Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

cuoi tuan

VẪN CÒN TÌNH YÊU Ở LẠI

Sally bật dậy ngay khi vị bác sĩ ngoại khoa bước ra khỏi phòng phẫu thuật. Cô nói: "Con trai tôi thế nào hả bác sĩ? Cháu sẽ khỏe lại chứ? Khi nào tôi có thể thăm cháu?".                                                               
** Vị bác sĩ trả lời: "Tôi rất tiếc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng đứa trẻ vẫn không qua khỏi".      
** Sally nói: "Tại sao thằng bé lại bị ung thư? Phải chăng Thượng Đế không thương cháu? Ngài ở đâu khi con trai tôi cần Ngài?
Vị bác sĩ hỏi: "Bà có muốn ở lại một mình với cháu không? Một trong các y tá sẽ ra ngoài trong chốc lát, trước khi cháu được chuyển đến trường Đại học".       
** Sally đề nghị y tá ở lại với mình khi nói lời chia tay với con. Cô dùng những ngón tay vuốt ve mái tóc xoăn đỏ của cậu.
- Bà có muốn giữ lại một lọn tóc của cháu không?, cô y tá hỏi. 
** Sally gật đầu đồng ý. Cô y tá cắt một lọn tóc của cậu bé, bỏ vào bao nylon và đưa cho Sally. Người mẹ nói: "Việc hiến dâng thi hài cho trường Đại học để các sinh viên thực tập là ý nguyện của cháu Jimmy. Cháu nói có lẽ nó sẽ có ích cho những người khác.       
** Lúc đầu tôi không tán thành, nhưng Jimmy bảo tôi: Mẹ à, con sẽ không cần cơ thể này nữa sau khi chết. Nhưng nó có thể giúp cho những đứa trẻ khác có thêm một ngày để sống với mẹ chúng. Jimmy của tôi có trái tim vàng. Luôn nghĩ đến người khác. Luôn muốn giúp đỡ mọi người.
** Sally đi quanh bệnh viện Nhi đồng Mercy lần cuối, sau khi ở đây trong suốt sáu tháng trời. Cô đặt túi đựng đồ của Jimmy lên ghế trong xe hơi. Con đường về nhà sao quá khó khăn, và càng khó khăn hơn khi bước chân vào ngôi nhà trống vắng.   
** Cô mang những di vật và lọn tóc của Jimmy vào phòng riêng của cậu trước đây. Sally bắt đầu đặt những chiếc xe đồ chơi và đồ lặt vặt khác vào đúng nơi trước đó cậu bé thường đặt chúng lên. Cô nằm xuống giường con trai, ghì chặt chiếc gối, nghẹn ngào khóc đến khi chìm vào giấc ngủ.     
** Đã quá nửa đêm khi Sally thức giấc, nằm bên cạnh cô là một bức thư được gấp lại. Trong thư viết:  
"Mẹ yêu dấu! Con biết mẹ đang rất nhớ con nhưng mẹ đừng nghĩ rằng rồi con sẽ quên mẹ, hoặc không còn yêu mẹ nữa, chỉ bởi vì con không thể nói to với mọi người: "Con yêu Mẹ".        
Con sẽ luôn yêu mẹ, và ngày một yêu hơn. Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau. Nhưng trước đấy, nếu mẹ muốn nhận nuôi một bé trai để vơi bớt nỗi buồn thì con rất tán thành. Cậu ấy có thể sử dụng phòng của con và chơi đồ chơi của con. Còn nếu mẹ quyết định nhận nuôi một bé gái thì con e là cô bé sẽ không thích những thứ đồ chơi của tụi con trai đâu. Khi đó mẹ sẽ phải mua búp bê và những đồ chơi cho con gái. 
Mẹ đừng buồn khi nghĩ đến con. Đây thực sự là một chốn bình yên. Ông và bà đã đến đón con từ rất sớm và đưa con đi xem xung quanh. Nếu muốn xem hết mọi nơi thì phải tốn nhiều thời gian lắm. Những thiên thần rất điềm đạm, con rất thích xem họ bay. À mẹ có biết không? Dù Chúa Jesus trông không giống với hình tượng của Người, nhưng khi con trông thấy, con biết chắc đó chính là Người.          
Đích thân Người dẫn con đi gặp Thượng Đế! Và mẹ đoán xem? Con được ngồi trên đùi của Thượng Đế và trò chuyện với Ngài, giống như con là một người rất quan trọng vậy. Con nói với Ngài rằng con muốn viết một bức thư cho mẹ, để nói lời chia tay và mọi thứ khác, dù con biết điều đó là không được phép. Nhưng mẹ biết không? Thượng Đế đưa con một xấp giấy và cho con mượn cây bút để viết bức thư này.
Con nghĩ vị thiên thần giúp con đem bức thư này cho mẹ tên là Gabriel. Thượng Đế nhờ con nhắn với mẹ câu trả lời cho câu hỏi: "Ngài ở đâu khi con cần?". Thượng Đế ở cùng một nơi với con, cũng như khi con trai Ngài, Chúa Jesus ở trên Thập tự giá. Ngài đã ở đấy, như Ngài vẫn luôn ở bên cạnh tất cả những đứa con của mình.    
... Và dù gì đi nữa, thưa mẹ, không ai khác ngoại trừ mẹ ra có thể xem bức thư này. Với người khác đây chỉ là một tờ giấy trắng. Như thế có quá ích kỷ không mẹ? Con phải trả Ngài lại cây bút, vì Ngài cần dùng để viết thêm tên mới vào trong cuốn Sổ Sinh. Tối nay, con sẽ được ngồi chung bàn ăn tối với Chúa Jesus, con nghĩ thức ăn sẽ rất tuyệt. 
Ôi, con quên nói với mẹ rằng con chẳng hề cảm thấy đau nữa. Và căn bệnh ung thư cũng khỏi rồi. Con rất vui bởi vì con không cần phải đối mặt với sự đau đớn và Thượng Đế cũng không còn phải nhìn con đau nữa. Khi thiên thần Mercy đến đón con đi, vị thiên thần đã nói rằng: Sự ra đi của con thật đặc biệt! Mẹ nghĩ sao?      

 ... Gửi kèm mẹ tất cả tình yêu thương của Thượng Đế, Chúa Jesus và của con.                                       

                                 Krylin                          

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cám ơn

Xin cám ơn các bạn đã hợp dâng lời cầu nguyện cũng như của cải vật chất cho Giáo xứ Thánh Tống Viết Bường nhân Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới ngày thứ Bảy 25/10/2014 vừa qua.

 

Ân 759

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

cuoi tuan

MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI


Vào buổi sáng nọ, người thợ giầy thức giấc rất sớm. Anh quyết định chuẩn bị căn xưởng nhỏ của anh cho tươm tất rồi vào phòng khách chờ đợi cho bằng được người khách quý. Người khách đó không ai khác hơn là chính Chúa, bởi vì tối qua trong giấc mơ Ngài đã hiện ra và báo cho anh biết Ngài sẽ đến thăm anh trong ngày hôm sau.

Người thợ giầy ngồi chờ đợi, tâm hồn tràn ngập hân hoan. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, anh đã nghe được tiếng gõ cửa. Lòng anh hồi hộp sung sướng. Hẳn là Chúa đến. Anh ra mở cửa. Thế nhưng kẻ đang đứng trước mặt anh không phải là Chúa, mà là người phát thư. Sáng hôm đó là một ngày cuối đông. Cái lạnh đã khiến mặt mũi tay chân người phát thư đỏ như gấc. Người thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện run lẩy bẩy ngoài cửa. Anh mời ông ta vào nhà và pha trà mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.

Người thợ giầy lại vào phòng khách chờ Chúa. Nhìn qua cửa sổ, anh thấy một em bé đang khóc sướt mướt trước cửa nhà. Anh gọi nó laị hỏi cớ sự. Nó mếu máo cho biết đã lạc mất mẹ và không biết đường về nhà. Người thợ giầy lấy bút viết vài chữ để lại trên bàn, báo cho người khách quý biết mình đã đi ra ngoài. Nhưng tìm đường dẫn đứa bé về nhà đâu phải là chuyện đơn giản và nhanh chóng. Mãi chiều tối anh mới tìm ra nhà đứa bé và khi anh về lại nhà thì phố xá đã lên đèn.

Vừa bước vào nhà, anh đã thấy có người đang đợi anh. Nhưng đó không phải Chúa mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không thể chợp mắt suốt đêm qua. Nghe thế, người thợ giầy lại hối hả đến săn sóc đứa bé. Nửa đêm anh mới về nhà, anh để nguyên quần áo và lên giường ngủ.

Thế là một ngày đã qua mà Chúa chưa đến thăm anh. Nhưng đột nhiên trong giấc ngủ, người thợ giầy nghe tiếng Chúa nói với anh: “Cám ơn con đã dọn trà nóng cho Ta uống. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà. Cám ơn con đã săn sóc an ủi Ta. Cám ơn con đã tiếp đón Ta ngày hôm nay”.

(Trích “Món quà giáng sinh”)



Trong một dòng chiêm niệm nọ có vị tu sĩ già rất chuyên chăm cầu nguyện. Ước mong sâu xa của thầy là được thị kiến chiêm ngắm tỏ tường dung nhan Chúa Giêsu.



Sau nhiều năm cầu xin và chờ đợi, một hôm kia, lòng ao ước của thầy được thành sự. Thầy xuất thần và trông thấy hình ảnh đầy oai phong nhưng rất nhân lành của Chúa.



Thế nhưng, ngay lúc ấy, chuông cổng nhà dòng reo vang. Tiếng chuông báo cho biết trước cửa tu viện đang có mấy gã ăn mày chờ được bố thí. Không may, hôm đó lại là ngày trực của thầy. Điều này có nghĩa là thầy phải đi lấy lương thực để phân phát cho họ.



Trong một vài giây ngập ngừng, luyến tiếc, vị tu sĩ quyết định đứng lên, xuống bếp lấy bánh, và đem ra cho những người hành khất đang đứng chờ.



Không biết vì sao mà hôm ấy số người ăn xin lại đông hơn thường lệ, thế nên phải mất cả giờ mới xong. Trở về căn phòng cầu nguyện của mình, thầy ngạc nhiên quá sức khi thấy Chúa Giêsu vẫn còn ở đó. Và rồi thầy nghe Ngài nói: “Nếu con đã không đến với những người ngoài kia thì ta đã phải đi khỏi đây rồi”.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

cuoi tuan

Sứ điệp ngày Thế giới Truyền Giáo 2014

Anh chị em thân mến,

Ngày nay vẫn còn rất nhiều người không nhận biết Chúa Giêsu Kitô. Thế nên, sứ mạng ad gentes vẫn còn hết sức cấp bách. Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi tham gia sứ mạng này, vì Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo: Hội Thánh được sinh ra để "đi ra". Ngày Thế Giới Truyền Giáo là giờ phút đặc biệt để các tín hữu trên khắp các châu lục dấn mình cầu nguyện và có những hành vi liên đới cụ thểđể nâng đỡ các Giáo Hội trẻ tại các xứ truyền giáo. Đây là một cuộc biểu dương ân sủng và niềm vui. Một cuộc biều dương ân sủng, bởi vì Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến đang ban phát sự khôn ngoan và sức mạnh cho những ai vâng theo hành động của Người. Một cuộc biều dương niềm vui, vì Chúa Giêsu Kitô, Người Con được Chúa Cha sai đến, đang nâng đỡ và đồng hành với chúng ta trong các nỗ lực truyền giáo. Niềm vui này của Chúa Giêsu và các môn đệ truyền giáo là lý do để tôi đề nghị một biểu tượng Kinh Thánh mà chúng ta gặp thấy trong Tin Mừng Thánh Luca (xem 10:21-23).

1. Tác giả Tin Mừng kể lại cho chúng ta rằng Chúa sai 72 môn đệ từng hai người một đi vào các thành thị và làng mạc loan báo rằng Nước Thiên Chúa đã gần, và chuẩn bị cho dân gặp Chúa Giêsu. Sau khi chu toàn sứ mạng rao giảng này, các môn đệ trở về lòng ngập tràn niềm vui: niềm vui là một chủ đề nổi bật của kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên và khó quên này. Nhưng Thầy chí thánh nói với họ: «"Anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời." Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Ðức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha..."Rồi Ngài quay sang các môn đệ và bảo riêng các ông, "Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy!"» (Lc 10:20-21, 23).

Luca trình bày ba cảnh. Đức Giêsu trước tiên nói với các môn đệ, sau đó nói với Chúa Cha, rồi lại nói với các môn đệ. Đức Giêsu muốn chia sẻ cho các môn đệ niềm vui của Ngài, một niềm vui khác hẳn và lớn hơn bất cứ niềm vui nào họ đã trải nghiệm trước kia.

2. Các môn đệ tràn trề niềm vui, phấn khích vì họ có quyền năng giải thoát người ta khỏi ma quỉ. Nhưng Đức Giêsu cảnh giác họ đừng quá mừng vì quyền năng họ đã nhận được, nhưng mừng vì tình thương họ nhận được, "vì tên anh em đã được ghi trên trời" (Lc 10:20). Chúa cho các môn đệ trải nghiệm tình thương của Thiên Chúa, nhưng cũng cho họ khả năng chia sẻ tình thương ấy. Và trải nghiệm này là một lý do để Đức Giêsu biểu lộ tâm tình tạ ơn và niềm vui trong lòng Ngài. Luca nhìn niềm hoan lạc này trong ý nghĩa của sự hiệp thông giữa Ba Ngôi: "được Thánh Thần tác động, Ðức Giêsu hớn hở vui mừng", Ngài nhìn lên Chúa Cha và chúc tụng Người. Giờ phút vui mừng sâu xa này phát sinh từ mối tình con thảo của Đức Giêsu đối với Chúa Cha là Chúa Tể trời đất, Đấng che giấu những điều này đối với những người tài trí khôn ngoan, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn (xem Lc 10:21). Thiên Chúa vừa che giấu vừa mặc khải, và trong lời kinh chúc tụng này, sự mặc khải của Người nổi bật lên. Thiên Chúa đã mặc khải và che giấu điều gì? Các mầu nhiệm Nước Chúa, sự tỏ lộ quyền làm Chúa của Đức Giêsu và chiến thắng Satan.

Thiên Chúa đã giấu điều này với những kẻ quá tự mãn và những kẻ tự phụ rằng đã biết mọi sự rồi. Họ bị thói tự mãn làm cho mù, và không còn dành chỗ nào cho Thiên Chúa. Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng tới những người đương thời của Chúa Giêsu mà Ngài không ngừng cảnh cáo, nhưng đây cũng là mối nguy luôn luôn rình rập chúng ta. Về phần mình, những "kẻ bé mọn" là những người khiêm nhường, những người đơn sơ, những người nghèo, những người bị gạt ra bên lề, những người không có tiếng nói, những người nhọc mệt và gánh nặng, họ được Chúa Giêsu tuyên bố là "những người có phúc". Chúng ta dễ dàng nghĩ tới Đức Maria, Thánh Giuse, các ngư phủ xứ Galilêa và các môn đệ được Chúa Giêsu gọi khi Ngài đi rao giảng.

3. "Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha." (Lc 10:21). Chúng ta phải hiểu những lời này của Chúa Giêsu là diễn tả niềm hoan hỉ trong tâm hồn Ngài. Chữ "đẹp ý" mô tả kế hoạch cứu độ và nhân từ của Chúa Cha đối với loài người. Chính lòng nhân từ này của Thiên Chúa làm cho Chúa Giêsu hoan hỉ, vì Chúa Cha muốn yêu thương loài người bằng cùng một tình yêu Người dành cho Con của mình. Luca đồng thời cũng ám chỉ một niềm hoan hỉ tương tự nơi Đức Maria: "Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,thần trí tôi hớn hở vui mừngvì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi" (Lc 1:47). Đây là Tin Mừng đem ơn cứu độ. Mang trong lòng mìnhĐức Giêsu, người rao giảng Tin Mừng tuyệt vời, Đức Maria đến thăm bà Elisabét, và hoan hỉ trong Thánh Thần, Mẹ đã xướng lên bài Magnificat. Khi thấy các tông đồ mừng rỡ vì đã thành công trong sứ mạng, Đức Giêsu hoan hỉ trong Thánh Thần và dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Niềm vui trong cả hai trường hợp này là niềm vui vì ơn cứu độ, vì tình thương của Chúa Cha đối với Con của Người được ban xuống cho chúng ta, và nhờ Chúa Thánh Thần niềm vui ấy được đổ đầy lòng chúng ta và cho chúng ta chia sẻ sự sống của Chúa Ba Ngôi.

Chúa Cha là nguồn mạch niềm vui.Chúa Con là sự tỏ lộ niềm vui và Chúa Thánh Thần là Đấng ban phát niềm vui. Tác giả Tin Mừng Mátthêu cho chúng ta biết rằng, ngay sau khi ca tụng Cha, Đức Giêsu nói: "Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng" (Mt 11:28-30). "Niềm vui của tin mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người thì được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh." (Evangelii Gaudium, 1).

Đức Trinh Nữ Maria có một trải nghiệm độc nhất vô nhị về sự gặp gỡ này với Chúa Giêsu, vì thế Mẹ đã trở thành "causa nostrae laetitiae" ("nguyên nhân niềm vui của chúng ta"). Về phần các môn đệ, họ được Chúa Giêsu gọi đi theo Ngài và được Ngài sai đi rao giảng Tin Mừng (xem Mc 3:14), vì thế họ tràn ngập niềm vui. Tại sao chúng ta không cùng đi vào dòng thác của niềm vui này?

4. "Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ" (Evangelii Gaudium, 2). Nhân loại rất cần nắm lấy ơn cứu độ do Đức Kitô đem đến. Các môn đệ ngài là những người để cho mình được xâm chiếm bởi tình yêu của Chúa Giêsu và được đóng dấu bởi ngọn lửa say mê Nước Thiên Chúa và nhiệt tình rao giảng niềm vui của Tin Mừng. Tất cả các môn đệ của Chúa được mời gọi nuôi dưỡng niềm vui rao giảng Tin Mừng. Là những người chịu trách nhiệm chính về việc rao giảng này, các Giám Mục có nhiệm vụ cổ vũ sự hợp nhất của Giáo Hội địa phương trong nỗ lực truyền giáo của mình. Họ được mời gọi nhìn nhận rằng niềm vui của việc thông truyền Đức Giêsu Kitô được biểu hiện trong mối quan tâm loan báo về Ngài tại những vùng đất xa xôi nhất, cũng như không ngừng vươn ra những vùng ngoại vi của giáo phận mình, ở đó có biết bao người nghèo đang mong đợi sứ điệp này.

Nhiều vùng trên thế giới đang trải qua tình trạng thiếu hụt ơn gọi linh mục và tu sĩ. Nguyên nhân thường là do thiếu một nhiệt tình tông đồ lan toả trong các cộng đoàn không cóniềm phấn khởi khiến các cộng đoàn này không thể có sức hấp dẫn. Niềm vui của Tin Mừng  phát sinh từ việc gặp gỡ Đức Kitô và việc chia sẻ với người nghèo.Vì lý do này, tôi khuyến khích các cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và các nhóm hãy sống một đời sống huynh đệ đậm đà, đặt nền trên tình yêu đối với Đức Kitô và quan tâm tới các nhu cầu của những người yếu thế nhất. Ở đâu có niềm vui, sự phấn khởi và ước muốn đem Đức Kitô đến với người khác, ở đấy sẽ phát sinh nhiều ơn gọi đích thực. Trong số các ơn gọi này, chúng ta không được quên các ơn gọi truyền giáo. Ngày càng có một ý thức gia tăng về căn tính và sứ mạng của tín hữu giáo dântrong Hội Thánh, cũng như một sự nhìn nhận rằng họ được gọi để gánh vác một vai trò ngày càng tăng trong việc truyền bá Tin Mừng. Do đó cần cống hiến cho họ một sự đào tạo thích hợp để hoạt động tông đồ đạt hiệu quả.

5. "Ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương" (2 Cr 9:7). Ngày Thế Giới Truyền Giáo cũng là dịp để làm bùng cháy lên ước muốn và nghĩa vụ tinh thần của việc hân hoan tham gia vào sứ mạng ad gentes. Các cá nhân đóng góp tiền bạc là một dấu chỉ của sự hiến dâng, trước là cho Chúa và rồi cho đồng loại; bằng cách này, sự đóng góp của cải vật chất có thể là một phương tiện để loan báo Tin Mừng cho nhân loại dựa trên tình thương.

Anh chị em thân mến,

Trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo này, tâm tư tôi hướng về tất cả các Giáo Hội địa phương. Chúng ta đừng để mình bị tước mất niềm vui của việc loan báo Tin Mừng! Tôi mời gọi anh chị em đắm mình vào niềm vui của Tin Mừng và nuôi dưỡng một tình yêu có thể thắp sáng ơn gọi và sứ mạng của anh chị em. Tôi kêu gọi anh chị em, như thể đang làm một cuộc hành hương nội tâm, hãy nhớ lại "mối tình đầu" mà Đức Giêsu Kitô đã dùng để sưởi ấm lòng anh chị em, không phải vì tiếc nuối quá khứ, nhưng để kiên trì trong niềm vui. Các môn đệ của Đức Kitô luôn luôn vui mừng khi cảm nhận sự hiện diện của Ngài, khi thi hành ý Ngài và chia sẻ đức tin, đức cậy và đức ái Phúc Âm của mình cho người khác.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, mẫu gương loan báo Tin Mừng một cách khiêm nhường và vui vẻ, chúng ta cầu xin cho Hội Thánh trở nên một mái nhà niềm nở tiếp đón, một người mẹ cho mọi dân tộc và nguồn suối tái sinh cho thế giới chúng ta.

Từ Vaticanô, 8 tháng 6, 2014, Đại Lễ Hiện Xuống

PHANXICÔ


Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Những quả nho... dữ dội

14-10-2014

Những quả nho... dữ dội


Nancy Nguyễn/ FB Nancy Nguyen 

Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quanh năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió.

Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy kinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau.

Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn?

Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một từ quá nhẹ?

Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vường, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu.

Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy.

Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt.

Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển.

Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận.

Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa.

Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà.

Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi!

Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mĩ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mĩ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàng toàn mông muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng, vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉ con trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc.

Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận. 

Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác".

Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"! 

Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?

 

Theo FB Nancy Nguyễn

Mừng kính THÁNH TÊRÊXA AVILA_15 tháng 10

KHÍA CẠNH NHÂN LOẠI NƠI THÁNH TÊRÊXA AVILA


Thánh Têrêxa Avila là một nhà chiêm niệm vĩ đại, đã đạt tới một trình độ thần hiệp rất cao và đã dựa vào kinh nghiệm thiêng liêng của mình viết nên những tác phẩm tu đức rất giá trị, đến nỗi đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tôn lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh ngày 27-9-1970.
  Nhưng tôi không muốn nhấn mạnh khía cạnh cao siêu này vì không biết nhiều và cũng vì cảm thấy mình khó lòng noi theo.  Điều đánh động tôi hơn cả là khía cạnh con người nơi thánh nhân, chắc hẳn vì thấy "vừa tầm" với mình hơn.

 

1. Không Bao Giờ Quá Muộn Để Trở Lại Với Chúa:

Trước tiên, tôi thấy thánh Têrêxa vào dòng Cát Minh ở Avila năm 1536 lúc 21 tuổi, nhưng trong suốt gần 20 năm dài, Bà đã sống đời tu một cách tầm thường, ươn ái như đa số các đồng bạn thời ấy, mặc dù Bà vẫn cố gắng phấn đấu để khỏi quá sa đà.  Mãi đến lúc đã ngoài 40 tuổi, Bà mới hoán cải và thực sự nghiêm chỉnh sống đời tận hiến cho Chúa.

teresaofjesus01
















Là một nữ tu kín, nhưng Têrêxa lại rất thích tiếp xúc với bên ngoài, mất nhiều thời giờ cho những cuộc tiếp khách, trò chuyện vui vẻ, phù phiếm.  Bà nổi tiếng là rất có duyên, nói chuyện hay, thông minh, dí dỏm, nên giới quí tộc cả thành phố Avila không ngớt tìm đến gặp.  Năm tháng trôi qua, và cuộc sống Bà cũng cứ tà tà trôi qua như thế, tưởng chừng như không sao thay đổi được nữa. Thật ra, thời gian 20 năm dài dặc ấy là 20 năm Bà "kéo co" với Chúa.  Về sau nhớ lại giai đoạn này, thánh Têrêxa đã viết :

"Một đàng, Thiên Chúa mời gọi tôi, đàng khác tôi lại đi theo thế gian.  Tất cả mọi sự thuộc về Chúa đều làm tôi hài lòng, nhưng các sự thế gian lại ràng buộc tôi.  Có thể nói: tôi muốn dung hoà hai thái cực này, muốn kéo hai kẻ thù này xích lại gần nhau, đó là đời sống thiêng liêng theo Thần Khí và những vui thú, tiêu khiển xác thịt".

Cuộc chiến đấu dằng co ấy kéo dài đến lúc Têrêxa ngoài 40 tuổi, và cuối cùng ơn Chúa đã toàn thắng.

Đọc giai đoạn đầu cuộc đời tu của thánh nữ Têrêxa, tôi thấy Chúa thật là kiên nhẫn. Người kiên nhẫn với những tập thể lớn như một dân tộc, một hội dòng, đến những tập thể nhỏ hơn như một giáo xứ, một cộng đoàn tu trì, một gia đình, và cả với từng cá nhân chúng ta nữa.  Chúa chấp nhận chơi trò chơi kéo co với ta tuy Người là Đấng toàn năng, bởi vì Người tôn trọng tự do của ta; nói là kéo co, nhưng thật ra Người mời gọi, nài nỉ chúng ta đi theo Người thay vì dùng sức mạnh áp đảo chúng ta.

 

Truyện thánh Têrêxa cũng gợi cho tôi ý nghĩ rằng không bao giờ quá muộn để hoán cải. Thánh Augustino trở lại vào khoảng 30 tuổi, chưa lấy gì làm già lắm.  Thế mà Ngài đã hối hận: "Lạy Chúa, con biết Chúa quá muộn!"  Còn thánh Phanxicô Assisi đến khi gần chết vẫn còn nói với anh em: "Anh em ơi, ta hãy bắt đầu lại phụng sự Chúa vì cho tới nay, ta chưa làm được gì đáng kể".

 

2. Một Con Người Thực Tế:

Điểm thứ hai đánh động tôi: thánh Têrêxa là bậc chiêm niệm cao cả, nhưng không sống trên mây gió, ngoài thực tế, trái lại Bà thực tế cách lạ lùng.  Cuộc đời Bà không thiếu những sự kiện chứng minh.

Trong vòng 20 năm, Bà đã lập ra 17 nhà dòng cải cách theo Luật nguyên thủy nhiệm nhặt.  Đó hoàn toàn không phải là việc của một người ngây thơ, mơ mộng.  Nào là xin phép, nào là chọn địa điểm, vẽ đồ án, mua bán, giám sát công việc, rồi còn xếp đặt, tổ chức.  Chưa kể phải chạy tiền nữa - một việc không nhỏ.  Lúc này là lúc Bà trổ tài "ngoại giao", sự lịch lãm và cả duyên dáng của mình!

 

Bà quan tâm tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.  Chỗ này nên đặt một cái bình lọc nuớc để chị em có nước trong mà uống, chỗ kia nên dùng những cái vại đất đựng nước để giữ cho nước mát mẻ.  Cái lò nấu ăn tốn củi quá, thì phải dẹp đi, liệu cách khác.

 

Thánh Têrêxa thực tế không những trong các vấn đề vật chất mà cả trong quan niệm tu trì nữa.  Không bao giờ Bà là nạn nhân của ảo tưởng.  Bà nói: "Chúng ta không phải là thiên thần".  Bà khuyên các chị bị kích động thần kinh nên ăn cá, còn những chị thiếu máu cứ đinh ninh mình có thị kiến cao siêu, thì nên ăn thịt.  "Nên săn sóc mình một chút còn hơn là để mình bị đau", Bà bảo thế.  Bà ấn định các chị em phải cắt tóc ngắn không vì lý do hãm mình, những để khỏi mất thì giờ chải chuốt.....

 

Một vị đại thánh mà lại bình thường như mọi người, như thế mới thật là hay.

 

3. Một Vị Thánh Rất Quân Bình Và Rất Người:

Cuộc đời Thánh Têrêxa chứng minh rằng ân sủng không huỷ diệt tự nhiên, nhưng nâng cao tự nhiên lên.  Bà đã đi đến với Chúa với tất cả con người mình.  Bà không bỏ mất chút gì trong những đức tính trời phú bẩm cho: trí thông minh, lòng cương nghị, sự tế nhị và can đảm.  Dù đạt tới độ kết hợp với Chúa phi thường, Bà vẫn là một người phụ nữ dễ thương.  Bà đã thuyết phục được phe chống đối đường lối cải cách của mình nhờ ơn Chúa và sự thánh thiện đã đành, nhưng cũng nhờ tính tình tự nhiên, tế nhị, dễ thương, khéo léo.  Tôi thích những mẫu chuyện nho nhỏ người ta hay kể về Thánh nữ nói lên óc hài hước của Bà.

 

Bà nói với chị em: "Trong đời mẹ, người ta chỉ thực sự vu khống mẹ có ba lần, và lần thứ nhất là khi mẹ còn trẻ, người ta nói mẹ đẹp".  Một chị được bầu làm bề trên, nhưng có lẽ do hiểu đức khiêm nhường không đúng cách nên không muốn nhận chức, thánh Têrêxa đã dí dm nói: "Chẳng sao cả, con bất xứng mẹ biết rồi, nhưng rế rách cũng vẫn đỡ nóng tay mà".

 

Người ta nói đùa trong các nhà dòng chúng ta: "Lạy Chúa, xin ban cho chúng con nhiều vị thánh, nhưng xin đừng cho nhà dòng con vị thánh nào cả".  Ngụ ý: sống với các thánh khó lắm, họ thường kỳ quặc, khó tánh, lập dị (?).  Nhưng những ai nghĩ rằng phải hủy diệt con người tự nhiên bình thường và lành mạnh của mình mới nên thánh, người ấy lầm to.  Thiên Chúa đã nhập thể làm người, đảm nhận lấy trọn vẹn thân phận con người chúng ta.  Có lần Thánh nữ khuyên chị em: "Các con chớ buồn vì đức vâng lời buộc các con phải quan tâm tới những sự vật bên ngoài.  Nếu làm bếp, các con nên biết rằng Chúa ở ngay giữa nồi niêu xoong chảo".

 

Đời sống đạo đức của thánh Têrêxa là một nền đạo đức nhập thể.

 

4. Hoạt Động Và Chiêm Niệm Gắn Bó Với Nhau:

Điều vừa nói đưa tôi đến một điểm chót mà tôi muốn chia sẻ:  Chiêm niệm và hoạt động không đối nghịch nhau, nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.  Một người đàn bà ngồi trên xe bò đi đây đi đó, phải đối phó với đủ mọi thứ chống đối và nghịch cảnh để lập ra 17 nhà dòng trong vòng 20 năm: ai "hoạt động" hơn Têrêxa?  Thế mà đồng thời ai nói tới đời sống chiêm niệm, đời sống thần bí mà lại có thể bỏ qua vị thánh này được?  Bà là gương mẫu và bậc thầy hàng đầu trong lãnh vực này.  Đối với những tâm hồn đã để cho Chúa chiếm đoạt, đã dành trọn tình yêu cho Chúa như Thánh nữ, thì không còn phân chia hoạt động và chiêm niệm cách gò bó, giả tạo nữa.  Tình yêu Chúa là nam châm thu hút tất cả, tập trung tất cả.  Họ tràn ngập thiên Chúa như người hôn phu tràn ngập hình ảnh người hôn thê yêu dấu.  Bởi thế, dù là hoạt dộng hay cầu nguyện, dù là nói năng hay im lặng, họ luôn luôn được tình yêu chi phối.  Thánh Têrêxa vừa là Matta, vừa là Maria.

 

Trong Giáo Hội có những người sống cuộc đời chuyên lo chiêm niệm, với những điều kiện thuận lợi cho việc cầu nguyện, hy sinh hãm mình, tìm kiếm Chúa và kết hiệp với Người.  Nhưng điều đó không có nghĩa là những kẻ ấy đương nhiên đã là những nhà chiêm niệm rồi và những nguời khác không phải và không thể chiêm niệm được.  Chiêm niệm, trước hết là một thái độ tâm hồn.  Xét về nếp sống bên ngoài thì quả thực thánh Têrêxa hơi kỳ quặc.  Một nữ tu kín mà "đi lang thang", cho dù để làm việc cải tổ lại dòng Cát Minh, dù sao cũng là một ngoại lệ.  Nhưng vì Bà là một tâm hồn đã được Chúa làm chủ hoàn toàn, nên đi đây đi đó, Bà vẫn là một nhà chiêm niệm thực thụ.  Tâm hồn Bà luôn luôn qui hướng về với Chúa, gắn chặt mọi sự vào với Chúa, nhìn mọi sự trong kế hoạch của Người và tìm kiếm cái bền vững trong cái hay đổi thay.

 

Vậy chiêm niệm không dành riêng cho một số tu sĩ ở trong nhà dòng, nhưng hết mọi người Kitô hữu đều được mời gọi chiêm niệm (theo nghĩa đã mô tả trên đây).  Đời sống người Kitô hữu đã được ẩn dấu cùng với Đức Kitô trong Thiên Chúa, và cùng đích của người đi tu cũng như kẻ ở đời đều như nhau, đó là trực tiếp nhìn ngắm Thiên Chúa Ba Ngôi trong cõi hồng phúc đời đời.  Nhưng sự chiêm ngắm hòng phúc ấy không phải là cái gì đột xuất mà một ngày nào đó, sau cuộc sống trần gian, chúng ta sẽ bỗng chốc được Chúa ban cho.  Trái lại ngay bây giờ chúng ta cũng đã bắt đầu được nếm cảm, dĩ nhiên một cách lờ mờ và thường là thoáng qua.  Nói cho cùng, cuộc sống Kitô hữu ở trần gian là một cuộc thực tập cho sự chiêm ngắm Thiên Chúa tỏ tường và vĩnh cữu mai sau.  Một cách nào đó có thể nói Bà đã đem lý tưởng chiêm ngưỡng xuống gần với mọi người, mọi bậc sống.

 

LM Nguyễn Hồng Giáo
Trích: Nguyễn Hồng Giáo, Đạo Trong Đời - 
Học viện Phanxicô, Saigon 2005

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Ước mơ nho nhỏ

Hi bạn hiền Ex Thành 802,

Bây giờ là 00:08am  ngày 13/10/2014 tại Việt Nam, và có tới 18 vị cùng online đó (14 VN + 3 US +1 AU).
Theo mình, có thể dùng Skype (chỉ chat và thoại được thôi, giao lưu tập thể sẽ không có webcam) hoặc Viber (theo group). Có thể dùng smartphone, tablet hoặc computer đều OK hết.

Thân,

ExLiên

----------------------------------

Bây giờ là 07:05am  ngày 13/10/2014, visitors là... 23 người!!! Không ổn rồi.
Vậy là có vấn đề gì với bộ đếm này. Mình sẽ tìm hiểu xem tại sao.

Thành và bạn nào muốn giao lưu qua Skype hoặc Viber, cứ để nic Skype hoặc số điện thoại ở đây. Sau đó add nic vào máy của mỗi người là OK.

Skype name của mình là ph.huylien - Số điện thoại (Viber) +84 91 949 1517

ExLiên

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Ước mơ nho nhỏ

Kính các ex68

Hôm nay lần đầu tiên, 7:36 AM tại Houston, Texas, tui thấy trên ex68.blogspot xuất hiện 7 VN, 3US, 1AUS cùng 1 lúc, tui chợt nghĩ phải chi cùng 10 bác ex68 liên lục địa đấu láo được 1 phen chắc là vui nhộn lắm. Ai biết có cách nào không? IM yahoo message? or ???

Thành 802

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

chuyện cuối tuần

HẠNH PHÚC VĨNH CỬU

"Vị danh tướng mệt mỏi vì đi bộ đường xa, bèn ngồi nghỉ bên bờ một suối kỳ lạ. Ông uống nước và cảm thấy sảng khoái lạ lùng. Ông nhúng cá muối vào nước cho đỡ mặn và ngạc nhiên khi thấy nước làm cho cá có vị ngon lạ thường. Ông tự nghĩ: chắc hẳn đây không phải là nước thường, nó phải xuất phát từ một kỳ diệu nào, ta phải lần đến tận nguồn xem sao.
Ông đi mãi cho tới cổng thiên đàng. Cổng khoá, ông gõ cổng xin vào, nhưng bên trong chỉ có một tiếng đáp lại:          
-Ngươi không được vào đây, vì cổng này thuộc về Chúa. 
Vị đại tướng trả lời ngạo nghễ:        
-Ta là Chúa của trái đất. Ta là A-lịch-sơn chiến thắng, không mở cửa cho ta sao?        
- Không, chúng ta chẳng biết kẻ chiến thắng nào hết. Chúng ta chỉ biết những người đã chiến thắng dục vọng thấp hèn của mình, chỉ những người công chính ngay thẳng, mới được vào thiên đàng. 
A-lịch-sơn giận dữ như điên cuồng, nhưng chẳng ảnh hưởng chi hết đến người giữ cổng thiên đình. Ông đổi giọng o bế và hối lộ, nhưng vẫn vô hiệu, bèn nài nỉ lần chót:     
- Ta là vua lớn và được mọi nước suy phục. Dầu không cho ta vào thiên đàng, nhưng ít ra cũng cho ta vật gì đem về để chứng tỏ với người thế gian rằng ta đã được đến nơi chưa từng có ai đến.    
Người gác cổng đáp: 
- Đây, hỡi tên khùng kia, ta cho ngươi điều ngươi xin, cầm về tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nó sẽ cho ngươi bài học khôn ngoan mà chưa từng có ai dạy ngươi.  
A-lịch-sơn vồn vã đưa tay nhận gói quà và vội vàng trở về trại quân mở ra coi. Lạ quá, trước mắt ông, chỉ là một mảnh sọ người. Giận dữ, ông quẳng mảnh xương xuống đất, la to:       
- Đây là quà tặng cho vua và anh hùng sao? Công ta lặn lội vất vả chỉ xứng như thế này sao?   
Nhưng trong đoàn tuỳ tùng có một người thông thái, ông khuyên vua: 
- Tâu đức vua, xin chớ khinh vật nhỏ bé này, nó có tính chất rất lạ kỳ đáng đức vua để ý. Hãy cân nó với vàng bạc báu vật của đức vua, thử xem bên nào nặng hơn. Theo lệnh vua, họ đem cân tới, mảnh sọ một bên, còn bên kia chất vàng bạc, bảo ngọc… lạ thay, xương vẫn nặng hơn. Người ta chất thêm vàng, bạc, bửu thạch nữa… Xương vẫn nặng hơn. Càng thêm bao nhiêu, mảnh xương càng nặng hơn bấy nhiêu!
Vua kinh ngạc:         
- Một mảnh sọ lại nặng hơn bấy nhiêu vàng bạc! Có gì nặng hơn mảnh sọ này không?  
Nhà thông thái đáp:  
- Mảnh sọ này là lỗ mắt con người, dầu nhỏ bé, nhưng sự ham hố của nó không có giới hạn. Hết thảy của cải trần gian không làm cho nó thoả sự ham muốn của nó. Nhưng khi nó bị đất bao phủ và chôn vùi trong mồ mả, thì sự ham hố trần thế của nó mới hết." 

Câu chuyện ngụ ngôn về A-lịch-sơn Đại đế mà người Do thái hay kể cho chúng ta cái nhìn chính xác về cuộc sống. Nếu chúng ta có đánh chiếm được bao nhiều nước, gom góp được bao nhiêu của cải thế gian rồi cũng có ngày phải trở về tro bụi mà thôi.


         
Sức mạnh lớn lao nhất trong cuộc sống…TÌNH YÊU!
Tài sản to lớn nhất… NIỀM TIN!
          Kênh truyền thông mạnh nhất… LỜI CẦU NGUYỆN!
Điều quan trọng nhất trong đời… QUYỀN NĂNG CỦA Thiên Chúa!
          Niềm vui chan hòa nhất…TRAO BAN!
Điều tệ hại nhất nếu không có… HY VỌNG!
          Thói quen hủy diệt ghê gớm nhất… LO NGHĨ!
Máy vi tính khó tin nhất của thế giới… BỘ ÓC!
           Sự mất mát lớn lao nhất… MẤT LÒNG TỰ TRỌNG!
Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất… TUỔI TRẺ!
           Nét xấu nhất trong nhân cách… TÍNH ÍCH KỶ!
Vấn đề to lớn nhất phải thắng vượt… SỢ HÃI!
           Bộ trang phục đẹp nhất… NỤ CƯỜI!
Căn bệnh làm lụn bại nhất… CÁC LỜI CÁO LỖI!
           Kẻ cùng đinh nguy hiểm nhất… TẬT NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH!
Hai từ ngữ đầy sức mạnh nhất… CÓ THỂ!
           Cảm xúc vô giá trị nhất… SỰ TỰ THÁN!
Cách động viên tinh thần tốt nhất… KHUYẾN KHÍCH!
           Thuốc ngủ hiệu quả nhất… BÌNH AN TRONG TÂM HỒN!
Của cải đáng giá nhất… SỰ CHÍNH TRỰC!
            Công việc thỏa mãn nhất… GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC!
Và thái độ cao cả nhất… LÒNG BIẾT ƠN!

                              

                                            TỪ INTERNET 

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Re: Lễ đặt viên đá đầu tiên

Thân chào các bác,
Vài tuần qua, tất nhiên có những mẫu chuyện xảy ra tại Úc, nhưng không tìm được thời gian để xin ý kiến từ các bác, hy vọng sẽ làm được việc nầy vào cuối tuần. Hôm nay, tôi gặp được chủ nhân sau tháng nghỉ hè, không hẹn nhưng chung chí hướng, hắn ta cũng đến Split, Croatia. Các bác trừ bác Hòa vào đường dẫn nầy sẽ đọc được.http://www.chsmith.com.au/News/Sailing-in-Croatia.html
Nay kính,

Vào 03:08 Ngày 05 tháng 10 năm 2014, Nguyen Thai An <ngthaian@gmail.com> đã viết:
Thân mời các bạn đến dự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ xứ mình: 17:30 thứ Bảy 25/10/2014.

Ân 759

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Lễ đặt viên đá đầu tiên

Thân mời các bạn đến dự Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ xứ mình: 17:30 thứ Bảy 25/10/2014.

Ân 759

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

chuyện cuối tuần

Hãy Đón Nhận Con Trai Tôi

Một nhà triệu phú và đứa con trai rất đam mê sưu tầm những họa phẩm hiếm nổi tiếng. Họ đã thu thập được hết thảy những bức tranh tuyệt tác của các danh họa lừng danh trên thế giới, từ Picasso tới Raphael.                        Khi chiến tranh bùng nổ, người con nhận được lệnh gọi phải nhập ngũ….. Khi nhận được hung tin, Người cha vô cùng đau đớn về cái chết đột ngột của người con trai duy nhất của ông.

Khoảng một tháng sau, ngay trước Lễ Giáng Sinh, vào một buổi xế chiều người cha đang ngồi ngắm nghía những bức họa mà lúc sinh thời người con ưa thích; thình lình nghe tiếng gõ cửa ông đứng lên bước ra mở cửa. Một thanh niên lạ mặt hai tay ôm một gói lớn, cất tiếng chào.                     - Kính chào Bác, chắc chắn Bác chưa từng biết cháu là ai, cháu xin phép được tự giới thiệu: cháu là người lính đả được con trai Bác cứu mạng trong một cuộc đụng độ. Anh ấy đã cứu rất nhiều bạn đồng đội trong ngày hôm ấy và trong khi đang vực cháu vào chỗ nấp an toàn, anh đã bị một viên đạn của đối phương bắn trúng ngay tim và gục ngã tức thời.

         Trong những ngày còn tại thế, chúng con sống bên nhau, anh ấy thường hay nhắc đến Bác rất nhiều với cháu và kể cho cháu nghe về sự ưa chuộng và mê say những tác phẩm hội họa của Bác, cũng như giảng giải cho anh về những nét vẽ tinh vi và khác biệt của từng họa sĩ. Anh thanh niên đưa gói quà ra và trịnh trọng tiếp lời:

- Cháu biết, bức tranh này chẳng đáng giá gì so với bộ sưu tập của Bác. Cháu không phải là một họa sĩ nổi tiếng, nhưng cháu nghĩ rằng người con trai Bác, cũng là ân nhân cứu mạng cháu nên cháu ước ao xin Bác chấp nhận bức họa này.

Người Cha đưa tay đỡ lấy và từ từ mở gói quà ra. Trước mặt là một bức chân dung của con trai ông đã được người thanh niên vẽ. Ông thất thần trố mắt chăm chú nhìn bức chân dung mà người họa sĩ quân nhân đã lột trần được cái tinh anh của con trai ông qua nét vẽ thật tài tình. Đôi mắt người cha đã tuôn trào đẫm lệ lôi cuốn bởi đôi mắt người con trên bức tranh.

Người cha liền treo bức hình đó trong phòng trưng bày những sưu tầm chính của ông. Mỗi khi có khách viếng thăm, ông thường dẫn đến xem bức hình của con trai ông trước rồi mới dẫn đi xem những bức tranh sưu tầm nổi tiếng khác.

Sau một thời gian ngắn, người cha cũng ra đi về nơi vĩnh cửu. Một cuộc đấu giá vĩ đại được tổ chức tiếp theo. Rất nhiều người có uy thế chung quanh vùng quây quần đến, nôn nao muốn được xem những họa phẩm nổi danh của người quá cố và hy vọng có cơ hội mua được một trong những tác phẩm này để thêm vào cho bộ sưu tầm của họ.

Bức tranh người con trai được trưng bày ngay giữa bục đấu giá. Người điều khiển cuộc bán đấu giá gõ búa lên tiếng tuyên bố:

- Thưa qúy quan khách, chúng tôi bắt đầu cuộc đấu giá hôm nay, khởi sự bằng bức tranh người con trai của cố chủ nhân. Ai trong quý vị muốn đấu giá bức họa này?

Mọi người đều lặng thinh.

Rồi một giọng nói từ phía sau la lên:

- Xin thông qua bức tranh này, chúng tôi muốn được xem những bức họa nổi tiếng khác.

Nhưng người điều khiển đấu giá không để ý đến lời nói vẫn tiếp tục:

- Đây bức tranh người con trai, ai muốn đấu bức tranh người con trai? Vị nào bắt đầu trả giá $100..., $200! . . Một tiếng khác la lên với giọng giận dữ:

- Chúng tôi đến đây không phải để xem bức họa này. Chúng tôi tới để xem những bức họa của các họa sĩ thiên tài nổi danh trên thế giới như Van Goghs, Rembrandts. . .thôi. Hãy đi thẳng ngay vào những bức danh họa chính!

Nhưng người điều khiển đấu giá vẫ tiếp tục rao không thèm để ý đến lời đề nghị khách.

- Bức tranh nguời con trai…, bức tranh người con trai…! Vị nào muốn làm chủ nhân ông bức tranh người con trai này hãy mau mau trả giá?

Sau cùng, một giọng nói phát xuất từ mãi phía cuối phòng. Đó là người làm vườn lâu năm của ông chủ nhà và người con trai.

- Tôi xin trả bức họa đó $10.00. Là một người nghèo nàn, đó là số tiền lớn nhất mà ông gom góp tiết kiệm bao nhiêu năm mới được.

- Đã có vị trả giá $10, Ai là người trả hơn . . . $20 ? . . .$20 ?

- Thôi hãy trao bức tranh đó cho ông ta lấy $10 đi đáng giá rồi! Chúng tôi đang nóng lòng chờ đợi muốn xem những bức danh họa chính!

- $10 bức họa người con trai, Có vị nào trả thêm nữa không?

Đám đông người trở nên giận dữ. Họ đâu muốn đầu tư vào bức tranh người con trai. Họ muốn đầu tư vào những họa phẩm có giá trị hơn nữa cho bộ sưu tập của họ.

         Người điều khiển cuộc bán đấu giá gõ mạnh búa xuống bàn và bắt đầu lên giọng đếm:

- Một, . . . hai, . . . bức tranh người con trai được bán với giá $10.

         Một người đàn ông ngồi ở hàng ghế thứ hai la lớn:

- Bây giờ hãy mau khởi đấu những họa phẩm nổi tiếng đi!                                 

Người điều khiển cuộc đấu giá đặt cây búa xuống bàn và tuyên bố:

- Tôi trân trong xin lỗi quý vị, buổi bán đấu giá đến đây đã hoàn tất.

-   Vậy còn những sưu tập nổi tiếng kia thời sao?

-   Tôi thành thật rất tiếc. Khi được giao phó việc điều khiển cuộc đấu giá này, tôi đã được nhắc nhở một điều khoản bí mật trong chúc thư của chủ nhân. Tôi không được phép tiết lộ điều ấy tới khi kết thúc cuộc đấu giá. Đó là:

- Chỉ có bức chân dung ngưới con trai được đưa ra đấu giá. Bất cứ ai mua được bức chân dung ấy sẽ đương nhiên được thừa hưởng tất cả những tài sản bao gồm luôn những bức danh họa trong sưu tập của chủ nhân quá cố.

Do đó người đàn ông đấu giá được bức họa người con trai nhận được tất cả mọi sản nghiệp của người quá cố.                       Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường phỏng tác