Đức tin và hiệu quả thi đấu trong thể thao
Trận chung kết Champions League nhiều khả năng sẽ là bằng chứng của đức tin, qua việc các cầu thủ làm dấu thập tự cùng các chỉ dấu tôn giáo khác.
Nhưng liệu niềm tin có thực sự giúp tăng hiệu quả thi đấu trong thể thao hay không, Matthew Syed đặt câu hỏi.
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Lionel Messi khi anh bước ra sân cùng đội hình Barcelona tại trận chung kết Champions League.
Nếu quý vị để ý kỹ, quý vị sẽ thấy anh vượt qua chính mình khi bước vào sân bóng.
Về phía đội đối phương, tiền vệ của Manchester United, Javier Hernandez thường cầu nguyện trên sân.
Messi và Hernandez không phải là những cầu thủ bóng đá duy nhất để lộ đức tin của mình trong sự nghiệp thể thao.
Ngôi sao Kaka của Real Madrid thường nói về đức tin, thường cầu nguyện trên sân cỏ và cám ơn Chúa đã giúp anh nhanh chóng phục hồi sau chấn thương lưng.
Các ngôi sao thể thao khác, từ Muhammad Ali cho tới Jonathan Edwards, vận động viên nhảy ba bước, cũng đều nói về sức mạnh của đức tin.
Họ tin vào các tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả đều nói họ đã được hưởng ân phúc từ niềm tin tôn giáo. Ali từng nói trước khi có trận gặp George Foreman vào năm 1974: "Làm sao tôi có thể thua được, khi mà Thượng đế đứng về phía tôi?"
Những người vô thần sẽ coi ý tưởng cho rằng tôn giáo có thể đem đến sự khác biệt trong kết quả thi đấu thể thao là chuyện huyễn hoặc.
Nhưng hãy đạt chuyện liệu Chúa Trời có tồn tại thật hay không sang một bên để hãy chỉ tính đến ảnh hưởng của niềm tin đối với hiệu quả thi đấu.
Jung-Keun Park từ trường Đại học Seoul hồi năm 2000 đã cách nghiên cứu các màn trình diễn của các vận động viên điền kinh Hàn Quốc.
Ông thấy rằng lời cầu nguyện không chỉ là một yếu tố quan trọng giúp họ vượt qua được tâm trạng hồi hộp lo lắng, mà chòn có tác dụng giúp các vận động viên đạt được phong độ trình diễn tốt nhất.
Một người tham dự chương trình nghiên cứ của Park được trích lời: "Tôi luôn sẵn sàng bước vào thi đấu với việc cầu nguyện. Tôi đặt mọi thứ vào Chúa, không lo lắng gì. Những lời cầu nguyện làm cho tôi bình tĩnh hơn và vững tâm hơn và quên đi nỗi sợ thua cuộc. Kết quả là tôi luôn chơi tốt. "
Điều này cũng gợi lại kết quả nghiên cứu đặc biệt về sức mạnh của niềm tin trong giới y khoa.
Hồi thập niên 1960, một loạt các cuộc nghiên cứu cho thấy bệnh tim ít gặp ở các đối tượng có đức tin tôn giáo hơn so với các đối tượng khác, kể cả trong các trường hợp có những lối sống khác nhau.
Vậy dường như niềm tin tôn giáo có lợi cho sức khỏe.
Làm sao có thể như vậy được? Quý vị có thể tìm câu trả lời từ một trong những bí hiểm tâm lý phức tạp nhất - hiệu ứng giả dược, một hiện tượng đã khiến các bác sỹ sửng sốt khi Theodor Kocker, một bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ đã thực hiện 1.600 ca phẫu thuật không cần gây mê tại Berne vào hồi thập niên 1890.
Các bệnh nhân của bác sỹ Kocker được cho biết rằng việc gây mê đã được kiểm soát để họ có thể chịu đựng phẫu thuật mà không cần dùng thiết bị chặn miệng để răng không nghiến đứt lưỡi do đau đớn, nhưng trên thực tế họ chỉ được nước biển vào tĩnh mạch mà thôi.
Trong những năm gần đây, hiệu ứng giả dược đã được dùng không chỉ trong việc gây giảm đau. Nó có thể chữa bệnh loét, buồn nôn chóng mặt và các bệnh khác nữa.
Nó cũng có thể khiến tăng mức độ tập trung khi dùng thuốc có màu sắc thích hợp. Thuốc giả màu hồng có vẻ giúp tăng độ tập trung tốt hơn so với thuốc xanh.
Trong cơ thể chúng ta có một thứ bẩm sinh, đó là sự lạc quan, tin vào những gì chúng ta thành tâm tin tưởng.
Anne Harrington, Giáo sư Lịch sử Y học, Đại học Harvard
Những điều này cho thấy hiệu quả của thuốc giả dược. Sức mạnh của thuốc không phải do thành phần hóa học trong thuốc (thứ thực ra không hề có trong viên thuốc) mà là từ niềm tin của bệnh nhân đối với việc dùng thuốc.
Nhưng niềm tin không được vẽ ra một cách vô cớ. Việc điều trị với cách thức càng giống thật thì càng có tác dụng mạnh.
Chẳng hạn như màu sắc thì được liên hệ mạnh mẽ tới những nền văn hóa cụ thể, với những hiệu ứng cụ thể: màu đỏ thì tác động mạnh, còn trắng thì nhẹ nhàng hơn.
Các hãng dược ra sản phẩm dựa trên những ý nghĩa đó. Chẳng hạn như thuốc kích thích thường có màu đỏ hoặc cam, còn thuốc chống trầm cảm thì màu trắng.
Hiệu ứng giả dược có thể là một cách giải thích cho lý do vì sao những người có niềm tin tôn giáo thường có sức khỏe tốt hơn.
Thay vì tin tưởng vào tác dụng của thuốc, bệnh nhân lại tin vào quyền năng chữa lành của Thiên Chúa.
Không chỉ người Kitô giáo mới có kết quả tốt hơn, mà cả những người theo các tín ngưỡng khác cũng vậy, như Hồi giáo chẳng hạn. Có vẻ như không phải là nội dung tôn giáo, mà là niềm tin tôn giáo mới chính là thứ đêm lại sức mạnh đó.
Anne Harrington, Giáo sư Lịch sử Y học từ Đại học Harvard, nói: "Trong cơ thể chúng ta có một thứ bẩm sinh, đó là sự lạc quan, tin vào những gì chúng ta thành tâm tin tưởng."
Các kết quả từ nghiên cứu được thực hiện trên các vận động viên Nam Hàn đã được nhân rộng lần này qua lần khác, và vượt qua ranh giới các tôn giáo khác nhau.
Niềm tin về một quyền lực cao hơn dẫn dắt cho các vận động viên thi đấu dường như đã giúp họ trình diễn thành công hơn và xóa bỏ những ngờ vực, có tác dụng lên các vận động viên không kém gì so với niềm tin khỏi bệnh ở các bệnh nhân.
Tất nhiên, mê tín dị đoan thì chẳng mấy liên quan tới chất lượng thi đấu, trừ phi quý vị thực sự tin là có.
Edwards, người đã mất đức tin sau khi nghỉ hưu, nói: "Bất kỳ niềm tin nào cũng có thế gây tác động mạnh mẽ, nếu như niềm tin đó đủ lớn".
Ex 772
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/football/2011/05/110528_sport_faith.shtml