi. Tôi rút bút chì, lịch lãm đề tặng mấy câu khích lệ họ rồi ký tên mình.Sau khi nhìn thấy chữ ký của tôi, cô gái bỗng nhíu hai hàng lông mày chăm chú nhìn kỹ tôi rồi hỏi:


- Thế ra ông không phải là Robert Sherwood ạ?".

  - Ồ, không phải! - Tôi vô cùng tự phụ trả lời - Tôi là Booth Tarkington, tác giả cuốn Alice Adams, hai lần đoạt giải Pulitzer.                     

Cô gái liền quay đầu lại phía bạn mình rồi nhún vai bảo: 

Mary, cho tớ mượn cái tẩy của cậu một tý.                                                                    

Giây phút ấy, tất cả mọi niềm kiêu hãnh, tự phụ của tôi lập tức tan như bong bóng xà phòng. Từ đó trở đi, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân: Cho dù mình có tài giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chớ bao giờ tưởng rằng mình ghê gớm lắm."


THÂN PHẬN ĐỨC GIÊ SU

Năm 1904, họa sĩ Smith Kosse trưng bày 1 bức họa trong cuộc triển lãm do Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Anh tổ chức với tựa đề:"Bị con người khinh thường và chối bỏ" 
 Trong bức tranh, họa sĩ vẽ Đức Giê su đang đứng trên bực thềm nhà thờ nơi đủ mọi hạng người qua lại.
-Có người đàn ông đi ngang qua và suýt đâm thẳng vào Đức Giêsu, vì vừa đi ông ta vừa dán mũi vào tờ nhật báo của mình.
- Có 1 khoa học gia đang bận rộn dùng ống nghiệm theo dõi các diễn tiến thử nghiệm của mình, nên không thấy Đức Giêsu.
-Có 1 nhân vật cao cấp trong hàng giáo phẩm với điệu bộ thánh thiện trang nghiêm và tự mãn, bước đi nhưng không hề để ý dến sự có mặt của Đức Giêsu.
-Cũng có 1 nhà thần học vừa đi vừa khua tay múa chân để lý luận về đề tài Thiên Chúa, về đời sống và sứ mạng của Đức Giêsu, nhưng bước nhanh qua Người mà không biết.
-Có một diễn giả phùng mang trợn mắt thuyết trình trước đám đông về quyền lợi của con người, nhưng không buồn liếc mắt nhìn Vị Anh cả của nhân loại.
Duy chỉ có 1 nữ ý tá ngước mắt nhìn về Đức Giêsu, nhưng bà vẫn tiếp tục bước đi con đường của mình.
Bình luận về những thái độ của các người được họa sĩ diễn tả trên bức tranh, một học giả kinh thánh nổi tiếng người Anh Ông B. Becley viết như sau:" Đó là những hoàn cảnh thường xẩy ra trong cuộc sống hôm nay. Nếu Đức Giêsu xuất hiện 1 lần nữa, có lẽ nhiều người sẽ quan niệm rằng: Anh thợ mộc con ông Giuse, sinh trưởng ở Nagiaret, không quan trọng đủ để mình đóng đinh anh ta vào thập giá. Đó là thân phận của Đức Giêsu ngày hôm nay, và đó cũng là thân phận của người khi còn sinh tiền trong cuộc sống rày đây mai đó. Không có đến cả 1 viên đá để gối đầu… Vậy mà Ngài vẫn hiên ngang tung chân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng nước Trời."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.