Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Re: hiep thong

Kính các Bác Ex 68,
Xin bỏ qua cho các lỗi sai chính tả như 'nhiểu nhương',...(Mìmh không biết cách sửa trên Blog, xấu hổ quá)
Ex Phụng 799

From: Du Sinh <dusinh@gmail.com>

Re: hiep thong

Các Cha Bạn và các Ex 68 Nội & Ngoại mến kính,
Thời tiết mưa bão làm cho chúng ta dễ ngã bệnh, và vì đã bị U 60 như Ex Ruồi nói, xin hãy kíp giữ gìn sức khoẻ để sống nốt quảng đời còn lại, hoàn thành sứ mạng của các Ex 'xuất' hoặc 'không xuất' tu!
Không nói các Bạn cũng biết rồi, chúng ta mỗi người mỗi cảnh, và nhất là thời buổi kình tế 'quá nhiểu nhương' nên ít có thời giờ dành cho nhau... Nhưng lớp Ex68 ta quá tuyệt vời khi 'thăm hỏi quan tâm tới nhau khi đau ốm ngặt nghèo; Ex tui không lên mạng mỗi ngày đã bị lỡ mất dịp đi thăm chung các 'bệnh nhân' trong lớp chúng ta, thôi đành mần riêng vậy.

Tuy không được khoẻ nhưng cũng cố gắng chỉnh sửa bài viết của mình lần này trong bài có 'đạo văn của "Ex Nay Kính" bên Mỹ quốc, mong các Bạn đọc và cho ý kiến, cũng viết thêm một bài nhưng chưa hoàn thành vì chưa có sự cộng tác của "Ông Bụt Hải ngoại", thật sự thiếu tư liệu..(đọc hết tác phẩm Hồng Trần dõi bước từ đầu đến cuối rồi !!!!) và cũng chưa nghĩ được cách hướng bài này về những chủ điểm của ý tưởng mà hội Ex Luro đề ra như "tại sao ông bụt rẽ qua đường khác, cảm nghĩ của ông bụt về việc đào tạo chủng sinh, linh mục, cuộc sống của ông Bụt xuất tu ngày nay....Xin các Bạn thưởng lãm:
Xin cho ý kiến về tựa bài: "Một góc nhỏ giữa bầu trời"
Sáu mươi cậu học trò quần dài đen áo sơ mi trắng cao có, lùn có, cả mập lẫn ốm  đã chụp chung tấm hình ngày khai trường 10-08-1968. Kể từ  năm tháng đó các cậu ấy được gọi là chủng sinh năm 1968. Năm đó ngôi trường nơi họ ăn, ở và cùng nhau học tập đã được 105 năm kể từ khi được đặt viên đá đầu tiên rồi! Chính là"Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse" ngôi trường nằm trên đường có 3 tên theo từng thời kỳ "Luro (Tây) – Cường Để (Chính Quyền Miền Nam) – Tôn Đức Thắng (Ngày nay)", có bề dày lịch sử và rất nhiều thành tích từ lúc được Đức Cha Lefèbvre khởi xướng (Cha Louis Wibaux được giao tìm đất xây dựng sáng lập) và người đã đặt viên đá đầu tiên cho việc xây cất năm 1863 tới lúc ngưng hoạt động của nó năm 1975 .
100 năm  trước các cậu ấy (1868) ai là những vào chủng viên và ai là người trong số 7 cha được đào tạo từ  đây ra trường 1877?  Nhưng chắc chắn là từ  "Hic est Locus" (chỗ này đây), đã đào tạo ra không biết là bao nhiêu người con ưu tú, những Linh mục, Giám mục, phục vụ cho Giáo hội Công giáo Đàng trong khi xưa cũng như Giáo phận Sài Gòn ngày nay.  Ngôi trường thân thương đó quá tuyệt vời. Từ trong ngôi trường này, họ - những người được hân hạnh được tuyển chọn vào và ra trường - đã có với nhau biết bao kỹ niệm mà họ sẽ không bào giờ quên được….Ngày nay tất cả điều được gọi là "Ex Luro" thành viên của của Hội mang cùng tên và xem như "Gia Đình Ex Luro"(Những người xuất thân từ đường Luro ngày xưa giờ xem nhau như Người trong Nhà cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống)
Và, cũng vậy, 61 cậu chủng sinh năm 68 (60 thi đậu và 1 bổ sung được gọi là tu sồi nhưng khi chụp hình thì cậu Thoả không có mặt và hiện nay cũng không có mặt (về với Chúa rồi!) đã được huấn luyện từ năm đó với thành tích như sau….. Năm cậu tiên phong ra trường cuối năm lớp 6 (1969), 12 cậu cuối lớp 7, 4 trự lớp 8, 12 chàng lớp 9, lớp 10 không nhớ là có ai?!, cuối lớp 11 là ra trường nhiều nhất 13 anh vì sau một năm  đi học trường ngoài (Lasan Taberd) mặc dù  trường này chỉ có Nam sinh không, nhưng chắc tại vì trên đường đi thấy nhiều điều "mới lạ" quá nên các anh ấy không muốn "tu" tiếp, không chịu hiểu rằng "Tu là cõi phúc, tình là dây oan" Cho tới năm 1975 chỉ còn có 15 cậu  học lớp hết lớp 12. Năm đó Đất nước ta giải phóng . Nước Việt Nam Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời. Cuộc sống "Xã Hội" là việc trên hết, còn việc tâm linh là thứ yếu nên các Cha cho các cậu chủng sinh 68 còn lại tự do về hay ở.  Hơn phân nửa phải ra đi vì sinh kế, về quê, số nhỏ còn lại qua Đại Chủng Viện rồi cậu cuối cùng rời Chủng Viện là Ex 'Tư Thiên' (lúc đó học giỏi nhất lớp 68). Một niềm an ủi cho lớp Ex 68 là còn lại "2 cậu Hùng Đỗ và Vũ" đã được thụ phong Linh Mục. Hai Cha hiện nay 1 làm Phó Giám Đốc Đại Chủng viện và 1 làm Chánh Xứ Vĩnh Hoà, giáo xứ có "Nhà thờ đá lớn nhất Đông Nam Á" theo thứ tự Đỗ và Vũ. Nhưng niềm tự hào không chỉ có thế, nó được nhân đôi khi sau này hai cậu chủng sinh  được "Các Cha Bề" cho 'Về đi con'. Hai cậu đã tuân lệnh ra về nhưng ơn gọi vẫn thúc giục…. giờ đây đã trở thành Cha Định, chánh Xứ Xuân Trà và Cha Thước, chánh xứ Quảng Xuân giáo phận Xuân Lộc.
Không cải nhau thì không phải là lớp 68! Thật vậy, ngay khi còn học trong Tiểu chủng viện, rất, rất nhiều điều đã được các cậu tranh cải với nhau từ việc "cục bộ" như phát âm tiếng nam và tiếng bắc âm từ nào đúng, sai như "dzân" hay "dân" ta "lo" hay "no" vì không có "việc" hay "dziệc" làm… thậm chí các cậu ấy trong giờ sinh hoạt lớp thắc mắc, tranh luận "thần học" với Cha lớp năm lớp 10 và là phó Giám luật Thạnh (Biệt danh "Cội nhỏ" còn "Cội lớn là Cha Ánh (giờ làm giáo Hạt chánh xứ Tân định) rằng:
Thiên Chúa có thật sự yêu thương nhân loại cụ thể từng người hay không? Ngài đã biết trước dĩ nhiên Ngài là Thiên Chúa mà ? Vậy Ngài có "định" cho một người phải xuống hoả ngục khi Ngài tạo ra người đó chăng? Còn việc trứng nở ra gà hay gà có đầu tiên để đẻ ra trứng?.... Cha giáo Thạnh đã phải dùng "chủ điểm Thần học" để trả lời rằng " Thiên Chúa là Đấng toàn năng, đối với Ngài không có không gian và thời gian, việc gì cũng trãi ra như trước mắt Ngài… Và thế là từ đó các cậu ấy mới hiểu "Giáo lý Thần Học" là thế! Tuy vậy, giờ đây, các cậu ấy đôi khi vẫn còn tranh cãi và không hài lòng với "chủ điểm thần học" mà chỉ có lòng tin mới giúp người theo đạo Công giáo ta chấp nhận mà phụng thờ Thiên Chúa nhân từ đã cứu độ chúng ta!
Những kỹ niệm không thể nào quên của lớp 68 khi còn học trong Chủng viện thì kể sao cho hết…giờ đây mỗi khi có dịp gặp nhau, các cậu ấy thường ôn lại những kỹ niệm đó… Một Ex 68 (hiện nay ở Úc, tên là Phước biệt danh Hủ Tiếu) đã viết năm 2008:
Bước lặng giữa hàng me, lá me nhẹ dẫn về Nhà Nguyện cũ, nằm cạnh hông mả Vi-Baux dầy cỏ. Vâng, Nhà Nguyện của 40 năm xưa cũ, chốn khởi đầu chuyện tình cậu trò nhỏ với Đấng Cao. Nhà Nguyện nhỏ…Lớp Học già nhiều chứng tích…Ối! chốn ôm ấp 40 năm tình cũ, ôm ấp những nụ cười rạng rỡ, ôm ấp những lỗi lầm vụn vại, ôm 61 hồn thơ tìm đến chân Thập Tự. Cơn gió nhẹ xoáy lá me bay cao vút…Tôi muốn tìm ngày tháng cũ…
Chính xác rằng những "phi vụ về đêm, bẻ mít hái chuối …" xảy ra ở phần mộ của  Cha Wibaux dường như lớp nào cũng có, những kỹ niệm để đời. Trong Nhà nguyện cũng vậy như chuyện "Trái khói màu" toả đầy nhà nguyện của Anh Thiệt lớp 59 vào Lễ Phục sinh. Việc tranh giành "goute" ở dãy nhà dọc song song với sân banh bố, nơi diễn ra những trận đấu tranh giải hàng năm, Đặc biệt là dãy nhà cũ có nhà nguyện nhỏ, có toàn là ghế đẩu nên khi dâng thánh lễ misa hàng ngày khó mà ngủ gục các dãy phòng thường chỉ dành cho các Anh lớp lớn học, dãy nhà này còn có nhà ăn của các Cha, nơi xảy ra nhiều "vụ ăn trộm thức ăn hoành tráng" và có khi vì bị bắt gặp mà các Ex đã được ra trường sớm hơn Anh em!!
Một đêm hải hùng năm 68, (Năm mậu thân, năm mà các Anh Giải phóng quân tấn công và pháo kích vào các trọng  điểm của Sài Gòn như Dinh độc lập, Dinh thủ tướng, đài phát thanh,v…v…) khi mọi người trong Viện ngủ say, trái đạn pháo kích 122 ly của "Việt Cộng" (tên quân đội miền nam gọi các giải phóng quân) bị lệch cự li nên thay vì rơi vào dinh thủ tướng thì nó lại rơi vào chuồng heo của Đại Chủng viện gây ra một tiếng nổ kinh hồn bạt vía  làm có nhiều Cậu chủng sinh đang nằm trên giường lăn đùng xuống đát, rên rỉ, kêu Chúa kêu Bà, gọi Cha gọi Mẹ , thật may có ơn Bề trên che chở nên không có thiệt hại nhân  mạng ! chỉ chết 2 con heo? Chuyện này các lớp tứ 61 đến 68 không thể nào không nhớ?!
Giờ đây, cũng như Các lớp đàn Anh , đàn Em Ex khác, Ex 68 đã đang và sẽ sinh hoạt với nhau mã mãi với tôn chỉ "Tự nguyện", không ai trong lớp có thể chối bỏ rằng mình không phải ở lớp (vì cái tên đã được gọi từ bốn mươi mấy năm về trước rồi)  Thậm chí lớp còn vinh dự được một Cha (trước là thầy giám thị của lớp torng chủng viện tình nguyện làm thành viên của lớp mà Anh em đã thân thương gọi là anh Hai Nguyện (hiện là Chánh xứ (các Ex 68 thêm vào giúp!!)
Lớp Ex 68 đã họp lớp thường niên (lấy ngày Chủ nhật mốc ngày 10/08) được 20 lần từ năm 1992 tại nhà Ex Phạm Đức Hoà (biệt danh Harryman, người đại diện cho lớp 68 thi đấu bóng bàn với các lớp đàn Anh trong chủng viện), tổ chức được lễ kỹ niệm 40 năm thật là hoành tráng tại Chủng viện; đã được Hội Ex Luro giao cho đặc trách phần phát thưởng cho Các Con Cháu các Ex có bằng giấy khen ở trường  hằng năm vào ngày 1 tháng 5….Tới nay, danh sách lớp ở quốc nội cũng như hải ngoại đã lên tới con số 46 (kể cả cha nguyện) trong đó có 3 bạn đã qua đời (Chủng, Lập và Thoả) còn lại là 43 Bạn  trong đó Có Lớp Trưởng Đại diện cho lớp (hiện nay và mãi mãi đó là Ex Cầu 763; là số báo danh mà Ex cầu mang trong Chủng viện, thường Anh Em rất hay dùng số này mà xưng tên với nhau. Lại còn có Giáo Sư Tiến sĩ kiêm Thủ quỹ Ex Ân 759  hiện nay là Trưởng Bộ môn ngoại ngữ  Đại học Khoa học Tự nhiên và các Trưởng ban Thông tin là Ex Dũng 772 tự là Ruồi một trong những 'lãnh chúa' xứ Bảo Lộc, các ông Trùm các xứ, họ đạo, Lại có Trưởng ban "ăn nhậu", "chai lọ" dành cho các buổi tiệc liên hoan……
Dường như sinh hoạt của các Ex luro 68 đã trở thành nề nếp và có một sự thân tình , gắn kết với nhau rất lạ và dĩ nhiên rất tuyệt vời.thế nên  một Ex 68 (hiện nay ở Mỹ, tên Ân  họ Khổng, anh tuy chưa một lần về Việt Nam để sinh hoạt trực tiếp với Anh Em lớp Ex 68 quốc nội nhưng cũng tâm sự trong Blogger Exluro68 như sau:
Hi các sư huynh,
Được xem qua một số hình ảnh ngày truyền thống ExLuro, cũng như cảnh tiếp đón người bạn phương xa, PHT tự là 'Hủ Tiếu' trở về thăm anh em, tui bỗng nhớ lại câu Phúc âm đơn giản, quen thuộc mà ai cũng biết " Hãy ở lại trong tình yêu Chúa " 
Hồi nhỏ ở CV, thú thật tui cũng không hiểu mấy, mãi khi lớn lên, vào đời, mới vỡ lẽ và hiểu phần nào....Nó rất đơn giản, nhưng bao gồm toàn bộ cùng đích của đời người. Phải, chỉ có trong tình yêu Chúa, chúng ta mới thực sự gắn bó sâu đậm đến như thế !
Cuộc sống tất bật, nhiều nỗi lo toan, nhưng cái đáng quí là chúng ta vẫn luôn bên nhau trong cùng một chí hướng. Chỉ có ở lại trong tình yêu Chúa, chúng ta mới dễ dàng bỏ qua các dị biệt....để khám phá những đức tính cao quí nơi người anh em. Một số sư huynh và tui, không thể tham dự, nhưng vẫn luôn hướng về ngày truyền thống của anh em mình để nhớ lại mình từ đâu mà ra, mà sống cho nó ra con nhà đạo một tý. Nhìn hình, thấy quí sư huynh, nói cười rôm rả, có quí phu nhơn kề bên,  nụ cuời tươi vui ( tuy, có vài vị có nụ cười đăm chiêu, chân không đạp đất và toát ra vẻ xa vắng  như Don Quixote , hiệp sĩ cối xay gió năm xưa... ) tui đoan chắc là quí sư huynh đang hân hoan ở lại trong tình yêu Chúa !!!
 *****
Tiện đây có vài suy nghĩ bên lề đời thường,
Bên đây, muốn vào ở nhà người ta, hay đi share phòng, hay mướn apartment, đều phải có tiền. Ở lại trong Chúa, Chúa cũng chẳng đòi hỏi gì, cũng chẳng cần đề-pô-sít quái gì. Ngược lại, Ngài cần ta phải từ bỏ. Bỏ nhậu, hút sách, trai gái, lọc lừa, gian tham, ném đá giấu tay, mê tiền... hơi khó, nhưng riết rồi cũng có thể được. Nhưng từ bỏ chính mình thì không dám.... hứa. Con người vốn tham sân si, có tiền có quyền ai không khoái, bây giờ kêu mình bỏ, gọi là vô ngã, vô tướng thì cũng hơi kẹt !!!! Chúa lại còn triệt để hơn, đòi phải vác thập giá đi theo, cái này thì khó thật  rồi. Thánh giá nhẹ đã thấy gẫy lưng,  nặng thì không biết tới đâu !!! Bó tay !!
Đây mới chỉ là những chương chính trong hiến pháp Nước Trời, chưa kể đến các tiểu mục, phần
nhỏ, a-men-mâng như tha thứ, thông cởm, chia sẻ cơm áo với người nghèo khó... làm sao chịu xiết hở trời ?? Nhưng rồi cũng phải ráng. Anh em ExLuro 68 ráng tới đây là hay lắm rồi. Nưóc Trời cũng không còn bao xa.....Hảo la !! Lần nào gặp mặt, cũng thấy cụng li, dô dô chăm phần chăm, mặt mũi hớn hở quá xá, ước gì được về Viêt Nam để cùng với các sư huynh  cung ly một chầu cho đã !!!  Đi đâu mà tìm !
Đây là kết quả của cái sự ở lại trong Chúa, ở lại trong khung trời kỷ niệm CV năm xưa.
*****
Thưa các sư huynh, sư huynh cũng như tui đây, đều mong muốn sự bình an. Ở quê nhà hay hải ngoại, chỗ
nào cũng như chỗ nào, đâu cũng cần sự bình an. Hình như bình an theo nghĩa của  con nhà có đạo có ý nghĩa khác hơn. Nhớ lại hồi nhỏ được các ông trùm ông quản  dậy giáo lí vỡ lòng. Rằng, bình an của Chúa, không hẳn là không lộn xộn,  hay quậy phá làng xóm, mất trật tự.., nhưng bình an trong tình yêu Chúa nó đã hơn, nó tâm hồn hơn,  hoàn chỉnh hơn,  và nằm ở 'hai- lê-vồn hơn'. Bởi vì, nó đem đến niềm hi vọng....mà cái gì còn hi vọng là vui rồi, giống như đang nhậu hết mồi, cả đám hi vọng có thằng đến trễ đem mồi mới tới !!!! Hoặc có hôm u buồn, chống tay nhìn trời hiu quạnh, hi vọng có thằng dẫn xác tới, đem 1 chai Blue Label, hay Tequilla rủ nhậu.!!! Ở lại trong tình yêu Chúa, hình như nó giúp mình bớt chao đảo, đỡ điên hơn trong cái đời hiên nay.
Ở lại trong tình yêu Chúa, hình như nó giúp mình bớt hoang mang, băn khoăn, về hiện tình của Giáo Hội VN hôm nay,  thôi thì cứ thẳng đường nhắm cái bóng của Chúa mà đi  là chắc ăn nhất. Ở lại trong tình yêu Chúa, mới thấy tình bạn năm xưa thiệt quí hóa biêt dường nào. Lỡ đi trật đường, thì cũng còn có thằng nhắc nhở !!!
Ở lại trong tình yêu Chúa, đễ thấy chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ bỏ qua, nghĩa là không làm lớn chuyện !!
Tui cũng từng trăn trở và đã thử dùng vài nốt nhạc quèn diễn tả về đề tài này, hôm nay lại bàn thêm nữa, nhưng cũng  thấy chưa đủ. Chắc là tại " Tình yêu Chúa cao vời vĩ đại " quá, viết tới đâu hay hò hét tới đâu cũng chưa đủ !!! Mong các sư huynh góp thêm lời bàn đặng cho nó đủ !! Tuy nhiên, vượt lên trên các khác biệt, về sở thích tính tình, môi trừơng sống làm việc, thành công hay thất bại, hên xui, giàu nghèo, hạnh phúc đau khồ.....chúng ta đều đang được ớ lại 'free' hay miễn phí trong tình yêu Chúa. Có người muốn ở, có kẻ không, muốn bye bye. Vì tôn trọng tự do, nên  Chúa cũng không muốn giữ chân. Đi một hồi, loanh quanh chán, thấy mỏi mệt, trở về. Chúa cũng welcome. Chẳng hỏi tại sao ??? rất í zì.Chỉ hơi buồn 1 tý, rồi lại quên !! Bởi vì Ngài là Đấng chậm bất bình và giàu lòng thương xót. 
****
Nghĩ lại, thấy mình may mắn được hưởng sự giáo dục ban đầu trong tinh thần Exluro 68. Được học hỏi nhiều điều,  và được trang bị những hành trang cần thiết để vào đời. Tùy mỗi người hấp thụ được nhiều hay ít. Nhưng tất cả đều ở lại trong tình Chúa quan phòng. Tất cà anh em chúng ta, tuy có nhiều hướng đi, và đã đi được hơn nửa đường đời, nhưng tựu chung tất cả đều ở lại trong tình yêu Chúa. Hoặc giả, Hãy ở lại, rồi lâu lâu dzọt ra chơi 1 tý, để lại chút hương hoa cho đời rồi chạy vô !!! Cầu mong được như thế. Amen.
Mong rằng tất cả số Cậu Chủng sinh năm 1968 ngày nào chưa được phát hiện ra và tự ngyện sinh hoat với "Hội Ex 68" sẽ tự xuất hiện gia nhập. Còn những gì mà những người bạn năm 68 ngày xưa trong Chủng viện ấy trãi qua từ lúc "xuất tu" đến nay …Trong thời gian ấy, có những niềm vui, nỗi buồn….Những trăn trở, "suy tư thần học" về cuộc sồng đặc biệt là cuộc sống của người "tu xuất"  nói chung và của những  cậu năm 68 nói riêng, những kỹ niệm xa xưa khi còn trong Tiểu Chủng viện… sẽ được chia sẻ trong nhũng bài văn hoặc trong những dịp gặp gỡ khác trong nếp sinh hoạt của Hội Ex Luro Sài Gòn!!!
Kính Chào,
Ex Phụng 799

Và bài mới viết:

Chuyện kể về một người bạn
Các bạn Anh gọi Anh là "thằng Tị Nạn" cũng phải bởi vì hơn 30 năm trước, anh đã cũng một số người thân và bạn bè "vượt biên" bằng thuyền qua bao hiểm nguy sóng gió , có lúc tưởng chừng không thể tới được vùng đất liền nào và sẽ bỏ xác ngoài biển khơi, may mắn thay, sau cùng đã đến được một xứ sở mà người ta hay gọi là xứ chuột túi (nước Úc)….. Thời gian trôi qua với bao cay đắng nhọc nhằn ở xứ người, anh phó thác số mệnh cho dòng đời nghiệt ngã! Không biết bao giờ mới trở về được quê hương, thương nhớ biết bao người Mẹ già ở quê nhà!... Rồi một ngày nọ, anh nghe được hung tin Mẹ mất! Nhưng khốn khổ thay, Anh không kịp về quê nhà để thấy nhìn mặt Mẹ già lần sau cùng!...Chớm cái mà 30 năm đã trôi qua, định cư ở xứ người nhưng Anh tìm được người bạn đời cùng quê hương và con gái được sinh ra và lớn lên mang quốc tịch Úc… Cuộc sống tưởng chừng như thế tới khi kết thúc cuộc đời, thế nhưng, trong một lần về thăm quê nhà, một người bạn, cùng quê "Thị Nghè" và cũng đã từng ngồi nằm, ăn, ngủ, học kế bên nhau khi học trong "Tiểu Chủng viện Thánh Giuse" , hắn đã kéo theo một số bạn khi xưa đó đến nhà thăm Anh và rồi Anh trở thành thành viên "Hải Ngoại" tham gia sinh hoạt trong một Hội mang tên "Ex luro 68". Đúng rồi, Anh và các bạn ấy đã được tuyển chọn vào Tiển Chủng viện vào ngày 10 tháng 08 năm 1968. Rồi Anh và một số Bạn vì những lý do khác nhau đã "được các Cha Bề trên cho "về đi con". Năm đó anh 15 tuổi. Chỗ này có thể viết tiếp............(nếu có tư liệu) hoặc viết tiếp dưới cùng:
Giờ đây Anh là thành viên Ex luro 68 duy nhất tại Úc. Có nhiều dịp sinh hoạt và có Bạn tâm sự chia sẻ, ý tưởng, niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống… 
Trong tập ký sự "Hồng trần dõi bước". Anh viết:
Thời thơ ấu tựa như nụ hoa vừa chớm, không hẳn là đẹp nhất, nhưng chất chứa bao hương thơm, hằn sâu trong ký ức của một thời.
Love Story của Erich Segal vào năm 1970 đã dẫn bước tôi vào làm quen với văn chương Tây Phương. Làm thân nam nhi nên tôi không biết nhiều về những chuyện tình đẩm nước mắt của Quỳnh Dao, nhưng bàn qua chuyện kiếm hiệp Kim Dung thì tôi rất thông làu kinh sử. Chiêu Lăng Ba Di Bộ vừa xuất ra là tôi đã nghiệm ra nhân vật ấy phải có dị tích gì trên cơ thể mới luyện được tuyệt chiêu ấy…bước sang Lộng Cẩu Côn không bảo cũng biết rằng chỉ có những vị Bang Chủ mới xuất được độc chiêu… Đó là nhưng gì tôi có được nhờ những giờ "tự do" lên thư viện đọc sách, kể cả những lần "đọc lén" trong toilet dưới ánh đèn mờ của ngọn đèn củ ấu vàng. Quyển sách Chuyện Tình đã là quyển sách gối đầu giường của tôi trong một thời gian, phân đoạn, bố cục thật tuyệt vời, lối hành văn giản dị, ngắn gọn, xen vào là những mẫu đối thoại gọn gàng, dí dỏm, không ít nhiều đã ảnh hưởng đến lối viết của tôi, nhiều đứa xấu miệng bảo rằng văn của tôi cộc lóc và khô cằn như mảnh đất xứ Chuột Túi. Thế nhưng, thói quen lâu ngày thì đã trở thành tật, khó mà bỏ!
Đây là những góp nhặt nho nhỏ từ sự tưởng tượng, xen vào ít tư liệu góp được từ chỗ nầy chỗ nọ.
Nắng chiều cuối Thu thật đẹp. Dải nắng trải dài, lấp lánh trên mặt sông Maribyrnong phía trước mặt.Ngồi thừ người trên băng ghế công viên cạnh bờ sông, chẳng biết để làm gì. Có lẽ sự tĩnh mịch, cô động nơi đây, hòa cùng tia nắng chiều hấp hối, tạo thành một không gian rất đặc biệt. Đây là lúc tôi có thể vất bỏ những mệt nhọc, ưu tư, muộn phiền…ký ức hiện dần…thả trôi về dòng sông thơ ấu.
Bước lặng giữa hàng me, lá me nhẹ dẫn về Nhà Nguyện cũ, nằm cạnh hông mả Vi-Baux dầy cỏ. Vâng, Nhà Nguyện của 40 năm xưa cũ, chốn khởi đầu chuyện tình cậu trò nhỏ với Đấng Cao. Nhà Nguyện nhỏ…Lớp Học già nhiều chứng tích…Ối! chốn ôm ấp 40 năm tình cũ, ôm ấp những nụ cười rạng rỡ, ôm ấp những lỗi lầm vụn vại, ôm 61 hồn thơ tìm đến chân Thập Tự. Cơn gió nhẹ xoáy lá me bay cao vút…
Dòng đời nghiệt ngã! Mang về 30 năm viễn xứ, cắt mất rồi tuổi thơ ngây ngày nào! Mang về chân trời mới, cắt mất rồi trời rêu phong chứng tích! Phải chấp nhận dòng đời! Chấp nhận hàng me không còn nghiêng nắng! Dế rút vào hang khi mất dấu cỏ xanh! Phải chấp nhận! Bạn tôi giờ đầu điểm sương. Bạn tôi giờ thành nhân. Bạn tôi giờ nặng chất Doparmin. Cho tôi một cuộc đời…cắt mất đi thời thơ ấu…Ôi! Dòng đời nghiệt ngã!
Tôi muốn tìm ngày tháng cũ…Xin cho ý tiếp :Ông Bụt ạ!
Ex Phụng 799

From: Du Sinh <dusinh@gmail.com>

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 9, 38-43.45.47-48)


;
THÀ MẤT MỘT CHÚT ĐỂ ĐƯỢC CẢ THIÊN ĐÀNG

Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.


Không dừng lại ở đó, Chúa Giê su còn nói : "Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".


Nghe xong thấy rợn cả người. Nếu xét như thế, như những lời Chúa nói đó thì lên Thiên Đàng chắc toàn là mù mắt, cụt tay hay cụt chân …


Có lẽ không dừng lại để hiểu những lời đó nhưng phải đi xa hơn rằng ở Thiên Đàng, là nơi đầy tình yêu thương chứ không còn hận thù, không con ghen ghét, không còn đố kỵ, không còn vấp phạm nữa.


Tất cả : tay, chân, mắt, miệng … là những cái làm cho con người ta dễ đánh mất đi tình yêu mà Thiên Chúa đặt để cho nhân loại, cho con người. Chính những cái đó như là dẫn lối đưa đường cho người ta hờn ghen, tranh giành trong cộng đồng sống của mình.


Chúng ta vừa nghe lại câu chuyện hết sức thực tế về chuyện hờn ghen trong cộng đồng.


Trong những ngày ấy, Chúa ngự xuống trong đám mây, và phán cùng Môsê, đồng thời lấy thần trí trong Môsê mà phân phát cho bảy mươi vị bô lão. Khi Thần Trí ngự trên các ông, các ông liền nói tiên tri, và về sau các ông không mất ơn ấy.


Vậy có hai vị ở lại trong lều trại, một người tên là El-đad, và người kia tên là Mê-đad. Thần Trí đã ngự trên hai ông: vì hai ông được ghi tên vào sổ, nhưng không đến ở trong nhà xếp. Khi hai ông nói tiên tri trong lều trại, thì có đứa trẻ chạy đến báo tin cho ông Môsê rằng: "El-đad và Mê-đad đang nói tiên tri trong lều trại". Tức thì Giosuê, con ông Nun, tuỳ tùng của ông Môsê, và là kẻ được chọn trong số đông người, liền thưa rằng: "Hỡi ông Môsê, xin hãy cấm chỉ các ông ấy đi".


Dân chúng cảm thấy khó chịu khi kẻ được chọn là những người không ở trong nhà xếp thế là họ ganh tỵ. Đứng trước lời ganh tỵ, Môsê đáp lại rằng: "Ngươi phân bì giùm ta làm chi? Chớ gì toàn dân được nói tiên tri và Chúa ban Thần Trí Người cho họ".


Cũng chỉ vì ganh tỵ mà bao nhiêu xáo trộn xảy ra trong cuộc đời này.


Cứ nghiệm lại đi, chúng ta sẽ thấy, bởi đâu có xáo trộn ? Bởi lẽ con người quá kiêu ngạo và không bao giờ bằng lòng với cái mình có, ai ai cũng muốn làm thầy dạy cho người khác. Người ta biết điều đó là nghịch lý nhưng người ta cứ mãi lao đầu vào cuộc chiến của hơn thua, của tranh giành.


Điều này, với người Việt Nam, chúng ta phải xem lại lối sống của mình. Chẳng còn lạ gì khi nghe những câu chuyện của những người ngoài dành cho người Việt Nam. Một người Việt Nam thì giỏi lắm nhưng ba người Việt làm việc chung thì hỏng. Ngược lại, người Nhật thì một người dở nhưng ba người họ làm việc chung thì thành công.


Một nhận định nhỏ để chúng ta thấy rằng trong máu của chúng ta có sự hơn thua, sự tranh giành. Thường thì chúng ta cho chúng ta là nhất và không ai bằng chúng ta cả để khi làm việc nhóm, làm việc chung thì không bao giờ thành công. Còn người Nhật, sở dĩ họ mạnh là vì họ biết hợp tác, họ cộng tác với nhau.


Nhìn trong phim ảnh hay thời sự, chúng ta thấy nước ngoài, họ có cái văn hóa xếp hàng thật hay. Dù làm gì, dù bất cứ ở đâu đông người và chờ đợi thì chẳng ai bảo ai, họ cứ lặng lẽ và xếp hàng chờ đến lượt mình. Dù đông người nhưng họ nói chuyện vừa đủ nghe và không làm phiền người khác.


Thử chúng ta đến một nơi công cộng nào đó, ở phòng vé, ở các bệnh viện chúng ta thấy rõ điều này hơn cả. Dù có số thứ tự nhưng không bao giờ người ta chờ đến số của mình nhưng người ta rang vào để dành cho được hơn người khác nhưng rồi vào thì cũng phải chờ vì số của mình chưa đến.


Thế đó, đi đâu người ta cũng phải tranh giành thiệt hơn và giành phần thắng về mình, lúc nào cũng cho mình là nhất cả.


Trong cộng đoàn, chúng ta nhìn chúng ta sẽ thấy. Hình như bớt rồi hay không còn sáng tạo nữa vì lẽ không ai dám sáng tạo. Khi người nào đó có ý sáng tạo và đổi mới để cộng đoàn mình tốt hơn thì y như rằng sẽ bị một số người lên án và chỉ trích.


Không cần nói đâu xa, ngay chuyện viết lách, chuyện nghiên cứu khoa học … giờ thì cũng ít người làm vì làm vừa xong hay chưa kịp làm xong là bị ăn cắp bản quyền. Khi làm xong thì nhận được thái độ công kích, chỉ trích hơn là trân trọng.


Có lẽ máu hờn ghen, máu hơn thua nó đã nhiễm nặng trong con người chúng ta để chúng ta khó chấp nhận người khác hơn mình và vì thế hờn ghen cứ xảy đến.


Thánh Phao lô vừa cảnh báo : Này đây, hỡi những người giàu có, các ngươi hãy than khóc kêu la, vì các tai hoạ sắp giáng xuống trên các ngươi. Của cải các ngươi bị mục nát, áo quần các ngươi đã bị mối mọt gặm. Vàng bạc của các ngươi đã bị ten sét, và ten sét sẽ là bằng chứng tố cáo các ngươi, và sẽ ăn thịt các ngươi như lửa đốt. Các ngươi đã tích trữ cho các ngươi cơn thịnh nộ trong ngày sau hết. Này tiền công thợ gặt ruộng cho các ngươi mà các ngươi đã gian lận, tiền đó đang kêu gào và tiếng kêu gào của người thợ gặt đã lọt thấu đến tai Chúa các đạo binh. Các ngươi đã ăn uống say sưa ở đời này, lòng các ngươi đã tận hưởng khoái lạc trong ngày sát hại. Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính, vì họ đã không kháng cự lại các ngươi.


Căn cốt, cuối cùng của cuộc đời là gì thì mọi người biết. Ai cũng phải nhắm mắt lìa đời để rồi tất cả những gì mà con người vun vén, hơn thua tranh giành chẳng được gì cả.


Căn cốt của cuộc đời này đó là được ơn cứu độ hay là hư đi.


Như vậy, cứ như Chúa Giêsu nói, thà mất đi con mắt, mất cái tay, mất cái tai còn hơn là còn đầy đủ mà phải xuống hỏa ngục.


Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta để chúng ta bỏ đi những cái không cần thiết trong cuộc đời, nhất là bỏ đi sự hơn thua, sự tranh giành để sống nhẹ nhõm hơn trên con đường lữ hành trần thế. Có như thế, ngày sau ta mới được hưởng nhan Thánh Chúa như lòng ta hằng mong muốn.


 (thanhlinh.net)
Anmai, CSsR

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

re:hiep thong

Thưa anh em
Sáng nay nhóm lớp ex Luro 68 đã đi thăm chính thức Ex Khải tại bệnh viện 115 gồm có LT 763, GSTSTQ 759, vợ chồng Ex Hùng 785, Ex Tuấn 813 và Dũng ruồi 772
LT 763 đã "gửi gấm" bạn mình với Bs Châu PGD bệnh viện( thông qua Ex Tường lớp 62) để thuận tiện sau này.
Tin cho biết sau nhiều xét nghiệm thì bệnh viện nói Ex Khải không bị u não như bệnh viện tâm thần phán. Ex Khải 787 rất nhiều bệnh nhưng cái chính là sơ gan. Có lẽ BV 115 sẽ chuyển bệnh nhân qua trung tâm bệnh nhiệt đới để chữa trị??? Qua chỗ mới theo htông lệ các bệnh viện VN ta sẽ làm lại 1 loạt xét nghiệm.....
Anh em đã xuống cantin bệnh viện uống nước và GSTSTQ đã gửi phong bì ( trích từ quỹ và cá nhân các anh em) để Ex Khải 787 điều trị
Được biết vợ chồng Ex Lâm 790 và Ex Vương 815 đã đi thăm Ex Khải 787 chiều tối hôm qua.
Hôm nay cũng là ngày exa 813 vào bệnh viện tái khám và được yêu cầu nhập viện.
Anh em đã từ khu A di chuyển qua khu C để thăm hỏi exa 813 ( lúc này Ex Tuấn 813 đang lo làm thủ tục nhập viện). Exa 813 bị ứ nước trong phổi và cả người cũng dư nước [ trông mập hẳn ra] cho nên cần ở lại để bệnh viện tiện theo dõi. Trước khi ra về GSTSTQ cũng đưa phong bì cho con gái Ex Tuấn đang ở chăm sóc mẹ.
Tin từ Ex Thiên 808 cho biết exa 808 đã vào xong toa hóa trị thứ 3 trong 6 toa được chỉ định. Dự kiến là sẽ xong cả 6 toa trước tết. Mỗi toa hóa trị kéo dài 3 tuần và tuần đầu bị ói mửa, chán ăn...vì các phản ứng phụ. Hiện nay sức khỏe của Exa 808 tương đối ổn.
Xin anh em thêm lời cầu nguyện cho các bệnh nhân và tất cả anh em lớp ( chưa bị u não nhưng cũng u 60 rồi).
EX 772

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

re: hiệp thông

Tin cho anh em được biết
Sáng thứ năm 27/09/2012 lúc 8h lớp 68 sẽ có buổi đi thăm chính thức Ex Khải 787 ở bệnh viện 115 ( lầu 3 , khoa Thần Kinh , phòng A328). Hiện nay exa 787 phải chăm chồng trong bệnh viện và cơm hàng cháo chợ thôi.
Anh em nào có thể tham gia xin vui lòng đến 39 Đặng Lộ, Tân Bình trước 8h AM 27/9/2012
Hiện nay bệnh viện, theo thông lệ, bắt ex Khải 787 nhà mình phải làm lại tất cả xét nghiệm, DR nghe nói là phải làm nội soi nữa mặc dù chuẩn đoán bệnh ở trên đầu: u não! Thế mới là bệnh viện chứ!
Tiện đây cũng xin chia sẻ thông tin của gia đình ex Chung 765.
Gia đình ông trùm Nghĩa đã gặt lúa xong. Nước sông lớn cho nên lúc đầu còn gặt máy và lúa còn khô nên đã bán được. Tạ ơn Chúa( nguyên văn lời ông trùm)
Còn lại mấy chục bao lúa ngâm dưới nước >> phải cắt bằng tay và suốt lúa theo kiểu cũ>> Lúa này chất lượng kém hơn( dù đã mang đi sấy) cho nên giá hơi bị rẻ>> ông bà trùm đang cất vào kho.
Nghe Ex Chung 765 kể cắt lúa đã mệt, rồi suốt lúa thổi thẳng rơm xuống sông. A ha, rơm ngập sông[ con kênh trước nhà] thuyền bè qua lại không thông cho nên ông trùm phải dầm mình dưới nước lạnh ngắt để đẩy rơm trôi đi, không thôi kẹt vào chân vịt thuyền bè người ta thì mệt....
Ex Chung và gia đình cám ơn anh em nhất là Ex đầu vần 757 và ex niên trưởng 775 về phép lành tông tòa vừa qua. Ex trùm 765 còn thêm rằng:" nếu anh em còn tin tưởng thì ex 765 sẽ cầu nguyện cho anh em, nhất là ex Khải 787 trong dịp này"
Chúc anh em "an nam" ngủ ngon
Ex 772

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

re: Ex Khải 787

Thưa chư huynh
Ex Khải 787 hiện đang nằm tại lầu 3 khoa thần kinh của bệnh viện 115
Lý do nhập viện: thấy nhớ, thấy quên đi khám và chụp MRI thì bệnh viện bảo là bị u não.
Ex Khải 787 xin anh em thêm lời cầu nguyện
Ex 772

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 9, 30-37)



CON ĐƯỜNG THEO CHÚA

Nếu có dịp xem bộ phim Tây Du Ký, chúng ta thấy có hai màn đối nghịch nhau: Màn đầu: diễn tả cảnh tranh bá đồ vương khủng khiếp của Ngộ Không. Màn sau: diễn tả những việc phục vụ rất đắc lực của Ngộ Không. Thật thế, dù đã học được 72 phép biến hóa, rồi đi thống trị các lân bang. Nhưng Ngộ vẫn chưa hài lòng, Ngộ còn đòi lên trời làm Tề Thiên Đại Thánh: Tề Thiên là bằng Trời, Đại Thánh là cao sang vĩ đại nhất. Chỉ đến khi bị đè bẹp dưới tảng đá lớn suốt 500 năm mới thấy mình bất lực và ăn năn cải thiện. Khi đã cải thiện, Ngộ được cứu thoát và gia nhập phục vụ đoàn đi tìm chân lý. Và nhờ biết đi vào con đường phục vụ như tôi tớ, Ngộ Không đã giúp cho cả đoàn tới được Tây Phương và tìm được chân lý hạnh phúc.

Đoạn tin mừng mà chúng ta vừa nghe cũng diễn tả một vở kịch có hai cảnh mâu thuẫn nhau như vậy: một cảnh phục vụ, một cảnh tranh chấp. Thật vậy, hôm nay, khi đang băng qua miền Galilê, Thầy Giêsu đi trước, đoàn Tông đồ tiến bước theo sau. Một hình ảnh thật đẹp nhưng chỉ tiếc có một điều: thầy trò cùng sánh vai mà không chung bước, thầy trò cùng đồng hành nhưng không đồng tâm. Bởi vì mỗi người đều nuôi dưỡng một tâm tư và theo đuổi những ước mơ khác nhau. Thầy Giêsu thì quyết tâm chọn lựa sống chết cho chân lý và tình thương, trong khi đó các học trò lại bận tâm tranh cãi, giành giật nhau về địa vị và danh vọng. Đang khi Chúa nhấn mạnh đến hy sinh, thì các môn đệ lại lo đi tìm lợi lộc, ảnh hưởng cho riêng mình. Chúa Giêsu đang nghĩ đến việc phải hiến mình ra nhưng không, còn nơi các Tông đồ thì tham vọng ngôi thứ, và họ xì xầm bàn tán xem ai sẽ là người làm lớn trong Nước Trời. Bởi vì, trong thâm tâm các ông vẫn luôn nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ làm một cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của Đế Quốc La Mã và tái lập một vương quốc Israel hùng mạnh. Lúc bấy giờ, chắc chắn các ông, chứ không ai khác, sẽ được tân vương Giêsu bổ nhiệm vào 12 chức vụ quan trọng trong điều đình. Vì mang não trạng như thế, nên không lạ gì dọc đường các ông đã “giành ghế” với nhau. Ai sẽ là tể tướng ? Ai sẽ là Quân sư ? Ai sẽ là Phò mã ? ai là người lớn nhất, oai nhất trong vương quốc của Thầy mình. v.v...Các ông vẫn xem việc theo Chúa Giêsu là để được hưởng vinh hoa, phú quý và quyền lực mà bỏ ngoài tai những lời loan báo về đường khổ nạn của Chúa. Nước Trời đối với các ông là nơi mà ở đó, các ông đóng vai của những quan lớn oai phong lẫm liệt, là nơi để các ông vinh thân phì da. Hoá ra, theo Thầy bấy lâu nay, các ông vẫn chưa giác ngộ một điều, việc bước theo Thầy là bước theo đường phục vụ hy sinh, là bước theo đường khổ giá để mưu ích cho đồng loại.

Chính trong hoàn cảnh ấy, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ mình một bài học, bài học thật bất ngờ: “Ai muốn làm lớn thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”. Với lời dạy này, Chúa Giêsu muốn làm đảo nghịch quan niệm và cách nhìn của các môn đệ. Theo quan niệm của Chúa người làm lớn phải trở nên người rốt hết, trở nên đầy tớ của mọi người. Theo Chúa người ta không được đánh giá bởi địa vị, quyền uy, chức tước, danh vọng, nhưng người tông đồ được tôn trọng, được đề cao là do sự phục vụ tốt cho tha nhân và sự hữu ích cho xã hội, cho con người. Và con đường để được vinh quang là con đường phục vụ, con đường yêu thương và quảng đại với mọi người. Một Tề Thiên Đại Thánh làm rúng động cả thiên đình bằng 72 phép thần thông để xưng hùng xứng bá, nhưng rồi chỉ để chuốc lấy thất bại thảm hại 500 năm dưới chân núi Ngũ hành và cũng chính nhân vật ấy đã được thoát kiếp Thạch hầu trở thành Thánh Đấu Phật khi đem sở học của mình phục vụ cho người khác trên những chặng đường sang Tây trúc thỉnh kinh.

Chính cuộc đời của Chúa Giêsu là tấm gương sáng cho các môn đệ và mỗi người chúng ta bằng cách Ngài đã khước từ chức vị cao trọng, chấp nhận làm người để yêu thương và phục vụ người khác. Con đường của Chúa là con đường khiêm tốn, phục vụ, hữu ích cho xã hội và cho con người. Con đường của Chúa là con đường lưu tâm đến người nghèo, kẻ tàn tật, neo đơn, kẻ không nhà không cửa, bơ vơ…vv.. Con đường của Chúa là con đường khiêm nhu nhỏ bé và khó nghèo. Để qua đó, Chúa chỉ cho nhân loại thấy con đường yêu thương, con đường phục vụ là con đường đẹp nhất, là con đường đưa tới sự sống mới và mang lại hạnh phúc, vinh quang cho con người.

Ước gì qua lời Chúa hôm nay, mỗi người chúng ta từ đây biết đi theo con đường của Chúa, con đường tự hạ thành người rốt hết và hủy mình ra không, để thân phận bọt bèo của con người được phục hồi, nâng dậy và cứu sống. Thì chúng ta dù ở địa vị nào, chức vụ nào cũng biết sống khiêm nhường phục vụ, biết dùng đôi tay để phục vụ chứ không dùng quyền hành để cai trị. Biết dùng con tim để yêu thương chứ không dùng sức mạnh, dùng quyền bính để lãnh đạo. Có như thế chúng ta mới xứng đáng đạt tới vinh quang mà Thiên Chúa đã dành sẳn cho mỗi người chúng ta trong Nước Trời. Amen.

  
Lm Paul NGUYỄN NGUYÊN  

(thanhlinh.net)

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 8, 27-35)



ĐỨC KITÔ

Sưu tầm
Nhóm Mười Hai, tức là các tông đồ, sau một thời gian dài được ở bên Chúa, được nghe những lời Chúa giảng dạy, và được chứng kiến những việc Chúa làm, nay đến Chúa muốn các ông phải dứt khoát lập trường, phải bày tỏ lòng tin của các ông. Nhưng đây cũng là khúc quanh quan trọng: Chúa bắt đầu tỏ ra cho các môn đệ biết con đường đau khổ Ngài phải đi để hoàn thành sứ mạng. Bởi vậy việc ông Phêrô tuyên xưng lòng tin và việc Chúa Giêsu báo trước con đường đau khổ của Ngài là một biến cố bản lề trong quá trình thi hành sứ mạng của Chúa cũng như trong quá trình huấn luyện các môn đệ, vì khi nói về con đường đau khổ của Ngài thì Chúa cũng nói về con đường mà những ai tin Ngài phải đi. Đó là nội dung bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ba điều rõ ràng: Thứ nhất, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: dân chúng nói Ngài là ai và chính các ông nói Ngài là ai? Thứ hai, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết về con đường đau khổ của Ngài. Thứ ba, Chúa Giêsu cho biết đây cũng là con đường của các môn đệ và của mọi người khi đi theo Ngài. Sau đây chúng ta chỉ tìm hiểu điều thứ nhất mà thôi.

Dân chúng nói Chúa Giêsu là ai và các môn đệ nói Chúa Giêsu là ai? Từ hai câu hỏi của Chúa chúng ta có thể đặt ra hai câu hỏi cho chúng ta: chúng ta tự hỏi và tự trả lời: đối với tôi, Đức Kitô là ai? và đối với mọi người, tôi là ai? Trước hết, đối với tôi, Đức Kitô là ai? Đây là một câu hỏi quan trọng, câu hỏi này dẫn chúng ta vào việc kiểm điểm niềm tin và cách sống của mình: có thật chúng ta tin Chúa Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa, nghĩa là Đấng được Thiên Chúa sai đến để cứu chuộc chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường sống không? Nếu tin như thế thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp, hay chúng ta vẫn tin một đàng, sống một nẻo, xem ra niềm tin và cuộc sống là hai thực thể tách rời nhau, không ăn nhập gì với nhau.

Có thể nói, đối với một số không nhỏ người Công giáo, thì Đức Kitô vẫn chỉ là một khái niệm mông lung, mờ nhạt thuộc niềm tin. Vì thế, trả lời được câu hỏi: đối với tôi, Đức Kitô là ai? Không phải chỉ là chuyện kiến thức, sách vở, lặp lại những gì đã đọc được trong sách báo hay nghe được qua các bài giảng, nhưng trả lời được câu hỏi ấy chính là chuyện của cuộc sống, của chọn lựa cá nhân thâm tín và dấn thân.

Chúng ta hãy nhìn vào ông Nây Am-troong, ông là một phi hành gia đầu tiên của Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng ngày 20.7.1969. Khi còn là một sinh viên, ông đã ghi trong cuốn sổ tay câu hỏi của Chúa Giêsu: “Anh em bảo Thầy là ai?” và ông đã trả lời: “Ngài là người không hề phạm tội, là người vị tha, là người biết quan tâm săn sóc kẻ khác, là người gần gũi Thiên Chúa”. Như vậy, ông Am-troong đã không trả lời theo thần học hay giáo lý cho câu hỏi “Anh em bảo Thầy là ai?”, nhưng ông đã đưa ra câu trả lời của riêng mình, ông đã nhìn sâu vào tâm hồn mình và nói ra cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong cuộc sống riêng tư của ông.

Mỗi người chúng ta cũng phải làm giống như ông Am-troong, chúng ta cũng phải nhìn sâu trong tâm hồn mình để nói ra cảm nghiệm về Chúa Giêsu trong chính cuộc sống của mình, và cảm nghiệm này mang tính riêng tư không ai giống ai. Vậy, đối với tôi, Đức Kitô là ai? Nói chính xác hơn, mỗi người chúng ta hãy hỏi: “Hôm nay, đối với tôi, Đức Kitô là ai rồi?”. Phải thêm hai chữ “hôm nay” và chữ “rồi” vào câu hỏi, bởi vì “hôm nay” chứ không phải hôm qua hay hôm nào khác, và chữ “rồi” cũng thật quan trọng, bởi vì có thể trong quá khứ, chúng ta đã gặp Ngài, đã yêu Ngài hết mình, nhưng rồi hôm nay, Ngài thì không thay đổi, nhưng tình chúng ta yêu Ngài có đổi thay chăng? Thế nên, mỗi ngày chúng ta phải tự hỏi để đừng bao giờ Đức Kitô trở thành kỷ niệm, chỉ còn là một niềm tin trong quá khứ, để đừng bao giờ bỏ Ngài lủi thủi bước bên cạnh đời chúng ta.

Câu hỏi thứ hai, đối với mọi người, tôi là ai? trong những dòng cuối của sứ điệp “Hòa bình dưới thế”, Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, được mệnh danh là vị Giáo Hoàng nhân từ, dễ thương, đã đưa ra cho chúng ta một định nghĩa: thế nào là một người Kitô hữu chân chính như sau: “Mỗi người tín hữu trong thế giới là một mảnh sao băng, là một tụ điểm của tình yêu, là một thứ men sống động giữa những người anh em của mình. Nếu người tín hữu đóng trọn vai trò ấy, họ sẽ là người Kitô hữu chân chính”.

Sống trọn những cam kết trên quả thật người Kitô hữu luôn là một thách thức, một câu hỏi, một sự hiện diện quấy rầy đối với mọi người. Thực vậy, một mảnh sao băng khi chợt sáng lên rồi tắt lịm, nhưng cũng đủ thu hút cái nhìn của con người về một góc trời nào đó. Một hạt men bé nhỏ, mất hút trong khối bột, nhưng cũng đủ sức làm dậy nên cả khối bột. Một thể hiện yêu thương, dù nhẹ nhàng đơn giản cũng đủ sưởi ấm cõi lòng, đủ sức chinh phục hay cảm hóa bất cứ người nào. Như thế đó, sự hiện diện của người Kitô hữu luôn có sức thu hút, tạo được ảnh hưởng tốt cho người khác, với điều kiện họ phải sống đúng danh nghĩa người Kitô. Và như thế, qua cuộc sống của mình, sự hiện diện của chúng ta cũng luôn là một câu hỏi cho những người chung quanh, nghĩa là nhìn vào đời sống chúng ta, họ bảo chúng ta là ai?

Tóm lại, người ta có nhận ra tôi là người Kitô không? Nghĩa là sự hiện diện của chúng ta ở bất cứ nơi nào, gặp gỡ bất cứ ai, người ta có nhận ra chúng ta là người Kitô không? Không phải chúng ta tự xưng, tự giới thiệu mà cách sống của chúng ta khiến người khác phải đặt câu hỏi hoặc phải cảm phục đời sống tốt đẹp của chúng ta. Và như thế chúng ta đã trả lời được câu hỏi: đối với mọi người, tôi là ai? Tôi là một người Kitô hữu, đơn giản thế thôi. 

(tinmung.net)

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Bao cao thu-chi

Tồn quĩ kỳ trước: 6.065.228 + [500USD + ngân hàng (1 lượng vàng SJC + 25.000.000)]

(Báo cáo thu-chi 01/8/2012)

 

04/8/2012 chi đám tang nhạc phụ bạn Liên: 350.000 vòng hoa (Ánh phụ trách) + 500.000 (phúng) = 850.000

21/8/2012 Lãi ngân hàng (VND) 750.000 (21/5/2012 đến 21/7/2012)

Rút tiền ngân hàng: 7.000.000 (còn lại 25.000.000-7.000.000 = 18.000.000)
 
Tồn quĩ: 834.772 + [500USD + ngân hàng (1 lượng vàng SJC + 18.000.000)]

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Cái tai hại của sự khiêm nhường !

Các bác thân mến ;

Mẩu truyện dzui cười này sao giống ex tui lúc về VN chơi hồi tháng rồi quá , đâu các bác đọc thử xem ......

...........................

Có một ông Việt kiều X gần 60 tuổi sau bao nhiêu năm cống hiến sức khỏe cho công việc và sự nghiệp , trước khi về già ông tích cóp được số tiền nho nhỏ.

Ông quyết định về Việt Nam 1 chuyến vì ông nghe nói bên đó mấy vụ "vui vẻ, tươi mát" rất nhiều, ông muốn thử một lần cho biết chút vị với đời.

Sau khi xuống sân bay và thuê khách sạn, ông ta liền hỏi anh phục vụ khu vực nào có vui vẻ tươi mát, anh ta chỉ dẫn rất tận tình.

Buổi tối đó ông diện đồ láng coóng đi ngay :

...Tại ngã ba trên có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một tấm ghi là: "Dành cho người nhiều tiền", tấm còn lại ghi: "Dành cho người ít tiền".

Ông tự nghĩ : " mình gom góp có chút ít tiền , nên đi vào đường dành cho người ít tiền vậy".

Ông cắm cúi đi đến cuối đường lại gặp ngã ba trên đó cũng treo 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Một : "Dành cho người trẻ" , hướng còn lại ghi : "Dành cho người già".

ông chọn con đường "dành cho người già" rồi cắm cúi đi.

Đến cuối đường lại thêm một ngã ba trên cũng có 2 tấm bảng. Một là: "Dành cho người đẹp" tấm còn lại "Dành cho người xấu" ,

bụng bảo dạ: "Ối , mình 60 rồi còn đẹp cái gì nữa chứ", ông liền quẹo vào đường dành cho người xấu, vừa đi ông vừa tự động viên mình: "Sắp được hưởng sung sướng rồi ráng lên chút".

Đi đến cuối đường này lại một ngã ba với 2 tấm bảng chỉ 2 hướng. tấm đầu ghi: "Dành cho người dẻo dai , nhiều xí quách" tấm thứ nhì : "Dành cho người hết xí quách".

Ông tự nghĩ: "Ối , mình làm gì còn xí quách nữa" , và lặng lẽ rẽ vào con đường thứ 2.

Ông lụm cụm xiêu vẹo bước đi một cách khó nhọc trên con đường với bao suy nghĩ tưởng tượng ra cảnh vui thú, khi đến cuối đường vỏn vẹn chỉ còn lại một tấm bảng treo thật cao.

"Ít tiền, già , xấu trai, lại còn hết xí quách nữa, thôi quay về nhà đi chanội".

Toàn Thắng sưu tầm

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 7, 31-37)



 CÂM ĐIẾC
Sưu tầm 
Chúng ta thường bảo: Không ai có thể sống cô độc lẻ loi một mình, như một hòn đảo giữa biển khơi, hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại, chúng ta sống là sống với người khác, trong một cộng đồng, trong một xã hội. Và để cuộc sống chung này được tốt đẹp, chúng ta cần phải tạo lấy những mối liên hệ đầy yêu thương và cảm thông. Tuy nhiên, muốn tạo được những mối liên hệ đầy yêu thương và cảm thông, chúng ta cần phải nói cho nhau nghe, cũng như cần phải nghe nhau nói.

Trước hết là hãy nói cho nhau nghe. Ngôn ngữ và tiếng nói chính là phương tiện Chúa đã trao ban để chúng ta truyền đạt những ý nghĩ, những tư tưởng, những ước muốn cho người khác, nhờ đó họ sẽ hiểu chúng ta và cảm thông với chúng ta hơn. Thế nhưng, chúng ta không phải chỉ biết nói, mà còn phải biết nghe. Có biết nghe người khác nói, chúng ta mới ghi nhận được những ý kiến và đóng góp của họ. Bằng không, chúng ta chỉ là những kẻ độc thoại, nói một mình mà chẳng biết có ai lưu tâm đến hay không. Chính vì thế, việc biết nghe nhau nói cũng quan trọng không kém việc biết nói cho nhau nghe. Nói và nghe là những phương tiện, những khả năng giúp chúng ta liên hệ với người khác, nhờ đó tạo được một sự cảm thông chân thành. Nếu không có những phương tiện này, nếu không có những khả năng này, chúng ta sẽ phải mãi mãi sống trong sự cô độc lẻ loi và bị loại trừ. Người câm điếc qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, đã lâm vào một tình cảnh bi đát. Anh ta đau khổ biết bao vì không được nói với ai, cũng như chẳng được nghe ai nói với mình. Anh ta không thể hiểu người khác và người khác cũng khó mà hiểu được anh ta. Cảm thông tình cảnh bi đát ấy, Chúa Giêsu đã chữa anh ta khỏi câm và điếc, để anh được trở lại với cuộc sống xã hội, cuộc sống với người khác. Kể từ nay, anh ta có thể liên hệ với mọi người mà không còn tự ti mặc cảm nữa.

Trong phạm vi thiêng liêng cũng vậy, chúng ta không thể sống cô độc lẻ loi, trái lại, chúng ta còn sống với Chúa và với anh em. Vì thế, rất có thể lúc này, mặc dù chúng ta không câm điếc về phần xác nhưng biết đâu chúng ta lại câm điếc về phần hồn, một sự câm điếc thiêng liêng. Chúng ta câm điếc khi lặn ngụp trong tội lỗi, không còn lắng nghe tiếng Chúa nói với chúng ta qua lương tâm, qua thiên nhiên, cũng như qua những biến cố xảy đến trong cuộc sống. Chúng ta câm điếc khi không còn dâng lên Chúa lời chúc tụng và cảm tạ tình thương Ngài đã dành cho chúng ta. Chúng ta câm điếc khi con tim đã trở nên chai đá, không còn biết rung động trước nỗi khổ đau của người khác. Chúng ta câm điếc khi không còn lắng nghe, cũng như không còn nói được những lời an ủi và khích lệ người khác. Chúng ta câm điếc khi tự coi mình là một ốc đảo, chỉ biết sống cho riêng mình và tệ hơn nữa, coi người khác là như hỏa ngục, là như một sự quấy rầy và phiền nhiễu.

Bởi đó, xin Chúa hãy mở miệng và mở tai chúng ta, để chúng ta biết lắng nghe và loan truyền lời Chúa, cũng như biết chia sẻ nỗi khổ đau với những người chung quanh.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Ngày về Paris ....;

Bác PHT và các bác 68
Về Pháp đã hơn tuần lễ rồi , ex tui mới có rảnh để viết vài hàng gởi thăm các bác , thiệt là đáng ...."tội chết" , và bác PHT đã dziện cớ bận làm việc rùi , tui đâu dám bắt chước nữa ,
cho nên phải nói tại dzì : "... ngày về Paris , tui đã để quên con tim ! " .
Đúng dzậy các bác , về bển dzui quá sức , tha hồ nói tiếng Việt , khỏi cần nặn óc rồi bẻ miệng , sửa giọng để mà rặn ra vài câu tiếng nước người nữa , được gặp lại các bác 68 tha hồ nhậu nhẹt tới bến ,
nhớ đến Danh tướng và gia đình đã chiu chơi hết mình khi tiếp rước bạn bè , tui về bên đây cứ mỗi lần nhìn quanh chỉ có ta và ta , nên thấy "thiệt là ......đau lòng !" .
Tuần này sinh hoạt Paris đã trở lại bình thường , các cháu đã tựu trường , chuyện vui chơi mùa hè đã được xếp vào quá khứ , bắt đầu từ nay cho đến cuối năm ai nấy sẽ chăm chỉ làm việc , nhất là
lo chuẩn bị tiền để đóng thuế cho đúng kỳ hạn , (khg phải đóng thuế khg là thằng Tây nhé ...) tháng 9 thuế lợi tức , thang 10 thuế đất , thang 11 thuế nhà , hi hi , hi .. ai hổng tiền thì rán bán nhà trả nợ thôi .
Tui thấy các bác quốc nội vậy mà sung sướng hơn ai hết , nhà nước VN đâu có bắt đóng thuế bao nhieu đâu hè ? tính ra bên đây phải có đến vài 100 nghìn chị Dậu lận .
Kỳ hè vừa qua , tui về bển có đi chơi nhiều nơi Saigòn , Huế , Đà Nẵng , Nha Trang , Cần thơ , Cà mau ... nhưng sau khi về Tây cả nhà đều có chung 1 cảm nghĩ : thích nhất là Đà Nẵng , rồi đến Huế ...
tiếp theo Nha Trang và Saigòn đồng hạng còn Cần Thơ , Cà mau 1 đi khg quay trở lại , kể ra cũng lạ hả các bác ? chắc tại cái tâm lý khi đi chơi khác với đi làm .
Toàn Thắng

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Re: hội ngộ gd T. Thắng

Phụng mến,

Bạn là người tiên phong đấy, tiếp tục viết cho hết ý đi nhé. Rồi chỉnh sửa chút chút như ngày xưa ta làm "tập làm văn" í mà là Ok. Các bạn khác cũng khởi động đi nhé.

Ánh 757

PS: tớ đang giữ PLTT của một số bạn, vui lòng liên lạc với tôi để lấy.





From: Du Sinh <dusinh@gmail.com>



Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Re: hội ngộ gd T. Thắng

Ex Phụng 799
Nói thật mõ ruồi rất khâm phục, mà có lẽ lớp Ex Luro68 cũng hãnh diện vì có PGS viết bài.
Nói nhỏ nghe Ex Alpha 757 hổm rầy ăn không vô... tự nhiên hôm nay lên blog xong cười tủm tỉm, ăn được, ngủ được.
Ôi cái giống văn chương gì mà có phép mầu làm vậy!
Bác cứ chỉnh đi cho đến khi nào chuẩn không phải chỉnh là được mà.
Bi giờ tới kỷ niệm 150 năm còn rộng giờ, Ex 799 làm thêm 1 bài nữa. Chua choa lúc này mới là động lòng người( trước đây mới động lòng Trời) Ex 798 và Ex 800 sẽ cho các exa, exos biết tam anh nhà ex 68 là thế nào!!!
Mong thay.
Ex 772


Re: hội ngộ gd T. Thắng

Thân gửi các Ex 68 Nội & Ngoại,
Cách đặc biệt là Ex Đầu vần và Ex TB TT Ruồi,
Bài mail được gửi trước chưa có tựa đề và phần tiếp theo, cũng không ký tên! (Nhà cúp điện), đang coi lại và viết thêm trong draft mail bằng điện thoại thì mình lở bấm vào "gửi" lúc đó chưa bậc 3G nên nó bảo không gửi được, mình an tâm là chưa gửi nào ngờ khi bậc 3G điện thoại lại thì nó cứ gửi mà không xin phép mình chứ, thôi thì các Bác cứ thưởng lãm và cho ý kiến. Mong khi gửi cho Ex Luro Sài Gòn thì sẽ được đăng bài (dĩ nhiên phải viết tiếp và chĩnh sửa lại mong các Bác cho thêm ý kiến)
Ex Phụng 799


From: Du Sinh <dusinh@gmail.com>


Re: hội ngộ gd T. Thắng

Sáu mươi cậu học trò quần dài đen áo sơ mi trắng cao có, lùn có đã chụp chung tấm hình ngày khai trường 10-08-1968. Kể từ  năm tháng đó các cậu ấy được gọi là chủng sinh năm 1968. Năm đó ngôi trường nơi họ ăn, ở và cùng nhau học tập đã được 105 năm kể từ khi được đặt viên đá đầu tiên rồi! Chính là"Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse" ngôi trường nằm trên đường có 3 tên theo từng thời kỳ "Luro (Tây) – Cường Để (Chính Quyền Miền Nam) – Tôn Đức Thắng (Ngày nay)", có bề dày lịch sử và rất nhiều thành tích từ lúc được Đức Cha Lefèbvre khởi xướng (Cha Louis Wibaux được giao tìm đất xây dựng sáng lập) và người đã đặt viên đá đầu tiên cho việc xây cất năm 1863 tới lúc ngưng hoạt động của nó năm 1975 .
100 năm  trước các cậu ấy (1868) ai là những vào chủng viên và ai là người trong số 7 cha được đào tạo từ  đây ra trường 1877?  Nhưng chắc chắn là từ  "Hic est Locus" (chỗ này đây), đã đào tạo ra không biết là bao nhiêu người con ưu tú, những Linh mục, Giám mục, phục vụ cho Giáo hội Công giáo Đàng trong khi xưa cũng như Giáo phận Sài Gòn ngày nay.  Ngôi trường thân thương đó quá tuyệt vời. Từ trong ngôi trường này, họ - những người được hân hạnh được tuyển chọn vào và ra trường - đã có với nhau biết bao kỹ niệm mà họ sẽ không bào giờ quên được….Ngày nay tất cả điều được gọi là "Ex Luro" thành viên của của Hội mang cùng tên và xem như "Gia Đình Ex Luro"(Những người xuất thân từ đường Luro ngày xưagiờ xem nhau như Người trong Nhà cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống)
Và, cũng vậy, 61 cậu chủng sinh năm 68 (60 thi đậu và 1 bổ sung được gọi là tu sồi nhưng khi chụp hình thì cậu Thoả không có mặt và hiện nay cũng không có mặt (về với Chúa rồi!) đã được huấn luyện từ năm đó với thành tích như sau….. Năm cậu tiên phong ra trường cuối năm lớp 6 (1969), 12 cuối lớp 7, 4 lớp 8, 12 lớp 9, lớp 10 không nhớ là có ai?!, cuối lớp 11 là ra tường nhiều nhất 13 cậu  vì sau một năm  đi học trường ngoài (Lasan Taberd) mặc dù  trường này chỉ có Nam sinh không, nhưng chắc tại vì trên đường đi thấy nhiều điều "mới lạ" quá nên các cậu ấy không muốn "tu" tiếp.  Cho tới năm 1975 chỉ còn có 15 cậu  học lớp hết lớp 12. Năm đó Đất nước ta giải phóng . Nước Việt Nam Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời. Cuộc sống "Xã Hội" là việc trên hết, còn việc tâm linh là thứ cấp nên các Cha cho các cậu chủng sinh 68 còn lại tự do về hay ở.  Hơn phân nửa phải ra đi vì sinh kế, về quê, số nhỏ còn lại qua Đại Chủng Viện rồi cậu cuối cùng rời Chủng Viện là Ex 'Tư Thiên' (lúc đó học giỏi nhất lớp 68). Một niềm an ủi cho lớp Ex 68 là còn lại "2 cậu Hùng Đỗ và Vũ" đã được thụ phong Linh Mục. Hai Cha hiện nay 1 làm Phó Giám Đốc Đại Chủng viện và 1 làm Chánh Xứ Vĩnh Hoà, giáo xứ có "Nhà thờ đá lớn nhất Đông Nam Á" theo thứ tự Đỗ và Vũ. Nhưng niềm tự hào không chỉ có thế, nó được nhân đôi khi sau này hai cậu chủng sinh  được "Các Cha Bề" cho 'Về đi con'. Hai cậu đã tuân lệnh ra về nhưng ơn gọi vẫn thúc giục…. giờ đây đã trở thành Cha Định, chánh Xứ Xuân Trà và Cha Thước, chánh xứ Quảng Xuân giáo phận Xuân Lộc.
Không cải nhau thì không phải là lớp 68! Thật vậy, ngay khi còn học trong Tiểu chủng viện, rất, rất nhiều điều đã được các cậu tranh cải với nhau từ việc "cục bộ" như phát âm tiếng nam và tiếng bắc âm từ nào đúng, sai như "dzân" hay "dân" ta "lo" hay "no" vì không có "việc" hay "dziệc" làm… thậm chí các cậu ấy trong giờ sinh hoạt lớp thắc mắc tranh luận "thần học" với Cha lớp năm lớp 10 và là phó Giám luật Thạnh (Biệt danh "Cội nhỏ" còn "Cội lớn là Cha Ánh (giờ làm giáo Hạt chánh xứ Tân định) rằng:
Thiên Chúa có thật sự yêu thương nhân loại cụ thể từng người hay không? Ngài đã biết trước dĩ nhiên Ngài là Thiên Chúa mà ? Vậy Ngài có "định" cho một người phải xuống hoả ngục khi Ngài tạo ra người đó chăng? Còn việc trứng nở ra gà hay gà có đầu tiên để đẻ ra trứng?.... Cha giáo Thạnh đã phải dùng "chủ điểm Thần học" để trả lời rằng " Thiên Chúa là Đấng toàn năng, đối với Ngài không có không gian và thời gian, việc gì cũng trãi ra như trước mắt Ngài… Và thế là từ đó các cậu ấy mới hiểu "Giáo lý Thần Học" là thế! Tuy vậy, giờ đây, các cậu ấy đôi khi vẫn còn tranh cãi và không hài lòng với "chủ điểm thần học" mà chỉ có lòng tin mới giúp người theo đạo Công giáo ta chấp nhận mà phụng thờ Thiên Chúa nhân từ đã cứu độ chúng ta!
Những kỹ niệm không thể nào quên của lớp 68 khi còn học trong Chủng viện thì kể sao cho hết…giờ đây mỗi khi có dịp gặp nhau, các cậu ấy thường ôn lại những kỹ niệm đó một Ex 68 (hiện nay ở Úc) đã viết năm 2008:
Bước lặng giữa hàng me, lá me nhẹ dẫn về Nhà Nguyện cũ, nằm cạnh hông mả Vi-Baux dầy cỏ. Vâng, Nhà Nguyện của 40 năm xưa cũ, chốn khởi đầu chuyện tình cậu trò nhỏ với Đấng Cao. Nhà Nguyện nhỏ…Lớp Học già nhiều chứng tích…Ối! chốn ôm ấp 40 năm tình cũ, ôm ấp những nụ cười rạng rỡ, ôm ấp những lỗi lầm vụn vại, ôm 61 hồn thơ tìm đến chân Thập Tự. Cơn gió nhẹ xoáy lá me bay cao vút…
Dòng đời nghiệt ngã! Mang về 30 năm viễn xứ, cắt mất rồi tuổi thơ ngây ngày nào! Mang về chân trời mới, cắt mất rồi trời rêu phong chứng tích! Phải chấp nhận dòng đời! Chấp nhận hàng me không còn nghiêng nắng! Dế rút vào hang khi mất dấu cỏ xanh! Phải chấp nhận! Bạn tôi giờ đầu điểm sương. Bạn tôi giờ thành nhân. Bạn tôi giờ nặng chất Doparmin. Cho tôi một cuộc đời…cắt mất đi thời thơ ấu…Ôi! Dòng đời nghiệt ngã!
Tôi muốn tìm ngày tháng cũ…
Chính xác rằng những "phi vụ về đêm, bẻ mít hái chuối …" xảy ra ở mả Cha Wibaux dường như lớp nào cũng có, những kỹ niệm để đời. Trong Nhà nguyện cũng vậy như chuyện "Trái khói màu" toả đầy nhà nguyện của Anh Thiệt lớp 59 vào Lễ Phục sinh. Việc tranh giành "goute" ở dãy nhà dọc song song với sân banh bố, nơi diễn ra những trận đấu tranh giải hàng năm, Đặc biệt là dãy nhà cũ có nhà nguyện nhỏ, chỉ để các Anh lớp lớn học , còn có nhà ăn của các Cha, nơi xảy ra nhiều "vụ ăn trộm thức ăn hoành tráng" và có khi vì bị bắt gặp mà các Ex đã được ra trường sớm hơn Anh em!!
Một đêm hải hùng năm 68, (Năm mậu thân, năm mà các Anh Giải phóng quân tấn công và pháo kích vào các trong điểm của Sài Gòn như Dinh độc lập, Dinh thủ tướng, đài phát thanh,v…v…) khi mọi người trong Viện ngủ say, trái đạn pháo kích của "Việt Cộng" (Tên quân đội miển Nam gọi các giải phóng quân) bị lệch cự li nên thay vì rơi vào dinh thủ tướng thì không, trái lại nó rơi vào chuồng heo của Đại Chủng viện gây ra một tiếng nổ kinh hồn bạt vía  làm có nhiều Ex đang nằm trên giường lăn đùng xuống đát kêu Chúa kêu bà, gọi cha gọi mẹ , may phước là không thiệt hại nhân  mạng ! chỉ chết 2 con heo? Chuyện này các lớp tứ 61 đến 68 không thể nào không nhớ?!
Giờ đây, cũng như Các lớp đàn Anh , đàn Em Ex khác, Ex 68 đã đang và sẽ sinh hoạt với nhau mã mãi với tôn chỉ "Tự nguyện", không ai trong lớp có thể chối bỏ rằng mình không phải ở lớp (vì cái tên đã được gọi từ bốn mươi mấy năm về trước rồi)  Thậm chí lớp còn vinh dự được một Cha (trước là thầy giám thị của lớp torng chủng viện tình nguyện làm thành viên của lớp mà Anh em đã thân thương gọi là anh Hai Nguyện (hiện là Chánh xứ (các Ex 68 thêm vào giúp!!)
Lớp Ex 68 đã họp lớp thường niên (lấy ngày Chủ nhật mốc ngày 10/08) được 20 lần từ năm 1992 tại nhà Ex Phạm Đức Hoà (biệt danh Harryman, người đại diện cho lớp 68 thi đấu bóng bàn với các lớp đàn Anh trong chủng viện), tổ chức được lễ kỹ niệm 40 năm thật là hoành tráng tại Chủng viện; đã được Hội Ex Luro giao cho đặc trách phần phát thưởng cho Các Con Cháu các Ex có bằng giấy khen ở trường  hằng năm vào ngày 1 tháng 5….Tới nay, danh sách lớp ở quốc nội cũng như hải ngoại đã lên tới con số 46 (kê cả cha nguyện) trong đó có 3 bạn đã qua đời (Chủng, Lập và Thoả) còn lại là 43 Bạn  trong đó Có Lớp Trưởng Đại diện cho lớp (hiện nay và mãi mãi đó là Ex Cầu 763; là số báo danh mà Ex cầu mang trong Chủng viện, thường Anh Em rất hay dung số này ma xưng tên với nhau. Lại còn có Giáo Sư Tiến sĩ kiêm Thủ quỹ Ex Ân 759 và các trưởng ban thông tin, "ăn nhậu", các ông Trùm các xứ, họ đạo…


From: Du Sinh <dusinh@gmail.com>