NÓI SUÔNG
Trong bài Tin Mừng Chúa nhật 31 thường niên, năm A, Chúa Giêsu đã lên án hai lối sống của các luật sĩ, biệt phái và cả chúng ta nữa; đó là lời nói suông, nói mà không làm và lối sống giả hình.
Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để cho con người thông tin, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với nhau. Những sinh vật khác cũng có những cách biểu lộ cảm xúc riêng của chúng. Qua lời nói trong giao tiếp, con người có nhiều thái độ biểu lộ tư tưởng, tình cảm của mình như:
Nói sai sự thật là người nói láo.
Nói chuyện tầm phào cũng phường nói xạo
Khoác lác, bịa đặt là người nói dóc
Nói xỏ nói xiên, nói lóng nói móc.
Bép xa bép xép như mồm cá chép
Nói dai nói dài, nói vã bọt mép
Nói toạc móng heo, nói cho huệch toẹt
Tâm điạ chẳng ngay mới hay lươn lẹo
Nói thẳng nói thật, làm phật lòng nhau
Nói ngon nói ngọt, mật rót vào tai
Khoác lác, khoe khoang, nói trăng nói cuội
Làm khổ cho người, nói gian nói dối
Nói bóng nói gió, nói xa nói gần
Nói mà không làm, chỉ là nói suông…
Nói chuyện tầm phào cũng phường nói xạo
Khoác lác, bịa đặt là người nói dóc
Nói xỏ nói xiên, nói lóng nói móc.
Bép xa bép xép như mồm cá chép
Nói dai nói dài, nói vã bọt mép
Nói toạc móng heo, nói cho huệch toẹt
Tâm điạ chẳng ngay mới hay lươn lẹo
Nói thẳng nói thật, làm phật lòng nhau
Nói ngon nói ngọt, mật rót vào tai
Khoác lác, khoe khoang, nói trăng nói cuội
Làm khổ cho người, nói gian nói dối
Nói bóng nói gió, nói xa nói gần
Nói mà không làm, chỉ là nói suông…
Lưỡi không xương lắm đường lắt léo!
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta ít được nghe những lời nói yêu thương, bác ái, hòa bình hơn là những lời nói ghen ghét, hận thù, chiến tranh; chúng ta sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ những buồn vui với nhau, để an ủi nhau, để xây dựng cho nhau thì ít, nhưng để khích bác, bôi xấu, hạ nhục nhau thì nhiều.
Một cách nói mà hôm nay Chúa Giêsu lên án, đó là nói mà không làm, nói suông: "Các luật sĩ và các người Biệt phái ngồi trên toà Môisen. Vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hay làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ; vì họ nói mà không làm".
Là những luật sĩ và biệt phái, họ nhân danh luật pháp và tôn giáo để bắt người khác thực thi luật pháp mà chính họ lại không thực hiện điều họ rao giảng, không áp dụng luật pháp cho chính mình. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta; còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Họ là nhưng hạng người giả vờ thượng tôn luật pháp, giả hình những người thánh thiện đạo đức. Họ thích phô trương bề ngoài mà bỏ mất đời sống nội tâm. Họ thích được người ta tôn hót, nể phục, thích ăn trên ngồi trước
Những người nói mà không làm cũng là những người gỉa hình: Nội tâm và bề ngoài trái nghịch nhau. Họ chỉ lo phô trương bên ngoài, lo ăn lo mặc... nhưng nội tâm thì trống rỗng!
Lưu Cơ một lần ghé qua chợ ở Hàng Châu, thấy một anh bán hoa quả khéo để dành cam được lâu mà không bị ủng. Vỏ cam lúc nào cũng vàng óng. Giá đắt, nhưng thiên hạ vẫn cứ tranh nhau mà mua. Lưu Cơ cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông nồng nặc, múi cam như bông nát. Bực mình, ông liền đem ra chợ, hỏi người bán cam:
- Anh bán cam cho người ta để làm lễ cúng tế, để đãi khách hay anh chỉ làm cho bóng bảy bên ngoài để đánh lừa người ta? Anh tệ thật! Anh giả dối lắm!
Anh bán cam cười, nói:
-Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều, chẳng phải gì một mình tôi. Ông thật không chịu nghĩ đến nơi! Này ông thử xem: người đeo mảnh ấn khắc con hổ, ngồi trên nệm da hổ, hùng dũng trông ra dáng Quan Võ coi việc binh lính lắm, nhưng không biết có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi không? Người đội mũ cao, đóng đai dài, đường đường trông ra dáng Quan Văn coi việc cai trị lắm, kỳ thực có giỏi được như Y Doãn, Cao Dao không? Giặc nổi lên không biết dẹp, dân khổ cực không biết cứu, quan lại gian tham không biết trừng trị, luật pháp hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương, không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, lại đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của quí, oai vệ, hách dịch vô cùng! Ông thấy đó: bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc mà bên trong chẳng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi!
Lưu Cơ nghe nói thế, im lặng ra về.
Giả dối, giả hình là cách che lấp thực chất của mình. Đời sống nội tâm trống rỗng, người ta mới tìm cách khỏa lấp những yêu kém nội tâm của mình bằng những lối sống giả hình, bằng những lời nói khoác lác phô trương. Tại sao chúng ta phải giả hình, phải làm cho người khác chú ý đến mình.. Bởi vì thực chất chúng ta chưa đạt được giá trị đích thực nơi chính con người của mình; do đó chúng ta mới phải bận tâm về vẻ bề ngoài: "làm cốt để cho người ta thấy, nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, thích ngồi chỗ nhất ưa bái chào..."
Sống giả hình không đúng với bản chất của mình là sống vong thân. Bao lâu chúng ta cứ cố gắng trở nên cái không phải là con người của mình, bấy lâu chúng ta còn sống thiếu tự tin, sống một nhân cách giả tạo. Đời sống nội tâm và phong cách sống bề ngoài của chúng ta dường như đối nghịch nhau! Chúa Giêsu đã nhìn thấy bên trong vỏ bọc phô trương, giả đạo đức của các luật sĩ và biệt phái là một nội tam rỗng tuếch.
Trong giáo dục ngoài xã hội hay trong gia đình, cách giáo dục hữu hiệu nhất là làm gương cho người được giáo huấn. Gương ấy là ngôn hành hợp nhất, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói mà không làm là nói xạo, nói láo, là giả hình. Khuyên bảo con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, nhưng chính bố mẹ lại không đi, có khi còn chống báng thì làm sao thuyết phục, giáo dục được con cái!
Là người Kitô hữu, chúng ta có nhiêm vụ rao giảng, làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô; nhưng nếu chúng ta nói mà không làm thì khác nào "thùng rỗng kêu to"! Nếu chúng ta thực hành điều chúng ta rao giảng, và sống bằng lòng tin của mình, thì không những chúng ta được lợi, mà lời giảng của chúng ta mới có sức thuyết phục người nghe.
Nói mà không làm là giả hình. Giả hình là tô bóng con người yếu kém của mình. Tô bóng con người yếu kém của mình là đưa mình lên, là kiêu ngạo, là khoe khoang. Chúng ta hãy quan tâm đến lời cảnh báo của Chúa: "Ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".
Lm Trịnh Ngọc Danh
(thanhlinh.net)