Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

cuoi tuan

Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Mc 9, 2b       

Chuyện chuồn chuồn

 "Dưới đáy một hồ sâu, giữa vũng nước đục và bùn đen có mấy con ấu trùng bàn bạc với nhau. Chúng băn khoăn tự hỏi tại sao trong bọn chúng, tất cả những ai leo dọc thân cây sen lên trên mặt nước đều không bao giờ trở lại nữa, và tất cả chúng đều đồng ý với nhau là rồi đây ai trong bọn chúng trèo lên trên mặt nước trước, sẽ trở lại để kể cho những ai còn ở lại biết được trên mặt nước có gì.

Ít hôm sau, một con ấu trùng cảm thấy như có một động lực nào thúc đẩy từ bên trong và bị thu hút bởi hơi ấm từ phía trên, nó bắt đầu trèo lên cây sen với hy vọng cuộc mạo hiểm ly kỳ trên mặt nước. Nó nghĩ bụng là sẽ trở lại kể cho chúng bạn nghe những gì nó trông thấy, những gì sẽ xảy ra đến với nó trên mặt nước.

Vừa ló đầu khỏi mặt nước, mắt nó liền hoa lên vì những sự ngạc nhiên mới lạ, trước hết là ánh sáng của mặt trời và hơi ấm của làn khí. Chẳng mấy chốc, nó thấy có cái gì lạ đang chuyển vận trong cơ thể, hình như nó đang thay hình đổi dáng, nó bắt đầu trở nên cứng cáp hơn. Chỉ một lúc sau, từ cái vỏ của con ấu trùng nó đã bay ra thành một con chuồn chuồn có đôi cánh màu sắc rực rỡ. Thật chưa bao giờ nó nghĩ nó sẽ trở thành con chuồn chuồn với bộ cánh màu đẹp như thế. Rồi nó bắt đầu vươn vai giang cánh với chuyến bay đầu tiên, nó bay qua lượn lại trong không gian với tất cả niềm ao ước sẽ trở xuống đáy hồ để kể cho chúng bạn nghe bao nhiêu điều kỳ lạ.

Từ trên mặt nước trong suốt, nó nhìn rõ dưới đáy hồ và trông thấy chúng bạn, nhưng chúng bạn lại không nhìn thấy nó. Một lúc sau nó hiểu ra rằng, tìm cách trở lại dưới đáy hồ là công dã tràng, vì cho dù nó có trở xuống, nhưng với đôi cánh của nó thì chúng bạn sẽ không thể nào nhận ra nó vì nó đã được hoàn toàn biến đổi, hoàn toàn thay hình đổi dạng, nó đã trở thành một tạo vật mới như chưa từng nghĩ ra trước đó. (R, Gutzwiller)

 

Không từ bỏ

Sau đây là một câu chuyện có thật về cách Tổng thống Abraham Lincoln ứng xử trước tình huống khó khăn của chính ông: 

 Vào thời gian đầu trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, người cố vấn của Lincoln khuyên ông nên từ bỏ trang trại Fort Sumter và mọi tài sản khác thuộc các bang miền Nam, vì sợ những tài sản này sẽ khiến mọi người nghi ngờ lý tưởng giải phóng nô lệ của ông.  

  Khi nhận được lời khuyên ấy, ông chỉ cười mà trả lời người cố vấn của mình bằng một câu chuyện ngụ ngôn:  

"Anh có biết câu chuyện ngụ ngôn về sư tử  và con gái người thợ rừng không?" – Lincoln hỏi người cố vấn. – "Aesop kể rằng, trong một khu rừng nọ có một con sư tử đem lòng yêu con gái của người thợ rừng. Một hôm, nó quyết định đánh bạo đến gặp cha của cô gái để xin hỏi cưới cô. 

 Khi sư tử đến, cha cô gái nói rằng ông không thể đồng ý vì răng nanh của sư tử dài quá, có thể làm tổn hại đến con gái ông. Thế là ngay tức thì, sư tử chạy đến chỗ nha sĩ và mài mòn toàn bộ hàm răng của nó. 

 Quay trở lại, sư tử cầu hôn cô gái lần nữa. Nhưng người thợ rừng lại bảo móng vuốt của nó dài quá, ông không muốn con gái mình bị đau.  Thế là sư tử tìm đến chỗ vị y sĩ và nhổ hết móng vuốt của mình đi rồi quay lại nhà người thợ rừng. Nhưng người thợ rừng thấy rằng sư tử giờ đây đã hoàn toàn vô hại nên đã lập tức giết chết nó." 

 Lincoln ngừng một lát rồi nói tiếp: "Chẳng phải số phận tôi cũng sẽ giống như con sư tử đó nếu từ bỏ mọi thứ như lời anh khuyên?". 

Biến mình là hiến mình chứ không là thay đổi lung tung

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

con duong nao ta đi

Đại gia đình ex 68

Có nhiều bạn không hiểu bài của ex 800 , xin đăng lại bài khơi mào từ xứ Texas

2015-02-14 12:04 GMT+07:00 TVu <tvu802@gmail.com>:

Thực hư ra sao?

http://news.yahoo.com/off-wagon-vietnams-binge-drinking-problem-062740264.html

 

 Chào Ex 802

Tình hình rượu bia đúng là như vậy đó
VN tiêu thụ bia nhiều đến độ tất cả các nhãn hiệu[ kể cả từ Campichia) đều nhảy vào và đều hồ hởi...
Lần đầu tiên trong năm bia Sai gon Special của xứ mình vượt giá bia Tiger chỉ còn kém giá Ken, Budweiser, Sapporo thôi
Năm nào cũng vậy dân buôn tích trữ bia từ 4-5 tháng trước tết ta và 10 lần thì trúng giá hết 8-9 . Năm nay thì trúng đậm rồi
Đồng bằng bắc bộ và miền tay nam bộ thì uống rượu đã ăn sâu vào đời sống lắm rồi. Ngặt là VN không kiểm tra kiểm soát gì cả: ai cũng mua được bia rượu( kể cả các cháu 10 tuổi) miễn có tiền. Rượu thì giả vô tư ... Cồn công nghiệp ( nguyên liệu chính của rượu ngoại), phẩm mầu,  hương, vỏ chai, hộp rượu ...bày bán nhan nhản
Một tác hại đáng lo khác là thuốc lá: bán khắp hang cùng ngõ hẻm với giá rẻ mạt ( 1USD: 20-40 điếu) cho tất cả mọi thành phần. 
Những kẻ có chức quyền đều được hưởng lợi từ rượu bia, thuốc lá... mà.
......
Cầu chúc cuối năm vui vẻ đầu năm hạnh phúc nhé!
Ex 772

Cuối năm xin gửi lời kính thăm đại gia đình lớp 68

Mong sao "chân cứng đá mềm"chứ chỗ đứng, chỗ ngồi cũng chả"chấm mút" được gì nữa bác PHT ạ.

Trước hết là chúc xuân ly tán

Ex 760, Ex 761, Ex 763, Ex 775, Ex 779, Ex 787, Ex 794, Ex 798…nhất là cậu Paul vợ đi xa còn một mình với cha mẹ bệnh tật!

Tôi nghĩ đặc biệt Ex 775, Ex 787 và Ex 794 lần đầu tiên ăn tết "lý tán" nên phê hơn nhiều anh em.

Nhưng lại nghe các ex hải ngoại nói Tết tây thì bản xứ nó ăn mừng mình không tham dự; còn tết ta thì vẫn đi "cày" phình phường thôi.

Tiếp đến chúc xuân các vị hưu già hay hưu non .  Sáu mươi cận kề rồi cho nên đứng hay ngồi cũng phải lựa thế. Hôm trước đi thăm Ex 761 nghe nói bệnh viện xứ An Nam mới ký kết với bộ về cam kết mỗi bệnh nhân 1 giường ( chứ 2,3 hay 4 bệnh nhân 1 giường là không được!). Cho nên bây giờ đi nhà thương chưa khỏi bệnh hay bình phục đã được mời về nhà hay điều trị ngoại trú. . . May mà nhà ở Sài Gòn chứ bệnh nhân các tỉnh thì ráng kiếm nhà thuê để hoàn tất qui trình điều trị.

Thôi phải chúc thế hệ thứ hai của lớp 68 được gặt hái nhiều thành quả…. Chứ như hiện tại học xong đại học vẫn "có quyền" đi nghĩa vụ quận sự làm mấy anh có con trai lo sốt vó!

Bây giờ tết nhất phải ăn uống cẩn thận. Noi gương LT anh em nên cẩn thận coi date thực phẩm trước khi dùng( trừ rượu ngọai theo thông lệ chung không có date). Tiếc thay cái vụ xuân "ly tán" coi bộ không có date các bạn ơi!

Cầu chúc đại gia đình 68 một năm mới an vui hạnh phúc

 Ex 772

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

cuoi tuan

Giữa người phong cùi Đức Mẹ mang bộ mặt phong cùi

Tháng dâng kính Đức Mẹ MARIA lại trở về. Tháng Đức Mẹ cảm động và đáng ghi nhớ nhất không phải là Tháng tôi sống tại Lộ Đức (Pháp) hay tại Fatima (Bồ Đào Nha) hoặc tại Czestochowa (Ba Lan) cũng không phải tại MariaZell bên Áo nhưng là tại Molokai, hòn đảo của anh chị em phong cùi thuộc Hawaii trên Thái Bình Dương.         

Tháng 5 năm đó, tôi đặt chân lần đầu tiên lên đảo để giảng khai mạc Tháng dâng kính Đức Mẹ MARIA. Thú thật, tôi cảm thấy kinh hãi vì đây là lần đầu tôi có dịp tiếp xúc trực tiếp với cái tàn phá ghê rợn của bệnh phong cùi! Tôi hoàn toàn xúc động. Đi kèm với bài giảng tôi còn phải làm phép bức tượng Đức Mẹ Fatima để anh chị em phong cùi đến đọc kinh và lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Bức tượng thật đẹp với khuôn mặt thật dịu hiền của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Tôi thật lúng túng. Tôi phải nói gì với các anh chị em phong cùi mà thân thể chỉ còn là những mảnh thịt tơi tả, trước một bức tượng tuyệt đẹp như bức tượng Đức Mẹ Fatima này??? Quả thật tôi hoàn toàn lúng túng!!!                                 Còn đang mông lung nghĩ ngợi thì có người gõ nhẹ cửa. Nữ Tu y tá bước vào thưa:     
- Xin Cha đến gấp nơi một bệnh nhân hấp hối! Nghe thế tôi lại càng lúng túng hơn. Tuy nhiên thái độ anh dũng cương quyết của Nữ Tu khiến tôi không có giờ để do dự. Chị nói thêm:   
- Xin Cha mang theo bức tượng Đức Mẹ Fatima. Ông cụ ao ước trông thấy Đức Mẹ trước khi nhắm mắt lìa đời. Có chiếc xe hơi đang đợi sẵn trước cửa.      

Khi đến bên người bệnh, tôi chỉ ấp úng được vài lời. Người bệnh thều thào:   
- Đức Mẹ! Con muốn trông thấy Đức Mẹ!     

Tôi liền đi lấy bức tượng Đức Mẹ. Nhưng vì quá cảm động, khi ôm bức tượng bước lên cầu thang, tôi vấp ngã. Bức tượng cũng ngã theo, mặc dầu tôi đã cẩn thận ôm chặt bức tượng. Hai cánh tay của Đức Mẹ bị sứt mẻ nhiều chỗ, tuy vẫn còn giữ được tràng chuỗi Mân Côi trong tay. Nhưng khuôn mặt Đức Mẹ thì bị trầy trụa nhiều nơi. Đây đó có nhiều vết sạm đen, vì vẹc-ni bị tróc đi khiến khuôn mặt trông như bị nhiều vết thương. Nơi miệng có một vết trầy khiến nụ cười biến mất! Chỉ có đôi mắt là giữ nguyên nét đẹp từ bi, nhân hậu và hiền dịu khôn tả..                                                                           

Tôi vô cùng ân hận vì tai nạn vừa xảy ra. Đang còn phân vân chưa biết phải làm gì thì Chị Nữ Tu lại xuất hiện. Chị cũng tỏ ra ân hận không kém vì tai nạn nhưng cương quyết mời tôi đem bức tượng đến cho người hấp hối.                                                             

Vừa trông thấy tượng Đức Mẹ Fatima, khuôn mặt bệnh nhân trở nên rạng rỡ, y như được diễm phúc trông thấy Mẹ Hiền. Hai Mẹ con, bốn ánh mắt, âu yếm nhìn nhau. Suốt cuộc đời Linh Mục tôi rất ít khi chứng kiến người hấp hối nào nhắm mắt lìa đời trong niềm vui sướng bao la, như người bệnh phong cùi tôi được diễm phúc trông thấy tại đảo Molokai năm đó!                                                    

Ngày hôm sau là buổi làm phép bức tượng Đức Mẹ Fatima - bị trầy trụa - và giảng khai mạc Tháng 5 dâng kính Đức Mẹ. Tôi không cần phải tìm kiếm xa xôi đề tài cho bài giảng hôm đó. Tượng Đức Mẹ bị tai nạn là đề tài hùng hồn nhất:  
- Đức Mẹ đã trở nên tất cả cho mọi người! Giữa anh chị em phong cùi Đức Mẹ mang bộ mặt của người phong cùi!!!                                    

Tôi nói thao thao bất tận trong vòng hai tiếng đồng hồ. Mọi người im lặng lắng nghe. Tôi nói như có người nói thay tôi. Tôi không rõ có lời cầu xin nào tha thiết hơn những lời cầu xin của cộng đoàn anh chị em phong cùi yêu dấu của tôi hôm đó không. Nhưng chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau thật sốt sắng, không sách vở, không giấy tờ! Đúng là Tháng Đức Mẹ MARIA với trọn ý nghĩa và với trọn lòng kính mến!

Riêng tôi, kể từ kinh nghiệm quý hóa đó, tôi luôn luôn mở đầu một tuần cấm phòng bằng một bài giảng nói về Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, để ca tụng Đức Mẹ và để học nơi Đức Mẹ tấm lòng từ mẫu bao la

(René Laurentin + Albert Pfleger, "FIORETTI DE LA VIERGE MARIE", Mambré Éditeur Diffuseur, Paris 1992, trang 73-74)

                                                Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt

Từ Ex Luro SG

Xin xem thêm:
Ex 772

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

[Ex68] Tin


Bác 772
Bên Pháp cũng vậy bác , cứ hễ có đám tang , viếng xác , cầu lễ vv ... là tui thấy cất lên bài hát này , có 1 lần tui nói với1 bà soeur dẫn lể :
- "Khi chúa thương gọi tôi về" , tui đâu thấy có ai vui được đâu ma soeur ?    bả nhỏ nhẹ hát tiếp rồi trả lời 1 cách thiệt ngộ nghĩnh :
- "Hồn tôi hân hoan như trong 1 giấc mơ" ..... Thì chuyện trong giấc mơ và chuyện thực tế cuộc đời nó có giống nhau chút nào đâu anh !.
Vậy bác phải hát hết cả 2 câu nhé , thế mới có đầy đũ ý nghĩa của nó !
Toàn Thắng

Tin

Thăm anh em
Chiều nay lớp 68 cùng đi chung với Ex Luro Sài Gòn đến viếng linh hồn Toma, thân phụ của Ex Trí Dũng ( lớp 59)
Theo chương trình dự định có thánh lễ nhưng lại thôi vì đã có 2 thánh lễ rồi> Có lẽ làm nữa sẽ gây khó cho cha sở Chợ Quán( Cha giáo Fr Nhạc) trong công việc mục vụ sau này.
Tiện đây cũng chia sẻ với anh em về nghi thức viếng xác ( chắc do lớp 70 hay 71 soạn). Cũng như thói thường An Nam là dùng bài hát của Kim Long " Khi Chúa thương gọi con về"...hân hoan" giả bộ" vì ai cũng ham sống mà! Năm 1962 là năm cha Kim Long( lúc đó còn là thầy) được cởi bỏ quân phục để quay về chủng viện tiếp tục tu học>> vì vậy nhạc sỹ mới phổ nhạc thánh vịnh 125 để lấy tâm tình hồi hương của dân Do Thái làm của mình và anh em mình... Tiếc thay đi đám ma nào ở xứ này cũng nghe ra rả bài này. Tuy nhiên DR hơi "soc" khi bài này được cất lên trong nhóm exluro SG chiều nay. Cú "sóc" tiếp theo là lời cầu nguyện tín hữu: ôi kinh với kệ của các Đấng làm thầy!
Tưởng anh em cũng nên biết là Trí Dũng lóp 59 vì đi Giáo hoàng học viện nên không lãnh chức linh mục trước 75( các bạn đồng môn như TGM Tốt...thì đã có chức thánh). TGM Bình hồi đó không truyền chức linh mục chui... cho nên sau nhiều chờ đợi con đường theo đuổi ơn gọi ....( Rất nhiều Giám mục chọn con đường phong chức chui như Dalat, Long Xuyên... sau này cũng hợp thúc hóa được tất)
Ex đầu vần chiều nay có gặp Khổng Thành Ngọc ( lớp 65) ở nhà thờ Chợ Quán cho hay tin là Ex 758 trở bệnh nặng... Xin chia sẻ với anh em để cùng chung lời cầu nguyện cho bạn mình.
Nhìn đi nhìn lại mình lão rồi bác Toàn Thắng ạ. Thậm chí hôm nay trong lúc viếng xác gặp các anh em lớp 70, 71 mà đầu bạc, hom hem... làm mình cứ tưởng lớp đáng kính đàn anh. Hôm nay ex bố tây [ là người gửi cho bác bài ôi thiên đường) râu không cạo nhìn cũng hom hem lắm, chỉ mỗi LT là bảnh bao thôi. 
Tết nhất Sài Gòn thiên hạ đi mua sắm gây kẹt xe mà Ex 806 lại nói đến "bánh mì không" thật thương cảm quá.  Ồ hóa ra xúc động như vậy là bằng chứng "già" rồi! cầu xin Chúa cho đừng già hàm hay già ham là được.
Kính chúc đại gia đình ExLuro một năm mới an vui hạnh phúc
Ex 772

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

RIP

Anh em thân mến
Xin xem tin về thân phụ anh Trí Dũng mới qua đời
Xin anh em chung lời cầu nguyện cho linh hồn Toma
Ex 772

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Ôi, thiên đường...!!!

Con ở nhà cha mẹ là: HẠNH PHÚC, cha mẹ ở nhà con là: NHẪN NHỤC...!!!


NHẪN NHỤC là đặc tính của người Việt Nam....


*Phúc ấm con ban !!!*
*Đọc để cảm thông cho một bạn đồng ngũ sau những tháng năm ở tù cải tạo nay sang sống những ngày cuối đời ở Mỹ với muôn vàn bất hạnh, đớn đau..!*
Tôi đến Mỹ rất trễ, đến từ một quốc gia thứ ba, nên ba mươi năm sau ngày mất nước tôi mới đặt chân lên xứ cờ hoa. Văn hóa và hệ thống xã hội nơi đây có những khác biệt so với nơi tôi đã sống, và điều dễ thấy nhất là nếp sống của xã hội Mỹ như vội vàng, cạnh tranh, và tấp nập hơn, so vơi nơi tôi đã sống, êm đềm và lặng lẽ.
Người Việt ở đó ít hơn, nếp sống và sinh hoạt của gia đình còn mang nhiều nét truyền thống của nơi chôn nhau cắt rún. Người ta rất thân tình và chân tình khi bắt gặp nhau nơi công cộng, giáo đường hay chùa chiền. Và nhất là những lúc được thông báo có người Việt từ nước khác tới định cư, là những người già, những người có phương tiện, tình nguyện đưa đón, hướng dẫn các thủ tục nhập cư, những giấy tờ cần thiết cho một đời sống mới.
Có lẽ đất Mỹ, nơi tôi đang sống, có cái khung cảnh xa lạ hơn, vì những núi đồi trùng trùng điệp điệp, đôi lúc cho tôi cái cám giác như đang đi trên đèo Ngoạn Mục, quảng đường từ Phan Rang lên Đà Lạt một thủa nào. Cảm giác êm ái đó làm tôi liên tưởng tới khu đồi mà dòng Donbosco tọa lạc, nơi có hoa Anh đào nở rộ mỗi bận Xuân về, màu hoa rực rỡ giữa núi đồi hùng vĩ đầy thơ mộng của cao nguyên.
Cũng đã mấy chục năm bỏ lại quê hương, bỏ cả những chiều lộng gió của núi rừng Đà Lạt và Di Linh, không hiểu những nơi chốn ấy bây giờ đã thay đổi ra sao, màu chè xanh của Bảo Lộc còn xanh như màu xanh ngày cũ, khu chợ Hoa Đà Lạt, hay bờ Hồ Xuân Huơng còn dương liễu rũ xuống ven bờ, mà những hồn thơ ngày đó đã ví von như mái tóc thề của mấy cô sơn nữ cao nguyên. Bao nhiêu đã mất, bao nhiêu còn giữ, bao nhiêu còn nhớ được trong tâm trí của trang lứa chúng tôi.
Cái mất mát hẳn nhiên đã làm chúng tôi đau đớn xót xa, nhưng chưa chắc đã bằng những chua chát, bẽ bàng, mà trang lứa chúng tôi phải gánh chịu trong cuộc sống tuổi già trên đất nước xứ người.
Tôi đến Mỹ như đã nói là rất muộn màng so với nhiều đồng đội, và những người bạn thân tình thủa nào cũng đã tản lạc mỗi đứa một nơi, và ở đây , trong vòng 50 dặm vuông hay vài trăm dặm dài, tôi cô đơn không bè bạn. Mỗi ngày, ngoài việc nhổ cỏ vườn sau, nhặt lá vườn trước, đưa đón bốn cô cháu đi học, tôi chỉ còn biết đi bộ, nhìn đồi núi nối tiếp nhau trên thành phố này để mơ mộng về núi rừng quê tôi, nơi mà hàng chục năm tôi và đồng đội chung sống, có khi gian nan, mà cũng có lúc thật thơ mộng. Và rồi trong một trường hợp ngẩu nhiên, tôi đã gặp được bác Thụy, một người Việt Nam cô độc, cũng lạc lỏng đến nơi này như tôi.
Cũng là một thói quen như nơi tôi đã từng sống, hễ gặp được người nào mà tôi đoán là dân nước tôi, thì tôi không ngại ngùng đến làm quen, và câu hỏi đầu tiên của tôi thường là " Ông nói được tiếng Việt nam không? " Nếu người đó trả lời họ là người Việt thì tôi nhất định rất vui mà hỏi chuyện. Tôi quen bác Thụy cũng trong trường hợp tương tự.
Từ lần gặp đó, tôi hay tìm tới bác vào mỗi cuối tuần hoặc là những khi bác gọi tôi đến , và lúc nào bác cũng mở đầu bằng câu " chúng nó đi cả rồi ",ý của bác là các con đã đi làm hết . Tình thân của chúng tôi từ đó ngày càng thân thiết hơn, bác kể cho tôi 12 năm trong quân đội, phục vụ cho một đơn vị Quân báo, hoạt động trên lảnh thổ Quân Đoàn I, bị thương nhiều lần, nhưng lần nào cũng may mắn qua khỏi. Bác đến Mỹ không thuộc diện HO, vì thời gian bác được thả, Phòng công tác nước ngoài thuộc công an Thành phố Hồ Chí Minh ở 161 Nguyễn Du, Quận I, còn đóng cửa, nên bác vượt biên, bị bắt cho đến khi chương trình HO được thực hiện, bác vẫn còn ở trong tù, do vậy bác đến Mỹ theo chương trình Đoàn Tụ, con gái bảo lảnh hai vợ chồng nên không được hưởng một trợ cấp nào của Chính phủ Mỹ như diện HO tất cả đều do thân nhân bao bọc.
Thời gian ở lại Việt Nam, bác đi dạy học, cũng như trước khi động viên bác là một Giáo sư dạy Vật Lý tên tuổi tại Sài Gòn, lương giáo viên tuy không khá, nhưng cũng đủ cho hai vợ chồng bác sống tạm qua ngày, nhất là bác được các trung tâm chuyên Lý mời cộng tác, nên dạy cả sáng, chiều và tối , Vã lại mỗi năm, các con bác gởi cho một vài trăm đô la vào dịp Tết, hai vợ chồng lại dành dụm mua một chỉ hay 5 phân vàng hầu dùng cho việc ma chay sau này, cho đến năm 2003, con gái bác viết thư báo tin cho biết là đã làm hồ sơ bảo lảnh cho ba má , bác cũng chẳng hy vọng gì, vì thời gian đợi chờ dường như đã quá mòn mỏi, vã chăng tuổi đã cao, đi đâu cũng chỉ kiếm hai bữa cơm mà thôi, nên gần như vợ chồng bác không nghĩ tới chuyện ra đi, cho đến năm 2006, bác được gọi bổ túc hồ sơ, rồi cuối năm đó, bác được phỏng vấn, theo bác kể thì có lẽ vì lợi tức của con gái bác cao, nên họ cho đi nhanh và rồi đầu tháng 4 năm 2007 bác được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, nhưng tính cho đến nay, bác vẫn chưa hội đủ điều kiện thi nhập Quốc tịch Hoa Kỳ .
*Thời gian đầu sống với con cái vui vẻ lắm, vì còn mới, tình cảm còn mới, mọi thứ còn mới và còn mới là còn vui vẻ,* rồi từ từ bác được một người quen giới thiệu đi làm assembler cho một hảng điện tử, lương $10/ giờ, hai vợ chồng già thật là hạnh phúc, cứ cuối tuần là hai ông bà rủ nhau đi WaltMart hay Target mua áo quần và đồ chơi cho các cháu, nhưng rồi kinh tế ngày càng suy thoái, sau gần hai năm làm assembler, bác mất việc làm, không có cách nào xin được việc khác, vã chăng, những người trẻ còn chưa xin ra việc làm thì ông già 63 tuổi như bác dễ gì tìm được việc, nên bác đành xin tiền thất nghiệp, và được hưởng thất nghiệp hai năm, khoảng thời gian này bác cho biết rất là buồn, suốt ngày vợ chồngcứ mong cho hai đứa cháu đi học về để chơi với cháu cho đỡ buồn, rồi thì cứ vườn sau sân trước, vợ chồng thi nhau nhặt cỏ, tưới cây, hay lên đồi lượm những viên đá hình dáng đẹp đem về lót quanh mấy bụi hồng cho hết thời gian.
Bác cũng năng nổ đi tham gia sinh hoạt các hội đoàn, như hội người già, Hội SQ/TBTD, nhưng rồi tiền trợ cấp thất nghiệp hết, và khó khăn đến với bác bây giờ là tiền đổ xăng, bác không biết xin ai hai chục bạc để mua xăng, bác nói, một đôi khi bổng dưng nghe thèm một tô phở, nhưng cũng không cách nào có được, "Ông ạ, có đêm tôi không ngủ được chỉ vì nghĩ tới mùi ngò gai và rau quế bỏ vào tô phở mà chảy nước miếng hoài không ngủ nổi, thèm như là thèm được ăn đường lúc ở trong trại tù ".
Tình cảm con người hình như rất mỏng manh, không phải bền chắc, và rất dễ gãy đổ, từ tình vợ chồng, cha con hay anh em, và nghèo đói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tình cảm. Cổ nhân cũng đã từng nói "phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc", cái gì người ta bảo "tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng như thiên kim" có chăng, chỉ là trong đạo đức kinh hay sách vở của Thánh hiền mà thôi. *Không có tiền, nguyên lý nào cũng bị bỏ quên, đạo đức nào cũng dư thừa, và tình cảm nào cũng mai một.
* Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.
*Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao.* Muốn mở cái TV cũng phải lựa lúc nó vui vẻ, muốn mở cái CD nghe nhạc cũng tùy thời cơ nó buồn hay giận, lại còn phải coi sóc con cái cho chúng, nhỏ thì cho đi tiêu đi tiểu, rửa đít, cho ăn, tắm giặt. Lớn thì đưa đón tới trường, có khi còn bị chưởi mắng, đành chỉ biết cúi mặt dấu nước mắt đi. Họa hiếm lắm, chúng cho vài ba trăm bạc vào dịp lễ nào đó thì lại coi như phúc ấm chúng ban cho .
Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, *cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục*, chính là chổ này.
Một buổi sáng bác gọi tôi tới nhà, chỉ cho tôi một tờ giấy con gái bác viết để lại trên bàn cho bác, tôi cầm lên đọc :
"Theo luật bên nầy, chủ nhà có quyền gọi cảnh sát đến bắt buộc người thuê phải ra đi, nếu người chủ đã thông báo cho người thuê hai lần bằng thư. Ba không trả tiền nhà, nhưng con cũng coi ba như người thuê nhà, đây là lần thứ hai con yêu cầu ba dọn ra, ba đừng ép con phải gọi cảnh sát".
Tôi đọc đến đây, bổng nhiên nước mắt tôi trào ra, bác nhìn tôi và nấc lên thành tiếng, bác cũng bật khóc. Tôi ôm hai vai bác và nói "Hãy yên tâm, không có luật như vậy đâu, nếu cô ấy gọi cảnh sát, bác có thể nói cô ấy ngược đãi người già, con bác chỉ hù bác thôi". Và rồi bác bắt đầu kể cho tôi nghe hết tự sự.
Thoạt đầu là gạo, chúng nó than phiền, "nhà người ta một năm chỉ tốn hai bao gạo thôi, sao nhà mình mỗi tháng một bao", Tôi mở cassette ngồi ngoài garage nghe nhạc, ngoài garage thì nóng, tôi mở cửa bên hong ra cho bớt nóng, nó đóng lại, và bảo mở cửa chuột chạy vào nhà. Tôi hiểu ý là nó sợ tốn điện, tôi tắt cassette vào nhà.
Ông cũng biết, ở bên này, người già chỉ lấy cái TV làm bạn, nhưng nó mắng vào mặt tôi và bảo không biết xài thì đừng xài, TV cứ mở hoài chịu sao nổi, thế nào cũng có ngày TV bị cháy.
Mỗi ngày, chúng nó đi làm về trễ, có khi 7:30 hay 8:00 tối mới về đến nhà , và tôi đều cố gắng ăn trước để không chạm mặt chúng nó trong bữa ăn, ăn trước thì thú thật chỉ ăn sơ sài cho no bụng thôi, thức ăn của chúng tôi không dám đụng vào, vợ tôi thì chờ cho chúng ăn hết đã, cái gì còn lại bà ấy mới ăn, chúng tôi chỉ dám ăn những thức ăn thừa thải mà thôi. Công việc lặt vặt trong nhà như lau dọn, rửa chén bát, đưa đón các cháu, chúng tôi đều làm hết, nhưng nó bảo với tôi là tội nghiệp thằng chồng nó phải còng lưng gánh hai ông bà già. Những ngày nghỉ, hay cuối tuần, vợ chồng con cái chúng đi ăn tiệm, những năm đầu khi cháu út chưa thể gởi đến trường, thì chúng còn gọi vợ tôi đi ăn với chúng, những ngày lễ Tết cũng tặng quà cho vợ tôi, nhưng từ khi cháu út lớn rồi, chúng cũng lơ là với vợ tôi luôn, cho đến sau này, chúng lạnh lùng đến như bỏ mặc, vợ tôi buồn quá đành đi tìm chổ giữ trẻ ở một tiểu bang khác, nên ông tới nhà không thấy vợ tôi là vậy.
Bác lấy dưới gối ra một lá thư khác đưa cho tôi, bác bảo lá thư không có một chút tình người, thú thật tôi không dám đọc hết, nhưng trong trí tôi như vẫn in sâu những dòng này "ba người ta chết thì con cái khóc lóc tiếc thương, nhưng nếu ba chết con sẽ thở ra một cách nhẹ nhỏm. Con thật không muốn bảo lảnh ba sang Mỹ đâu, chỉ vì bắt buộc mà thôi, Ba hãy dọn ra đi để còn một chút gì gọi là tự trọng".
Tôi cũng tự hỏi mình, bác đi đâu bây giờ? Một đồng bạc cũng không có, bà con, bạn bè cũng không luôn, bác dọn đi đâu? trong khi bác lại chưa phải là công dân Hoa Kỳ, làm cách nào để có thể xin trợ cấp, tôi đành an ủi bác, thôi bác cứ yên tâm, điều quan trọng bây giờ là hãy nhịn, nhẫn nhục đó mà, cứ coi như ngày nào bác bị bắt tại mặt trận, Việt cộng hành hạ bác kiểu gì, nhục mạ bác ra sao, bác cũng ngậm bồ hòn, thì nay, với con gái, bác ngậm lại bồ hòn một lần nữa đi rồi từ từ hãy tính.
Một ông già tóc đã bạc hết rồi, nước da đã ngã màu đồi mồi, tay chân đã lọng cọng, dễ gì xin được một việc làm trên một đất nước đầy dẫy nhân lực và cạnh tranh. Tôi biết có rất nhiều cơ quan, tổ chức thiện nguyện, sẵn lòng tiếp những người khó khăn, nhưng với hoàn cảnh của bác, thật không có tổ chức nào có thể giúp đỡ, vì có tổ chức nào có nhà cửa, cơm áo, để cung cấp cho bác trong lúc này, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách các cơ quan, giáo dục, y tế hay xã hội ... đều bị cắt giảm. Và tôi chỉ còn một con đường để đi, đó là dẫn bác tới Sở Xã hội, để xin cấp thẻ EBT (Electronic Benifits Transfer), tức là mỗi tháng, Sở Xã Hội bỏ vào trong thẻ EBT $200 USD cho bác mua thực phẩm, gạo rau cá thịt, nước uống, trái cây...
Nhận được thẻ EBT bác liền hỏi nhân viên Xã Hội là có thể mua ngay thức ăn được không? và thực phẩm là những thứ gì? Người người Cán Sự Xã Hội nhìn tôi, tôi dịch lại lời bác và nói thêm rằng, bác không có gì ăn từ hôm qua cho đến nay. Người Broker xin phép đi ra một lúc, rồi quay trở lại đem theo phần ăn trưa của cô để tặng bác. Quả thật tôi cũng xúc động rơm rớm nước mắt khi nói câu đó với người broker. Đúng là một miếng khi đói, bằng một gói khi no, bác cúi đầu cám ơn người Cán Sự Xã Hôi mà như muốn khóc.
Tôi đem bác đi mua thực phẩm để hướng dẫn bác cách dùng thẻ EBT. Lần mua thử nghiệm đầu tiên của bác là 2 ổ bánh mì và 2 hộp cá Sardines rồi bác và tôi ra Parking chui vào xe ngồi ăn bánh mì cá hộp.
Tôi thật không hiểu rõ những tư tưởng nào đã đến với bác, nhưng mà nỗi xúc động của bác thì tôi biết là rất mãnh liệt, vì nước mắt bác đã chảy đến nỗi dùng hết một hộp khăn giấy của tôi để trong xe, tôi ngồi yên để bác khóc và suy nghĩ về mình, không hiểu có một lúc nào đó tôi lại như bác hôm nay. Trên đất nước tạm dung này, những người già đã trở thành gánh nặng cho con cái, những người già đã bị lãng quên hay bị xua đuổi của gia đình, mà xã hội dù có nhân đạo tới đâu cũng khó kham nỗi với số người cao niên ngày càng nhiều.
Một lần tôi đưa bác đi tái khám bệnh phổi, tôi ngồi chờ bác ở phòng đợi thật lâu, và khi bác trở ra cùng với một vị bác sĩ người Việt còn trẻ, vị bác sĩ này lấy ví ra 3 tờ bạc 20 đồng và nói "cháu chỉ còn bao nhiêu tiền mặt, nhưng cháu có một căn phòng trống trong Building này, có Microwave, khi nào bác cần thì gọi cho cháu, bác hãy nhớ là bác còn chúng cháu ở đây. Ông quay sang nhìn tôi và dặn chú làm ơn để ý tới bác này với, người già nào cũng có một nỗi khổ khi sang đây."
Suốt quãng đường về tôi cứ mãi suy nghĩ về người bác sĩ đầy lòng nhân ái ấy. Y thuật và y đạo, điều nào được người ta coi trọng hơn trên đất nước này. Tôi hỏi bác Thụy về vị bác sĩ ấy, được biết ông ta tên là DR. Albert H. Lee, chuyên khoa về phổi, là bác sĩ đang làm việc tại hai bệnh viện lớn ở thành phố này, và rất được bệnh nhân quý trọng cả về chuyên môn lẫn đạo đức.
Bác Thụy cho biết, thường ngày bác dậy rất sớm vì không ngủ được, có đêm bác chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, rồi cứ suy nghĩ lung tung về chuyện đời, chuyện gia đình, về thời gian đi tù cải tạo, thời gian đi dạy dưới chế độ cộng sản.
Bác kể sau khi được thả ra tù, vì tốt nghiệp đại học trước 1975, nên bác không bị đuổi đi Kinh Tế Mới, mà được kêu đi dạy. Là một giáo sư dạy Lý Hóa nhiều năm, kinh nghiệm đặc biệt về phương pháp dạy Luyện thi, nên các Trung Tâm Luyện thi dạy ngoài giờ đều mời bác cộng tác, bác dạy cả sáng, chiều và tối, nhờ đó mà gia đình bác có được cuộc sống tương đối so với những anh em khác đi học tập về, và các con bác cũng từ đó mà học đến nơi đến chốn trước khi ra nước ngoài.
Trước ngày sang Mỹ, bác bán đi căn nhà, thu gom tài sản lại, cũng đựoc vài ba chục ngàn đô la, đều đem cho con hết, bây giờ nếu quay về, không còn nhà để ở, và biết lấy gì làm kế sinh nhai, vì tuổi đã cao rồi, làm sao xin được việc làm, đó là chưa nói tới những phiền toái khác từ xã hội, thật là tiến thoái lưỡng nan, bác tâm sự.
Có một buổi trưa tôi tìm tới bác, chứng kiến bữa cơm trưa gọn gàng của bác mà mủi lòng, một tách uống cà phê đong đầy Oat Meal, đổ vào một tô lớn, rót nước nóng từ bình thủy ra, khuấy đều chừng 2 phút, chờ nguội và ăn, không cần nước mắm hay xì dầu, hoặc một loại gia vị nào khác. Bác bảo từ khi có thẻ EBT, tôi không còn lo thiếu xì dầu nữa, nhưng nhịn được cái gì hay cái đó, với lại bác sĩ bảo ăn mặn cũng không tốt .
- Bác ăn như thế này mỗi ngày sao ?
- Vâng, chỉ vậy thôi, tôi đâu có cần gì thêm, chỉ cần một căn phòng nhỏ, đủ đặt một cái giường là được rồi, thế nhưng đời tôi quả là cùng khổ, mà thực ra tôi đâu có cầu sống lâu, sống thọ, sống không có gì vui, thì chết đâu có gì buồn, sỡ dĩ tôi vẫn đi bác sĩ là vì tôi sợ đau đớn, cũng như tôi không đủ can đảm để tự tử, còn chết ư, tôi nghĩ tới rất thanh thản, trên đời tôi không còn gì mê luyến thì chết đi tôi đâu có gì tiếc nuối, chỉ cầu sao cho được chết thật nhanh, không đau đớn, đó là nguyện vọng duy nhất còn lại của tôi.
Thường thường bác hay kể cho tôi về những bữa cơm dã chiến của bác, như bữa ăn của những người lính ngoài mặt trận. Bác mua một cái bếp gas nhỏ bỏ trong túi vải mang theo bên mình mỗi khi đi bộ, một bình thủy nước sôi, một tách cà phê Oat meal, một cái tô và muổng. Buổi trưa ngồi vào một góc nào đó trong Park, nơi người ta cho phép nướng BBQ, bác mở hộp cá ra, hâm nóng bằng bếp gas chừng 2 phút, rồi đổ nước sôi trong bình thủy vào tô và khuấy Oak meal lên ăn, bác chỉ về nhà vào xế chiều, làm thức ăn tối và nấu nước sôi đổ vào bình thủy, chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau, và những việc này luôn luôn làm xong trước khi con gái bác về nhà, ăn chiều xong, bác lại chui vào căn phòng nhỏ dấu mình trong đó, để không phải gặp mặt con gái nghe nó nói nặng nói nhẹ và đuổi nhà.
Bác tâm sự rằng, đôi lúc muốn ôm mấy đứa cháu một chút, nhưng thật rất khó, vì chúng nó sợ má la, lâu lâu con cháu lớn lén vào phòng ông, đưa ngón tay lên môi làm dấu với ý bảo ông im lặng, ngồi chơi với ông một lúc rồi chạy ra. Có những khi chúng nó vào phòng ông, má nó biết được là la mắng chúng liền. Ông cháu gặp nhau như đi thăm tù cải tao, thật là một hoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi.
Nghe bác kể lại, tôi đành tìm cách an ủi bác, kể cho bác nghe về những đứa cháu phá phách của tôi, mọi thứ trong phòng tôi mỗi ngày được xếp theo một kiểu, computer của tôi được load đầy các games "comp của ông ngoại dễ xài hơn, con thích games trong comp của ông ngoại hơn" thế là cái computer của tôi bận dài dài, chỉ trừ khi chúng đi học. Cho nên chơi với cháu chưa hẳn là hạnh phúc đâu bác ạ .
Bác kể cho tôi những bữa cơm chấm xì dầu thật cảm động. Mới đầu bác hỏi tôi :" Ông có bao giờ mút xì dầu chưa "? Tôi trả lời là tôi không hiểu ý bác.Bác kể lại vào những tháng bác chưa có thẻ EBT, bác ăn cơm với xì dầu hiệu đậu nành, nhưng không dám chan vào chén cơm, chỉ hai miếng cơm mới nhúng đầu đủa vào chén xì dầu một lần và mút lấy đầu đũa, vì nếu chan vào chén cơm hay mút nhiều lần thì sẽ hết mất, không có tiền mua nữa. Những ngày tháng ấy, anh Hồng, ngày xưa ở Biệt Động Quân, và một thời làm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Rừng Lá, trước ngày mất nước anh về Phủ Thủ Tướng, mỗi lần ghé thăm, anh thường mua xì dầu, rau muống, Broccoli cho tôi, tôi còn nhớ mãi, bây giờ anh move đi xa rồi, cách đây cũng vài ba tiếng lái xe nên anh không thường tới nữa, mà cũng tội nghiệp, anh ấy cũng chỉ sống với mấy trăm đồng tiền già mà thôi, nhưng khi nào tới cũng đưa tôi đi ăn phở, hay có khi anh mua sẵn 2 tô phở mang đến đây hai anh em cùng ăn. Nghĩ lại, chỉ có những người lính mới thương nhau và đùm bọc nhau trên đất nước tạm dung này.
Ông biết không, vào những ngày tháng đó, có khi tôi rất thèm bánh tráng có vừng đen, hay cơm trắng và xì dầu, mà phải là xì dầu đậu nành, đủ cho tôi ăn không sợ hết. Những đêm nằm không ngủ được, tôi lại ao ước có được một ổ bánh mì của chợ Vons để ăn, tôi thèm mùi thơm của bánh mì chưa kịp nguội, hoặc giã đã nguội đi, tôi lại thèm vị ngọt của bánh khi nhai còn thấm trên đầu lưỡi của mình, thèm đến chảy nước miếng.
Nghe bác kể, tôi thực sự không cầm được lòng mình, lại nghĩ tới thời gian đi tù cải tạo, tôi cũng đã từng thèm được ăn một bữa khoai mì cho thật no, và chỉ mơ ước ngày được thả về, tôi sẽ bảo vợ mua khoai mì cho tôi ăn một bữa cho đã thèm.
Khi thiếu thốn, con người sẽ thèm đủ thứ, cho nên nghe bác kể, tôi thực sự hiểu được cảnh ngộ ấy, và hiểu được sâu xa nỗi lòng của bác, chỉ có một điều mà không ai ngờ được, đó là sống trong một siêu cường bậc nhất, mà người dân chỉ thèm một ổ bánh mì khong cũng không có để ăn, cái ước mơ nhỏ nhoi ấy đã ở dưới mức tầm thường rồi, vì kể cả những người vô gai cư trên thành phố này, cũng không ai có một ước mơ như bác Thụy. Có ai quanh đây đang lâm vào tình cảnh của bác hay không tôi không rõ, cũng có thể có người bị gia đình hắt hủi, con cái bỏ rơi và xua đuổi, nhưng đến một đồng xu dính túi cũng không có thì tôi không tin.
Rồi một ngày bác nhờ tôi chở đi xin việc, bác đọc được một mẫu rao vặt đăng tin cần một người đứng tuổi, có sức khỏe, để săn sóc một ông già 83 tuổi, bị bệnh mất trí, bao ăn ở, tiền lương sẽ thương lượng.
Tôi chở bác tới địa chỉ tìm gặp chủ nhà, cô chủ nhà tiếp chúng tôi và
hỏi :
- Chú xin hay chú này xin?
- Tôi, bác nhanh nhẩu trả lời.
Chủ nhà dẫn chúng tôi đến phòng ông cụ, cô cho biết ông cụ đã quên hết mọi thứ, cần giúp ông cụ ăn uống, đi tiêu, đi tiểu, thay quần áo, và tắm cho ông cụ. Mọi sinh hoạt của ông cụ đều cần được giúp đỡ, nhất là về đêm, ông cụ hay thức dậy đi quanh quẩn trong nhà một mình, những lúc như thế cần có người bên cạnh, đề phòng khi ông cụ bị té. Nhiều khi ông cụ đi tiêu, đi tiểu trong quần mà không biết. Và cô hỏi:
- Chú có thể giúp ba tôi được không ? Hay chú làm thử vài ngay , vì có người nhận làm nhưng một hay hai ngày sau lại bỏ vì không chịu được tính tình của ông cụ.
- Không đâu, tôi làm được, tôi rất thích người già và trẻ con, cô cứ để tôi làm.
- Vâng, vậy chú có bằng lái xe không cho cháu xem thử?
Bác lấy bằng lái xe đưa cho cô chủ, cô ta xem xong rồi trả lại bác, cô nói, ba cháu nặng 65 ký Không hiểu chú có thể đỡ nổi không, chú làm thử một vài ngày đi, nếu không được, cháu vẫn tính lương cho chú.
Lương tháng là $800, bao ăn ở, mỗi tuần nghỉ một ngày, tốt nhất là thứ7, cái giường phía trong là của ba cháu, chú nằm giường ngoài. Thức ăn hàng ngày cháu nấu sẵn để trong tủ lạnh hay trên bếp, chú muốn ăn thứ gì cứ ăn tự nhiên.
Mỗi ngày ba cháu uống 12 loại thuốc, ăn cơm trưa, chiều, sáng. Ba cháu uống cà phê, khi chú pha cà phê, nên để nguội rồi mới đưa cho ba cháu, vì ba cháu thích khuấy cà phê bằng ngón tay rồi mút. Thuốc thì cháu sẽ viết tên, liều lượng, giờ uống để trên bàn, chú cho ba cháu uống đúng giờ là được rồi.
Sau khi chủ nhà và bác bàn bạc công việc xong, tôi chở bác ra về, hẹn thứ 2 tuần tới là bắt đầu đi làm. Thoạt đầu bác có vẻ rất vui vì tìm được công việc, nhưng một lúc sau, tôi thấy bác khóc, bác như bị hụt hơi cứ nấc lên từng tiếng, tôi lo sợ nên tìm cách đưa bác vào một shop bên đường, đậu xe lại và hỏi bác :
- Sao bác lại buồn?
- Con người ta thì thuê người săn sóc cho cha, còn tôi thì bị đuổi ra khỏi nhà đi chùi đít cho thiên hạ, ông nghĩ xem có tủi không?
Nói xong câu này bác lại khóc lên thành tiếng. Tôi ngồi im để bác khóc cho hết cơn xúc đông rồi mới bảo bác, mỗi người có một số phận, một đoạn trường, và một nỗi niềm phải gánh, không ai có thể có hạnh phúc hoàn toàn, chỉ có ông cụ 83 tuổi ấy mới thực sự hạnh phúc, vì ông đã quên hết mọi sự, đã không còn biết mọi sự.
Làm cha mẹ, được con cái yêu thương, gia đình hòa thuận dĩ nhiền là điều tốt, . Nỗi đau khổ bị con cái bỏ rơi hay xua đuổi chưa hẳn đã lớn hơn nỗi đau đớn khi phải nhìn thấy con mình dửng dưng với cha mẹ , Không hiểu bác có nghĩ như tôi không?
Bây giờ ở là mùa Hè, rải rác đó đây, trên những đồi hoang quanh nhà tôi đã trổ lên vài chùm hoa dại, màu vàng như hoa Cúc, càng làm tôi nhớ đến quê hương mình, như ngày Thu trên rừng núi cao nguyên, những khóm Quỳ hoang cũng nở vàng như vậy trên những triền đồi, và càng nhớ đến người sĩ quan thám báo bây giờ không phải đang nhật tu trận liệt, hay chăm sóc một đồng đội kém may mắn, mà là đang chăm sóc một cụ già mất trí...

Du Tử
Ôi Thánh Giá... Cầu mong AE không bao giờ gặp cảnh này...!!!

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

cuoi tuan

Xin mời đọc sứ điệp nhân ngày quốc tế bệnh nhân
 http://www.hdgmvietnam.org/su-diep-ngay-the-gioi-cac-benh-nhan-nam-2015-cua-duc-thanh-cha-phanxico/6659.114.3.aspx



                Hy vọng
Một buổi sáng khi tôi dùng buổi điểm tâm, tôi nghe lỏm được câu chuyện giữa giữa hai bác sĩ điều trị ung thư. Một người than thở chua chát: “Anh biết không, tôi không hiểu nổi nữa. Chúng ta sử dụng cùng những loại thuốc, cùng liều lượng, cùng thời gian và cùng tiêu chuẩn. Vậy mà tôi chỉ có 22 phần trăm bệnh nhân có phản ứng tốt còn anh có tới 74 phần trăm. Điều chưa từng có trong việc điều trị bệnh ung thư di căn. Anh làm điều đó như thế nào?". Vị bác sĩ đồng nghiệp kia giải thích: “Cả hai chúng ta đang sử dụng bốn loại thuốc Etoposide, Platinum, Oncovin và Hydroxyurea. Anh gọi nó là EPOH. Tôi bảo với những bệnh nhân tôi gởi cho họ HOPE, nghĩa là hy vọng".

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Chuyện "Lạ Thường"...

Chuyện "lạ thường" ở một quán cơm chay Sài Gòn

Những người bán ve chai già cả, quanh năm sống nhờ vào những món đồ cũ nát…Thế nhưng, họ sẵn sàng, tự nguyện góp thêm vài cân gạo, mớ rau…đùm bọc nhau lúc sớm trưa.
Bà cụ bán ve chai này nhất định không chịu ăn cơm miễn phí tại quán

Xúc động tờ 5 ngàn của bà cụ bán ve chai

Một buổi trưa tháng Chạp, chúng tôi ghé thăm quán cơm chay Thiên Phước trên đường Nguyễn Chí Thanh, P.16, Q. 11 – nơi bán cơm chay với giá chỉ 5.000 đồng cho những người lao động nghèo. Tiếp chúng tôi là anh chủ quán Trần Phước Hoà (38 tuổi) giản dị trong quần jean, áo phông tại quán café đối diện quán. Anh ngồi đây vừa thư giãn khi quán vãn khách, vừa xem hôm nay có vắng bóng một ai không. Rồi anh thở dài: "Vẫn không thấy bà cụ bán ve chai đâu cả".

Bà cụ năm nay đã 82 tuổi, sống bằng nghề bán ve chai

Anh giải thích, đó là bà cụ đã 82 tuổi bán ve chai từng nhiều lần đến quán Thiên Phước để ăn cơm chay. Thấy bà cụ già cả vẫn phải lang thang khắp các ngõ ngách Sài Gòn mưu sinh, anh Hòa cảm thấy xót lòng nên quyết định sẽ không lấy tiền cơm của bà cụ.

Thay vì vui mừng, bà cụ dúi vào tay anh đồng 5.000 phẳng phiu và nói: "Bà còn khỏe, mỗi ngày vẫn kiếm được đồng ra đồng vào. Con hãy cho bà góp những đồng tiền này cho những người nghèo hơn". Anh Hòa nhất định không cầm. Từ đó đến nay cũng gần 2 tuần, bà cụ giận anh, không ghé quán ăn cơm, thậm chí cũng không đi ngang qua con đường này nữa. "Điều này khiến tôi khổ sở và buồn tủi vô cùng vì đã phụ tấm lòng bà cụ", anh Hòa rầu rĩ nói.

Dù chỉ bán vé số nhưng anh Hòa tự nguyện góp thêm chút gạo và hộp đựng cơm cho quán

Đang dở câu chuyện thì xuất hiện một người đàn ông dáng người nhỏ thó, da sạm đen, một tay cầm xấp vé số, đẩy một cậu bé bị bại liệt nằm trên xe ghé vào quán cơm. Vừa thấy mặt chủ quán, anh vừa tươi cười chạy lại vác bao gạo nặng chừng 50kg đem vào quán cùng những hộp xốp đựng cơm. Anh Hòa liền thảng thốt: "Trời ơi! Sáng giờ anh bán được nhiều không mà đem chi gạo vô đây dữ vậy?".

"Được 50 ngàn đó chú. Cho tôi góp cùng với mấy cô mấy chú trong này ít gạo để chung vui cùng mọi người. Sắp đến Tết rồi mà", người đàn ông này nói.

Theo chủ quán, người đàn ông này tên Nguyễn Văn Hòa, 40 tuổi, là khách quen của quán. Hàng ngày, anh đi bán vé số cùng với đứa con bại liệt. Nhiều người thương tình đã góp tiền bạc đưa cho hai bố con nhưng anh một mực từ chối. Bởi theo anh: "Tôi vẫn có thể lao động nuôi sống mình và con thì không thể nhận tiền của người khác cho. Chỉ khi nào tôi không còn tiếp tục lao động được nữa mới nhận sự giúp đỡ của người khác".

Quán cơm chay tình người

Theo anh Hòa chủ quán, đây không phải là lần đầu tiên quán nhận được sự giúp đỡ của những người cũng nghèo từ trứng nước nghèo ra. Một bà cụ bán chuối 88 tuổi cũng thường xuyên đến quán ăn cơm nhưng nhất định không chịu ăn miễn phí. Một chị bán hàng rong thỉnh thoảng ghé quán đưa mớ rau, chai nước tương…

Quán cơm này luôn tấp nập người lao động nghèo đến ăn

"Những món quà ấy đối với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng đối với người nghèo thì đây là một khoản tiền lớn. Thế nhưng họ vẫn luôn sẻ chia. Tôi trân trọng họ vô cùng", anh Hòa xúc động nói.

Thấy những cảnh này, tôi không khỏi lạ lùng và tự hỏi vì sao quán ăn này lại chiếm được cảm tình của nhiều con người ấy đến vậy. Tôi cứ nghĩ "cơm chay 5 ngàn" thì đơn sơ lắm vì tiền nào của nấy. Nhưng hóa ra lại không phải vậy!

Để có được khoảng gần 300 suất cơm mỗi ngày, một nhóm hơn 6 người tình nguyện và 2 bếp chính, mọi người phải dậy từ khá sớm. Đặc biệt, chủ quán tự tay đi chợ lựa từng mớ rau để chế  biến mấy món chay.

Đó hầu hết là những người bán ve chai, hàng rong, vé số...

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị, cơm và thức ăn nấu chín được chia thành từng suất trên các khay nhựa đặt ngay ngắn trên các kệ sắt trông rất sạch sẽ, ngon miệng. Tầm 10 giờ sáng là quán bắt đầu đông khách và các suất ăn sẽ hết tầm 12h trưa. Những người tình nguyện lại loay hoay dọn dẹp, thu xếp bàn ghế, vệ sinh quán. Công việc tuy nặng nhọc, vất vả nhưng ai cũng nhiệt tình, không một chút nề hà gì cả. Hôm nào khi quán đã vãn khách mà còn dư thức ăn thì mọi người sẽ cùng ngồi lại ăn cơm, còn hôm nào không còn gì thì ai về nhà ấy ăn cơm trưa.

Theo cậu sinh viên tình nguyện tại quán, hầu như ngày nào cũng hết sạch cơm nên họ cũng không ăn trưa luôn. Mặc dù quán mới khai trương vào tháng 9/2013 nhưng đến nay đã trở thành địa điểm không thể thiếu của người lao động nghèo. Có một đặc điểm là quán mở gần vựa ve chai Lò Siêu, Q.11 nên hàng ngày luôn tấp nập người đi lượm ve chai qua lại rồi thành quen lúc nào không hay.

Ngoài ăn trong quán, quán Thiện Phước còn mang cơm cho những người chưa kịp đến

Cô Phạm Thị Kim, 62 tuổi, quê Quảng Ngãi vừa ăn tại quán cho biết, ngày đầu tiên mở quán cơm này, cô nghĩ chắc là đắt tiền lắm. Thế nhưng, đến ngày thứ 2, tấm biển "cơm chay 5.000 đồng" đập vào mắt khiến cô vào ăn thử và ăn miết đến tận bây giờ. Cô nói: "Cơm ở đây vừa rẻ vừa ngon, vừa no cái bụng. Ngày trước ăn bậy bạ, lúc thì bánh mì, hủ tiếu, khi cơm 10 ngàn nhưng cứ đi được một chặp lại đói hoa con mắt".

Anh Hòa tâm sự: "Tôi không giàu có gì chỉ nhưng cũng muốn góp một phần nhỏ để cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đỡ vất vả nhọc nhằn. Ban đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn cứ tích góp dần dần rồi bạn bè, người thân cũng ủng hộ thêm vào. Cũng may mắn, giờ có các tình nguyện viên nên cũng đỡ vất vả hơn. Sắp tới, tôi sẽ mở thêm máy lạnh cho bữa cơm của mọi người thêm tươm tất"

Ở đất Sài Gòn nhiều bon chen mà vẫn có những người như anh Hoà, cô bán ve chai…thì thật ấm lòng cho những người con xa quê kiếm miếng cơm manh áo nơi đất khách quê người.

Thúy Ngà

http://infonet.vn/chuyen-la-thuong-o-mot-quan-com-chay-sai-gon-post115283.info


Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

PHÂN ƯU

PHÂN ƯU

Được tin trễ :

Nhạc mẫu của Ex Vũ Viết Lâm
Cụ Bà MARIA  
mới qua đời

Xin chia sẻ nỗi niềm thương nhớ Cụ MARIA cùng anh chị Lâm và tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ sớm đưa Linh Hồn MARIA vào Thiên Đàng.


Gđ. Tuấn 813


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Chia buồn

Dear ExLâm,

Xin chân thành chia buồn với Lâm, toàn thể gia đình, và đặc biệt là chị Lâm.
Cầu mong cụ Maria sớm được về quê trời.

Gia đình ExLiên

Re: Chia buồn

    Dear all exs,
  Minh va gd cam on cac ban.Xin hiep y cau nguyen cho linh hon Maria. Lam
Vào Thứ Hai, ngày 02 tháng 2 năm 2015, Du Sinh <dusinh@gmail.com> đã viết:
Ex Lâm và gia đình
Cầu mong cho bà được nghỉ yên muôn đời.
Có chương trình gì xin thông báo thêm để anh em cùng thông hiệp
Ex 772

2015-02-02 12:24 GMT+07:00 Nguyen Phuc <phuc123@gmail.com>:

Dear Ex Lâm,

 

Được tin mẹ vợ của bạn vừa mất. Phúc và gia đình xin gởi đến bạn và bà xã bạn lời chia buồn chân thành. Cầu mong bà cụ sớm hưởng phúc cõi vĩnh hằng. Amen

 

Ex Fuc 798


Re: Chia buồn

Ex Lâm và gia đình
Cầu mong cho bà được nghỉ yên muôn đời.
Có chương trình gì xin thông báo thêm để anh em cùng thông hiệp
Ex 772

2015-02-02 12:24 GMT+07:00 Nguyen Phuc <phuc123@gmail.com>:

Dear Ex Lâm,

 

Được tin mẹ vợ của bạn vừa mất. Phúc và gia đình xin gởi đến bạn và bà xã bạn lời chia buồn chân thành. Cầu mong bà cụ sớm hưởng phúc cõi vĩnh hằng. Amen

 

Ex Fuc 798


Chia buồn

Dear Ex Lâm,

 

Được tin mẹ vợ của bạn vừa mất. Phúc và gia đình xin gởi đến bạn và bà xã bạn lời chia buồn chân thành. Cầu mong bà cụ sớm hưởng phúc cõi vĩnh hằng. Amen

 

Ex Fuc 798

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Thăm hỏi (cập nhật)

Ex 761 (1958) vừa nằm bệnh viện Chợ Rẫy về (do bệnh cột sống tái phát) hiện đang dưỡng bệnh và đang làm thủ tục nghỉ hưu non...hihi