Sẽ được gì khi chúng ta cho đi
Tại một nơi xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng. Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.
Dân đen làm huyên náo hằng ngày kể từ khi họ nghe tin đó. Nhưng không có ai vui mừng và "kích động" bằng một người ăn xin trong làng. Vì không biết ngày hoàng tử đến, nên ngày nào ông cũng ngồi bên vệ đường, hy vọng hoàng tử sẽ cho ông ta nhiều tiền, ít nhất là để mua gạo đủ ăn.
Thực ra, người ăn xin có hai cái bơ sắt. Một cái để đựng tiền xin được, và một cái để đựng ít gạo của ông ta. Hằng ngày, người ăn xin vẫn ăn mặc rách rưới, tả tơi với hai cái ống bơ ngồi đó.
Và cuối cùng, không uổng công mong đợi, hoàng tử đã đến và đi vào làng. Khi thấy hoàng tử đi qua, người ăn xin vội chìa tay ra kêu lên: - Xin bố thí cho kẻ hèn này!
- Hãy cho tôi bơ gạo của ông - Đó là những lời duy nhất hoàng tử nói. Người ăn xin không thể tin được vào tai mình. Không có một lý do gì để một người giàu có nhất đất nước lại đi xin bơ gạo của một người ăn xin. Người ăn xin định từ chối, nhưng rồi sau khi xem xét lại, ông đổ bớt gạo ra khỏi bơ, chỉ đưa cho hoàng tử nửa bơ gạo. Hoàng tử đổ gạo vào túi mình, rồi cho tay vào túi và lấy ra một nắm vàng, bỏ vào đúng nửa bơ, bằng với số gạo mà hoàng tử nhận được, rồi lại đưa cho người ăn xin. Hoàng tử không bao giờ quay lại, còn người ăn xin thì suốt cuộc đời cứ băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta đưa cho hoàng tử cả bơ gạo.
Chúng ta không bao giờ biết là chúng ta sẽ nhận được gì khi chúng ta cho đi, nhưng hãy tin rằng cuộc sống là công bằng, và đừng chỉ giữ chặt nửa bơ gạo mà bỏ lỡ cả nắm vàng cuộc sống trả lại cho bạn.
Tính cách bất ngờ, không báo trước ngày ông chủ về đã được thánh sử Máccô ghi lại mang dụng ý thần học hơn là cách trình bày sự việc cách đơn thuần. Nếu người Phương đông chia đêm thành năm canh thì trái lại, người Rôma lại chia thành bốn canh. Chúa Giêsu cũng dùng cách chia này nhưng lồng vào đó một ý nghĩa có tính chất tiên báo về bốn giai đoạn của cuộc thương khó mà Người sẽ trải qua. Bốn giai đoạn đó tượng trưng cho sự phản bội (chập tối), dễ sa chước cám dỗ (nửa đêm), chối Chúa (lúc gà gáy) và trốn chạy (tảng sáng). Chúng ta nhận thấy là, trong bốn canh của đêm tối, không giờ nào lại không có sự sa ngã, không lúc nào lại không có sự hiện diện của thế lực thù địch với Thiên Chúa. Thế nên vũ khí để có thể thắng đựơc các thế lực thù địch ấy- theo Chúa Giêsu, chỉ có thể là tỉnh thức. Tỉnh thức ở đây không chỉ là việc chống lại với sự buồn ngủ của thể lý mà còn là việc sẵn sàng nghênh đón những biến cố xảy đến cách bất thình lình nữa. Tỉnh thức ở đây cũng không phải mang một tâm trạng nặng nề ủ dột hay thất vọng đến độ tiêu cực cho bằng một thái độ sống biết phó thác, tin tưởng và chờ đợi ngày Chúa sẽ trở lại trong vinh quang của Người. Như thế, tỉnh thức là biểu hiện của một trạng thái sẵn sàng, hiên ngang ngẩng cao đầu, sống một cách trọn vẹn cho giây phút hiện tại, và vì thế, việc ông chủ về bất cứ lúc nào dường như không còn quan trọng lắm đối với họ, bởi họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, không thiếu sự gì để nghênh đón ông cách chu đáo.
Mùa Vọng nhắc nhớ chúng ta chuẩn bị tâm hồn, luôn luôn tỉnh thức để đón chờ ngày Chúa đến trong Vinh quang. Và bởi vì ngày Vinh quang của Chúa đến cách đột ngột, không báo trước, nên chúng ta cần phải ra sức chuẩn bị tâm hồn để khỏi hối hận về sự đã rồi. Ngày đó chắc chắn sẽ đến. Vấn đề ở chỗ chúng ta có tỉnh thức đủ để chuẩn bị tâm hồn, trở về với nẻo chính đường ngay, ngõ hầu lúc nào cũng sẵn sàng, sẵn sàng và sẵn sàng cho ngày đó hay không?.
Cf Lm Jos Phạm Ngọc Ngôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.